Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Ẩn Thế Võ Được Sáng Tác Trên Sới Gà Chọi mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Võ sư Lâm hướng dẫn vận động viên Nguyễn Thị Oanh Tú (26 tuổi) bài Hùng kê quyền. Từ năm 2010 đến nay, Tú nhiều lần đạt Huy chương vàng giải võ cổ truyền cấp tỉnh, toàn quốc với bài biểu diễn Hùng kê quyền.
Hùng kê quyền đang được chính các con của “huyền thoại võ thuật”, cố võ sư Ngô Bông (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) truyền giữ và phổ biến. Ít ai biết hơn 200 năm trước, Hùng kê quyền được sáng tác ngay trên sới gà chọi, trở thành bài quyền hội tụ đầy đủ tinh hoa võ thuật cổ truyền Việt Nam, đòi hỏi công phu, sự khổ luyện của những người đam mê võ đạo.
Là con “nhà nòi” trong gia đình truyền thống võ thuật, 5-6 tuổi cậu bé Ngô Lâm (47 tuổi, ở Nghĩa Điền, Tư Nghĩa) được bố là ông Ngô Bông truyền dạy các bài quyền theo kiểu “cha truyền con nối” và biểu diễn thành thục bài Hùng kê quyền trong các đêm võ trăng rằm tại huyện Tư Nghĩa do chính ông Bông phát động. Tuy nhiên, theo võ sư Lâm, nguồn gốc bài tinh võ này chỉ nghe qua những lời kể chắp vá của bố. Hành trình bài Hùng kê quyền đầy thăng trầm suốt hơn 200 năm được biết đến do Đông Định Vương Nguyễn Lữ – người em út trong nhóm Tây Sơn Tam Kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) – sáng tạo ra để nghĩa quân rèn tập trong giai đoạn khởi binh.
Sử sách võ nhân Bình Định còn ghi lại: Nguyễn Lữ được bậc trượng phu văn võ song toàn Trương Văn Hiến (từ xứ Nghệ An lưu lạc vào đất An Thái, nay là huyện An Nhơn, Bình Định) chân truyền các thế võ. Tương truyền rằng, trong một lần xem đấu gà chọi dịp Tết, Nguyễn Lữ thấy con gà nhỏ tưởng chừng yếu thế, thất thủ trước gà lớn cường mạnh bất ngờ triệt hạ đối phương bởi sự linh hoạt, nhu chế cương và ra những đòn quyết định. Vốn là người có dáng mảnh khảnh, hài hòa, ưa thanh tịnh, Nguyễn Lữ chiêm nghiệm và sáng tạo ra bài Hùng kê quyền. Chính các đòn võ này giúp Nguyễn Lữ đánh hạ một võ sư to lớn thách đấu trên sàn đấu.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, võ sư Bùi Trung Hiếu, Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền Bình Định lược sử cho biết: Hùng kê quyền được phổ biến cho binh sĩ dưới chướng của Nguyễn Lữ. Sau đó, theo thời gian và sự suy vi của triều đại Tây Sơn, bài quyền được lưu truyền một cách bí mật và hạn chế trong một số dòng tộc. Được biết, dượng của võ sư Ngô Bông là võ sư Mười Diệp được võ sư Lý Trường Xuân – một người lính tin cẩn dưới trướng Nguyễn Lữ truyền lại toàn bộ những chiêu thức tuyệt kỹ của Hùng kê quyền và truyền lại cho những người trong gia đình, trong đó có ông Lê Thùy, Lê Chót (cậu ruột của võ sư Bông).
Những biến cố cuộc đời đưa võ sư Ngô Bông đến với Hùng kê quyền như định mệnh. Năm 1926 (theo xác nhận của võ sư Lâm, có chỗ ghi năm 1925 – PV), khi mới ba tháng tuổi, bố của võ sư Bông bị giặc Pháp bắt giam, đầy ra đảo. Mẹ ông Bông nghe tin đã bỏ con lại để đi tìm chồng rồi bặt vô âm tín, đến giờ chưa tìm thấy tung tích, mồ mả. Lâm cảnh mồ côi, tuổi thơ cậu bé Bông sống nương nhờ bên nhà ngoại (cùng ở Nghĩa Điền, Tư Nghĩa), sau đó ngược xuôi Trung – Nam mưu sinh, học võ. Những lần về quê, ông Bông được hai cậu ruột là Lê Thùy, Lê Chót trực tiếp truyền lại bài tinh võ chọi gà này. Theo võ sư Ngô Lâm, những năm khoảng 1960, khi về hẳn ở quê, võ sư Ngô Bông cũng thọ giáo thêm nhiều danh võ sư khác như: Bảo Truy Phong, Lâm Hổ… để trau dồi thêm trình độ võ thuật của mình. Nhưng bài Hùng kê quyền được ông tâm huyết nhất.
Võ sư Bùi Trung Hiếu cho hay: Cùng thời ông Bông, bài Hùng kê quyền cũng được nhiều võ sư Bình Định và Quảng Ngãi lưu truyền, như võ sư Sáu Nghê, võ sư Hồ Sắt (quê ở Phù Mỹ), võ sư Hồ Nguyệt (quê ở Tây Sơn), Hòa thượng Thích Đại Long (quê ở Tuy Phước)… Do tuổi cao, chiến tranh nhiều người ra đi, duy chỉ có võ sư Ngô Bông còn lại.
Bài Hùng kê quyền từng được võ sư Bông biểu diễn tại Liên hoan Võ cổ truyền Quảng Ngãi nhưng phải đến năm 1993, tại Đại hội liên hoan Võ thuật cổ truyền Việt Nam, Hùng kê quyền mới tỏa sáng sau khoảng 200 năm định danh và được vinh danh ở võ thuật cổ truyền trong nước và thế giới. Năm đó, trực tiếp biểu diễn Hùng kê quyền, võ sư Ngô Bông gây được tiếng vang lớn. Bài tinh võ chọi gà này ngay lập tức được chọn là một trong 10 bài thi đấu chính thức của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam. Võ sư Ngô Bông trở thành truyền nhân chính thức của Hùng kê quyền, có trách nhiệm truyền dạy, hướng dẫn cho bài quyền phổ biến. Hơn chục năm sau, Hùng kê quyền được “huyền thoại võ thuật” Ngô Bông mang ra thế giới ở Hàn Quốc (năm 2004), và được nước này mời truyền thụ bài quyền cho các võ sinh ở đây…
Võ sư Ngô Lâm – truyền nhân Hùng kê quyền sau huyền thoại võ thuật Ngô Bông biểu diễn đòn thế của tinh võ gà chọi.
Cả thảy 8 người con đều được võ sư Ngô Bông truyền thụ võ thuật. Nhưng sau khi ông mất (năm 2011), hiện chỉ ba người con nối nghiệp võ. Trong đó, võ sư Ngô Lâm và em gái là võ sư Ngô Thùy Dung hiện đang là huấn luyện viên Trung tâm Huấn luyện thể dục, thể thao Quảng Ngãi. Riêng em trai – võ sư Ngô Sỹ mở võ đường tại quê nhà. Cả ba được xem như những truyền nhân Hùng kê quyền dưới huyền thoại Ngô Bông.
“Ba thường căn dặn chúng tôi học võ để lấy cái đạo. Bài Hùng kê quyền hội tụ đầy đủ tinh hoa của võ thuật, cốt cách của người luyện võ. Bởi, đòn đánh của bài Hùng kê quyền chuẩn xác, biến ảo. Đồng thời, dạy đức tính cương – nhu hài hòa, sự kiên trì, quyết tâm, vươn lên trong mọi thử thách, biết người biết ta”, võ sư Lâm nói.
Để đạt được những thái cực này, người học phải khổ luyện, tĩnh tâm. Võ sư Lâm bảo: Khó nhất với Hùng kê quyền chính là luyện cho được công phu “nhất dương chỉ”, tam công, nhãn pháp… Bản thân cố võ sư Ngô Bông là tấm gương về sự nhiệt huyết, khổ luyện trong võ thuật, đức tính hiền lành, chất phác. Gia đình võ sư Lâm vốn quen với cảnh võ sư Ngô Bông khi còn sống ngày nào cũng dậy thật sớm, nhìn mặt trời mọc để luyện nhãn pháp; Lấy cát để khổ luyện ấn công, các thế trung bình tấn, đinh tấn. Học trò của ông có hàng trăm người, nhưng võ sư Ngô Bông ngày đó chỉ nhận võ sinh có trí đức, tư cách đúng mực…
Đưa Hùng kê quyền vào trường họcTheo võ sư Bùi Trung Hiếu, tháng 10/2016, UBND Bình Định phê duyệt đề án sưu tầm, phát huy võ cổ truyền Bình Định. Trong đó, Hùng kê quyền từ lâu được xác định như bài võ đặc trưng của Bình Định, nguồn gốc nhà Tây Sơn được các đơn vị chức năng sưu tầm, lưu giữ. Năm 2016, tỉnh này lần đầu tiên triển khai đưa Hùng kê quyền vào trường học, tập huấn cho gần 1.000 giáo viên thể dục các trường trên địa bàn để phổ biến và dạy cho các em học sinh.
Theo Xuân Huy/Báo Giao Thông
Chiến Kê “Chơi Doping” Và Những Bí Ẩn Chết Người Trong Sới Gà
(ĐSPL) – Chuyện ở những “sới gà cỏ” thì không có nhiều điều đáng nói, nhưng đối với những sới gà bạc tỷ, được các “anh, chị” đứng ra bảo kê thì hoàn toàn khác.
Trong “sới gà” đó là cả một thế giới của những mánh khóe, đủ trò tinh quái từ gà ăn thuốc mê, gà dùng “doping”, gà bị kim châm thuốc độc đến cả gà trúng gió… Đó là những độc chiêu của dân “độ” mà không phải ai cũng biết. Gà chọi đã trở thành “vũ khí giết người” lúc nào không ai có thể xác định được…
Dũng sỹ gà châm thuốc độc
Trong một lần theo chân Lương “trọc” và Sơn “trố” đi Phú Thọ vào “sới gà” được cho là lớn nhất khu vực “mạn trên”, nằm trong TP. Việt Trì, tôi được trực tiếp quan sát khu vực này. Nó không lớn hơn ” sới gà” tại Cầu Nghìn (Hải Phòng) là mấy. Thấy tôi thắc mắc, Lương “trọc” ghé tai tôi nhắc nhở: “Sới này, không phải ai cũng vào được đâu, lạ mặt là rất dễ bị “soi”. Anh đã nhờ “ông anh” nhắn cho một tiếng, có ai hỏi, cứ bảo em anh V.T. thế là ok. Sới này không lớn về quy mô nhưng lớn về “độ” và những thành phần ở đây thì đủ các thể loại. Trong sới này cũng có đủ các loại mánh, miếng về gà”.
Vẫn như các “sới gà” khác, chúng tôi cũng đóng tiền vé và tiền “chạng” gà đợi ghép cặp. Trong quá trình đợi ghép cặp, Lương “trọc” đá mắt về phía một nhân vật đang “làm nước” (chăm sóc, hồi phục sức chiến đấu cho gà) cho “chiến kê” của hắn vừa hết “hồ” xong. “Tay này là Hùng “độ”, chuyên làm mánh gà. Gà các kiểu qua tay hắn thì biến ảo khôn lường, lúc thắng, lúc thua rất khó nắm bắt. Hắn sở trường món châm thuốc độc vào chân gà. Để làm được việc này, hắn chấp nhận “bỏ gà”, vì tiền độ bằng mấy tiền con gà.
Để thực hiện được chiêu này, khi “làm nước”, hắn sẽ dùng cựa sắt đâm và chân gà rồi “phát sóng ngắn” cho bọn “cò mồi” ra sức hô hét cá độ với kèo gà của đối phương. Khi gà bị cựa sắt đâm sẽ đứt hoặc gân bị tổn thương nặng, nhìn qua gà vẫn như bình thường nhưng khi vào “hồ đấu” tiếp theo thì sẽ “hết chân”, chỉ lánh đòn đối thủ và không phản đòn lại được. Trận đấu sớm muộn gì cũng kết thúc sau một, hai “hồ đấu” tiếp theo. Khi đã “bắt được sóng” của hắn, bọn đàn em sẽ liên tục tung những kèo tỉ lệ chênh lệch cao, bắt độ với “dân hàng xáo” (người không có gà đến sới để xem và cá độ) với những điệp khúc không ngớt là gà đối thủ ở “cửa dưới”: 5 triệu “ăn” 10 triệu, 20 triệu “ăn” 40 triệu, càng “chấp sâu” bao nhiêu thì kết thúc càng thắng độ lớn bấy nhiêu.
Cũng theo Lương “trọc” với dân chọi gà đã kinh qua nhiều sới thì việc bịp bợm này khó qua được mắt họ, nhưng đối với dân “gà mơ” thì đó vẫn là một chiêu hiệu nghiệm vì kết quả của trận đấu bị thay đổi tùy theo ý muốn của chủ nó. Chấp nhận làm gà “cửa dưới”, sở dĩ, dân “cò mồi” thường đi gà “cửa dưới” vì trước sau, gà “cửa trên” sẽ bị bật lại vì những chiêu trò bịp bợm đã được tính trước cẩn thận, tỉ mỉ. Nhiều trận thu về hàng chục triệu đồng có khi đến hàng trăm triệu đồng ở các trận độ lớn nhờ chiêu “bịp” này. Sau khi đã trót lọt, bọn đàn em và gã chủ gà cùng nhau chia chác số bạc kiếm được. Nói chung, những bài này thì chỉ áp dụng được ở vài sới “cỏ” cá đến trên chục triệu là được. Còn những sới gà tiền tỉ thì dân chơi cần những chiêu công nghệ cao hơn”.
Ẩn số băng đảng giang hồ sau những “sới gà vạn năng”
Vào sới, hai gã chủ gà “độ” số tiền thật lớn để tăng thêm tính sát phạt, “sức nóng” của cuộc chơi, cho “dân hàng xáo” thấy vậy mà hăng máu lao vào ăn thua. Lương “trọc” và Sơn “trố” kể nhiều trường hợp máu mê đỏ đen, tham tiền cá độ gà mà phải “chết đứng” tại trận khi con gà mình đang dồn một đống tiền vào nó, mới chỉ trước đó một hồ thôi, nó còn ra đòn như vũ bão, tưởng chừng như tiền có thể bỏ ngay vào trong túi. Nhưng chỉ sau 5 phút “làm nước” của hai ông chủ gà thì tình thế đã lật ngược, từ thắng thành thua, từ “cửa dưới” bỗng nhiên lại được bật lên “cửa trên”. Sự ma mị của đồng tiền cờ bạc cuốn theo thân xác con gà trong sới đang bị bí mật đưa số phận của những kẻ cờ bạc đi vào cảnh tan cửa nát nhà. Những trận đấu như thế này các con bạc càng hăng máu lao vào ăn thua, hai gã chủ gà sẽ “hốt” được một mẻ lớn tiền độ.
Sới gà nào cũng vậy, gà thường được ăn cơm, nước uống ở trường gà; việc này chủ sới nào cũng đều chuẩn bị kỹ lưỡng. Một trận đá gà có thể kéo dài đến 9 – 10 hồ; thời gian nghỉ giữa hồ là quãng thời gian mà những mánh khóe được chính thức “thi triển”, mọi tình huống đều có thể xảy ra tùy thuộc vào số tiền mà khách đã đặt trên lưng gà. Số tiền “làng” vung càng bạo, thì khi đó cũng là lúc nhiều chiêu trò được dịp thả cửa. Khác với suy nghĩ thông thường rằng, sới càng to, tiền càng lớn ắt sẽ chơi càng đẹp.
Song thực tế, tại các sới gà càng lớn thì kỹ năng, kỹ xảo “chơi” gà càng đặc biệt, nhiều kẻ còn dùng cả chíp điện tử, thuốc lắc… cho gà. Không chỉ Lương “trọc” mà rất nhiều dân độ gà khẳng định, sới càng lớn thì mánh khóe càng tinh vi. “Trước sức mạnh của kim tiền thì chẳng có kẻ nào chơi quân tử cả”, một dân chơi kết luận. Kỹ năng phù phép “gà” được dân gà khẳng định siêu phàm không khác gì dân cờ bạc, tất cả chỉ trong chớp mắt bởi những chiêu trò này đều “đá vào nồi cơm của những kẻ khác, nếu chỉ cần phát hiện ra bất thường thì hậu quả khó có thể lường trước được. Dân độ gà bây giờ không chỉ là những kẻ biết chơi mà còn là những băng đảng giang hồ, lấy đá gà làm phương diện phát triển kinh tế lấy số giang hồ bởi cờ bạc, đá gà đang là mốt thời thượng và nó “sạch sẽ” gấp vạn lần so với chém giết bởi nó “vấy máu và không có hậu cho con cháu” (?!).
Trên đường về, Lương “trọc” tâm sự với chúng tôi một câu đắng chát: “Chơi gà cá cược thì xưa nay vẫn thế, chẳng có thằng nào giàu được với cái trò này. Nhưng càng chơi lại càng ngấm. Trong cót thì gà tự chiến đấu, giết đồng loại, còn ngoài cót người với người tự “ăn thịt” nhau bằng những màn lừa đảo bịp bợm. Đời anh đi đá gà khá nhiều và cũng chứng kiến khá nhiều vụ rút súng gí vào đầu nhiều thằng, lúc đó sự sống và cái chết mong manh ngay trên lưng con gà cũng không làm nhiều thằng tỉnh ngộ. Mánh khóe, bịp bợm đến giời cũng không ăn hết được người ta. Vụ bắn nhau tại sới gà xảy ra ngày đêm 17/9, giữa nhóm giang hồ Bình Dương và nhóm giang hồ Bình Thuận cũng chỉ là một ví dụ điển hình trong sự nghiệt ngã của sới gà mà thôi”.
Hai tháng mật phục mới phá được trường gà
Ngày 21/12/2013, PC45 phối hợp với phòng Cảnh sát bảo vệ và Cơ động (Công an tỉnh Quảng Nam) tiến hành triệt phá và bắt giữ được trên 50 con bạc, thu giữ 7 cuốn sổ ghi biện (ghi tiền cá cược) lên đến hơn 4.12 triệu đồng, 3 xe ô tô, 62 xe máy, 50 điện thoại di động và 12 con gà đá cùng các vật dụng dùng trong thi đấu như đồng hồ, kẻng báo thời gian. Chủ sới là Lê Văn Tuấn (tên thường gọi là Nghĩa, SN 1957, trú phường An Sơn, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam). Để quăng lưới, triệt phá được trường gà này, Công an tỉnh Quảng Nam đã phải “điều động” gần 10 trinh sát trong vòng hai tháng thay nhau đi “cá độ” ở trường gà lớn nhất miền Trung.
Chuyện gà khoẻ… “như trâu”
Theo Lương “trọc” nếu bị phát hiện hậu quả không ai biết trước được. Nhiều loại “doping” cho gà được dân độ chuyên nghiệp nhập từ Thái Lan về sẽ làm cho con gà khỏe “như trâu” với lối đánh đa dạng. Tuy nhiên chỉ sau một hai trận thắng vang dội, những chú gà này hết “doping” sẽ đánh “ngu” đi rất nhiều và những kẻ đặt cược vào nó cũng nhận kết cục khá “bi thảm”.
Giải Mã Bí Ẩn Truyền Thuyết Sơn Tinh
Trong dịp kén rể cho con gái của mình, để lựa chọn ai là người thắng cuộc, vua Hùng thứ 18 đã ra yêu cầu sính lễ đối với Sơn tinh và Thủy tinh như sau: “một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Nhắc đến phần sính lễ “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” hầu như ai cũng cho rằng đó là những những sinh vật kỳ bí chỉ có trong truyền thuyết – thần thoại, nhưng thực tế không phải vậy.
Trong quan niệm của người Việt Nam mùa xuân là mùa cưới với hình ảnh những đoàn người nô nức nối đuôi nhau trong không khí ấm áp còn vương chút hơi lạnh của tháng Giêng cùng sính lễ nào là mâm quả trầu cau, bánh chưng bánh dày, cơm nếp … và của hồi môn – những vật phẩm tươi tốt và quý giá nhất của gia đình nhà trai mang đến gia đình nhà gái sau một năm chắt chiu, làm lụng vất vả. Đó là văn hóa cưới hỏi của dân tộc từ ngàn xưa cũng là điều thể hiện sự tôn trọng và thành ý trong hôn nhân của nhà trai đối với nhà gái.Trở lại với yêu sách của vua Hùng, cơm nếp và bánh chưng – những thực phẩm đã trở thành truyền thống từ thời Lang Liêu – chắc chắn phải được tuyển chọn từ những hạt gạo có phẩm chất cao nhất và trở nên ngon miệng sau khi được chế biến qua tài nghệ của người đầu bếp. Tương tựa đối với voi, gà và ngựa cũng phải được tuyển chọn một cách kỹ càng.
Đến đây đọc giả sẽ nghĩ ngay đến phần sính lễ còn lại là ba giống loài với những đột biến khác thường. Nhưng, như đã nói ở trên, thực sự không có điều huyền bí.
Chữ “chín” trong phần sính lễ ” voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao ” phải được hiểu là “chín” trong “chín chắn” hoặc “chín mọng”, hay rõ hơn, những con vật đó phải trong độ tuổi trưởng thành, độ tuổi sung mãn nhất. Thực vậy, voi con thì chưa có ngà, gà tơ thì chưa có cựa, ngựa non thì chưa đủ bờm để ra oai; ngà voi, cựa gà, bờm ngựa chính là dấu hiệu xác định mức độ “chín” hay độ trưởng thành, ngoài ra nó còn thể hiện sự mạnh mẽ, uy nghi, trang trọng của các loài đó và cũng là sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái.
Sự ngộ nhận về từ ngữ là do đọc giả bị cuốn vào trong câu chữ Loài voi trong truyền thuyết với “chín ngà” bất đối xứng.
Thực tế, tất cả những sinh vật trên thế giới này được sinh ra luôn có ngoại hình mang tính đối xứng. Xét một thực thể gần gũi và dễ nhận thấy nhất là loài người chúng ta, các bộ phận bề mặt của cơ thể tạo thành cặp như tứ chi, mắt, tai, mũi … đều luôn luôn có một đôi và đối xứng hai bên theo trục thẳng từ trên xuống; các bộ phận đơn lẻ như đầu, sống mũi, miệng, cổ, bộ phận sinh dục, hậu môn, … luôn nằm ngay trên trục đối xứng. Với các sính lễ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, nếu từ “chín” được hiểu là tính từ chỉ số lượng thì sẽ tạo ra sự bất đối xứng đối với ngà voi và cựa gà; một số loài gà có vảy sừng cứng mọc dài như cựa và nằm ngay xung quanh gốc cựa làm người ta lầm tưởng rằng đó là loài gà nhiều cựa trong truyền thuyết. Ở loài ngựa, hồng mao là một dải lông dài mọc liên tục trên cổ của chúng và hoàn toàn không có dấu hiệu của sự phân chia thành các mảng riêng lẻ. Ý kiến cho rằng bờm ngựa có chín loại màu sắc cũng hoàn toàn vô lý vì trong quan niệm của người Việt từ ngàn xưa, màu sắc được phân biệt thành năm màu tương ứng với ngũ hành, tương tựa trong âm nhạc cũng chỉ có ngũ cung.
Loài ngựa chín hồng mao trong lầm tưởng.
Nhắc lại cổ văn, đoạn nói về sính lễ, sách viết như sau: ” một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
Từ chỉ số lượng “một trăm” trong hai cụm “một trăm ván cơm nếp” và “một trăm tệp bánh chưng” liên tiếp nhau làm cho đọc giả lầm tưởng từ “chín” trong các cụm “voi chín ngà”, “gà chín cựa”, “ngựa chín hồng mao” cũng là tính từ chỉ số lượng. Thực sự, “chín” lại có ý nghĩa khác, đó là “trưởng thành”, như đã nói rõ ở trên.
Đoạn trên phải được viết lại như sau nếu muốn dễ dàng hơn trong việc nhận thức đúng đắn câu chữ: “một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, một đôi voi chín ngà, một đôi gà chín cựa, một đôi ngựa chín hồng mao”.
Do ngộ nhận trong ngữ nghĩa, truyền thuyết Sơn tinh – Thủy tinh đã trở nên huyền bí từ hàng trăm năm nay, gây ra sự lầm tưởng và sai lệch trong nhận thức của nhiều thế hệ. Liên tưởng đến hiện tại, trong thời đại toàn cầu hóa, người Việt đã mượn rất nhiều từ ngữ của các dân tộc khác, chính sự vô tâm trong cách tiếp nhận và sử dụng, Tiếng Việt ngày càng mờ ám. Điều này cần phải được nhận thức tức thời nếu không muốn Tiếng Việt đánh mất đi hoàn toàn giá trị và sự trong sáng của nó ở những thế hệ tiếp theo.
Khởi Tố, Tạm Giam 43 Người Vụ Sới Gà Khủng Đường Võ Văn Kiệt
Công an chúng tôi vừa khởi tố, bắt tạm giam hàng chục người để tiếp tục điều tra vụ đánh bạc và tổ chức đánh bạc trên địa bàn quận 6, TP.HCM.
Ngày 15-10, Cơ quan CSĐT Công an chúng tôi vừa khởi tố bị can, tạm giam với 43 người tham gia đánh bạc và tổ chức đánh bạc tại trường gà “khủng” trên đường Võ Văn Kiệt, quận 6, TP HCM. Theo đó, có 25 người bị khởi tố tội tổ chức đánh bạc và 18 người bị khởi tố tội đánh bạc.
Công an khởi tố, bắt giam 43 người trong vụ “đột kích” trường gà khủng ven đường Võ Văn Kiệt. Ảnh: HT
Trước đó, chiều 25-9, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) phối hợp với các đơn vị chức năng của chúng tôi ập vào bãi đất trống trên đại lộ Võ Văn Kiệt (quận 6) khống chế hàng trăm người đang có hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Công an đã đưa gần 200 người, một số người tháo chạy cũng bị cảnh sát khống chế, đưa về trụ sở để lấy lời khai cũng như mở rộng điều tra vụ án.
Qua quá trình phân loại, Công an chúng tôi xác định nhóm người ở đây có hành vi đá gà chơi tài xỉu thắng thua ăn tiền.
Bị can Nguyễn Minh Thành (còn gọi là Cò, 42 tuổi, ngụ quận 6, chúng tôi được xác định là một trong những người đóng vai trò quan trọng tại trường gà.
Thành và các đồng phạm tổ chức đánh bạc bằng hình thức đá gà trong nhiều tháng qua tại bãi đất trống, thu hút hàng trăm con bạc ở chúng tôi và các tỉnh lân cận với số tiền thắng thua cực lớn.
Sới bạc được tổ chức từ khoảng một vài tháng trước tại bãi đất trống ven đường Võ Văn Kiệt (phường 3, quận 6, TP.HCM).
Để qua mặt công an, các con bạc thường không chạy xe đến trường gà mà gửi ở những điểm quen ở các đường Gia Phú, Bình Tây … trên địa bàn Quận 6 sau đó đi xe ôm đến sới bạc.
Ngoài việc đưa đón, các xe ôm còn đóng vai trò cảnh giới. Mỗi khi con bạc đi vào bên trong thì cửa tôn ngay lập tức đóng lại. Ngay cổng ra vào có một quán nước nhỏ nhưng thực tế là bình phong, luôn túc trực lực lượng canh gác, báo động khi có dấu hiệu khả nghi.
Do khu vực trống trải, giao thông thuận lợi nên thu hút rất đông con bạc tham gia kể cả ở các tỉnh. Xung quanh bãi đất giáp ranh giữa trường học và một công trường đang xây dựng đều được quây tôn, bên trong cũng được che chắn bằng bạt cả trên và dưới.
Trường gà này được tổ chức rất tinh vi, ma mãnh, theo một nguồn tin, nhóm tổ chức còn phân công các thành viên lượn lờ qua lại trụ sở công an gần đó để nắm tình hình, báo động một cách nhanh nhất.
HL (Nguoiduatin.vn)
https://www.nguoiduatin.vn/docbaovn/khoi-to-tam-giam-43-nguoi-vu-soi-ga-khung-duong-vo-van-kiet-tintuc711070
Bạn đang xem bài viết Bí Ẩn Thế Võ Được Sáng Tác Trên Sới Gà Chọi trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!