Xem Nhiều 5/2023 #️ Chăn Nuôi Gia Cầm Sạch, Hướng Đi Mới Ở Chợ Mới # Top 13 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Chăn Nuôi Gia Cầm Sạch, Hướng Đi Mới Ở Chợ Mới # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chăn Nuôi Gia Cầm Sạch, Hướng Đi Mới Ở Chợ Mới mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Là huyện miền núi, nhưng từ trước tới nay, lĩnh vực chăn nuôi nói chung và nuôi gà nói riêng không phải là một thế mạnh của huyện Chợ Mới (Bắc Kạn).

Trang trại gà của HTX Mai Hoa với quy mô 1 vạn con, là mô hình chăn nuôi lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nguyên nhân vì nhiều lý do như người dân chủ yếu trồng rừng; thiếu vốn và thiếu kỹ thuật trong việc chăn nuôi; chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp và không thành phong trào khiến cho đầu ra hạn chế.

Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, do nhu cầu thị trường tăng cao đã tạo cơ hội cho nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi gà, bước đầu đem lại hiệu quả.

Trang trại nuôi gà của HTX Mai Hoa ở thôn Làng Chẽ, xã Quảng Chu là một điển hình. Mỗi năm nuôi 3 lứa gà, trung bình mỗi lứa khoảng 10.000 con và là trang trại gà lớn nhất tỉnh Bắc Kạn hiện nay.

Chị Ma Thị Hoa, Giám đốc HTX Mai Hoa cho biết: Tính đều cho mỗi lứa, trang trại cũng xuất bán được hơn 22 tấn gà với giá trung bình khoảng 50.000đ/kg. Hiện do tiện đường giao thông (trang trại chỉ cách QL3 mới khoảng hơn 1km) nên xuất bán rất thuận lợi, tư thương đánh xe tải lấy cả trại rồi vận chuyển đi Thái Nguyên, Hà Nội và nhiều nhất là lên biên giới Cao Bằng.

Trong thời gian qua, huyện Chợ Mới cũng xuất hiện thêm nhiều trại gà có quy mô tương đối lớn, được đầu tư bài bản, hoặc chuyển từ lĩnh vực chăn nuôi khác đầu từ sang nuôi gà thịt.

Trang trại của anh Dương Văn Đinh ở thôn Nà Roòng, xã Như Cố là một ví dụ. Anh Đinh là một thanh niên năng động ở địa phương, đã thành công trong việc nuôi chim bồ câu Pháp. Nhưng 2 năm trở lại đây, nhận thấy nhu cầu thị trường về thịt gà tăng cao, anh Đinh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trang trại, lựa chọn con gà lai ri để chăn nuôi. Trang trại mỗi lứa nuôi trên 2.000 con, khi trưởng thành đạt gần 3kg/con và không đủ cung cấp cho thị trường.

Mô hình nuôi gà của hộ gia đình chị Ma Thị Út ở Bản Đén, xã Quảng Chu cũng được đánh giá cao về tính hiệu quả. Mỗi lứa gà chỉ nuôi khoảng 1.000 con, nhưng nuôi theo hình thức thả đồi. Gà lúc nhỏ thì ăn cám công nghiệp, lớn ăn hạt ngô. Do chất lượng thịt ngon, nên khi xuất bán thì được giá cao gần như gà ta, đạt trên 80.000đ/kg (trừ thời gian vừa qua do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu thị trường giảm chỉ còn 60.000đ/kg).

Chị Út chia sẻ, bản thân chị bị bệnh máu huyết tán bẩm sinh, một loại bệnh hiểm nghèo nên tháng nào cũng phải đi truyền máu 1 lần, nếu không có thu nhập từ gà thì cuộc sống không biết phải trang trải như thế nào. Một năm nuôi được 3 lứa gà, trung bình mỗi lứa có lãi hơn 20 triệu đồng.

Nuôi gà sạch đã giúp chị Ma Thị Út (bị bệnh hiểm nghèo phải truyền máu hàng tháng) ổn định được đời sống. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Lưu Văn Duyên, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Chu cho biết: Từ khi xã có đường QL3 mới chạy qua (năm 2016), thuận lợi về giao thông và thông thương hàng hóa nên đã có nhiều hộ gia đình đầu tư chăn nuôi chuyên nghiệp. Trong đó có hàng chục hộ chăn nuôi gà quy mô lớn và đang xuất hiện ngày càng nhiều theo từng năm.

Có thể thấy việc chăn nuôi gà theo hướng trang trại và chuyên nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển mô hình này. Nhất là nhu cầu thị trường ở Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh và khu vực biên giới Cao Bằng tăng cao.

Xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn ở huyện Chợ Mới do người dân tự đầu tư. Ảnh: Toán Nguyễn.

Trao đổi với Báo NNVN, ông Bùi Nguyễn Quỳnh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới thông tin, trên địa bàn huyện mấy năm gần đây đã xuất hiệu nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn, bài bản. Một doanh nghiệp của Indonesia đến đầu tư và chuẩn bị triển khai. Hình thức là người dân phải có quỹ đất, thuận tiện về nguồn điện và nguồn nước, doanh nghiệp sẽ đầu tư cơ sở vật chất, giống, kỹ thuật và bao tiêu đầu ra.

Nguyễn Văn Toán

Hướng Đi Mới Cho Người Chăn Nuôi Gà Ở Thái Nguyên

Dự án chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được triển khai thử nghiệm tại 12 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) thời gian vừa qua đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người chăn nuôi…

Sau 3 tháng thực hiện dự án chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng an toàn sinh học với quy mô 500 con, gia đình chị Dương Thị Tươi, xóm Đồng Trầu, xã Tân Khánh đã thu lãi khoảng 27 triệu đồng. (Cao gấp 1,5 lần so với phương pháp chăn thả truyền thống trước đây).

Những năm gần đây, chăn nuôi gà thịt theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô trang trại, gia trại ngày càng phát triển và góp phần đáng kể và việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhiều hộ nông dân ở Phú Bình. Tuy nhiên, việc chăn nuôi của các hộ gia đình vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát và chưa thực sự chú trọng đến công tác phòng, chống dịch bệnh nên hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao.

Trước thực trạng đó, để giúp người chăn nuôi tái cơ cấu đàn gà ở địa phương, chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung theo hướng ATSH, đồng thời kiểm soát được dịch bệnh và cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, năm 2012, được sự tạo điều kiện của Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng NN & PTNT) huyện Phú Bình đã triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng ATSH với quy mô 6.000 con tại 12 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện (mỗi hộ 500 con).

Những hộ được chọn thực hiện thí điểm dự án là những hộ chăn nuôi có đủ điều kiện về đất đai, chuồng trại và vốn đối ứng theo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật của dự án. Giống gà được sử chọn là giống gà lai giữa gà mẹ Lương Phượng với bố là gà lai Mía đã được tuyển lựa kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng tốt (khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh). Dự án bắt đầu được triển khai từ tháng 7/2012, các hộ tham gia dự án được hỗ trợ 60% giá tiền mua con giống, 40% giá tiền mua thức ăn công nghiệp đồng thời được tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật về chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho đàn gà theo hướng ATSH.

Để đạt được mục tiêu dự án đề ra, ngay từ khi triển khai thực hiện mô hình, cán bộ Phòng NN & PTNT đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở cơ sở, lựa chọn các hộ gia đình có đủ điều kiện tham gia mô hình. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn cho hơn 100 hộ gia đình trong vùng dự án về kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng các loại vắcxin cho đàn gà; Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật của dự án cũng thường xuyên đến kiểm tra, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà ATSH nên đàn gà của dự án sinh trưởng, phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra…

Sau 3 tháng triển khai, dự án đã được nghiệm thu với kết quả rất đáng khích lệ. Theo thống kê, tỷ lệ gà nuôi sống đạt trên 95%, trọng lượng trung bình đạt từ 2,0 – 2,3 kg/con. Với giá bán thị trường hiện nay là 65.000 đồng/kg. Tổng số tiền thu được từ dự án là trên 850 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí, dự án vẫn thu lãi khoảng 350 triệu đồng. Như vậy trung bình mỗi hộ tham gia dự án sẽ thu lãi 29 triệu đồng.

Anh Bùi Văn Tú, cán bộ phụ trách dự án cho biết: Chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng ATSH là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa tối đa sự tiếp xúc giữa gia cầm với mầm bệnh lây lan vào khu vực chăn nuôi để đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh… Mục tiêu của mô hình này nhằm nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật chăn nuôi gà thịt theo hướng ATSH cho nông dân để tạo ra loại nông sản có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường; góp phần nâng tổng đàn gia cầm, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ở địa phương, đồng thời quản lý tốt dịch bệnh trên gia cầm…

Chị Dương Thị Tươi, xóm Đồng Trầu, xã Tân Khánh, là một trong những hộ tích cực tham gia dự án cho biết: Gia đình tôi chăn nuôi gà theo hình thức chăn thả từ gần 10 năm nay nhưng do không nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc và phòng chống dịch bệnh nên đàn gà thường chậm lớn hay xảy ra dịch bệnh. Thông thường mỗi lứa gà gia đình tôi phải nuôi từ 4 – 5 tháng mới được xuất bán, trong khi tỷ lệ gà nuôi sống chỉ đạt khoảng 70%, vì vậy mà hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Thậm chí có lứa gà gia đình tôi phải chịu thua lỗ lớn vì dịch bệnh và giá cả thấp.

Vừa qua, được biết huyện triển khai dự án chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng ATSH nên gia đình tôi đã đăng ký tham gia. Nhờ thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cán bộ dự án nên đàn gà sinh trưởng và phát triển đồng đều, tỷ lệ nuôi sống cao, không xảy ra dịch bệnh. Chỉ sau 3 tháng chăm sóc, đàn gà của gia đình tôi đã được xuất bán với trọng lượng trung bình đạt khoảng 2,2 kg/con. Với giá bán 65.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi con gà cho lợi nhuận khoảng 55.000 đồng. Tính chung cả lứa gà 500 con, gia đình tôi thu lãi khoảng 27 triệu đồng. Đây là lứa gà cho lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của gia đình tôi…

Đánh giá về hiệu quả của dự án, ông Phạm Đăng Ninh, Phó Trưởng Phòng NN & PTNT huyện Phú Bình cho biết: Dự án nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng ATSH rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi, đầu tư, chăm sóc của người dân trên địa bàn huyện. Dự án không những đã mang đến cho bà con nông dân cái nhìn và cách làm mới trong chăn nuôi gà đảm bảo vệ sinh dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn giúp nông dân nâng cao nhận thức trong việc chuyển đổi phương thức chăn nuôi. Qua đó, nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình cho nông dân, từng bước mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người chăn nuôi… Thời gian tới, Phòng NN & PTNT huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền về mô hình để giúp nông dân trên địa bàn có hướng chăn nuôi phù hợp, an toàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hướng Đi Mới Cho Người Nuôi Gà

Gà Đông Tảo là giống gà lâu đời chỉ có tại Việt Nam mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh giống gà đông tảo thuần chủng đắt đỏ. Thì người nuôi dần chuyển hướng sang chăn nuôi gà Đông Tảo lai. Giống gà đông tảo lai cũng mang lại hiệu quả không kém. Lại giảm được công sức chăm sóc của người nuôi bởi chúng có sức khỏe và khả năng phát triển tốt. Giá trị thị trường cũng cao, đem lại kinh tế lớn cho người nuôi.

Vì sao nên nuôi gà Đông Tảo lai?

Gà Đông Tảo là giống gà quý hiếm của người Việt. Có nguồn gốc từ làng Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ngay từ xa xưa, giống gà này đã được dùng làm lễ phẩm tiến vua. Cùng với 4 giống gà khác: Gà Tò Thái Bình, gà Hồ, gà chín cựa Phú Thọ, gà mía Đường Lâm. Cho đến nay gà Đông Tảo vẫn luôn được săn lùng.

Giá gà Đông Tảo thuần chủng ít nhất khoảng 1 triệu đồng/con. Và giá gà con khoảng 150.000đ/ 1 ngày tuổi. Gà đông tảo thuần chủng khó nuôi hơn so với giống gà lai. Không những thế gà Đông Tảo rất hiếu chiến. Nếu nhốt chung chuồng chúng sẽ thường xuyên đánh nhau đến trợt da, mù mắt. Thậm chí mổ nhau đến chết. Đây là những lý do mà gà Đông Tảo dù đắt đỏ và quý hiếm nhưng ít nơi có thể nuôi được.

Trước tình hình này, nhiều người đã chuyển hướng sang kinh doanh chăn nuôi gà Đông Tảo lai. Giá gà lai đông tảo mềm hơn nhiều giống thuần chủng. Tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi hơn gà thuần chủng. Và đặc biệt chất lượng thịt gà Đông Tảo lai cũng dày khổ, thơm và dai không kém.

Vậy gà Đông Tảo lai F1, F2 là gì?

Các ký hiệu F1, F2 … Fn trong sinh học. Dùng để quy ước các thế hệ con được sinh ra từ đời cha mẹ trước. Sư kê cần biết để chọn được giống tốt.

Theo đó chúng ta có thể hiểu gà Đông Tảo lai F1 chính là lứa đầu tiên. Của giống gà bố/mẹ gà Đông Tảo. Lai với 1 giống gà khác (gà Đông Tảo lai gà chọi, gà đông tảo lai gà nòi, gà đông tảo lai gà ta…). Và cứ thế đời gà Đông Tảo lai F2, F3 chính là những thế hệ con cái, cháu chắt của đời gà F1.

Đương nhiên càng về sau những đặc điểm ngoại hình. Và đặc tính của chúng sẽ càng khác so với giống gà Đông Tảo thuần chủng.

Để tăng khả năng đẻ trứng của gà, nhiều người đã cho lai gà Đông Tảo thuần chủng với giống gà ri. Để thịt gà mềm hơn, năng suất đẻ trứng cao hơn, tỷ lệ ấp trứng thành công cao.

Đặc điểm của gà Đông Tảo lai

Nếu gà Đông Tảo thuần chủng sở hữu ngoại hình có phần hung tợn. Với đôi chân to, thô, xù xì đặc trưng. Thì dòng lai của chúng nhỏ hơn. Đôi chân to hơn giống gà bình thường nhưng không quá thô và xù xì như dòng Đông Tảo thuần chủng. Thịt gà Đông Tảo lai cũng dày. Và thơm không kém so với giống thuần chủng.

So với giống gà Đông Tảo thuần chủng. Gà Đông Tảo lai dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, tăng trọng nhanh hơn nhiều. Đồng thời khả năng sinh sản tốt hơn và ít đánh nhau.

Đối với giống gà lai cận huyết hay gà F2. Thì đặc điểm của chúng hồi nhỏ không giống với gà thuần chủng. Chỉ từ khi 2-3 tháng tuổi chúng ta mới bắt đầu nhận biết thấy những điểm giống với gà Đông Tảo nhưng cũng không quá nhiều.

Giá Gà Đông Tảo lai

Gà Đông Tảo thuần chủng giá bán thương phẩm cao dao động từ 400.000đ – 500.000đ/kg. Giá gà giống 150.000đ/con/ 1 ngày tuổi.

Trong khi đó gà lai Đông Tảo Hưng Yên xuất tại trang trại có giá từ 100.000 – 120.000đ/kg. Giá có thể thấp hoặc cao hơn tùy vào từng thời điểm, nhưng biến động không lớn. Giá thịt gà Đông Tảo lai tại chợ đắt hơn, dao động từ 150.000 – 300.000đ/kg.

Về giống gà Đông Tảo lai trên thị trường có nhiều mức giá khác nhau. Trung bình từ khoảng 15.000 – 20.000đ/con. Nhưng cũng có lúc lên tới 50.000đ/con. Tùy thuộc vào độ tuổi, trọng lượng, mức độ thuần chủng…

Kỹ thuật nuôi Gà Đông Tảo lai

Điều đầu tiên khi nuôi gà lai Đông Tảo mà chủ kê cần ghi nhớ. Đó là xây dựng chuồng trại sạch sẽ, thoáng đãng. Định kỳ hàng tuần phải khử trùng chuồng trại bằng Foocmol. Mỗi tháng phải rắc vôi bột trong bán kính 100m để ngăn chặn vi trùng, virus, dịch bệnh lây nhiễm.

Tuân thủ lịch tiêm vacxin phòng bệnh cho gà.

Trước khi đưa trứng vào ấp nở cần vệ sinh trứng và máy ấp.

Cho gà uống nước sạch đã qua máy lọc.

Vệ sinh bình nước cho gà ngày 2-3 lần.

Chế độ dinh dưỡng cho gà cần được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Rắc thêm 1 số hạt sỏi nhỏ bằng hạt đậu trong chuồng gà. Để gà tăng khả năng tiêu hóa.

Đối với gà lai Đông Tảo mái đang trong quá trình sinh sản. Cần được bổ sung các loại thức ăn giàu canxi để tăng chất lượng & số lượng trứng.

Kinh nghiệm nuôi gà lai Đông Tảo

Khả năng chịu nóng của gà lai Đông Tảo tốt hơn là chịu rét. Chúng cũng khá mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết. Vì vậy xung quanh chuồng trại gà nên trồng những hàng cây xanh làm hàng rào. Để đảm bảo khu chuồng trại luôn ấm áp trong mùa đông, mát mẻ vào ngày hè.

Khi nhiệt độ nóng bức, nên bổ sung vitamin C. Và điện giải Bcomplex để tăng sức đề kháng cho gà.

Thời điểm giao mùa gà dễ mắc bệnh. Vì vậy nên cho gà uống thêm kháng sinh.

Sử dụng một số loại dược liệu như: hương nhu, tỏi ta, bồ kết… đốt xông khói cho chuồng trại của gà. Để ngăn gió độc đồng thời xua đuổi côn trùng.

Giống gà Đông Tảo lai tự giao phối khá khó khăn. Do đó chúng ta nên rắc thóc trên nền chuồng gà. Cho chúng bới hàng ngày để chân chắc khỏe. Tăng tỷ lệ nuôi ghép 5-6 mái/1 trống từ đó giúp tăng cường hiệu quả tự phối của gà.

Chúc các sư kê thành công trong việc nuôi gà đá.!!!

Hướng Đi Mới Từ Nuôi Gà Rừng Lai

Theo kinh nghiệm của anh Vũ, yếu tố quyết định thành công khi nuôi gà rừng lai là phải có sự am hiểu và kiên nhẫn để gà thích nghi với môi trường mới. Khi nuôi gà rừng lai, người nuôi phải tuyển chọn được đàn gà bố mẹ có nhiều ưu điểm nổi trội để lai tạo cho thế hệ sau. Gà rừng lai ở giai đoạn mới ấp nở thường ăn cám công nghiệp. Khi đến giai đoạn sinh sản, gà rừng lai chủ yếu ăn bắp, lúa, cây chuối băm nhỏ…

Từ khi ấp nở đến khi bước vào giai đoạn sinh sản mất khoảng 6 tháng. Gà trưởng thành có trọng lượng mỗi con khoảng 1 – 1,2kg. Khi còn nhỏ, có thể nuôi chung nhiều con trong một chuồng. Đến giai đoạn sinh sản cần phải nuôi nhốt riêng theo tỷ lệ 1 gà trống xen 3 – 5 gà mái. Chuồng nuôi gà rừng lai phải chia nhỏ thành nhiều ô để tách đàn khi cần thiết. Quá trình nuôi cần vệ sinh chuồng trại hợp lý, tiêm phòng vắc xin đầy đủ mới tránh được rủi ro lây nhiễm bệnh.

Hiện nay, loại gà 1 tháng tuổi được anh Vũ bán với giá 100.000 đồng/con; gà chuẩn bị sinh sản 300 – 400.000 đồng/con. Những con gà rừng lai có bộ lông đẹp, giọng gáy tốt sẽ được bán theo giá gà cảnh, lên tới vài triệu đồng/con. Mô hình nuôi gà rừng lai đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình anh Vũ. Bình quân, mỗi tháng gia đình anh xuất bán vài chục cặp gà giống, chưa kể trứng. Trừ các chi phí, thu nhập từ nuôi gà rừng lai của gia đình anh Vũ đạt khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.

So với việc nuôi các loại vật nuôi khác, anh Vũ cho rằng, mô hình này cho thu nhập ổn định và có nhiều triển vọng. Có hiệu quả kinh tế từ việc nuôi gà rừng lai, nên gia đình anh Vũ đã quyết định mua máy ấp trứng, tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô thành trang trại.

Anh Vũ cho biết: “Thời gian qua, tôi chủ yếu cung cấp gà giống cho những người có thú vui nuôi gà rừng lai. Có một lượng khách hàng lớn trên cả nước liên hệ qua facebook, zalo của tôi để đặt mua gà rừng lai. Ngoài ra, có nhiều khách hàng đặt mua gà rừng lai với số lượng lớn để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, nhưng gia đình chưa dám nhận lời vì chưa đủ số lượng để cung cấp. Vì vậy, hiện nay gia đình không phải lo lắng về đầu ra”.

Bài, ảnh: Ngọc Lê Nguồn: Báo Đắk Nông

Bạn đang xem bài viết Chăn Nuôi Gia Cầm Sạch, Hướng Đi Mới Ở Chợ Mới trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!