Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Điều Trị Và Phòng Tránh Bệnh Ốm Trong Cho Gà mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhận biết gà bị ốm trong
Khi một con gà chiến bị ốm trong, bạn rất dễ nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở chúng. Gà bị bệnh thường ủ rũ, mất sức, da dẻ nhợt nhạt và sụt cân nhanh chóng. Nếu nhận thấy chiến kê của mình có những dấu hiệu trên, bạn cần chữa trị ngay. Nếu không, gà có thể bị tụt lực nghiêm trọng, phát bệnh nặng mà chết.
Nguyên nhân khiến gà bị ốm
Theo những người có kinh nghiệm nuôi gà lâu năm, bệnh ốm trong ở gà xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do không gian sống của gà bị ô nhiễm, gà bị thiếu chất dinh dưỡng,… Nhiều người thực hiện om bóp vào nghệ cho gà quá sớm cũng khiến chúng bị ốm trong, sụt kí và tụt lực. Ngoài ra, trong quá trình luyện tập, nếu bạn vần gà quá tay hoặc om gà không đúng cách cũng có thể khiến gà bị ốm.
Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh ở gà, bạn cần tiến hành chữa trị ngay. Tránh để ‘“đêm dài lắm mộng”, bệnh trở nặng hơn mà hại cho gà.
Cách chữa gà bị ốm trong – phục hồi chiến kê 100%
Khi gà có dấu hiệu bị ốm trong, bạn cần lập tức chữa trị cho gà. Đầu tiên, để khắc phục tình trạng bị tụt lực ở gà, bạn cần thay đổi lại chế độ ăn uống, quá trình luyện tập cho gà. Bên cạnh đó, sử dụng một số thuốc trợ lực là cách tốt nhất để giúp gà chọi của bạn nhanh chóng phục hồi thể lực.
Chế độ ăn uống
Vẫn cho gà ăn thức ăn như bình thường, nhưng không nên cho gà ăn quá nhiều thóc, thịt, cá, lươn,… Các thức ăn sống cần được nấu chín để tránh gà mắc thêm các bệnh khác về tiêu hóa. Đồng thời, bạn cần cho gà ăn rau càng nhiều càng tốt, đặc biệt là rau giá, cà chua,… Nếu gà bị sụt cân nhiều thì có thể bổ sung thêm cám tổng hợp xen lẫn với các bữa ăn thóc để gà nhanh lại sức.
Chế độ luyện tập cho gà
Trong giai đoạn gà bị ốm trong, cần cho gà nghỉ ngơi nhiều. Tránh luyện tập hoặc om bóp nghệ cho gà. Hàng ngày, bạn chỉ cần phun nước chè tươi, lau khô và sau đó đem phơi khô ngoài nắng ấm. Chú ý không nên để gà ngoài nắng gắt quá lâu vì có thể khiến bệnh gà nặng thêm.
Bạn nên nuôi gà bệnh trong một chuồng riêng nhưng đảm bảo sạch sẽ, ấm áp. Tránh để gà ốm ở gần những con gà chiến khỏe mạnh khác. Khi gà bắt đầu hồi phục thì cho gà chạy giàng, chạy đà. Nếu trời đẹp thì có thể cho gà nhảy khoảng 5 phút mỗi lần. Như vậy gà sẽ nhanh phục hồi hơn.
Dùng thuốc trợ lực
Nếu chỉ áp dụng 2 cách trên thì bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để khiến gà trở lại khỏe mạnh bình thường. Để chiến kê nhanh chóng phục hồi thể lực, bạn cần phải nhờ đến thuốc trợ lực. Cho gà uống kháng sinh enervon C và boganic, mỗi loại 1 viên/ngày. Bên cạnh đó, cứ cách nhau 1 ngày bạn tiến hành tiêm 1cc Catosal, tiêm xong 3 lần thì nghỉ.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thuốc tăng cơ bắp và thuốc bổ nội tạng cho gà. Các thuốc trên bạn dễ dàng mua được với mức giá khá rẻ.
Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Đường Ruột Ở Gà
Bệnh đường ruột ở gà hay còn được gọi là bệnh viêm ruột hoại tử trên gà. Là một bệnh truyền nhiễm xuất hiện kế phát sau các bệnh nguyên phát như cầu trùng, tiêu chảy, thương hàn…Do triệu chứng khá giống với các bệnh nguyên phát dẫn đến việc người nuôi mua sai thuốc nên kết quả điều trị không cao. Ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi và điều trị bệnh cho đàn gà. Gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho bà con. Do vậy, trong bài này sẽ đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đường ruột trên gà.
Bệnh viêm hoại tử đường ruột do vi khuẩn Clostridium perfringens gây nên. Ở trạng thái bình thường chúng là vi khuẩn ký sinh trong đường ruột tham gia vào quá trình lên men và phân hủy thức ăn. Tuy nhiên, một số tác động từ bên ngoài như rối loạn tiêu hóa, gà quá đói hoặc quá khát, chuồng trại ẩm ướt…Khiến cho đường ruột thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản nhanh phá vỡ thế cân bằng trong đường ruột. Từ đó, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào lông mao niêm mạc gây ra viêm xuất huyết đường ruột. Nặng hơn sẽ là hiện tượng nhiễm trùng máu gây ra cái chết nhanh chóng cho gà bệnh.
Triệu chứng và bệnh tích của bệnh đường ruột ở gà
Bệnh viêm hoại tử đường ruột thường xảy ra ở 2 thể: thể mãn tính và thể cấp tính. Cả 2 thể đều có triệu chứng gần giống nhau nhưng ở thể cấp tính gây ra cái chết với tỷ lệ cao hơn ở thể mãn tính
Gà kém ăn, lười đi, hoạt động chậm chạp
Nặng hơn gà nằm sắp gục đầu, xã cánh không thể tự đứng và đi lại được
Tỷ lệ chết thường là 5 – 25%
Thể mãn tính: biểu hiện không rõ ra bên ngoài khi gà vẫn ăn uống bình thường. Tuy nhiên lại chậm lớn và giảm cân nhanh chóng. Gà chết do gầy, thể lực kém dần .
Giải phẫu cá thể gà bệnh có bệnh tích rõ rệt tập trung nhiều ở đường ruột và có các đặc điểm sau:
Xuất huyết tràn lan ở dưới da, ruột
Niêm mạc có nhiều đám đỏ tấy, xuất huyết thành vệt
Thành ruột dày lên và xung huyết. Xuất hiện dịch nhầy, phủ màng nâu vàng
Một số gà bệnh khác các vùng hoại tử tạo vết loét hoặc đám loét phủ vàng ngà, gan, thận, lách sung to biến màu…
Bệnh đường ruột ở gà – cách phòng và điều trị
Đối với bệnh viêm hoại tử đường ruột ở gà cách phòng và điều trị luôn có sự kết hợp với nhau. Vừa có lợi cho sức khỏe của gà mà vừa ngăn chặn được việc sản sinh quá nhanh của các vi khuẩn có trong đường ruột.
Vệ sinh môi trường chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm chuồng thích hợp
Giữ chuồng nuôi luôn khô ráo
Không cho gà ăn thức ăn đã bị nhiễm nấm mốc hoặc để lâu ngày
Hạn chế thay đổi khẩu phần ăn và phương thức ăn một cách quá đột ngột
Sử dụng vacxin phòng bệnh theo định kỳ bằng một số loại vacxin: Linco 25%, Chlotetra, Sulfatrimix
Bổ sung điện giải Gluco – K – C – HDH hoặc điện giải – K – C – VIT
Phương pháp điều trị bệnh đường ruột trên gà
Phác đồ 1: Dùng Linco 25% trộn vào nước uống theo tỷ lệ 1:4 (1g thuốc với 4 lít nước). Hoặc trộn vào thức ăn theo tỉ lệ 1:15 (1g: 15kg). Đồng thời bổ sung điện giải Gluco – K – C – HDH. Sử dụng liên tục trong 3-5 ngày.
Phác đồ 2: Dùng Chlotetra trộn vào thức ăn (1g: 6kg) hoặc nước uống (1g: 1 lít). Kết hợp thêm với điện giải Gluco – K – C – HDH. Sử dụng trong 5 ngày.
Phác đồ 3: Dùng Sulfatrimix trộn cùng với thức ăn (1g: 4kg) hoặc nước uống (1g: 2 lít). Sau đó sử dụng thêm thảo dược – K – C để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho gà
Bệnh đường ruột ở gà nếu biết cách phòng tránh tốt thì cơ hội để vi khuẩn đường ruột phát triển là không có. Nhưng một khi đã mắc bệnh cần phải điều trị bằng kháng sinh kịp thời theo một trong ba phá đồ kể trên. Để ngăn chặn bệnh biến chứng sang thể khác gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Bệnh Marek Ở Gà: Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Thứ hai – 30/09/2019 14:11
Bệnh Marek ở gà do nhà khoa học Hungary phát hiện năm 1907. ở Việt Nam, bệnh Marek ở gà xuất hiện vào năm 1978 với tên gọi “teo chân gà, “ung thư gà, “hội chứng khối u”… Bệnh gây nên bởi virus Herpes type B. Phương thức lây truyền chính là qua đường hô hấp và ăn uống. Những vẩy bụi da và lông gà nhiễm bệnh Marek giữ được khả năng nhiễm bệnh tới hơn một năm, gà con thường dễ nhiễm bệnh. Sự lây nhiễm còn qua dụng cụ chăn nuôi hoặc do người nuôi mang mầm bệnh từ khu chuồng nuôi này sang khu chuồng nuôi khác.
Trọng lượng giảm, gà bỏ ăn, đi ngoài lỏng và giảm tỷ lệ đẻ trứng. Gà đi lại khó khăn, bại liệt, sã cánh một bên (do viêm dây thần kinh vận động). Tỷ lệ chết 20- 70% ở đàn gà không tiêm vắc -xin. Khi thần kinh mề bị tổn thương, gà có mề và ruột rất nhỏ, gần như vô tác dụng.Cách nhận biết bệnh marekMổ khám thấy các khối u ở gan, thận, phổi, buồng trứng và trong các tổ chức phần mềm khác.
Cách chữa gà bị liệt chânDùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị vi trùng kế phát, sử dụng một trong các loại thuốc sau: Gentacostrim pha 1g/2 lít nước uống hoặc trộn vào 3 kg thức ăn. Neotesol 60 – 120 mg/1kg trọng lượng cơ thể; Synavet pha 1g/2 lít nước uống; Hamcoliforte pha 1g/1lít nước uống; Cosmixforte pha 1g/1 lít nước uống.Phòng bệnh marek ở gàDùng vắc -xin phòng bệnh và dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gia cầm.Các loại thuốc để phòng bệnh gồm: Hanmix-VK4 trộn đều vào thức ăn hỗn hợp với liều 500g/150kg thức ăn đối với gà hậu bị; với gà đẻ trộn 500g/200kg thức ăn; B-Complex pha 1g/1 lít nước uống; ADE pha 100g/200 lít nước hoặc 100kg thức ăn; Hanmix B trộn đều thuốc vào thức ăn hỗn hợp đối với gà con, gà giống 750 -1.500g/250 kg thức ăn. Đối với gà thịt 600 – 1.200g/250 kg thức ăn. Đối với gà dò 500 – 1.000g/250 kg thức ăn.Đây là căn bệnh thường gặp gà ở mọi lứa tuổi, khi có các triệu chứng trên, người chăn nuôi cần đến các cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn thêm.
Nguồn tin: kinhtenongthon.com.vn
Cách Phòng Và Trị Bệnh Gà Rù
Gà rù hay còn gọi là bệnh Newcastle, đây là căn bệnh thường gặp ở gà và có mức độ lây lan nhanh chóng và nguy hiểm cao. Bệnh này có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào, đặc biệt, phát triển mạnh trong thời tiết giao mùa hoặc mùa lạnh.
Theo bác sỹ thú ý Nguyễn Thị Vân (Nam Định), bệnh này thường lây lan qua đường tiêu hóa hay hô hấp. Vì vậy, gà khỏe có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với gà hay gia cầm ốm, dùng chung thức ăn, nước có chứa mầm bệnh. Bệnh thường lây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp người, chuột, dụng cụ, gió thổi từ nơi này sang nơi khác. Đặc biệt lây lan, phát triển mạnh do chim trời.
Bệnh do virus nhóm Paramyxo gây ra ở tất cả các lứa tuổi và tất cả các giống gà. Bệnh này không chỉ xảy ra ở gà ma còn xảy ra cả trên bồ câu, vịt, gà tây, gà sao, chim cút, ngan… Các bác sỹ thú y cho biết, virus này có thể tồn tại thời gian dài (năm này qua năm khác) ở điều khiện môi trường mát, nhưng cũng dễ bị diệt bởi các thuốc sát trùng thông dụng.
Sau một thời gian ủ bệnh, khi phát bệnh, gà có những triệu chứng khá rõ rệt với các hiện tượng chậm chạp bất thường hoặc đứng im một chỗ, bỏ ăn. Gà còn có một số biểu hiện khác như khò khè, chảy nước mũi, uống nhiều nước, phân trắng hoặc xanh… Khi gà đã xuất hiện các triệu chứng này, nếu không áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, gà sẽ bị xuất huyết, máu nhiễm trùng, đường tiêu hóa viêm loét và từ đó sẽ tử vong rất nhanh.
Với bệnh này hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh gà rù hiệu quả. Khi gà mắc bệnh ở thể nhẹ, có thể b ổ sung các chất điện giải, Vitamin B,C. Pha vào nước cho gà uống. Kết hợp thêm các thuốc kháng sinh phổ rộng như Genta-costrim, Tylo-50, Ampi – Septol, Neotestol, K.C.N.D, Colidox – plus…
Khi gà có dấu hiệu mắc bệnh gà rù, cần tiến hành cách ly gà ngay lập tức, tránh để gà tiếp xúc với đàn nuôi khỏe mạnh.Sau đó, sử dụng vôi bột, rắc quanh chuồng cũng như phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Với gà chết do bệnh gà rù, tránh sử dụng làm thực phẩm mà phải tiêu hủy bằng cách chôn, rắc vôi bột. Nếu gà mắc bệnh với phạm vi cả đàn, cần thông báo cho các cơ quan chức năng, tránh trường hợp dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Đối với bệnh này, phương pháp phòng bệnh là hiệu quả nhất. Gà cần được tiêm vacxin theo sự tư vấn của các bác sỹ thú ý. Khi nuôi cần chú ý phân loại gà, tránh nuôi chung gà giữa nhiều độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, hệ thống chuồng trại cần được đảm bảo sạch sẽ, máng ăn, máng uống cần được làm sạch thường xuyên. Trong thức ăn của gà nên bổ sung men vi sinh và chất dinh dưỡng để gà tăng sức đề kháng.
Minh Châu
Bạn đang xem bài viết Cách Điều Trị Và Phòng Tránh Bệnh Ốm Trong Cho Gà trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!