Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Tết Ở Nước Ngoài Cùng “Chiến Kê” mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều người ăn tết ta ở Trung Quốc, Lào, Campuchia… vì xuất khẩu gà đá đúng dịp này.
Vài năm trở lại đây, rộ lên phong trào săn lùng gà đá xuất sang Trung Quốc, Lào, Camphuchia. Đây là một nghề khá mới mẻ nhưng thu nhiều lợi nhuận của nhiều hộ gia đình ở Phú Yên. Với nhiều người làm nghề đưa gà xuất ngoại, hầu hết đã trải qua cảnh ăn tết xứ người.
Xem gà đá. – Ảnh: T.GIANG
“CHIẾN KÊ” XUẤT NGOẠI
Theo anh Nguyễn Ngọc Thái (xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa), gà đá Việt Nam có tiếng từ lâu bởi “có giống tốt”, lại “bách chiến bách thắng”, nhất là các chiến kê ở dải đất ven biển miệt Bình Định, Phú Yên… nên được xuất khẩu ào ạt sang Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Chiến kê qua bên đất Trung Quốc, giới mua gà cho đá thử để phân loại gà. Con nào có các thế hiểm như đâm lườn, xỏ dĩa, chạy kiệu, trên lưng đá dập xuống… có thể trong một, hai hiệp làm cho đối thủ mù mắt, gãy cổ, bể lườn, rớt mỏ… ngay lập tức được định giá bán tăng cả chục lần so với giá ban đầu. Người mua tùy theo thương hiệu, trường phái và chiến tích từng con mà có thể trả giá đến chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng/con.
Để có được một con gà “chiến” xuất ngoại, bán giá cao, người đi chọn gà phải biết xem chân, xem tướng, coi vảy, coi mắt, mỏ, mồng gà để đánh giá khả năng chịu đòn và tránh đòn, nhất là cho đá thử để xem đòn đá có đẹp và hiểm không. Công đoạn sau đó là tỉa lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi, rồi xoa bóp thuốc nghệ thường xuyên để gà có lớp thịt săn chắc và những ngón đòn dũng mãnh. Về thức ăn, gà đá ăn lúa, giun, dế, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu.
Theo những người nuôi gà đá ở xã Hòa Thành, thị trường trong nước chỉ ưa chuộng những con gà nòi trọng lượng khoảng 3kg. Những con gà cân nặng hơn lại được các thị trường Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan ưa chuộng, giá mua mỗi con gà thấp nhất là 500.000 đồng. Ông Hoạt, một người chuyên nuôi gà đá, cho hay phong trào đi buôn gà đá sang Trung Quốc đang phát triển mạnh. Ở huyện Đông Hòa có đến hàng chục người chuyên đi mua gà đá để xuất khẩu. Hiện nay gà nòi đá Việt Nam đang hạ giá vì thời tiết Trung Quốc trở rét nên các hộ buôn gà tranh thủ đi khắp nơi tuyển gà về chăm sóc, chờ bên nước bạn nắng ấm, sẽ đưa gà sang bán.
ĂN TẾT NƯỚC BẠN
Theo anh Ngô Minh Tuấn, một người nuôi gà đá ở huyện Tuy An, người làm nghề lái gà hiếm khi có thời gian nghỉ ngơi do gà nuôi lớn, thấy “cứng cựa” là có thể xuất ngoại. Thời gian “xuất ngoại” cũng vô chừng, thường là 2-3 tháng/lần. “Nhiều khi vì mưu sinh nên tụi tôi phải “đi hàng” từ mùng một Tết Nguyên đán. Nhiều người “đánh hàng” xong, do trễ chuyến, trễ xe cũng đành phải ăn tết nước bạn” – anh Tuấn cho biết.
Anh Võ Tấn Lực (thôn Phú Lễ, xã Hòa Thành) chuyên đưa gà đá từ Phú Yên sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn. Theo anh Lực trung bình mỗi chuyến đi từ 7 đến 10 ngày, thủ tục đi lại cũng khá đơn giản. Vì là bạn hàng đi quen của xe khách Bắc – Nam, anh chuyển gà từ Phú Yên ra cửa khẩu Lạng Sơn bằng xe khách, rồi thuê người gánh gà qua cửa khẩu sang Trung Quốc, mỗi lần gánh 4 con gà là 100.000 đồng, mỗi chuyến đi từ 20 con trở lên.
Thông thường, mỗi chuyến chuyển gà qua Trung Quốc, giới buôn gà thường thuê nhà trọ nhốt gà, chăm sóc gà như ở Việt Nam để dân chơi gà đá Trung Quốc đến xem và chọn mua. Do vậy, thời gian lưu lại ít nhất là một tuần. Anh Nguyễn Văn Tâm (xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa), một lái gà, cho biết: “Nhiều khi đưa gà “xuất ngoại” trùng vào Tết Nguyên đán, trong lòng cảm thấy buồn vời vợi vì phải xa gia đình, vợ con, một mình cô đơn đón cái tết trong tiết trời lạnh lẽo. Những lúc đó, đành phải đi tìm mấy anh em cùng cảnh ngộ tổ chức nhậu nhẹt, ca hát, nói chuyện phiếm để quên đi nỗi nhớ nhà”.
Nhưng cũng có những thương buôn gà nòi chuyên nghiệp người Việt. Họ tiếp nhận gà từ các thương lái nhỏ, lẻ, ở lại Trung Quốc hàng tháng trời cho giới chơi gà nước bạn đá sây, sổ, tìm hiểu chân đá nhiều ngày trời để bán được gà với giá rất cao, có khi lên đến 40-50 triệu đồng/con. Do đó, họ gần như không có cơ hội ăn tết quê nhà.
TRƯỜNG GIANG
Bảo Hộ Bản Quyền Ở Nước Ngoài Có Khó Không?
Bảo hộ bản quyền trong nước chắc hẳn không thể làm khó được bạn nữa khi mà thủ tục này đang ngày trở nên quen thuộc hơn. Nhưng sau khi tiến hành bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của bạn tại Việt Nam, thì tác phẩm này của bạn chỉ được bảo hộ trong phạm vi của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà thôi! Làm thế nào nếu bạn muốn thương mại hóa ra quyền tác giả ra nước khác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Bảo hộ bản quyền theo lãnh thổ
Điểm chung của tất cả các quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp sau khi đã đăng ký bảo hộ ở các cơ quan có thẩm quyền, đó là chỉ được bảo hộ tập trung tại một vị trí địa lý, lãnh thổ nhất định!
Điều này để đảm bảo cho sự công bằng của pháp luật cho các quốc gia trên thế giới. Rất nhiều người lầm tưởng về phạm vi được bảo hộ cho tài sản trí tuệ của mình, dẫn đến nhiều vụ việc tranh chấp không hồi kết trên thị trường.
Để không mắc phải những lỗi nghiêm trọng này, bạn cần phải có hiểu biết chung về sở hữu trí tuệ, cũng như các quy định chính xác mà pháp luật ban hành để điều chỉnh lĩnh vực này!
Bảo hộ bản quyền ở nước ngoài như thế nào?
Thực tế, hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều áp dụng cơ chế tự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm ngay khi tác phẩm được hoàn thành! Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp thì việc chứng minh xem tác giả nào là tác giả thật sự lại là một câu chuyện khác.
Vì vậy, khẳng định quyền tác giả ngay từ đầu là lựa chọn tối ưu nhất để bảo vệ cho tác giả, chủ sở hữu thật sự của tác phẩm. Tất cả các nước đều có những quy định riêng về vấn đề bảo hộ bản quyền, tuy nhiên hầu hết đều yêu cầu một bộ hồ sơ hoàn chỉnh chắc chắn phải bao gồm:
Đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả (theo mẫu của từng quốc gia bạn muốn đăng ký)
Tác phẩm cần đăng ký theo đúng loại hình thể hiện.
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu
Giấy tờ pháp lý của tác giả
Giấy cam kết của tác giả. chủ sở hữu
Chứng từ nộp phí và lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền của từng quốc gia
Tất cả các giấy tờ pháp lý trên, phải được thực hiện theo ngôn ngữ của nước bảo hộ, ngoài ra cần tuân thủ các quy định riêng của mỗi nước!
Việc đăng ký bảo hộ bản quyền ở nước ngoài sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn đồng hành cùng Phan Law! Chúng tôi là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ quốc tế được pháp luật công nhân.
Đội ngũ luật sư của Phan Law có kiến thức sâu sắc cũng như những mối quan hệ cần thiết trong lĩnh vực pháp lý, đảm bảo cho bạn mức độ thành công khi tiến hành mọi thủ tục liên quan lên đến 100%! Với phương châm chuyên nghiệp – tận tâm – hiệu quả – tiết kiệm
Chương Cuối Cùng Của Sách Xem Tướng Chiến Kê Tốt Nhất
(Theo ít nhất là 2 danh sư thì vảy Tứ Trụ là 4 vảy dặm ngang cựa mà chia đều nhau, không vảy nào lớn nhỏ. Tài liệu vảy Tứ Trụ của các danh sư kém phần chính xác, hình vẽ chưa hợp lý, bổn Tự cần phái thuộc hạ đi nghiên cứu thêm.
Vảy Lạc Ma Hàm Cốc là một vảy có hình tròn thuộc hàng Quách nằm dưới cựa. Theo như Ðạo Kê thì gà có vảy này rất bền nước khuya.
Gà có vảy này ưa bay cao, đá mép, đá hầu và đá tạt rất giỏi.
Ám Chỉ tức là Nguyệt Ám Chỉ. Ðường chỉ này nhỏ xíu quấn ngang sát gối từ Quách qua Thành hình ánh trăng lưỡi liềm. Gà có chỉ này ra đòn độc địa na ná như phép Nhất Dương Chỉ của nhà họ Ðoàn . Chỉ này còn đựơc gọi là Chỉ Nguyệt Anh. Theo một vài danh sư thì gà có chỉ này rất may độ.
Xuyên Thành là hai vảy dưới cựa sát nhau của hàng Thành có đường nứt. Ðịa điểm của vày này là khoảng dưới cựa. Gà có Xuyên Thành tung đòn nặng nề đủ làm gãy cổ đối thủ.
Nếu vảy Xuyên Thành mà nằm ở hàng Quách thì nó có tên là Phả Công. Gà có Phả Công chuyên đá tạt rất hung dữ.
Theo danh sư Phan Kim Hồng Phúc thì vảy hổ trảo là chân gà có vảy lốm đốm xanh, đen, hoặc đỏ. Gà có vảy này đá chắc đòn. Mộng lang không có tài liệu hình vẽ của vảy này.
Có ít nhất là 3 sự dị biệt giữa các danh sư về vảy Vấn Án Hành Khai.
Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì vảy Vấn Án Hành Khai là 1 vảy vấn có 1 đường nứt ở giữa, vảy này nằm tại cựa hay từ cựa tới chậu thì tốt hơn nằm ở quản gà.
Xem ra thì vảy này gần giống vảy Lộc Ðiền Tự nhưng khác nhau ở đường đất chia đôi. Lộc Ðiền Tự có đường đất chia đôi. Vấn Án Hành Khai cũng có đường chia đôi nhưng chỉ là đường nứt.
107. “Hổ đầu” “hắc bạch” phải thương.
Hổ đầu có thể là Hổ Ðầu Nhâm – ngón chúa có nhiều vết đốm khoang nhỏ li ti. Gà có Hổ Đầu Nhâm ra đòn cực mạnh từ nước hai đổ đi.
Ngoài ra, ngón chúa có một dặm nhỏ ở vảy đầu tiên sát móng thì gọi là Hổ Đầu. Cũng tại điểm này mà có vảy Nhân Tự thì gọi là Nhân Tự Ðầu Hổ. Tất cả đều là vảy của gà dữ.
Hắc tức là Hắc Hổ Thới. Các ngón của hai chân đều có móng trắng duy ngón Thới có móng đen cả hai chân thì gọi là Hắc Hổ Thới. Gà này giao tống mạnh.
Bạch tức Bạch Ðầu Chỉ. Tất cả các móng đều đen duy ngón chúa của cả hai chân có móng trắng. Gà có Bạch Đầu Chỉ có biệt tài song phi và đá tạt.
Vảy này gởi riêng cho Nhị Ca. Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì Độ Tam Tằng là độ có hai hàng kẽm kèm theo hộ vệ hai bên. Một hàng kẽm ở bên hàng Quách và một hàng kẽm ở bên hàng Hậu.
Nếu nhìn từ sau cựa của gà và đi theo chiều kim đồng hồ vòng ra phía trước thành một vòng tròn thì chúng ta sẽ có những hàng vảy như sau:
Độ/Kẽm/Quách/Thành/Biên/Hậu/Kẽm/Độ.
Và như thế thì chúng ta trở lại vị trí ban đầu là Độ. Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì gà có độ tam tằng rất tốt.
Sự khác biệt gữa hai vảy Vấn Án Hành Khai và Ðâu Ðầu là “đường nứt ở giữa”. Khi gà còn nhỏ thì vảy Vấn Án Hành Khai chỉ là một vảy vấn (quấn). Nhưng khi trưởng thành hoặc về già thì có đường nứt chia đôi vảy vấn nên gọi là Vấn Án Hành Khai. Còn vảy Ðâu Ðầu thì ở giữa chỉ là đường đất bình thường. (không phải đường nứt.)
Có khá nhiều dị biệt giữa các danh sư về hình thức của vảy này nhưng Mộng lang chỉ chọn làm tài liệu những vảy nào có hình thức đúng như tên gọi hoặc đúng như Kê Kinh mô tả mà thôi.
Tên gọi của vảy Vấn Án Hành Khai theo bổn sư hiểu thì là một vảy quấn (Vấn) bị nứt (Khai) một đường (Hành), trấn ngự phía trước (Án).
108. Như thương “ẩn địa” “giáp cương” là thường.
Vảy Ẩn Ðịa nằm ẩn ở dưới vảy Phủ Ðịa. Vảy Phủ Ðịa là một vảy vấn nằm dưới tất cả các vảy của quản gà. Khi khẽ lật mí vảy Phủ Ðịa lên thì sẽ thấy vảy Ẩn Ðịa nếu có.
Lưu ý: Ðừng lộn vảy Ẩn Ðịa với vảy Yểm Ðịa.
Mộng Lang không có tài liệu của “giáp cương”.
Theo Kê Kinh thì vảy Nhật Thần là vảy có thể chống đỡ được đao thương. Nhật thần vảy đóng ở đâu, Nó đóng ngang cựa để hầu phòng thương……..
Cũng theo Kê Kinh thì hình thức của vảy Nhật Thần là một liên giáp có đường nứt ở giữa như câu: Liên giáp hai vảy dính liền Liên giáp nứt giữa, nhựt thần rất hay.
Có sách cho rằng vảy Nhật Thần có hình tròn. Nhưng Kê Kinh chỉ nói rằng vảy Nhật Thần là một Liên Giáp đóng tại hàng Quách do hai vảy dính liền nhau (giống như Hổ Khẩu) nhưng có thêm đường nứt ở giữa mà thôi.
Bất kể vảy Nhật Thần có hình tròn hay ngũ giác nhưng điểm quan trọng là phải có đường nứt ở giữa và đóng ngang cựa. Nếu không có đường nứt ở giữa hoặc đóng nơi khác thì không phải là Nhật Thần.
Chiến kê có vảy Nhật Thần ra đòn long trời lở đất. Ðường nứt ở giữa của vảy tựa như một lời cảnh cáo cho những địch thủ chán sống.
111. Nhật thần hổ khẩu khai vương. Vảy Nhật Thần và Hổ Khẩu đều là Liên Giáp Nội đóng tại cựa. Liên Giáp Nội là hai vảy ở hàng Quách dính liền nhau không có đường đất ngăn đôi.
Vảy Hổ Khẩu không có đường nứt chia đôi.
112. Nhật thần hổ khẩu khai vương. Vảy Khai Vương là 4 vảy vấn đóng ở giữa chậu và có một đường khai (nứt) chạy băng qua vảy thứ hai và ba. Ðường nứt tạo ra chữ Vương 王
Kê Kinh viết: Khai vương giữa chậu hai bên Chẳng sớm thì muộn không quên đòn tài.
Vảy Khai Vương phải đóng dưới cựa và càng sát chậu càng tốt. Vảy Khai Vương mà đóng trên cựa thì thất cách.
Có sách mô tả vảy Khai Vương đựơc tạo ra bởi hai vảy vấn chứ không phải 4 vảy vấn. Mộng lang chọn dùng loại 4 vảy vấn vì bản thân đã từng đựơc xem qua, loại 2 vảy vấn bị trùng tên với vảy Gạc Thập.
Có một số Sư Kê không thích vảy Khai Vương vì tuy rằng vảy này là vảy tài nhưng gà lại ít gặp may.
Vừa đọc qua thấy ML giải thích về vẩy đâu đầu , nói thực thì tên vẩy mình không biết nhiều , chỉ nhìn thì mới biết thôi, nhưng theo mấy tay chơi gà ngoài này nói thì vẩy đâu đầu như ML nói khác cơ, đâu đầu là 1 chùm vẩy chụm đầu vào nhau , đâu đầu vào nhau (khác với các vẩy chụm vào nhau hình hoa thị , hình hoa thị xoáy trên gối , hay dính vào nhau hình chữ vương thì lại là gà tài) , vẩy đâu đầu là 4 vẩy hoặc 8 vẩy hay nhiều hơn đâm đầu sát vào nhau cơ, nếu đóng trên gối thì lại càng chán hơn. nếu nói đến đường nứt không thì có 4 loại nứt: – nứt ngang : 1 vẩy quấn có thêm 1 đường nứt lõm xuống như vết chém ngang – nứt dọc : 1 vẩy quấn có thêm 1 đường nứt lõm xuống như vết chém dọc – nứt hình chữ thập : 1 vẩy quấn có thêm 2 đường nứt lõm xuống như dấu cộng ấn vào. – nứt hàng nội (vết chém dọc vào 2 vẩy hàng nội, hay vết rạch hình chữ chi trên 1 vẩy to) , nếu nứt hàng ngoại thì phá cách , ít dùng. cả bốn loại nứt trên thì gà hay đặc biệt là nứt hình chữ thập là tốt nhất, nhưng tất cả chỉ nứt trên 1 vẩy to thôi hoặc vết chém dọc trên 2 vảy hàng nội. Như vậy vẩy khai vương không phải là 1 vẩy to có vết chém hình chữ vương, mà là 6 vẩy riêng rẽ dính lại (dính lại khác với đâu đầu lại hay khác với vết chém trên một vẩy lõm xuống) tạo thành vẩy to hình chữ vương (nhìn qua như 1 vẩy to nhưng là 6 vẩy dính lại nhưng cũng không phải là 1 vẩy to thực có vết chém chữ vương), gà cực hay, ngoài này gọi là vương giáp , đứng đầu các vẩy tài , cực quý vì không dễ gì người đời lại gọi là vương giáp đâu, các cụ ngày xưa đã gọi cái gì là vương thì không phải thứ vừa.
Còn nhật thần thì cũng có cả nhật thần chỉ nữa phải không? đã là mắt trời thì chắc phải có 2 mắt tròn to và đẹp nữa chứ…. tôi cũng chưa nhìn thấy con gà nào có vẩy này cả, nên cũng không biết hay thế nào, tôi đang nuôi con ô chân xanh , có vẩy phủ địa 1 chân, đang hi vọng vào nó nhiều mà không biêt thế nào..
Theo thiển nghĩ của tôi là như vậy không biết có đúng không, vì tôi ra sới thấy nhiều con gà cựa nhật nguyệt , thậm chí phủ địa giáp vẫn thua là thường do vậy mà gà chọi không thể nói chuyện bằng vẩy được, còn phải do nuôi mà tạo ra dũng , do cách đánh giá về đối thủ của gà và cách nghép gà mà tạo ra trí , do tông gà mẹ và khí thế của gà cha hun đúc để lưu tông, giữ danh mà tạo ra uy, do ẩn tướng và tài riêng của nó mà tạo ra võ, do may mắn và do 1 số yếu tố khác nữa mà tạo ra lợi, tuy nhiên những con gà hay thì đều có vẩy hay, nhưng có vẩy hay chưa chắc là con gà hay….. Xét ra gà chọi các cụ nhà ta ngày xưa ngồi cả ngày xem lối , xem từng cước ,cũng để chiêm nghiệm những gì mình biết mà thôi.
Đa số sách kinh kê QNC đọc thì đa số là nói về mặt tiền ít nói về hàng vảy độ.
-Vảy Tam Tần: có 3 hàng vảy độ (cả 2 chân) chạy dài từ gối xuống chốt cựa. Theo QNC được biết thì những con gà này rất khôn (thuờng thì loại gà tránh né), và rất may độ.
-Hoa Mai: o hàng vảy độ có một vảy ở giữa 5 cái vảy nhìn giống bông hoa. Những con gà có bông mai thường thì có chân hiểm đá chết địch thủ.
Vảy Nhật Thần là do chữ “Nhật” (日) tức mặt trời đóng ngay cựa. Vảy này là một liên giáp có dạng hình chữ nhật như chữ Hán. và có đường nứt ở giữa giống như chữ “Nhật”. Nhật Thần có nghĩa là Mặt trời mọc buổi sớm. Vảy Hổ Khẩu (miệng cọp) là do chữ Hán “Khẩu” (口) là miệng. Đây cũng là vảy liên giáp đóng ngay cựa. Tuy nhiên ít khi nào chúng ta có thể tìm thấy gà có lọai vảy này đóng vuông vức vì còn phụ thuộc vào đường chia của vảy bên hàng “Thành”. Do đó không phải bắt buộc là vuông góc hòan tòan như hai chữ “Nhật” và “Khẩu” trong chữ Hán.113. Đao kia vảy đóng hoa cà.114. Ấy là đao độc chết thà chẳng khinh. 115. Gặp tên song phủ giáp kinh.116. Nhất thời đâm chết nhì thời bất dung. Trong câu 113 nói đến gà có 6 vảy đóng ngay tại cựa như hình Hoa cà. Hoa cà có 6 cánh và ở giữa một vảy xem như là đài hoa. Lọai gà có vảy Hoa cà đâm rất độc hại, nếu đâm là gà đối phương không mù thì khó mà thóat chết. Thường là gà ba hàng vảy chạy xuống dễ tạo thành hình Hoa cà nhưng không đúng lắm. Nếu gà có 2 hàng trơn mà ở ngay cựa chẽ thảnh 3 hàng vảy thì mới tạo ra vảy Hoa cà. Trong câu 115 nói đến lọai gà có vảy “Song Phủ” như hình hai cái búa giao nhau. Trong kê Kinh cũng có nhắc đến lọai vảy tương tự như “Song Phủ” là “Nguyệt Phủ”, các hành giả chư tôn hay lầm lẫn giữa hai loại vảy này: Nguyệt phủ là vảy buá trăng, Thân nội cái vảy dường chưng buá hình. Hai hàng vảy đóng rành rành, Hai bên đâu lại hiệu danh giao đầu. Trong Hán Văn, chữ “phủ” có nghĩa là cái búa có dạng như sau 斧 do đó mỗi chân từ hàng quách (thân nội tính ra) có vảy chạy chéo lên như hình lưỡi búa. Trong sách “Giáp Kinh” của Nhất Phẩm Đường cũng có nói đến lọai vảy kinh thiên động địa này. Gà có vảy “Song Phủ” hay “Nguyệt Phủ” mỗi lần ra trận là có cảnh “máu chảy đầu rơi”, phải lấy mạng gà đối phương. Nếu đọc lại câu trong Kinh Kê thì thấy chữ “Nguyệt Phủ” là hai vảy có hình như lưỡi búa nhưng đóng hoành ngang sang hàng Thành. Trong Hán tự chữ Nguyệt là 月, do đó phải là vảy vấn liền từ hàng quách sang hàng thành ( Hai hàng vảy đóng rành rành). Nếu chỉ có 1 vảy vấn đóng ngay cựa được gọi là vảy “Nguyệt tà” hay “Xuyên Đao”. Nếu hai vảy vấn đóng ngay cựa có hình dạng hơi loe rộng ra như hình đầu búa rìu (bên hàng thành) thì đó là vảy “Nguyệt Phủ”. Nếu hai chân đều đóng vảy “Nguyệt Phủ” như trong câu “Hai bên đâu lại hiệu danh giao đầu” thì thật là vảy độc hại. Gà có vảy “Nguyệt Phủ” hay “Song Phủ” không những có tài đâm mà còn dùng cựa để chém như lưỡi búa !!!117. Xem đao phải biết hãi hùng. 118 .Cựa kim đóng thấp vòng cung vẹn toàn. 119 . Phòng đao “giáp thới” truy hoan, 120. Ửng tâm nhật nguyệt mưu toan hổ rừng. Câu 117 và 118: Gà mà có cựa hình dạng nhỏ và nhọn lễu như cây kim đóng thấp phía sau chân. Hơn thế nữa là có hình hơi cong như hình cây cung là giòng gà giỏi về đâm cựa. Gà cựa nhọn hình cung thì có tài lấy mắt gà đối phương nhấp nháy. Câu 119 và 120: Gà có vảy (nứt như chữ thập) mang hình chữ Giáp 甲 đóng ở đầu ngón thới cũng là một lọai gà sở trường về dùng cựa như đao để đâm gà đối phương. Trong phần này Đạo Kê đang bàn về “đao” nên nói đến “Nhật Nguyệt” là một bên cựa màu trắng, một bên cựa màu đen. Lọai gà có cựa Nhật Nguyệt thường được xem như là lọai Linh kê ra đòn dữ như cọp. Trong Kê Kinh có bổ túc thêm như sau : “Ðôi chơn nhựt nguyệt anh linh chẳng vừa.” Tuy nhiên Kê Kinh lại nói đến đôi chân chứ không riêng gì cựa, vì thế nhiều sư kê đã diễn rộng ra cựa Nhật Nguyệt không chỉ gói gọn trong màu của cựa mà còn nói đến màu sắc của cả cặp chân nữa. Thí dụ như một chân trắng và một chân đen (rất híêm thấy), hay chân trắng cựa đen, hay chân đen cựa trắng đều được xếp vào lọai gà “Nhật Nguyệt”. Một điểm khác tiện đây xin được bàn thêm cùng các tôn gỉa, các bậc sư kê và nghệ nhân chơi đá gà là hầu hết đều dùng chữ “anh linh” để diễn đạt là gà Linh Kê. Theo thiển ý của BaLoi thì chữ “Linh” được hiểu theo Việt Ngữ là “linh thiêng” và huyền bí ở đây không hẳn đúng lắm. Tuy nhiên hai chữ “anh linh” hiểu theo nghĩa tiếng Hán Việt thì đó chỉ là một lọai tài giỏi, nhanh nhẹn hơn bậc thường tình thôi. Cho nên gà “Nhật Nguyệt” ra trường đụng phải gà hay hơn cũng bị thảm tử như thường. Các tôn giả không nên hiểu theo hai chữ “Linh Kê” là gà linh nên không thể thua và không thể bị đá bại.121. Thới mà cao thấp không chừng, 122. Án bên cánh tả đoản đừng phải phân. 123. Phủ hoành song giáp là trân, 124. Đòn luôn khép chặt đôi chân phải tường. Câu 121 và 122: Gà mà có ngón thới, là ngón nằm phía sau gần cựa mà một bên cao, một bên thấp không đều nhau, các chư vị nên cẩn trọng nếu đụng phải. Nếu gà mà có ngón thới bên chân trái ngắn hơn chân phải thì đó là con gà dùng móng để ra chiêu “Hổ Trảo Cầm Nã Thủ” để ra đòn độc hạ thủ gà đối phương khi lâm trận. Câu 123 và 124: “Phủ Hòanh Song Giáp” tương tự như vảy “Nguyệt Phủ” mô tả trong Kê Kinh đã diễn giải ở câu 115 – Đạo Kê. “Phủ hòanh” là vảy có hình cái búa đóng ngang (hòanh) từ hàng quách kéo qua hàng thành. Vảy này phải được đóng cả hai chân thì mới gọi là vảy của quý kê. Gà có lọai vảy “Phủ Hoành Song Giáp” có hình dạng như chiếc búa này ra đòn rất khôn lanh, mưu lược và khống chế gà đối phương, gài thế đưa vào tử lộ để dứt điểm trận đấu.125. “Nhím kê” nó thật cao cường, 126. “Mỵ kê” mà có ngũ thương tử hình, 127 .Dung nhan ấy thật là tinh, 128. Ngưỡng qua thời biết anh linh cả đời. Câu 125 và 126: Những con gà có lông mã chỉa ra tua tủa cứng như lông nhím, còn được gọi là gà “lông thép”. Đây là một trong những lọai gà có đặc điểm dị kỳ như “qúai kê” ẩn tướng. Lọai gà lông nhím này có tài nghệ rất cao cường nếu ra trường gà mà các hành gỉa đụng phải lọai gà này phải đề phòng. “Mỵ Kê” đây là “Tử Mỵ Kê” mà có “ngũ thương” (伍 鎗) tức là cái kiềng hay cái vạc có 3 chân xếp bằng nhau. Ở đây ý nói đến thế ngủ của “Tử Mỵ Kê” khi nằm ngủ đầu xỏai ra phía trước và mỏ chấm xuống đất làm thành 1 điểm, hai điểm phía sau là hai đầu cánh xòe ra chống xuống đất tạo thành 3 điểm chống đỡ trong lúc ngủ trông vững chãi như cái vạc 3 chân. Câu 127 và 128: Hai câu này chỉ diễn giải thêm về Tử Mỵ Kê. Lọai gà Tử Mỵ Kê dấu tướng rất khó lòng khám phá ra. Nó chỉ lộ hình tướng trong khi ngủ mê mệt mà thôi, cho nên chư vị chơi gà phải tinh ý cho lắm mới khám ra con gà mình có phải là “Tử Mỵ Kê” hay không ? Nếu đúng là Tử Mỵ Kê thì thật là gà quý hiếm và tài giỏi, cả đời chưa dễ dầu gì gặp được một.129. “Án thiên” gối phủ an nơi.130. Gà hay kiếm đặng mà chơi mà chiều. 131 .”Ám long” vảy ấy mĩ miều.132. Một là “quái kiệt” hai là “linh kê”. Gà nếu có vảy vấn đầu tiên đóng ngang ngay gối thì đó chính là “Án Thiên”. Dựa theo luật bất thành văn của Đạo Kê là nếu gà có 3 vảy liền nhau gọi là “Tam Tài”. Do đó vảy “Án Thiên” đóng tại gối theo thứ tự từ trên xuống là Đệ Nhất Án Thiên, Đệ Nhị Án Thiên và Đệ Tam Án Thiên thì là gà có quý tướng. Tuy nhiên nếu không có Đệ Nhất mà chỉ có Đệ Nhị hay Đệ Tam Án Thiên thì không phải là gà hay, chỉ trung bình thôi. Một số dịch gỉa diễn nghĩa gà có “Án Thiên” là gà của Trời e không đúng lắm. Quản gà được chia 2 phần Thượng và Hạ, phần gần sát gối gọi là Thiên (trời cao) và phần sát chậu nơi vảy bắt đầu phân nhánh ra các ngón gọi là Địa (đất thấp). Chữ “Án Thiên” có nghĩa là vảy đóng nơi cao nhất trên quản gà. Con gà có vảy “Án Thiên” là loại gà có khí phách quân tử anh hùng ra trận không dễ gì thua. Những con gà có vảy kém hơn thường “soi” vảy “Án Thiên” để biết mặt gà “chính danh quân tử” và biết tài cao thấp mà chịu thua trước. BaLoi có kinh nghiệm qua và từng chứng kiến con gà thường “soi vảy” Án Thiên của quý kê và khiếp đảm bỏ chạy ở hiệp 3 trong khi nó vẫn còn tỉnh táo và khỏe không có dấu hiệu gì là thua. Trong các loại vảy có liên hệ đến rồng trong Đạo Kê có nhắc đến 3 loại. Đó là Giáp Long, Giao Long và Ám Long. Gà có Giáp Long là có vảy tròn cạnh và xếp hình như chữ Nhân (人) được xếp lớp như vảy rồng xếp từ đầu đến cuối ngón thới như đã được thầy Mộng Lang giải thích ở câu 2. “Giao Long Chi Tự’ là loại gà có vảy nhữ chữ “Chi” (之) do hai hàng thành và quách giao nhau từ trên gối xuống chậu đa xéo qua xéo lại như chữ chi (Chi tự). Riêng “Ám Long” là gà có vảy tròn như vảy rồng nhưng không lộ hình tướng (Ám là ngầm, ẩn đi) mà mọc ở những nơi khó thấy như dưới đế chậu hay những nơi khác trong mình gà. Trong Kê Kinh có câu: Ẩn tinh to nhỏ không cùng, Nó ẩn dưới chậu danh đồng ẩn long133. Khai tiền vảy đóng một bề. 134. Vàng son đã hết gà chê gà thường. 135 .Gà thường gối vảy ngũ tu.136. Hoặc chân rọc chậu sinh ngu đui mù. Câu 133 và 134 : Hai câu này nói đến những vảy xấu của gà. Gà nếu có vảy khai ở mặt tiền, bất kể ở hàng thành hay hàng quách đều là bị chê không còn gì để “vớt vát”. Duy chỉ có một điểm son cuối cùng là nếu gà bị khai tiền và khai luôn cả hậu thì 2 điểm xấu trấn áp nhau thành ra điểm tốt. Khai tiền ở bên hàng quách (bên hàng gần cựa) mà có khai hậu thì thật là quý tướng kê, còn được gọi là “cậu gà nòi” ! Câu 135 và 136 : Gà có vảy “ngũ tu” là vảy nhỏ xếp thành hàng ngang từ gối trở xuống, còn được gọi là “gà nát gối”. Câu 136 nói về lọai gà có đường nứt hay đường đất của vảy như bị cắt thắng (rọc) 1 đường chạy từ vảy trổ xuống kẽ móng chúa (giữa) và móng ngọai. Lọai gà này nuôi chỉ “ăn hại thóc lúa” và nếu đem ra trường chỉ là “bị thịt” cho gà người ta đá chứ không có tài cán gì hết ! Rọc chậu hơi giống “Áp Khẩu” chỉ khác là Áp Khẩu thì chạy từ gối gà xuống kẽ của 2 ngón chân. Gà có những lọai vảy này thương được sư kê lọai bỏ vào đợt đầu tuyển lựa khi gà được 2 hay 3 tháng. Đây là cặp chân của con gà Shamo của Shamolady trong phần photos đăng lên của member. Con gà này chân có nhiều vảy đặc biệt nên mình đăng lên đây để các bạn cùng xem qua. Gà có vảy Gạc Thập hay còn gọi là Tứ Vi thì hay đâm cựa và có đòn độc, tôi biết một con gà ô chân vàng có vảy này. Từ khi nó khai mỏ tôi đã được xem con gà này, nó có đòn chui thông vỉa, đánh mé mu lưng sập gà luôn. Tôi xem 5, 6 kỳ vần thì trận nào cũng thì con gà đối phương bị đánh 1 đòn nằm bệt dưới chân luôn. Sau ra sới ăn được 2 độ đều chì có hơn 3 hồ. Con gà này của một tay bên Pakistan, giống Indian asil thì phải. Nếu truy gia phả mấy ngàn năm trước có thể có giây mơ rễ má với gà nòi VN. Con gà này có đặc điểm là mỏ rất ngắn và phẳng lì chứ không có có khía như mỏ ba lá. Đăng lên đây cho các bạn thưởng lãm. Con gà này có chân tốt quá, đăng lên cho các bạn xem ! Gà thất hậu (không có vảy hậu, hay hậu quá ngắn) hay còn gọi kém hậu tức là gà có vảy hậu khoảng 7 hay 8 vảy hậu và ngắn, chưa xuống tới cựa là những con gà không chuyên về đòn thủ và càng đứng khua càng yếu thế. Nếu Hậu xuống tới ngang cựa là chơi được. Có những con gà Hậu mọc xuống quá cựa thì đó là hậu tốt thướng là 12 vảy trở lên. Ngoài ra còn phài kiêng và tránh không nuôi những con gà Khai hậu, tức là 1 trong những vảy hậu bị nứt và chia hai ra. Gà Khai hậu có luật trừ để hoá giải nếu con gà có vảy Bể biên.
Thủ Tục Đăng Ký Bảo Hộ Logo Ra Nước Ngoài
Logo là một phần quan trọng của thương hiệu. Hay nói cách khác một thương hiệu không thể thiếu hình ảnh đại diện (logo). Do đó, muốn xây dựng một thương hiệu thành công trước tiên, chủ thể kinh doanh phải đầu tư phát triển và bảo vệ logo đầu tiên.
Nhất là trường hợp muốn đưa sản phẩm hàng hóa của mình ra tầm quốc tế, trước hết phải để cho người tiêu dùng nước sở tại biết đến logo cũng như có biện pháp bảo hộ logo tại đây trước khi bắt đầu ra mắt sản phẩm của mình.
Bài viết sau đây Phan Law sẽ giới thiệu đến quý khách hàng thủ tục đăng ký bảo hộ logo ra nước ngoài.
Làm thế nào đăng ký bảo hộ logo ra nước ngoài?
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Thỏa ước và Nghị định thư Madrid. Do đó, thay vì phải đăng ký bảo hộ logo nhãn hiệu trực tiếp tại quốc gia muốn bảo hộ, quý khách hàng có thể đăng ký thông qua Hệ thống Madrid.
Với cách thức đăng ký này, bạn chỉ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ tiêu chuẩn nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ và lưu ý trong đơn phải chỉ định rõ quốc gia muốn bảo hộ (đơn phải được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp).
Cục sở hữu trí tuệ sau khi nhận được sẽ có trách nhiệm chuyển đơn về Văn phòng quốc tế để xét nghiệm đơn.
Sau khoảng 12-18 tháng nếu đơn đăng ký nhãn hiệu logo hợp lệ thì bạn đương nhiên được cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, thì Văn phòng quốc tế sẽ có công văn từ chối và nêu rõ lý do.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ logo
Để được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cấp văn bằng bảo hộ logo theo Hệ thống Madrid, quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo theo mẫu WIPO quy định,
Danh sách các quốc gia mà chủ đơn muốn bảo hộ logo nhãn hiệu;
Mẫu nhãn hiệu kèm danh sách nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ (danh sách nhóm hàng hóa phải phân loại theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice);
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam do Cục SHTT cấp;
Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn).
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Với mong muốn phát triển sản phẩm thành công ra thị trường nước ngoài thì việc đăng ký bảo hộ logo làm tiền đề vững chắc để phát triển thương hiệu là vô cùng cần thiết.
Chưa kể, thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chỉ cần chậm chân là doanh nghiệp có thể bị mất trắng thương hiệu mà bất lực không giải quyết được.
Do đó, đăng ký nhãn hiệu logo ra nước ngoài sớm chừng nào tốt chừng ấy. Vui lòng liên hệ ngay với Phan Law để được tư vấn tốt nhất.
Bạn đang xem bài viết Ăn Tết Ở Nước Ngoài Cùng “Chiến Kê” trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!