Xem Nhiều 5/2023 #️ Cách Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt Chuồng. Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt # Top 6 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Cách Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt Chuồng. Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt Chuồng. Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chim bồ câu được đánh giá là một trong những loài chim có giá trị thương phẩm cao nhất hiện nay. Nuôi chim bồ câu đã trở thành hướng đi thoát nghèo và làm giàu bền vững mới cho bà con nông dân. Cùng với mô hình nuôi thả truyền thống, mô hình nuôi chim bồ câu nhốt chuồng ngày càng chứng minh được hiệu quả trong việc nâng cao năng suất và sản lượng. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết kỹ thuật nuôi bồ câu nhốt chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao tới bà con.

Khác với mô hình nuôi thả, mô hình nuôi chim bồ câu nhốt lại được phân chia theo từng nhóm và được nuôi trong môi trường khép kín hoàn toàn.

Nếu như bồ câu nuôi thả sống trong chuồng có kích thước 30 x 30 x 30cm thì bồ câu nuôi nhốt được nuôi trong chuồng có kích thước khá rộng rãi 50 x 50 x 50cm. Sở dĩ, kích thước chuồng nuôi bồ câu rộng hơn là để chim có được không gian sống thoáng mát, tránh bệnh tật và dễ vệ sinh.

Mô hình nuôi chim bồ câu nhốt đang đang được rất nhiều bà con áp dụng vì những ưu điểm mà nó mang lại như tiết kiệm chi phí, dễ quản lý, ít bệnh tật. Nếu như mô hình nuôi thả khó kiểm soát số lượng, các mầm bệnh thì phương pháp nuôi này khắc phục được các nhược điểm trên. Ngoài ra, mô hình này còn giúp bà con dễ dàng phân chia khu vực nuôi chim như: chim giống, chim sinh sản, chim thịt…

Tuy nhiên, việc nuôi chim bồ câu nhốt cũng khiến cho thịt của chúng kém săn chắc và giảm độ thơm ngon so với chim bồ câu thả. Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách giăng lưới thép quanh chuồng nuôi để tăng không gian vận động cho chim.

Cách nuôi chim bồ câu nhốt đạt hiệu quả cao

Có 4 yếu tố tiên quyết trong kỹ thuật nuôi chim bồ câu theo mô hình nhốt chuồng mà bà con cần lưu ý:

1. Chuẩn bị con giống

Với bất kỳ loại hình chăn nuôi nào, con giống cũng đều giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Chim bồ câu giống phải là chim khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không có dị tật và có bộ lông mượt mà. Thời điểm chọn mua chim giống tốt nhất là khi chim được 4 – 6 tháng tuổi.

Để đảm bảo về nguồn giống tốt, bà con nên chọn các cơ sở uy tín hoặc liên hệ trung tâm khuyến nông để mua được chim giống có chất lượng cao. Tránh mua chim giống không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc được bán đại trà ngoài chợ. Mặc dù có giá thành rẻ hơn nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ như chim bệnh hay giống lai tạp.

Tùy vào mục đích nuôi mà bà con có cách chọn chim bồ câu khác nhau. Nếu bà con mua giống chim bồ câu sinh sản thì nên chọn các cặp chim đã được ghép sẵn với nhau (1 trống, 1 mái). Nếu bà con chọn chim giống để nuôi lấy thịt thì nên chọn chim trống, vì chim bồ câu trống khỏe mạnh hơn và phát triển nhanh hơn.

2. Xây dưng chuồng trại

Điều đầu tiên cần chú ý khi xây dựng chuồng trại trong mô hình này là hướng chuồng. Chuồng nuôi chim bồ câu phải có nhiều ánh sáng, khô ráo, thoáng mát và tránh gió lùa. Bà con cần lưu ý dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh chuồng trại thật tốt, thường xuyên thay rơm lót trong chuồng để chim phát triển khỏe mạnh và không bệnh tật.

Kích thước, không gian chuồng nuôi không nên quá chật hẹp. Nếu không gian sống quá bí bách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của chim. Kích thước chuồng nuôi được khuyến nghị như sau:

Chuồng chim bồ câu thịt (chim thương phẩm) nên có kích thước lớn hơn khoảng 50 x 50x50cm, nuôi khoảng 4 con/chuồng.

Vật liệu làm chuồng có thể bằng gỗ hoặc lưới thép. Làm chuồng bằng lưới thép sẽ dễ vệ sinh hơn và tiết kiệm chi phí.

3. Thức ăn và thuốc phòng chữa bệnh

Đối với mô hình nuôi chim bồ câu nhốt, bà con nên tập cho chúng thói quen ăn đúng giờ, thường là 6 giờ sáng và 2 giờ chiều. Các loại thức ăn yêu thích của chim bồ câu gồm có các loại đậu, ngô, thóc và một lượng nhỏ sỏi. Thức ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ khoáng chất thiết yếu cho chim phát triển.

Về nước uống, bà con không cần cho quá nhiều nước vì nhu cầu nước của chim bồ câu là rất ít chỉ khoảng 50 – 90ml/ngày. Nước cho chim uống nên là nước sạch pha với vitamin và được thay hàng ngày. Máng đựng thức ăn và nước uống nên làm bằng vật liệu mềm dẻo, dễ vệ sinh.

Bên cạnh việc đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống được đầy đủ và hợp vệ sinh thì bà con cũng nên tiêm vắc xin cho chim theo định kỳ (3 lần/năm). Vệ sinh chuồng trại, phòng tránh chó, mèo, chuột hay chim lạ tấn công và có biện pháp đối phó với mầm bệnh như phun thuốc khử trùng.

Kết luận

Mô hình nuôi chim bồ câu nhốt chuồng đã và đang đem lại năng suất và lợi nhuận cao cho bà con. Trong tương lai đây chắc chắn sẽ là một trong những mô hình chăn nuôi hiệu quả, có khả năng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.

Nuôi Chim Bồ Câu Làm Giàu. Mô Hình Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Chim Bồ Câu

1. Anh Nguyễn Xuân Tiến – Bắc Ninh

Đến với “vùng đất Quan Họ”, bà con nông dân kể nhau nghe rất nhiều về anh nông dân Nguyễn Xuân Tiến đã đổi đời với mô hình nuôi bồ câu Pháp. Trang trại của anh Tiến nằm ở thôn Đạo Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Sau nhiều năm miệt mài việc đồng áng nhưng chẳng mang lại hiệu quả kinh tế, gia đình vẫn trong cảnh túng thiếu, anh Tiến đã tìm hiểu qua sách báo và đi học hỏi về phương pháp nuôi chim bồ câu từ các trang trại trên khắp nước, đặc biệt là ở nhiều tỉnh miền Nam. Từ năm 2015, anh thử nghiệm nuôi 700 cặp bồ câu Pháp và đã nhận về kết quả bất ngờ.

Anh Tiến nhận ra loài chim này rất dễ nuôi và nhanh phát triển cũng như sức đề kháng cao hơn hẳn các giống gia cầm truyền thống. Vì vậy, anh đã mạnh dạn đầu tư thêm chim giống và mở rộng chuồng trại. Trong vòng hơn 1 năm, trại chim bồ câu của anh Tiến đã phát triển lên hơn 1000m 2 với 3000 con, 1000 chim giống và 2000 chim thương phẩm.

Anh Tiến chia sẻ rằng bồ câu rất dễ nuôi nhưng ban đầu phải đầu tư chuồng trại kĩ lưỡng. Giống bồ câu Pháp mà anh Tiến đang nuôi cần nhiều ánh sáng, thoáng mát và đặc biệt là vệ sinh sạch sẽ chuồng trại. Chim phát triển rất nhanh nên khoảng 45 ngày là có thể xuất bán 1 lứa chim tơ. Chim giống khoảng 6 tháng tuổi bắt đầu sinh sản và để đến 7 lứa/năm, cho ra khoảng 10 – 14 con non.

Trang trại của anh Tiến chỉ nuôi duy nhất chim bồ câu Pháp. Đây là loài mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, mỗi tháng trại xuất ra khoảng 60% tổng đàn với giá bồ câu thịt ổn định ở mức 130,000/kg. Tính đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm từ chim bồ câu mang lại cho anh Tiến khoảng 40 triệu tiền lãi/tháng. Giấc mộng làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu của anh đang trở thành hiện thực và là tấm gương sáng cho mọi người cùng nhau xóa đói giảm nghèo.

Miền Nghi Lộc – Nghệ An “đất cày lên sỏi đá” với những cơn gió Lào như thiêu đốt mỗi khi hè về. Bài toán kinh tế cho nông dân nơi đây đã làm cho những cấp lãnh đạo phải trăn trở bao năm qua. Thế nhưng, anh Nguyễn Văn Khanh đã mang lại cho miền quê Nghi Kiều – Nghi Lộc một hy vọng mới đó là làm giàu từ nuôi chim bồ câu.

Từ cuối năm 2012, anh Khanh đã bắt đầu xây dựng một trang trại nuôi chim bồ câu theo hướng khoa học và kĩ thuật cao trên diện tích gần 1ha. Anh nông dân thời hội nhập này đã tạo bước đột phá khi đổ bê tông cho toàn bộ chuồng nuôi thành từng dãy sạch sẽ và ngăn nắp. Mỗi chuồng 1000m 2 chia làm 500 ô và mỗi ô là 1 cặp bồ câu sinh sản. Trong mỗi ô có lót ổ rơm cho chim đẻ. Máng thức ăn và máng nước gắn ở vị trí dễ lấy để thay đều đặn.

Đến thời điểm hiện nay, anh Khanh đã xây dựng 8 chuồng với 4000 cặp chim sinh sản. Theo anh chia sẻ thì mỗi tháng trang trai xuất bán khoảng 4000 chim thịt với giá 60,000/con. Cứ như vậy, gia đình anh thu về gần 1 tỉ lợi nhuận/ năm. Đây quả là một con số “khủng” đối với miền quê nghèo nơi đây.

Bên canh đó, anh Khanh vẫn đang dự định nhân đàn lên 8000 cặp chim sinh sản và chia sẻ kinh nghiệm nuôi cho bà con nông dân muốn bắt đầu nuôi chim bồ câu. Anh Khanh là một trong những tấm gương thoát nghèo tiêu biểu nhất của miền Trung đầy nắng và gió.

Chương trình khuyến nông của tỉnh Bạc Liêu đã giúp cho một người đàn ông từ một anh “Hai Lúa miệt vườn” trở thành triệu phú với mô hình nuôi chim bồ câu mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Đó là ông Võ Văn Tần ở ấp Phước 3B, xã Vĩnh Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Gia đình ông Tần là một gia đình thuần nông qua nhiều thế hệ. Từ nhỏ đến lớn ông chỉ biết quanh quẩn bên ruộng vườn với mức thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, từ năm 2009, ông đã theo dõi chương trình khuyến nông và quyết định học hỏi để thử nghiệm mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm.

Lúc đầu, ông chỉ dám mua 5 cặp chim giống về nuôi thử nhưng khó khăn đã xuất hiện. Chim ủ rũ, ốm yếu và chết gần hết. Không bỏ cuộc, ông bắt đầu nghiên cứu miệt mài bằng mọi cách từ sách báo đến truyền hình để học hỏi kiến thức và kinh nghiệm những người đi trước. Đến năm 2010, ông bắt đầu ứng dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình nuôi chim bồ câu. Ông Tần thiết kế lồng bằng khung gỗ tạp và bọc lưới B40 để tiết kiệm chi phí, đặt lồng ở nơi khô ráo thoáng mát, vệ sinh chuồng 1 tuần 2 lần, cho chim ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều.

Đến hiện tại, trang trại của ông có trên 2000 con giống các loại và hàng ngàn chim sinh sản cho ra chim thịt xuất chuồng đều đặn. Và mỗi tháng, sau khi trừ các chi phí thì ông Tần thu về hơn 30 triệu. Một con số đáng khâm phục “anh Hai Lúa miền Tây” vươn lên từ tay trắng.

Kết luận

Có thể thấy rằng mô hình nuôi chim bồ câu đã giúp cho rất nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ bồ câu hiện nay, và trong tương lai, được dự báo là sẽ cao hơn so với nguồn cung. Do đó, cơ hội làm giàu từ nuôi chim bồ câu vẫn đang rất rộng mở với những ai thực sự quyết tâm, khao khát làm giàu, dám nghĩ dám làm!

Cách Nuôi Chim Bồ Câu Gà Mỹ Đạt Năng Suất Cao

Cách nuôi Chim Bồ Câu Gà đạt năng suất cao.

·Theo kinh nghiệm, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát thì chim mới mau lớn. Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu phải có mái che mưa, nắng, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt cần có chuồng nuôi khác nhau.

·Làm chuồng nên làm bằng lồng nuôi công nghiệp hoặc lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 60 cm, chiều sâu 60 cm, chiều rộng 60 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.

· Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khỏe mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn,… Nên mua chim đã được ghép đôi.

· Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 7 đến 8 lứa chim bồ câu con trong một năm.

·Nhu cầu dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc, cám dành riêng cho bồ câu… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.

·Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường một ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều. Thức ăn cho chim con là gạo xay trộn, còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) đã xay vỡ. cám cũng là món ăn quan trọng, thường dùng cám P907, VINA258, T55

·Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%.

·Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là khá lớn. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.

-Một năm tiêm vác xin phòng bệnh 3 lần cho chim.

-Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.

-Vệ sinh máng ăn, máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng. Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.

-Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phóng tránh chuột, mèo, chó,… tấn công chim.

-Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.

Kĩ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Giai Đoạn Sinh Sản, Ấp Trứng

Trong trường hợp chim đang đẻ hoặc đang ấp mà vì lý do nào đó (bể trứng, mất trứng, hoặc ta lấy bỏ trứng…) thì khoảng sau 10 – 14 ngày chim sẽ tiếp tục đẻ lứa mới. Bồ câu ấp khoảng 16 – 17 ngày thì trứng nở, Chim sau khi nở được 3 tuần tuổi là ra ràng và chim mẹ lại chuẩn bị đẻ lứa tiếp theo như vậy một cặp bồ câu cứ sau 40 – 45 ngày là cho ra một thế hệ mới.

Trường hợp bồ câu liên tục làm vỡ trứng có thể do những khả năng sau:

Chim tơ mới đẻ lần đầu nên chưa thuần thục trong việc ấp trứng, đảo trứng nên đạp bể trứng. Trường hợp này ta cứ để kệ cho chim tự tập và làm quen với việc ấp, tuy nhiên ta sẽ mất một vài lứa đầu.

Ổ đẻ quá nhỏ, khi chim ấp, xoay trở và đạp bể trứng, ổ đẻ có thể là hộp gỗ vuông mỗi cạnh khỏang 25cm, chiều cao phải ừ 12 – 15cm, trong đó khỏang 7 – 8cm dưới đáy chứa rơm, sợi vải và những vật liệu lót ổ khác hoặc ổ đẻ cũng có thể là những rổ nhựa tròn đường kính cũng khỏang 25cm và chiều cao cũng như hộp gỗ ở trên.

Do thời gian cách nhau giữa 2 lần đẻ trứng khá lâu, nên trường hợp trứng nở không đều là dễ hiểu, Bồ câu non lớn rất nhanh, nên sau 2 ngày thì tỷ lệ chênh lệch giữa con đầu tiên và con sau sẽ khá rõ rệt và chuyện cùng lứa lấn nhau tranh ăn, con lớn hơn càng ngày càng lớn và con nhỏ hơn thì không phát triển được.

Đó là lý do vì sao khi cho Bồ câu sinh sản tự nhiên theo cách cũ (nuôi thả) thường tỷ lệ Chim trong 1 tổ đến khi trưởng thành là 1.

Để khắc phục tình trạng này thì ngay khi chim đẻ trứng đầu tiên ta sẽ nhẹ nhàng lấy trứng ra, bảo quản nơi an toàn, thoáng gió, thay vào đó là 1 cái trứng giả có hình dáng và màu sắc tương tự trứng thật để chim không sốc.

Sau khi có trứng thứ 2, ta sẽ cho trứng đầu vào để chim ấp và chắc chắn cả 2 trứng sẽ nở cùng ngày và phát triển đồng đều.

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt Chuồng. Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Nhốt trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!