Xem Nhiều 5/2023 #️ Cảm Nghĩ Của Anh (Chị) Về Vẻ Đẹp Của Hai Nhân Vật Pê # Top 11 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Cảm Nghĩ Của Anh (Chị) Về Vẻ Đẹp Của Hai Nhân Vật Pê # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Nghĩ Của Anh (Chị) Về Vẻ Đẹp Của Hai Nhân Vật Pê mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

– Sử thi Ô-đi-xê của nhà thơ mù Hô-me-rơ thời Hi Lạp cổ đại được sáng tác trên cơ sở nội dung Truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa.

– Nhân vật chính là chàng Uy-lít-xơ dũng cảm, tài ba đã tham gia cuộc chiến tranh đó rồi lưu lạc suốt hai mươi năm trời.

– Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về nằm ở phần cuối sử thi, kể về cuộc gặp gỡ cảm động giữa vợ chồng, cha con chàng và ca ngợi tình yêu thuỷ chung, son sắt.

2. Thân bài:

* Vẻ đẹp của nhân vật Uy-lít-xơ:

– Uy-lít-xơ là một anh hùng có hình dáng đẹp đẽ và sức khoẻ phi thường cùng tài năng ít ai sánh kịp.

– Chàng trở về nhà trong bộ dạng của một kẻ hành khất để thử lòng người vợ yêu quý, xem nàng có nhận ra mình sau hai mươi năm cách biệt.

– Chàng trà trộn vào đám 108 gã quý tộc đang cầu hôn và thúc ép vợ chàng là Pê-nê-lốp phải nhận lời. Pê-nê-lốp thách thức nếu ai giương nổi cây cung của Uy-lít-xơ và bắn một mũi tên xuyên qua mười hai cái vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Không kẻ nào làm được. Uy-lít-xơ nhận lời bắn cung và đã thắng.

– Uy-lít-xơ (trong vai kẻ hành khất) nói với Pê-nê-lốp rằng mình biết nhiều chuyện về chồng nàng nên được nàng cho phép vào nhà. Chàng kiên nhẫn chờ đợi vợ sẽ nhận ra mình. Khi bị Pê-nê-lốp thử thách (bằng việc sai gia nhân khiêng chiếc giường ra cho chàng nằm) thì Uy-lít-xơ đã rung động dữ dội cả trí óc lẫn tình cảm.

– Chàng hiểu sự nghi ngờ của vợ là đúng nhưng vẫn thoáng chút hờn trách và tủi thân khi nói với con trai: … Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, quần áo rách rưới, nên mẹ con khinh cha, chưa nói:”Đích thực là chàng rồi!”.

– Khi nói ra bí mật về chiếc giường mà chỉ hai vợ chồng biết, Uy-lít-xơ đã chứng minh được mình chính là người chồng yêu quý mà nàng Pê-nê-lốp đang mong mỏi đợi chờ. Chàng ôm lấy người vợ… người bạn đời chung thuỷ của mình mà khóc dầm dề.

* Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp:

+ Về ngoại hình: Pê-nê-lốp là một phụ nữ xinh đẹp tuyệt vời khiến nhiều người ao ước (108 gã quý tộc liên tục cầu hôn nàng khi chồng nàng chưa trở về).

+ Về bản chất: Pê-nê-lốp thông minh (tìm mọi cách để từ chối, trì hoãn, kéo dài thời gian trước bọn quấy rối). Tình yêu của nàng đối với người anh hùng Uy-lít-xơ thắm thiết, thuỷ chung. Nàng không vội tin “kẻ hành khất” là chồng mình, mặc dù nhũ mẫu và con trai đã nhận ra. Nàng dùng mưu mẹo để thử thách và khi Uy-lít-xơ bằng xương bằng thịt hiện diện trước mắt thì nàng vô cùng xúc động và sung sướng. Nàng xin lỗi chồng bằng những lời lẽ chân thành nhất.

3. Kết bài:

– Nội dung đoạn trích mang đậm tính nhân văn và tính trữ tình.

– Nghệ thuật tinh tế đã đầy cảm xúc của tác giả, của nhân vật lên cao, tạo được sự cộng hưởng sâu sắc trong lòng người đọc.

– Hô-me-rơ xứng đáng là bậc thầy của nền văn học nhân loại,

II. BÀI LÀM

Sử thi Ô-đi-xê của nhà thơ mù Hô-me-rơ (Hi Lạp) được sáng tác dựa theo Truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, một sự kiện xảy ra trước thời kì Hô-me-rơ sống khoảng ba thế kỉ. Nhân vật chính là chàng Uy-lít-xơ dũng cảm, tài ba, biểu tượng của sức mạnh, trí tuệ, ý chí, nghị lực của con người cùng với khát vọng tìm hiểu, chinh phục thế giới và niềm mơ ước mãnh liệt về một cuộc sống hoà bình, hạnh phúc.

Phần cuối sử thi kể về cuộc gặp gỡ vô cùng cảm động giữa Uy-lít-xơ và người vợ thuỷ chung Pê-nê-lốp sau hai mươi năm trời xa cách. Vốn là một phụ nữ đẹp tuyệt vời nên Pê-nê-lốp thường xuyên bị đám đàn ông quý tộc quấy rầy, không thể sống yên. Uy-lít-xơ đã giết chết chúng cùng với đám gia nhân phản bội. Nhũ mẫu O-ri-clê lên gác báo cho Pê-nê-lốp biết là chồng nàng đã trở về, nhưng nàng không tin.

Những chi tiết li kì cùng tình huống gay cấn trong đoạn này có tác dụng tô đậm tính cách nhân vật và ca ngợi tình cảm vợ chồng cao đẹp, thắm thiết, được lưu truyền đến muôn đời.

Vốn là một bậc anh hùng có hình dáng và sức khoẻ phi thường sánh ngang thần thánh nhưng trước lúc về đến nhà, Uy-lít-xơ lại bất chợt nảy ra ý nghĩ nghịch ngợm là hoá trang thành kẻ hành khất để thử xem người vợ yêu quý có nhận ra mình hay không. Chàng trà trộn vào đám quý tộc cầu hôn đang nhao nhao thúc ép Pê-nê-lốp phải nhận lời làm vợ một trong số đó. Để kéo dài thời gian, nàng đã thách nếu ai giương nổi chiếc cung của chồng mình để lại và bắn một mũi tên xuyên qua mười hai cái vòng rìu thì nàng sẽ lấy người đó. Không một kẻ nào làm được. Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhưng Pê-nê-lốp vẫn chưa thể nhận ra chồng mình trong bộ dạng thảm hại của gã ăn mày.

Sự ra đi biền biệt suốt hai mươi năm của người chồng yêu quý cùng với những tin đồn ác nghiệt liên tiếp dội về khiến cho tâm trạng Pê-nê-lốp rối bời. Niềm tin tưởng và nỗi tuyệt vọng ngang nhau, vì thế khi nghe nhũ mẫu báo tin rằng Uy-lít-xơ đã trở về, nàng không vội tỏ vẻ vui mừng mà vẫn thận trọng đáp rằng người đàn ông chiến thắng bọn cầu hôn láo xược, trơ trẽn trước cửa nhà nàng có lẽ là một vị thần nào đó, vì bất bình mà ra tay trừng trị chúng; chứ chồng nàng hoặc đang lênh đênh nơi đất khách quê người, đã hết hi vọng trở lại quê hương, hoặc chàng cũng đã chết rồi.

Nhũ mẫu O-ri-clê đưa ra bằng chứng là vết sẹo do nanh trắng của một con lợn lòi húc vào chân chàng ngày xưa để lại, Pê-nê-lốp vẫn chưa tin. Sau khi xuống gác, nàng bước đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ mà lòng phân vân khôn xiết: có nên lại gần để hỏi chuyện người chồng yêu quý, hay ôm lấy đầu, cầm lấy tay chàng mà hôn? Tận mắt nhìn thấy chàng ngồi tựa vào một cái cột cao, mắt nhìn xuống đất, chờ đợi phản ứng của nàng, nhưng nàng vẫn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp.

Hô-me-rơ quả là có khả năng miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến mức tinh tế, sâu sắc lạ thường. Có nhiều lí do để nàng Pê-nê-lốp giữ thái độ thận trọng như thế. Từ ngày chồng tham gia chinh chiến, một mình nàng phải đối phó với bao nhiêu kẻ độc ác, tham lam, háo sắc. Chúng có vô vàn mưu ma chước quỷ, còn nàng chỉ có trí thông minh sắc sảo và lòng thuỷ chung son sắt chờ chồng.

Tác giả khéo léo dùng lời trách móc của Tê-lê -mác để gián tiếp thể hiện sự cảnh giác cao độ của Pê-nê-lốp. Con trai gay gắt chỉ trích mẹ là tàn nhẫn và độc ác, vì cứ ngồi nhìn cha trân trân mà không biết đến gần vồn vã hỏi han: Không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt hai mươi năm nay, trải qua bao gian lao, bây giờ mới trở về xứ sở, mà lại có thể ngồi cách xa chồng như vậy. Nhưng mẹ thì bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá.

Nếu ở vào hoàn cảnh bình thường thì thái độ của Tê-lê-mác là hỗn xược, đáng giận, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt này, Uy-lít-xơ thấu hiểu nỗi bức xúc và hờn giận không phải là vô cớ của con trai: Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười. Chàng âu yếm nói với con trai những lời có cánh như sau: Tê lê-mác, con! Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy. Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, quần áo rách rưới, nên mẹ con khinh cha, chưa nói :”Đích thị là chàng rồi!”.

Sau khi tắm rửa, Uy-lít-xơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Chàng ngồi lên chiếc ghế bành ban nãy đã ngồi rồi nói với vợ bằng giọng hờn trách nhẹ nhàng, thoáng chút ngậm ngùi, tủi thân: Khốn khổ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được về xứ sở. Rồi chàng quay sang nói với nhũ mẫu: Thôi, già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.

Nghe chàng nói vậy, chắc chắn những người xung quanh phải mủi lòng, nhưng Pê-nê-lốp vẫn chưa tin và tiếp tục thử chàng bằng bí mật của chiếc giường mà không ai biết ngoài vợ chồng nàng. Phép thử cuối cùng này quả là màu nhiệm! Nó làm rung động dữ dội cả trái tim và khối óc của người anh hùng Uy-lít-xơ. Chàng giật mình nói với vợ: Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này… Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai… Rồi chàng kể cách thức làm giường cùng các chi tiết độc đáo của nó. Chàng băn khoăn, sốt ruột hỏi cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ hay đã có người chặt gốc cây ô-liu mà dời nó đi nơi khác?

Như vậy là Uy-lít-xơ đã chứng minh được mình chính là người chồng yêu quý mà nàng Pê-nê-lốp đang mỏi mòn đợi chờ, trông ngóng. Nghe chàng nói vậy, nàng bủn rủn cả chân tay… bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói: Uy-lít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác… Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp… Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.

Những lời tâm huyết của người vợ xinh đẹp, thuỷ chung khiến Uy-lít-xơ muốn khóc. Chàng ôm lấy người vợ xiết bao thương yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề.

Có lẽ cao trào của cảm xúc nhân vật, cảm xúc tác giả và cảm xúc người đọc đã gặp nhau ở đây, cộng hưởng và thăng hoa để trở thành bất diệt! Đó cũng chính là những yếu tố làm nên chất lãng mạn bay bổng trong nghệ thuật, cùng chất nhân văn sâu sắc trong nội dung ý nghĩa của đoạn trích này. Nhà thơ mù Hô-me-rơ của văn học Hi Lạp cổ đại xứng đáng là bậc thầy của những thiên trường ca – sử thi có sức sống muôn đời trong tâm hồn nhân loại!

Cảm Nhận Về Nhân Vật Chiến Trong Truyện Những Đứa Con Trong Gia Đình

Cảm nhận về nhân vật Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình

Những năm tháng chiến tranh đã lùi xa, song những vết thương chiến tranh vẫn còn đọng lại cùng năm tháng. Những ngày tháng chiến tranh ấy ta cũng có thể tìm thấy trong truyền ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Đặc biệt nhân vật chị Chiến được tác giả xây dựng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Cũng giống như nhân vật Việt, chị Chiến sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước. Ở chị, hội tụ nhiều vẻ đẹp về tính cách cũng như tâm hồn.

Chị Chiến kế thừa những đặc điểm của mẹ. Chị hiện lên với “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng”, “thân người to và chắc nịch”. Đó là vẻ bề ngoài của một con người lo toan, gánh vác chịu đựng gian khổ. Chị Chiến giống mẹ từ cử chỉ đến điệu bộ, thói quen, cách nói năng. Chính Việt cũng nhận ra rằng “chị nói in như má vậy”.

Đặc biệt, chị Chiến kế thừa từ má những đức tính đảm đang, tháo vát. Khi má mất, chị thay má lo toan, quán xuyến mọi việc trong nhà. Trong cái đêm trước khi đi tòng quân, Việt phó thác mọi việc trong nhà cho chị, nằm kềnh ra ván cười khì khì … thì chị Chiến sắp xếp mọi công việc chu đáo, cẩn thận. Chị nói bằng “cái giọng rành rọt tiếng nào ra tiếng nấy”. Điều đó chứng tỏ một điều rằng chị đã suy nghĩ rất kĩ càng trước khi bàn bạc với em. Chiến sắp xếp từ những việc nhỏ nhất đến việc hệ trọng, không bỏ qua bất cứ điều gi từ việc bé đến việc lớn trong gia đình: viết thư cho chị Hai, gửi thằng út em nhờ chú nuôi giúp, cho xã mượn nhà…Thậm chí những công việc như đem “nồi lu, chén đĩa …” sang gửi chú. Chiến tỏ rõ là người có trách nhiệm, là một người chị thay mặt ba má thu xếp việc nhà trước khi đi làm việc nước.

Chiến là người con gái có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt. Câu nói của chị đã chứng minh điều ấy: “nếu giặc còn thì tao mất”. Lời nói của chị chứa đựng lòng căm thù giặc sục sôi, ý chí chiến đấu mãnh liệt, lòng quyết tâm tiêu diệt đến cùng. Chiến lên đường nhập ngũ với khí phách không thua kém gì những người con trai. Chị khắc ghi lời dạy của chú Năm. Chị nói với Việt: “Chú Năm nói….chú chặt đầu”. Lời nói đó của chị như một lời hứa, lời thề với chính bản thân cũng như với những người đi trước. Chị Chiến quyết tâm chiến đấu đến cùng, chừng nào chưa được trả thù nhà thì chị chưa về. Cũng giống như má của mình, chị Chiến sáng ngời những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang…

Chị Chiến còn là người rất giàu tình cảm. Chị thương hết mực cậu em trai mình. Chị thường nhường nhịn Việt. Khi bảo Việt viết thư cho chị Hai, Việt không viết, chị liền viết thay em. Duy nhất, chỉ có việc ghi tên đi tòng quân là chị không nhường Việt. Bởi vì chị Chiến lo lắng co Việt, không muốn em mình phải đối mặt với những hiểm nguy. Chị muốn việt ở nhà lo mọi việc cùng với chú Năm. Tuy nhiên, bên trong con người chị Chiến vẫn có giữ được những nét nữ tính. Chị thường để một chiếc gương trong túi. Đó là nhu cầu làm đỏm, làm đẹp mà bất cứ cô gái nào đều yêu thích. Điều này cũng cho thấy rằng, Nguyễn Thi là một nhà văn rất am hiểu tâm lý con người, đặc biệt là tính cách và tâm hồn của chị Chiến.

Có thể nói rằng, chị Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm khánh chiến chống Mỹ cứu nước. Chị và Việt đều bước tiếp và phát huy những truyền thống yêu nước vốn có của gia đình, xứng đáng với sự kì vọng của Chú Năm. Và cũng không thể không nhắc tới sự thành công trong việc miêu tảm xây dựng ngoại hình và tính cách nhân vật rất thành công của Nguyễn Thi.Nhân vật chị Chiến cũng để lại nhiều tình cảm yêu mến trong lòng người đọc.

Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Truyện Người Ăn Xin

Trình bày suy nghĩ của em về truyện người ăn xin

Suy nghi cua em ve nguoi an xin. Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về truyện người ăn xin

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi” lời bài hát của Trịnh Công Sơn cứ văng vẳng bên tai mỗi khi em gặp những con người đói khổ phải xin ăn trên phố phường hoa lệ. Có lẽ sợi dây mong manh để kết nối con người với nhau chính là tình yêu thương. Sợi dây yêu thương này đã được nhà văn nga Ivan Turgenev thể hiện sâu sắc qua mẩu truyện ngắn Người ăn xin.

Câu chuyện rất đơn giản kể về: ” Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.”

Vậy đấy, trong câu chuyện nay không có một đồng tiền nào được cho đi nhưng có một thứ được cho đi rất nhiều đó chính là tình thương. Đó chính là “cho là nhận” một đạo lý làm người thật giản đơn trong cuộc sống. Tình yêu thương là một sợi dây vô hình nhưng thiêng liêng mà chúng ta khó có thể định nghĩa được nhưng chúng ta đều biết rằng nếu không có nó thì cuộc sống này thật uổng phí. Tình yêu thương giữa người với người mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc và làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

“Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, trong cuộc sống có rất nhiều mảnh đời bất hạnh cần được chúng ta giúp đỡ. Ông bà ta từng có câu ” Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là những lời rặn dò chúng ta hãy biết cảm thông sót thương, chia sẽ trước những mảnh đời bất hạnh. Con người ta chỉ có thể trở nên thật có giá trị khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ. Có lẽ tình huống trong câu chuyện giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu thương này. Không có chút vật chất nào nhưng cả hai đều nhận được rất nhiều. Họ chính là những nghèo khổ bần hàn nhưng thứ họ cho nhau chính là tình thương yêu vô bến. Đó chính là tấm lòng khao khát được rút một người nghèo khó vất vả hơn mình nhưng lại bất lực. Nhưng ông lão ăn xin đã nhận được sự yêu thương và tôn trọng của nhân vật “tôi”. Và ngược lại nhân vật “tôi” đã nhận được sự đồng cảm yêu thương từ ông lão ăn xin. Tình người cao đẹp của họ đã sưởi ấm những đêm đông giá lạnh.

Thế những giờ đây, trong một xã hội hiện đại xô bồ dường như tình người trở nên phai nhạt. Ích kỷ và vô cảm đó là những gì mà chúng ta đã và đang làm với những người xung quanh chúng ta. Có những người ăn xin lê lết hàng giờ liền bên hè phố không xin đủ tiền bữa ăn. Chúng ta khinh miệt họ khị họ xin chúng ta tiền, chúng ta ghê sợ họ vì sự bẩn thỉu rách rưới. Chúng ta vô cảm với những em bé bị ấu dâm, bắt nạt, bạo hành…từ đâu mà xã hội chúng ta lại trở nên vô cảm như vậy? Phải chăng là vì có nhiều kẻ lười làm chỉ chơi đã lợi dụng tình thương của chúng ta để kiếm ăn nên chúng ta sợ bị lừa. Phải chăng là vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng đang đói kém, nghèo nàn nên chúng ta không thể giúp gì được cho người khác? Niềm tin giữa con người với người đã bị lụi tàn?

Không niềm tin và tình yêu của chúng ta còn đó. Khi những đồng bào ta bị lũ lụt hàng tỷ đồng đã đến được tay bà con, hàng triệu những em nhỏ đã được cắp sách tới trường nhờ những tấm lòng hảo tâm. Và còn hàng triệu, hàng triệu những con người đa cùng nhau giúp đỡ để tình yêu và tình thương ngày càng được lan tỏa khắp xã hội. Đừng sợ hãi khi cho đi, đừng buồn khi bạn bị lừa dối hãy cứ tiếp tục yêu thương vì điều đó sẽ giúp bạn ngày càng tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM Trình bày suy nghĩ của em về truyện người ăn xin Anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về truyện “người ăn xin” Anh chi hay neu suy nghi cua minh ve truyen “ngươi an xin” Cảm nhận về cho là nhân qua tác phẩm “người ăn xin” Theo chúng tôi

Ảnh Đen Trắng Về Hà Nội Xưa Của Nhà Ngoại Giao Anh

Ảnh đen trắng về Hà Nội xưa của nhà ngoại giao Anh

Như có một sức hút kì lạ, Hà Nội những năm đầu thập kỉ 80 đã trở thành “mảnh đất hóa tâm hồn” với nhà ngoại giao John Ramsden. Ông tìm thấy những nét đẹp rất riêng của thủ đô trong 1.800 bức ảnh đen trắng.

Là một người ngoại quốc, lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội năm 1980 trong vai trò là Phó đại sứ của Đại sứ quán Vương quốc Anh, John Ramsden đã thực sự bị mê hoặc bởi cảnh quan và con người nơi đây. Lúc đó Hà Nội vừa mới bước ra khỏi cuộc chiến tranh lâu dài, chưa có đủ thời gian để thay da đổi thịt nhưng chính sự mộc mạc trong lối sống của người dân Việt Nam đã khiến ông không thể dời mắt.

Trong suốt 3 năm công tác tại Hà Nội, John Ramsden thường thả bộ hay đạp xe đến các làng ngoại thành để ngắm nhìn và chụp lại những bức hình về cảnh vật và sinh hoạt của người dân. Một góc tường ở Đền Bạch Mã phía Phố Hàng Giày loang lổ; một góc phố Tạ Hiện với các cửa hàng đều có biển “đặc sản” nhưng không có thương hiệu vì e ngại bị coi là làm ăn lớn hay hình ảnh những đứa trẻ chơi bập bênh bên ngoài nhà tù Hỏa Lò… Tất cả đều được ông ghi lại dưới ống kính của mình bằng niềm say mê thật sự.

Trở về nước sau 3 năm công tác tại Hà Nội, John Ramsden mang theo cả một kí ức dày đặc về Hà Nội trong 1.800 bức ảnh mà ông chụp được. Năm 2010, ông có tổ chức một cuộc triển lãm nhỏ ở Bảo tàng nghệ thuật châu Á tại Bath đánh dấu kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và nhận được sự phản hồi tích cực. Như một sự khích lệ, vào tháng 4/2013 ông tiếp tục thành công ở một triển lãm tại Luân Đôn, nước Anh mang tên “Hanoi: Spirit of Place” được đồng tổ chức bởi VietPro, là hội người Việt trẻ đang sống và làm việc tại Anh, và KREU, một nhóm các kiến trúc sư và thiết kế đồ họa người Việt ở Luân Đôn.

Triển lãm ảnh “John Ramsden và Hà Nội – Mảnh đất hóa tâm hồn” được diễn ra từ ngày 19/10 đến hết ngày 26/10 tại Nhà Triển Lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội như một món quà ông muốn dành tặng cho Hà Nội, cho con người Việt Nam nhân dịp kỉ niệm 40 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Anh Quốc.

1.800 bức ảnh đen trắng đã vẽ lên đầy đủ cuộc sống vất vả, chân thực, bình dị nhưng toát lên vẻ đẹp của tình yêu và sự khao khát vươn lên của người Hà Nội thời bao cấp. Trong ngày đầu mở cửa, triển lãm đã thu hút đông đảo mọi người đến xem, đặc biệt là những người đã từng sống trong thời gian đó. Hà Nội ngày nay đã thay da đổi thịt, nhưng những kí ức về từng con phố, về những hoạt động của con người thời đó như vẫn nguyên vẹn khi xem ảnh John Ramsden.

Chia sẻ về cảm xúc của mình, John Ramsden cho hay: “Đây là lần trở lại Hà Nội đầu tiên của tôi sau 30 năm và tôi vô cùng kinh ngạc bởi sự thay đổi nhanh chóng của Hà Nội. Mọi thứ đã khác xưa rất nhiều nhưng vẫn có sự hấp dẫn riêng và những bức ảnh mà tôi đã chụp trước đây tôi muốn tặng nó cho người Hà Nội để biết được kí ức của mảnh đất này đã diễn ra như thế nào. Với tôi những ngày sống và làm việc ở Hà Nội là những ngày tháng trải nghiệm tuyệt vời mà tôi không bao giờ quên”.

Một số hình ảnh khác của triển lãm

Bạn đang xem bài viết Cảm Nghĩ Của Anh (Chị) Về Vẻ Đẹp Của Hai Nhân Vật Pê trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!