Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Nuôi &Amp; Trị Gà Đá Bị Rót Trở Nên “Đá Sung” Trong Nháy Mắt # Top 5 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Nuôi &Amp; Trị Gà Đá Bị Rót Trở Nên “Đá Sung” Trong Nháy Mắt # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi &Amp; Trị Gà Đá Bị Rót Trở Nên “Đá Sung” Trong Nháy Mắt mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gà đá bị rót có biểu hiện gì?

Người nuôi gà chọi lâu năm hẳn sẽ biết “Gà rót” là từ lóng chỉ con gà đá nhát đòn, lỏn lẻn, không chịu cự, đánh nhau. Biểu hiện này thường xuất hiện khi gà đã thua 1 lần từ đó sợ đòn đau, cứ gặp đối thủ là bỏ chạy.

Một số biểu hiện của gà bị rót, lỏn lẻn, cự yếu qua mô tả của người nuôi:

• “Gà nhà em mới mua về cự xổ quá chừng nhưng qua 2, 3 ngày sau nó không chịu cự con nào nữa hết. Cứ xổ là chạy” – Nguyễn Văn Toàn.

Nhà Cái TOBET88 đá gà online cựa dao, cựa sắt mỗi ngày – Đăng ký tobet88 nhận ngay 100k vào tk Ngân Hàng!

• “Gà nuôi cả tháng trời vốn cực sung cự xổ ầm ầm ko ngán con nào. Bỗng dưng giờ lúc chuẩn bị nuôi đá thì lại sợ con gà thái. Gà không có dấu hiệu gì về bệnh tật hay thay lông, Bổn bang thuộc loại hay, chịu cựa tốt, nó cũng không còn tơ. Ko biết gà mình như vậy là nó bị gì ?” – Lê Mạnh.

• “Gà nhà mình mùa đầu không vấn đề gì, xổ thoải mái, không sợ gì, nhưng khi thay lông thì lại lỏn lẻn hẳn, nhốt chung với con nào thì chỉ một lúc từ sáng đến chiều là dựng tóc gáy hết lên. Nuôi lâu rồi mà không biết trị sao nữa.” – Việt Trần.

• “Xin thỉnh giáo các sư kê. Gà nhà mình có phải bị rót không? Trước sống ở chỗ quen thì nó đá như điên nhưng mới chuyển qua chỗ lạ thì nó không chịu đá gì hết, kêu tiếng gà mái và sừng lông cót lên” – Hảo Kê.

Nếu gà chiến nhà bạn cũng đang gặp một trong những biểu hiện miêu tả ở trên thì điều cần làm bây giờ là tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách nuôi gà bị rót hợp lý nhất.

Nguyên nhân gà bị rót, lỏn lẻn

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gà bị rót là do đã từng thua trận.

Gà bị om đòn, đau trong người khi bị bắt chiến với con gà mạnh hơn nhiều.

Gà chưa đủ tuổi nhưng bị nhốt chung với gà già hoặc bị ép chiến với gà lớn.

Gà thả vườn, nhát người.

Ngoài ra, gà cũng có thể bị lỏn lẻn, không chịu cự sau khi thay lông.

Gà bị rót phải làm sao – cách trị gà bị lỏn lẻn

Biện pháp nuôi gà bị rót mau khoẻ, sung và cự tốt trở lại là úp bội cũng như chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện cho chúng.

Cách nuôi gà bị rót

Có hai cách để giúp gà sung hơn không bị lỏn lẻn, nhát đá nữa, đó là nuôi cách ly cũng như tạo cho chúng cơ hội làm thủ lĩnh.

Về cách ly thì cần làm ít nhất nửa tháng ở lồng tối. Song song với đó, bạn thả gà ra vườn cho chúng làm thủ lĩnh. Nếu bệnh không nặng, chắc chắn chỉ trong khoảng thời gian 2 – 3 tuần đầu là gà sẽ cải thiện rõ rệt rồi.

Bên cạnh, cần kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập gà đá để tăng sức chịu đựng, độ dẻo dai và chịu đòn tốt cho chúng.

Úp bội cho gà

Úp bội là biện pháp hữu ích nhất có thể sử dụng khi nuôi gà đá bị rót. Cách làm là tách gà ra riêng hoặc nhốt vào 1 ô chuồng.

Sáng sớm (khoảng 7 – 8 giờ) thực hiện úp gà ngoài sương bằng hai bội – bội lớn úp ngoài, bội nhỏ úp trong. Ngoài ra, nên để 1 con gà ở ngoài để chạy bội giúp tăng thể lực. Chú ý, không để 2 con có cơ hội đụng mỏ nhau. Cứ làm vậy cho đến khi gà không sợ và chạy thì cho xổ gà lông.

Chế độ dinh dưỡng cho gà bị rót

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi gà. Đối với gà bị rót cũng vậy, bổ sung các chất dinh dưỡng giúp cho gà trở nên hưng phấn và sung mãn hơn kết hợp với chế độ luyện tập thì gà sẽ càng ngày càng gan lỳ hơn rất nhiều.

Thành phần trong chế độ nuôi gà đá với dinh dưỡng của gà bao gồm:

Thóc, lúa: Giúp gà chắc nịch hơn.

 –  Rau xanh: Bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết cho gà.

Sâu super worm hoặc dế: Giúp tăng độ hưng phấn cho gà.

 –  Thịt bò: Bổ máu, tăng độ sung mãn.

Lươn, trạch nhỏ hoặc cá chép: Giúp chắc xương, tăng sức bền cho gà đá.

 –  Các loại vitamin cần thiết: A, K, C, B1, B12.

Chế độ luyện tập

Bên cạnh chế đọ dinh dưỡng thì luyện tập là yếu tố không thể thiếu với gà bị rót. Chỉ có luyện tập thì mới đẩy được gà trở nên sung hơn. Khi tập luyện, chú ý nên áp dụng các bài tập cơ bản trước đẩy dần theo tần suất và mức độ. Một số bài tập có thể sử dụng cho gà bị rót là:

1. Vần đòn, vần hơi.

2. Chạy bội.

3. Quần sương.

4. Dầm cán.

Thời gian của các kỳ vần thay đổi theo kỳ vần 1 đến 4 đối với vần đòn và 1 – 3 đối với vần hơi. Các bài tập còn lại có tác dụng làm tăng sức bền, độ dẻo dai và làm chân trở lên cứng cáp hơn.

Cho gà chạy bội để rèn luyện thể lực và độ sung

Trong trường hợp gà chọi bị yếu chân thì cũng có thể cho gà dầm cán kết hợp với các bài tập chân như chạy lồng hoặc tung lên cao cho rơi tự do. Như vậy chân gà sẽ trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn rất nhiều. Cũng là cách làm cho gà sung mãn, bền bỉ hơn rất nhiều.

Một biện pháp khác giúp gà rót mau cự là om nghệ cho chúng.

Sau các bài tập, các kỳ vần sẽ là quá trình om bóp cho gà làm tăng khả năng chịu đòn. Và hạn chế được các vết thương sâu do đối thủ gây ra trong quá trình thi đấu. Công thức om bóp cho gà chủ yếu bằng rượu nghê và ra nghệ bằng nước chè tươi. Với cách nuôi gà đá bị rót thì chỉ thực hiện om bóp khi gà có đủ sức khỏe, trọng lượng.

Tuyệt đối không thực hiện khi gà đang bệnh, quá gầy hoặc quá yếu. Bởi như thế sẽ làm phản tác dụng của việc om bóp. Không những không làm cho da gà dày lên mà còn làm thể trạng gà ngày một yếu đi.

Om bóp nghệ cho gà

Thuốc trị gà bị rót

Thuốc trị gà bị rót cũng là một món không thể thiếu trong giao đoạn nuôi này. Một số loại thuốc trị rót, cự yếu, lỏn lẻn được đánh giá cao gồm có Lampam, Super Energy,… Có tác dụng làm gà trở nên hứng phấn, lỳ lợm và máu lửa hơn.

Cộng dụng của thuốc trị gà rót:

Bổ sung các vi chất cầ thiết với gà như vitamin, amino axit.

Tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng cho gà.

Tăng cường phát triển, thúc đẩy gà mau cự.

Giúp gà thoải mái sau khi thi đấu, giảm stress khi thay đổi môi trường.

Chống rớt bo khi vận chuyển gà đi xa.

Nếu đã thực hiện tất cả các cách ở trên mà gà vẫn bị rót thì cần xem xét lại giống nòi của chúng. Có khả năng chúng bị rót bẩm sinh thì sẽ bị coi là hỏng, không có khả năng đá nữa, nên thay thế bằng con gà khác sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, mỗi ngày ĐáGà.Me sẽ trực tiếp các trận đá gà khác nhau tại Trực Tiếp Đá Gà.

Cách Nuôi Gà Chọi Chiến

KỸ THUẬT NUÔI GÀ CHỌI CHIẾN CHI TIẾT, KHOA HỌC CHO GÀ SUNG, MÁU CHIẾN NHẤT

1. Chọn giống gà chọi chiến

Gà nòi được dùng để chỉ chung cho gà nòi đòn và gà nòi cựa (gà đòn và gà cựa) Ở mỗi vùng lại có một cách gọi khác nhau. Ở miền bắc thường gọi gà nòi là gà chọi, ở miền Trung lại gọi là gà đá, miền Nam hầu hết gọi là gà nòi.

Gà đòn: có đặc điểm chân vàng màu nghệ da non, ở nách cũng có màu vàng nhưng hơi nhạt, thân hình to lớn, vạm vỡ, mắt sâu hoắm. tình tình gan lì, cổ trụi, chân cao và có 2 loại là gà Mã lại (Mã mái) và gà Mã chỉ.

Gà cựa: có đặc điểm chân nhỏ, toàn gân xương, thịt bủng beo, cựa dài, nhọn hoắt, sắc bén. Mắt lanh lợi. Loại này không tham ăn. Gà nòi cựa ở miền Nam có bộ lông mượt nhiều, phủ giáp hai bên hông dài lòng thòng trông rất đẹp mã.

Đối với gà chọi chiến, khâu chọn giống là quan trọng hơn cả. Việc chọn giống gà chọi có những yêu cầu khắt khe.

Chọn lọc giống ông bà thông qua ngoại hình và trong lượng cơ thể. Con giống yêu cầu khỏe mạnh, không bị dị tật bẩm sinh, thân hình đẹp, cân đối.

Chọn gà chọi con 1 ngày tuổi:

Sau khi gà con nở cần tách riêng trống mái rồi cân 10% tổng số gà nở để xác định khối lượng trung bình của cả đàn. Tiếp theo chọn lọc những con có trọng lượng lấp xỉ bằng trọng lượng sơ sinh trung bình của từng dòng.

Ngoại hình cần đạt tiêu chuẩn: lông tơi xốp, khô, thân hình cân đối, mỏ và chân cứng cáp, bụng thon nho, không bị hở rốn, không bị dị tật, dáng đi khỏe khoắn.

Loại bỏ những con: mắt kém, vỏ vẹo, cổ vẹo,lưng cong, không có phao câu, xương lưỡi hái bị vẹo, dị dạng, bàn chân bị sưng hoặc nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối, cơ ngực phát triển không bình thường.

2. Làm chuồng nuôi gà nòi đúng tiêu chuẩn

Xây chuồng nuôi đơn giản:

Để thực hiện được đúng cách chăm sóc gà đá cần làm chuồng rộng rãi, cao ráo, khi nhốt gà không bị tù túng, đảm bảo tính chất háu chiến. Ngoài ra cách làm chuồng trại nuôi gà chọi này còn đặc biệt quan trọng với mô hình nuôi gà chọi tập trung.

Hướng chuồng: Tốt nhất là hướng Đông Nam, nên hạn chế hướng Đông, Tây Nam và hướng Bắc.

Mái chuồng lợp bằng tôn hoặc tấm lợp, có độ nghiêng phù hợp để thoát nước tốt nhất, mái nhô ra ít nhất từ 20 – 30cm để che mưa, gió tốt nhất cho gà.

Nơi làm chuồng phải có ít nhất từ 30cm đảm bảo trong chuồng không bị ẩm ướt khi trời mưa.

Dãy chuồng xây bằng gạch, chia thành các ô nhỏ, mỗi ô rộng từ 2 – 4m2, chiều cao từ 1 – 1,5m, bề rộng 1 – 1,2m trở lên.

3. Thức ăn nuôi gà chọi

Nguồn thức ăn quyết định đến khả năng sung mãn, hình dáng mẫu mã.

Nuôi gà chọi đá không nên cho ăn cám công nghiệp. Thay vào đó, các hộ nuôi có thể tận dụng thức ăn có sẵn, thức ăn tự sản xuất gồm:

Thóc lúa: Đây là nguồn thức ăn chính của gà đòn giúp tăng thể thực, sức khỏe và khả năng chịu đòn.

Rau xanh: Rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ, các nguyên tố vi lượng, đa lượng giúp tăng sức đề kháng, giảm thân nhiệt vào những ngày nắng nóng. Một số loại rau như: rau muống, xà lách, giá đỗ , thân cây chuối băm nhỏ bằng máy băm chuối (thân cây chuối chỉ cho ăn từ 2- 3 lần/tuần).

Các loại thảo dược, thức ăn bổ sung: Có thể sử dụng tỏi, gừng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh triệu chứng khó tiêu, đồng thời có tác dụng làm ấm cho gà khi đến mùa lạnh, gió rét. Bổ sung vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học…

Các loại mồi: Các loại mồi sẽ cung cấp protein, chất đạm, sự hưng phấn và sung mãn của gà từ đậu trận đá đến cuối trận. Các loại mồi chủ yếu như: sâu, lươn, trạch nhỏ, thịt bò, tôm tép nhỏ, cá chép nhỏ, dế, giun quế, giun đất.

Cách nuôi gà chọi khỏe mạnh, người nuôi không nên dùng ếch nhái làm mồi vì loại mồi này có chứa rất nhiều đạm, có thẻ làm tăng thể rộng thịt, nhiều mỡ, sức bền kém.

4. Nước uống cho gà

Nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn, không có lẫn tạp chất. Nhiệt độ của nước không được quá lạnh, quá nóng, duy trì từ 7 – 28 độ C.

5. Chế độ chăm sóc gà khỏe mạnh

Mỗi ngày ăn 2 lần vào 6 – 7 giờ sáng và 17 – 18 giờ chiều. Vào trưa lúc 12 – 13 giờ cho ăn thêm bữa phụ là một ít mồi, rau củ quả tươi.

Chỉ cho ăn với lượng thức ăn vừa phải, không được cho chúng ăn no căng diều vì ăn no sẽ lường, béo tốt, không chịu lùng sục tìm ăn, khả năng chiến đấu bị sụt giảm, mất đi bản năng sinh tồn tự nhiên. Thông thường chỉ nên cho ăn từ ½ – ⅔ diều gà.

Mỗi tuần vào lúc mát trời thì nên cho gà ăn thêm 2 lần tỏi, 1 lần ớt để tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh tật.

Gà chọi chiến đến 7 tháng tuổi thì thích hợp để cắt tai tích. Tiến hành cắt vào ngày trăng khuyết để gà bớt chảy máu, bớt đau. Tránh cắt vào những ngày nắng.

Trước khi cắt tai tích, nên cho gà uống 1 viên vitamin K.

Sáng cho gà ăn uống bình thường, đến trưa sau 11 giờ thì dừng không cho uống nước, đến chiều sau 6 giờ thì tiến hành cắt tai tích.

Dùng kéo hoặc dao lam để cắt tai tích. Tuy nhiên khi cắt bằng dao lam thì sẽ gọt được phần nhỏ li ti bị chìa ra.

Cắt tỉa lông có vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc gà chọi chiến. Nếu không cắt tỉa, bộ lông sẽ “phá” ngoại hình, khiến cho gà chiến đấu khó khăn hơn.

Phơi nắng cho gà chọi giúp chúng có một thân hình dẻo dai, khỏe mạnh, bền sức. Đồng thời, ánh nắng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp gà hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng, có bộ da đỏ, đẹp, xương cứng cáp, để gà có tinh thần sảng khoái nhất.

6. Cách huấn luyện gà chọi máu chiến

Cho gà chọi đá thử từ 1 – 5 trận, con nào không có khả năng chiến đấu thì loại ra.

Quần sương gà nòi: Là cách cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

Xát nghệ: Dùng nghệ tươi giã nhỏ, đem hòa với rượu trắng + nước trà + nước tiểu trẻ em rồi đem xát lên vùng da đã cắt lông. Tiến hành đều đặn trong vòng 3 tháng thì da gà sẽ dày lên, tăng khả năng chịu đòn rất tốt.

Dầm cẳng: Tiến hành dầm cẳng trước 1 tháng khi thi đấu. Chuẩn bị hỗn hợp gồm nghệ giã nhỏ + muối ăn + nước tiểu ngâm chân gà.

Vần gà chọi:

Vần gà nòi là cách tập luyện để gà có sức khỏe dẻo dai, chuyển từ 1 con gà mộc sang gà chiến. Và có 3 hình thức vần gà như sau:

Vần gà với gà (vần hơi/ vần đòn): dùng 2 gà cuốn chân, sau đó bịt hoặc thả mỏ quần thảo với nhau.

Vần gà với người (tập bộ): sử dụng hình thức tập quay thóc.

Cho 2 gà chạy lồng, bên ngoài có 2 người theo dõi đếm vòng

Cách Nuôi Gà Chín Cựa

Đặc điểm gà nhiều cựa

Đặc điểm của loại gà này có màu hoa mơ pha với tím sẫm, hình dáng giống gà bình thường. Trọng lượng gà trưởng thành khoảng 1,5 – 1,8 kg. Cả gà trống và gà mái đều có cựa mềm, thường 6 – 8 cựa (hiếm gặp con có 9 cựa). Phương pháp nuôi gà nhiều cựa dễ dàng và giống với các giống gà địa phương khác:

Chuồng nuôi gà:

– Chuồng làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như tre, nứa, luồng, lá cọ tranh, rạ… Nuôi 100 con cần diện tích khoảng 25 – 30m2. – Nên làm chuồng sàn bằng tre, gỗ, cao 40 – 50 cm so với nền chuồng (nền láng xi măng) để phân gà rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân. – Làm chuồng nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt. – Chuồng gà mái đẻ làm hơi dốc để trứng lăn về trước, tránh giập vỡ trứng và tránh gà mổ trứng.​

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

– Nuôi trong lồng: Kích cỡ lồng: 1 m x 2 m x 0,9 m (kể cả chân đáy 0,4 m) để nuôi 100 gà con. Đáy lồng làm bằng sắt ô vuông 1 x 1 cm, xung quanh chuồng dùng lưới sắt mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao.

– Nuôi trên nền : Chất độn chuồng (trấu, dăm bào dày 7 – 10 cm và phun thuốc sát trùng (Formol 2%). Dùng cót cao 50 – 70 cm để quây (15 – 20 con/m2 và nới rộng cót theo thời gian sinh trưởng của gà – Sưởi ấm cho gà : Dùng bóng điện, đèn dầu, than củi để sưởi ấm cho gà: tuần 1 : 31 – 340C; Tuần 2 : 29 – 310C; Tuần 3 : 26 – 290C và tuần 4 : 22 – 260C.

– Quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp + Nếu nhiệt độ vừa phải : gà nằm rải rác đều khắp chuồng, đi lại ăn uống bình thường. + Nếu nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau. + Nhiệt độ cao: gà tản xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ thở mạnh, uống nhiều nước. + Gió lùa: gà nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng. + Chiếu sáng suốt đêm cho gà trong 2 – 3 tuần đầu để đảm bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ, chống chuột, mèo và gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể.

– Thức ăn cho gà : Ngày đầu tiên chỉ cho gà ăn tấm hoặc ngô nghiền nhuyễn. Từ ngày thứ hai trở đi cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên dùng cho gà con, tỷ lệ protein thô từ 19 – 21% và năng lượng 2800 – 2900 kcal. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà. Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp trộn với thức ăn địa phương cho gà ăn. Cho thức ăn vào mẹt , khay tôn, khay nhựa cao 3 – 5 cm hoặc máng bằng tre luồng để cho gà ăn.

– Nước uống: nước cho gà pha 50 gr đường glucoza với 1 g Vitamin C/ 3 lít nước để chống stress cho gà. Chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước, nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16-20 oC. Sử dụng máng uống bằng hộp nhựa, chai đựng đầy nước úp ngược hoặc các chụp ống bằng nhựa hoặc ống bương từ 3 – 5 lít nước cho 100 gà.

Nuôi gà mái đẻ:

Từ 1 – 6 tuần tuổi : Nuôi như gà thịt thương phẩm. Từ 7 – 20 tuần tuổi: Cho gà ăn hạn chế với lượng thức ăn ít hoặc thức ăn có năng lượng thấp dưới 2700 kcal để tránh gà quá béo, vì gà béo quá dễ đẻ muộn để thưa, năng suất trứng thấp. Đảm bảo thức ăn cho gà trong thời gian đẻ với tỷ lệ protein thô 16 – 18% và năng lượng 2.750 kcal. Cho gà ăn bổ sung thêm canxi bằng bột vỏ ốc, bột vỏ sò, bột đá vôi nghiền. Tỷ lệ đẻ của gà tăng thì cũng tăng lượng thức ăn cho gà. Mật độ nuôi gà đẻ: 4 – 5 con/m2 chuồng. Lượng thức ăn cho gà : tuần tuổi gr/con/ngày 1 – 6 tuần tuổi ăn tự do 7 – 10 tuần tuổi : 45 – 55 gr/con/ngày 11 – 16 tuần tuổi : 55 – 65 gr/con/ngày 17 – 20 tuần tuổi: 70 – 80 gr/con/ngày Gà đẻ 115 – 125 gr/con/ngày

Phòng bệnh cho gà :

– Gumboro lần 1 : 5 – 7 ngày tuổi : Nhỏ mắt,mũi – Dịch tả lần 1 : 5 – 7 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi – Chủng đậu 1 : 7 ngày tuổi : Chủng dưới cánh – Gumboro lần 2 : 21 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi – Dịch tả lần 2 : 18 ngày tuổi: Nhỏ mắt mũi – Gumboro lần 3 : 33 – 35 ngày tuổi : Nhỏ mắt mũi.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

ky thuat nuoi ga chin cua

Cách Nuôi Gà Mía Lai

Cách nuôi gà mía lai đạt hiệu quả kinh tế cao tại Tuấn Tú 3A

Những điều cần chuẩn bị khi nuôi: Chuồng trại: Chọn những nơi cao ráo, thoáng mát để đặt chuồng gà mía lai. Nên đặt chuồng theo hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để được hứng nắng và ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi sao cho thích hợp (gà Mía lai thị trên sàn: 8con/1m2; gà Mía lai thịt trên nền 10con/1m2). Trong trường hợp nuôi gà thả vườn thì chuồng là nơi ngủ đêm và tránh ánh nắng, mật độ vườn thả gà nên ít nhất là 1con/m2. Mặt trước của cửa chuồng nên hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng tre thưa hoặc lưới đặt cách mặt đất 0,5 m giúp chuồng khô ráo, thông thoáng và dễ vệ sinh.

Đặt rào chắn xung quanh vườn, và nên đặt bằng lưới B40, tre gỗ hoặc lưới lilon… tùy thuộc điều kiện nuôi của từng hộ gia đình. Ban ngày khô ráo nên thả gà ra sân vườn chơi, buổi tối ta cho gà về chuồng.

Máng ăn: Khi gà Mía lai còn nhỏ ( khoảng 1-3 ngày tuổi) ta rải cám tấm trên tấm giấy lót trong lồng úm và cho gà ăn. Khi gà Mía lai đạt 4-14 ngày tuổi cho gà Mía lai ăn bằng máng ăn của gà con. Khi gà Mía lai đạt trên 15 ngày cho gà ăn kiểu máng treo.

Lồng úm gà con: Kích thước 2 x 1m cao chân tầm 0,5 m đủ nuôi cho khoảng 100 con gà Mía lai giống. Sưởi ấm cho gà Mía lai bằng đèn (hai bóng khoảng 75W và dùng cho 100 con gà).

Máng uống: Treo hoặc đặt xen kẽ các máng ăn và máng uống ở trong vườn. Nên thay nước sạch uống cho gà 2 – 3 lần trong 1 ngày.

Bể tắm cát và máng cát sỏi cho gà Mía lai: Gà Mía lai rất thích tắm cát. Đối gà Mía lai nuôi chăn thả ta nên phải xây bể chứa cát, tro bếp và tạo điểm sinh hoạt cho gà Mía lai tắm. Kích thước bể tắm nên xây rộng 1m, dài 2m, cao 0,3m đủ diện tích chứa cho khoảng 40 con. Đặt vài máng cát, đá hoặc sỏi nhỏ xung quanh nơi chăn thả gà để gà ăn giúp cho gà Mía lai tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.

Dàn đậu cho gà: Gà Mía lai có tập tính thích ngủ ở trên cao vào ban đêm để tránh các kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân của chúng, hơn nữa là tránh nhiễm bệnh. Do đó ta nên tạo một số dàn đậu cho gà Mía lai ngủ trong chuồng. Dàn đậu nên làm bằng tre, gỗ nên nhớ không nên làm bằng các vật liệu có tính chất chơn tròn. Dàn cách nền chuồng tầm khoảng 0,5 m và cách nhau 0,3 đến 0,4 m để giúp gà Mía lai khỏi đụng vào nhau, ỉa phân lên nhau và mổ nhau. Nên để ổ gà đẻ cho gà Mía lai ở nơi tối. Một ổ đẻ cho phép chứa khoảng 5 đến 10 con gà mái.

Chế biến thức ăn cho gà

Bà con có thể sử dụng các thiết bị để tự băm nghiền các loại rau xanh, hạt ngũ cốc cho gà ăn để có thêm chất dinh dưỡng tổng hợp. Ví dụ như Máy băm rau cỏ, củ quả 3A3kw với ưu điểm được tích hợp 2 tính năng máy băm được nhiều loại củ quả như: sắn, khoai tây, khoai lang, củ cải,… cỏ voi, ngọn mía, thân cây ngô,…và các loại thân cây: cây lúa mì, cây sắn (khoai mì).

Bà con dùng máy ép cám viên 3A3Kw để ép cám viên tổng hợp cho gà ăn nhanh lớn và an toàn chất phụ gia giống như các loại cám trên thị trường. 

Gà mía là giống gà có khả năng tự kiếm ăn, khi nuôi có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rau, ngô, khoai, sắn,… Bên cạnh đó có thể cho ăn kèm thêm cám gạo trộn rau hay cám dành cho gà nhưng hạn chế để gà không bị tích mỡ. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà. 

Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do. Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn. Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.

Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi. Cần cho gà tiên vaccine đúng lịch.

Mời bà con xem tiếp các bài: Công thức pha trộn thức ăn cho gà đạt hiệu quả cao, Kỹ thuật nuôi gà thịt, Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo, Kỹ thuật nuôi gà Ai Cập siêu trứng, Cách nuôi gà mía lai

Cách Làm Chuồng Nuôi Gà Rừng

Cách làm chuồng nuôi gà rừng chi tiết. Kỹ thật làm chuồng nôi gà rừng cho người chăn nuôi hoặc sư kê nuôi gà rừng để đúc gà chọi chiến.

Cách làm chuồng nuôi gà rừng

1. Nguyên vật liệu xây chuồng gà rừng

Có thể làm chuồng bằng gạch, tre, nứa, gỗ hoặc quây thép lưới B40.

2. Vị trí và hướng xây chuồng

– Xây chuồng hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Chuồng nuôi gà rừng phải đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

– Chọn địa điểm cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.

Cách làm chuồng nuôi gà rừng

Các lưu ý trong cách làm chuồng nuôi gà rừng

Tùy điều kiện của từng hộ gia đình khác nhau, giai đoạn và nguồn gốc gà rừng khác nhau. Mà có phương thức nuôi khác nhau như nuôi nhốt hoặc thả rông. Do đó mà cách làm chuồng nuôi gà rừng cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên khi thiết kế chuồng nuôi gà rừng, cách làm chuồng nuôi gà rừng cần đảm bảo được các tiêu chí sau:

– Tường xây cao khoảng 3m, kết hợp xây gạch + quây lưới B40 để tiết kiệm chi phí cũng như tạo độ thoáng mát cho chuồng nuôi.

– Nền chuồng đổ cát vàng pha lưu huỳnh để làm hố tắm cho gà.

– Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.

Cách làm chuồng nuôi gà rừng hiệu quả

– Phòng dịch bệnh trong chuồng như quét vôi xung quanh, tiêu độc khử trùng trong chuồng bằng NaOH…

– Để trống chuồng 15 – 20 ngày trước khi cho đàn mới vào nuôi.

– Nuôi gà cùng lứa tuổi trong 1 chuồng để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Cách ly những con mới bắt để phòng bệnh.

– Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm chân tránh nhiễm bệnh. Nên trong cách làm chuồng nuôi gà rừng cần làm một số dàn đậu trong chuồng. Khoảng cách giữa các dàn đậu khoảng 0,3 – 0,4 m nhằm đảm bảo gà không bị đụng vào nhau, không mổ nhau, không ỉa phân lên nhau.

– Làm ổ đẻ cho gà ở nơi tối nhưng vẫn phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.

– Cần lưu ý cách làm chuồng nuôi gà rừng phải đảm bảo diện tích đủ rộng. Để nuôi gà mật độ nuôi càng thấp thì khả năng tăng trọng cao, dịch bệnh xảy ra ít và ngược lại.

Cách làm chuồng nuôi gà rừng cho nhà nông

Chúc các anh em thành công.

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi &Amp; Trị Gà Đá Bị Rót Trở Nên “Đá Sung” Trong Nháy Mắt trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!