Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Cầu Trùng Ở Gia Cầm mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh cầu trùng là bệnh đường ruột, do một loại ký sinh trùng đơn bào gây ra. Loại cầu trùng gây bệnh trên gia cầm thuộc giống Eimeria .
1. Nguyên nhân
Bệnh cầu trùng là bệnh đường ruột, do một loại ký sinh trùng đơn bào gây ra. Loại cầu trùng gây bệnh trên gia cầm thuộc giống Eimeria.Có 11 loài Eimeria được phát hiện trên gà, trong đó có 5 loài gây thiệt hại đáng kể, bao gồm:
E. necatrix, E. maxima và E. acervulina ký sinh ở ruột non
E. brunetti và E. tenella ký sinh ở manh tràng
Cầu trùng có sức đề kháng cao với các chất sát trùng thông thường và điều kiện ngoại cảnh. Người ta thường sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt cầu trùng.
2. Phương thức truyền lây
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Mầm bệnh thường được bài thải trong phân của gà bệnh hoặc gà đã hết triệu chứng bệnh nhưng vẫn còn đang trong giai đoạn bài trùng.
3. Sinh bệnh
Cầu trùng là bạn đồng hành của độ ẩm. Vòng đời cầu trùng là 7 ngày nên thông thường phòng bệnh từ ngày thứ sáu, và khi phòng và chữa bệnh nên dùng theo phác đồ 3-3-2 tức là 3 ngày dùng thuốc, 3 ngày nghỉ, 2 ngày dùng thuốc. Bệnh cầu trùng là bệnh phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia cầm. Cầu trùng vào cơ thể gây thiệt hại thông qua 4 tác động:
Chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong đường ruột
Tiết độc tố làm cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng
Gây tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến xuất huyết, viêm ruột
Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh
4. Triệu chứng
Gà ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cầu trùng, nhưng tuổi nhạy cảm nhất là 2-3 tuần tuổi. Bệnh ở thể cấp tính gà thường chết nhanh sau 2-7 ngày, bệnh cũng có thể kéo dài, khỏi dần nhưng chậm. Gà trưởng thành hay bị bệnh ở thể mãn tính.Thể cấp tính:
Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều,
Lúc đầu đi phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng. Sau đó, phân có màu đỏ nâu do lẫn máu (phân gà sáp).
Gà đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông, mắt trũng sâu, niêm mạc nhợt nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn.
Thể mãn tính:
Bệnh tiến triển chậm hơn như gầy ốm, xù lông, kém ăn, chân đi như bị liệt, tiêu chảy thất thường…
Do tính chất bệnh không điển hình khó chẩn đoán. Ở thể này gà là vật mang mầm bệnh.
5. Bệnh tích
Mào, tích, cơ bắp nhợt nhạt. Mổ khám nếu là cầu trùng mang tràng thì thấy manh tràng ứ đầy máu, sưng to (Hình 1). Nếu là cầu trùng ruột non thì tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm (Hình 2), trên bề mặt thấy các ổ tròn xám.
Dùng thuốc phòng bệnh trong các ngày tuổi 10-12 và 20-22. Tổng cộng là 2 đợt, mỗi đợt ba ngày liên tục.
Dùng thuốc phòng bệnh trong các ngày tuổi 12-14, 28-30 và 48-50 ngày tuổi. Tổng cộng là 3 đợt, mỗi đợt ba ngày liên tục.
Mỗi 2-3 tháng dùng 1 đợt thuốc kéo dài 3 ngày
Lưu ý: sau mỗi 2 tháng đối với gà đẻ và gà giống hoặc sau mỗi đợt nuôi gà thịt, cần phải thay đổi dược chất chống cầu trùng để tránh sự đề kháng của cầu trùng đối với thuốc. Như vậy, khi mua thuốc phòng trị cầu trùng, người chăn nuôi phải so sánh dược chất trong sản phẩm bạn định mua. Nhấn mạnh ở đây là dược chất chứ không phải tên sản phẩm, nhiều khi tên sản phẩm hoặc nhà sản xuất khác nhau nhưng dược chất trong sản phẩm thì giống nhau. Ngoài ra, sau 2 tháng, bạn có thể quên sản phẩm đã dùng hoặc dược chất đã dùng là gì, nên cần phải ghi chép lại.
Việc trước tiên khi điều trị cầu trùng là lập tức cho gà ăn hoặc uống vitamin và khoáng chất. Trong đó, vitamin K, E, A và Selen là quan trọng nhất để làm giảm mức độ mất máu và tỷ lệ chết.
Tiếp theo là dùng các loại thuốc đặc trị cầu trùng trên thị trường, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tài liệu tham khảo Antonio Zanella. Poultry disease manual. Vegad J.L. 2007. A colour atlas of poultry diseases. International Book Distributing Co. ISBN 978-81-8189-130-3. Biên soạn: CTN-Gia cầm
chúng tôi
Bệnh Cầu Trùng Ở Gà
Nhà tôi có đàn gà 2000 con , cứ gần 1 tháng tuổi là thấy gà có biểu hiện rù rù, có phân sáp, hoặc phân đỏ như máu tươi, vậy cho tôi hỏi gà nhà tôi bị gì và điều trị như thế nào. xin cảm ơn
Theo như bác mô tả thì đàn gà nhà mình đang bị cầu trùng.
Bệnh do Eimeria spp gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh làm tăng số gà còi, giảm tốc độ lớn cho toàn đàn, gây chết cao ở gà con, làm giảm sản lượng trứng ở gà đẻ.
Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10 – 30 ngày tuổi.
Triệu chứng Thể cấp tính:
Gà bị đi ỉa, phân lẫn máu.
Gà gầy rộc nhanh, thiếu máu: mào, da nhợt nhạt.
Gà ủ rũ, bỏ ăn, nằm tụm đống kêu khác lạ.
Thể mạn tính:
Gà chậm lớn.
Tiêu chảy phân trắng, lỏng, phân sáp vàng, sáp nâu, sáp đen, bã trầu.
Bệnh tích
Gà gầy, thiếu máu, da nhợt nhạt, manh tràng chứa toàn máu (nếu cầu trùng manh tràng). Ruột non viêm xuất huyết điểm tràn lan, chứa đầy máu. Ruột phình to từng đoạn, vách ruột trương to dễ vỡ. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ, chất chứa lẫn máu.
Phòng và trị bệnh Phòng bệnh
Xây dựng chuồng trại phù hợp, nền chuồng cao ráo
đảm bảo độ thông thoáng chuồng nuôi
Vệ sinh chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng bằng SAFE FARM với liều 2,5ml/ 1l nước định kỳ 1 tuần 1 lần
Dùng thuốc phòng:
COCCICOX WS định kỳ 11-12 ngày tuổi và lúc 23-26 ngày tuổi liều dùng 1g/ 15 lít nước uống, hoặc 1g/ 15kg thể trọng.
Không thả gà ra vườn vào những ngày mưa gió, vườn ẩm ướt
Sử dụng vaxcin vào 2-4 ngày tuổi
Điều trị
Bước 1: vệ sinh
Tạo độ thông thoáng chuồng nuôi, giảm mật độ gà trên chuồng
Phun sát trùng SAFE FARMLiều : 3,3 ml/1 lít nước.
Dùng thuốc điều trị
Sáng: COLIMOX 50S liều: 1g/30kg thể trọng hoặc 1g/ 5-6 lít nước
Cho uống 3-5 ngày
Trưa: VITAMIN K SOLOLUBLE : 1g/1-2 lít nước
BIO-ACTIVE : 1ml/ 20kg thể trọng, hoặc 1ml / 4l nước uống
Chiều: COCCICOX WS liều : 1ml/20kg thể trọng hoặc 1ml/4l nước uống
Cho uống chiều: 3 ngày nghỉ 2 ngày cho uống lại 2 ngày
Hoặc chiều cho uống AMPROLIUM 20S liều 1g/10kg thể trọng hoặc 1g/ 2 lít nước uống
Cho uống chiều: 3 ngày nghỉ 2 ngày cho uống lại 2 ngày.
Công ty VMC Việt Nam xin cảm ơn câu hỏi của quý nhà chăn nuôi.
Bệnh Thiếu Canxi Và Phốt Pho Ở Gia Cầm
Bệnh thiếu canxi và phốt pho ở gia cầm
Sự thiếu hụt canxi và photpho sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong cơ thể của gia cầm. Giới thiệu nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, cách phòng và t rị bệnh thiếu canxi và phốt pho ở gia cầm.
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu chủ yếu cho việc hình thành nên xương và vỏ trứng của gia cầm. Đồng thời, trong mô cơ thể canxi còn duy trì chức năng hoạt động của mô thần kinh, xúc tác quá trình đông máu, tăng hoạt động của mô cơ vân, cơ tim, cơ trơn, duy trì hoạt động của tế bào, tạo điện thế sinh học trên mặt bằng tế bào và xúc tác men trypxin trong quá trình tiêu hóa protein trong thức ăn. Còn photpho ngoài chức năng tạo xương nó còn tham gia vào thành phần axit nucleic, tham gia vào hệ thống men tiêu hóa tinh bột và mỡ, tham gia trong chất đệm của máu và làm trung gian cho điều hòa hoocmon (3,5 adeno zinmonophotphat) với tác dụng tổng hợp protein, phân giải lipit, hoạt hoá các men khác nhau và tổng hợp Steroit.
Sự thiếu hụt canxi và photpho sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong cơ thể. Với đặc điểm rõ nhất là gia cầm bại liệt, đẻ non, đẻ giảm và tỷ lệ ấp nở thấp.
1. Nguyên nhân.
Do khẩu phần ăn không được cung cấp đủ canxi và photpho (thiếu bột sò, bột xương, bột cá, bánh dầu lạc và đậu tương v.v…).
Do chuồng trại làm quá kín làm cho ánh sáng mặt trời buổi sáng không chiếu vào cơ thể của gà được, nên chất Ergosteron (tiền vitamin D2) không chuyển thành vitamin D2 được. Thiếu vitamin D2 là thiếu yếu tố điều hòa sự hấp thu canxi từ thức ăn vào cơ thể.
Hoặc cũng do chuồng trại che kín mà không được bổ sung premix có vitamin D2, D3 và khẩu phần ăn thì gia cầm cũng không thể hấp thu được canxi từ thức ăn vào cơ thể gia cầm.
Do khẩu phần ăn chứa lượng chất béo (mỡ, dầu) quá cao, làm giảm khả năng hấp thụ Ca, P.
Do cơ thể gia cầm bị một số bệnh truyền nhiễm hay dinh dưỡng làm viêm đường tiêu hóa và teo tuyến tụy tạng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Ca, P từ thức ăn vào cơ thể.
Do tuyến cận giáp trạng (phó giáp trạng) bị teo nên không sản sinh ra hoocmon Canxitonin và Parathocmon, 2 hoocmon này có tác dụng điều hòa Ca, P trong máu.
2. Triệu chứng. Ở gà con và gà giò:
Gà đi lại không bình thường, cơ giật và run rẩy.
Một số gà con mới nở thấy xương mềm, mỏ mềm hoặc chéo nhau.
Gà còi, lông mọc chậm, xù lông, sã cánh, gà hay mổ lông nhau và ăn những vật lạ sau tiêu chảy.
Bệnh kéo dài dẫn đến chân khuỳnh ra, ngón chân bị uốn cong, các đầu xương, khớp xương bị sưng to, biến dạng. Sau bại liệt nằm một chỗ rồi chết do biến chứng trụy tim mạch, viêm phổi, viêm ruột v.v…
Ở gà đẻ: Trứng đẻ ra có vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ. Sau đó ngưng đẻ. Trứng ấp nở thấp.
3. Bệnh tích.
– Xương ống chân mềm và xốp, dễ gẫy.
– Xương ức (ngực) bị vặn vẹo.
– Xương sườn có những nốt u do sưng khớp giữa phần xương và sụn của xương sườn.
4. Phòng và trị bệnh.
+ Bổ sung vào thức ăn thường xuyên lượng Ca, P và vitamin D3
Bột sò có hàm lượng canxi 35%. Trộn vào thức ăn cho gà con và gà giò 1,5%. Còn gà đẻ 4-5,5%.
– Bột xương có hàm lượng canxi 22%, photpho 18%. Trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1%. Còn gà đẻ 2,5%.
– Bột cá nhạt có hàm lượng canxi 7%, photpho 3%. Trộn thức ăn tỷ lệ từ 10-15%.
+ Những premix khoáng có thể dùng thay thế bột xương và bột sò như:
– Vetophes (Pháp) (Ca, Mg, Cu, Fe, Mn, Zn).
– Plastin (Tiệp Khắc) (Ca, P, Mg, Fe, Cu, Co, Zn, I, As). Trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1%. Còn gà đẻ 4-5%.
– Biacalcium (Pháp) (Ca, Mg, Cu, Fe, Co, Zn và Vitamin).
91034-benh-thieu-canxi-va-photpho-o-gia-cam.pdf
Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Có Lây Lan Không? Điều Trị Như Thế Nào?
Bệnh cầu trùng là một trong những bệnh khá thường gặp ở gia cầm nói chung và gà chọi nói riêng. Gà mắc bệnh này tuy không có tỷ lệ chết cao như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế.
Với bài viết này, dagacuasat sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh cầu trùng cũng như đưa ra phương pháp phòng và trị thích hợp.
Lứa tuổi gà dễ bị mắc bệnh cầu trùng
Với lứa đầu tiên nuôi thì gà từ 10 ngày tuổi là độ tuổi dễ mắc bệnh. Ở lứa sau thì sớm hơn, chỉ 6 ngày tuổi
Bệnh cầu trùng ở gà có lây lan không
Câu trả lời là có!
Cầu trùng gà là một bệnh lây lan, chủ yếu gà mặc bệnh sẽ lây qua dường tiêu hoá khi chúng ăn phải nang của cầu trùng ( ở trng thức ăn, nước uống). Bệnh làm chio gà giảm khả năng ăn uống, sinh sản, gà còi đi trông thấy và có thể chết nếu không được chữa trị kịp thời hoặc khi bị mắc cầu trùng ghép thương hàn.
Bệnh cầu trùng gà có nguyên nhân từ đâu?
Eimeria spp – cầu ký trùng là nguyên nhân chính dẫn đến gà mắc bệnh. Có 9 chủng loại cầu ký trùng dễ gặp nhất thường thấy trên gà là:
chủng E. Tenela ký sinh ở ruột thừa
Cầu E. Acervulina ký sinh ở tá tràng
E. Bruneti- ở ruột già và manh tràng
E.Necaltrix ký sinh ở ruột non nhưng không ở tá tràng
E. Mitis – cuối ruột non đầu ruột già;
E. Haeami-ở tá tràng
E. Praecox ở tá tràng và không tràng;
E. Mivati ký sinh ở tá tràng và ruột non
E.Maxima ở ruột non nhưng không ở tá tràng;
Cầu ký trùng ở gà có khả năng tồn tại rất lâu ngoài môi trường. Chúng rất khó bị tiêu diệt kể cả khi sử dụng thuốc sát trùng hay vôi bột.
Thường thường, đàn gà sẽ mắ bệnh từ môi trường sinh hoạt của chúng, đó là lý do gà bị mắc bệnh này rất nhiều.
Gà mắc cầu trùng ruột non là nhiều nhất. Hầu hết các chủng cầu trùng đều gây tổn thưởng đến ruột gà dẫ đến việc chúng dễ mắc thêm các bệnh khác về đường ruột khi vi khuẩn E Coli có điều kiện xâm nhập vào bên trong gây viêm ruột, hoại tử.
Vòng đời cầu trùng gà
Triệu chứng và biểu hiện
Gà bị bệnh cầu trùng sẽ có biểu hiện xả cánh, rù, ỉa chảy phân có máu tươi rồi sau chuyển sang màu cafe.
Với gà bị bệnh càu trùng ruột non thì ăn uống bình thường, phân màu vàng nhạt, nâu hoặc đen có dạng như cháo bột
Gà gầy yếu và nhợt nhạt, Mổ gà bị bệnh sẽ thấy các đoạn ruột gà của mắc cầu trùng kí sinh sẽ bị viêm, chứa máu xuất huyết
Biện pháp phòng bệnh
Bởi nguyên nhân chính dẫn đến gà mắc bệnh chủ yếu là do ăn phải các bào tử vi khuẩn cầu ký trùng có lẫn trong thức ăn, nước uống nên biện pháp phòng bệnh này hữu hiệu nhất là vệ sinh chuồng trại thường xuyên, khộng để chuồng có thức ăn, nước uống, phân gà.. Ngoài ra, sau mỗi đợt điều trị cần thay trấu hoặc chất độn chuồng đúng lúc và luôn giữ nơi gà ở khô thoáng để tránh sự phát triển của an noãn.
Sử dụng vắc xin cầu trùng gà
Dùng vacxin là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh này. Loại vắc xin được khuyến nghị sử dụng nhiều nhất là IMMCOX. Chỉ cần cho gà uống 1 liều duy nhất trong giai doạn 3-7 ngày tuổi là được ( nhớ làm theo hướng dẫn trên bao bì vacxin)
Ngài ra, người nuôi gà cũng có thể sử dụng các thuốc có thành phần sau để điều trị cầu trùng cho gà: Sulfadimidine, Sulfadimithoxine,Diclazurin, Amprolium, Sulfachloropyridazine, Sufamonomethoxine, Toltarazurin, Clopidol…
Khi sử dụng vắc xin cầu trùng thì lượng thuốc cho thêm vào thức ăn chăn nuôi cũng cần lưu ý để giảm bớt. Bởi thường thì trong thuốc ở giai đoạn này các công ty đã bổ sung thêm một lượng kháng sinh phòng cầu trùng. Tuy nhiên, nếu sử dụng chúng với vacxin với liều lượng cao thì lại phản tác dụng.
Phác đồ điều trị cầu trùng ở gà
Với những con gà đã bị mắc bệnh Cầu trùng thì cần có biện pháp điều trị thích hợp.
Các loiaj thuốc kháng sinh điều trị có hiệu quả cao có thể kể đến 3 loại:
Do đặc tính của bệnh nên gà mắc cầu trùng hay bị ghép với thương hàn hay ghép với viêm ruột hoại tử do E Coli gây nên. Vì vậy trong hầu hết trường hợp, cần điều trị kết hợp 2 loại bệnh này. Đơn giản nhất là sử dụng kết hợp thuốc trị cầu ký trùng và một trong những loại thuốc sau: Oxytetracyclin, Amoxicillin, Enrofloxacin.
Ngoài ra, nên sử dụng thêm vitaminK để cầm máu cho gà
Bạn đang xem bài viết Bệnh Cầu Trùng Ở Gia Cầm trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!