Xem Nhiều 3/2023 #️ “Chiến Kê” Giá Nghìn Đô # Top 5 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 3/2023 # “Chiến Kê” Giá Nghìn Đô # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về “Chiến Kê” Giá Nghìn Đô mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

LUYỆN CHIẾN BINH

Đi lòng vòng trong xóm nhỏ ở sườn núi Cậu, chúng tôi thấy nhà nào cũng nuôi gà. Chỉ những lồng sắt, ông Nguyễn Văn Hương – tổ trưởng, thâm niên 20 năm trong nghề – cho biết, gà chọi phải nuôi suốt một năm mới ra “thành phẩm”. Gà đá giỏi do di truyền, nên phải chọn lựa con mái và con trống dữ dằn nhất trong bầy, cho lai giống để “ra” con hay. Vì là gà chinh chiến nên chỉ cho nó ăn lúa, không cho ăn gạo vì sợ mập, tuyệt đối “cữ” chuyện đạp mái.

Gà chiến sau hơn một năm “luyện công” được đưa ra chọi thử với nhau. Con nào đá thắng lại có hình dáng “đầu công, mình cốc, cánh vỏ chai” thì đạt chuẩn. Chọn ra được gà tốt, nặng cỡ hai ký chủ gà sẽ lắp cựa sắt dài tám phân vào chân. Khi giao đấu, nếu “vũ khí” này đâm trúng vào yết hầu của địch thủ thì chủ nhân của “chiến binh” sẽ thắng trận.

Ngồi bên cạnh ông Hương, anh Nguyễn Văn Nhân chuyên sống bằng nghề nuôi gà chọi nói, trong giới đá gà, con nào không có cựa thì chủ nhân cho chơi theo kiểu đá đòn bằng cách cạo đầu trọc. Vì không có lông bao phủ nên khi bại trận, chúng sẽ bị sưng đầu, người đầy máu me. Người chơi lúc đó phải dừng cuộc chơi mang gà về dưỡng thương.

Với gà có cựa khi giao đấu, trọng tài sẽ đếm ba tiếng, chủ nhân thả chúng ra giao đấu nhiều hiệp, đến khi tìm được con thắng cuộc. Các tay chơi kì cựu cho biết, một hiệp đấu ở trong Nam kéo dài 20 phút, ngoài Bắc thì 15 phút. Sau khi “xổ” (chọi) 5-7 lần, mỗi lần 15-20 phút thì vào nghệ (mài nghệ hòa với rượu) đắp lên thân gà rồi phơi nắng.

ĐỒNG TIỀN VÀ NƯỚC MẮT Sáng hôm sau, chúng tôi theo chân người dân trong xóm bỏ gà vào giỏ, mang đi chào hàng ở tận huyện Bến Cát, Bình Dương. Trong một quán cà phê, hàng chục thương lái đang chờ đợi xem hàng để ngã giá. Anh Nhân đưa hai “chiến kê”, một con có đuôi dài và một con đuôi ngắn ra cho khách xem.

Tranh thủ lúc mọi người coi gà, anh Nhân giải thích, luật đá gà tùy theo vùng miền. Vùng này thường chơi theo kiểu đá knock – out trong một “hồ”. Con nào bị đo ván nằm tại sàn, hoặc bỏ chạy thì phía còn lại được tuyên thắng trận.

Thương lái tên Thành, thường chọn gà hay để mua, ra điều kiện với Nhân: “Cho hai con đá thử, con nào thắng, qua mua liền!”. Nói xong, Thành thả chúng ra. Hàng chục người dán mắt vào cặp gà hò reo sôi nổi. Con đuôi dài tên Bi có đôi mắt long sòng sọc, cứ xông đến đá vào “người anh em” đuôi ngắn tên Mẹc. Con Mẹc thấy đối thủ quá mạnh nên áp sát đối phương để tránh đòn. Con Bi sôi máu, tìm cách giãn ra rồi tung thẳng cựa vào đối phương. Bị bất ngờ, con Mẹc dính cựa ngay yết hầu, ngã lăn đùng ra đất. Thành hớn hở tiến đến, ôm con Bi vào lòng, rút tiền đếm xoèn xoẹt đưa cho Nhân 30 triệu đồng. Nhân tiếc nuối nhìn người mua chở con Bi ra khỏi quán. Anh ra giữa sân xi măng, ôm con Mẹc thân cứng đơ, khóe mắt anh ươn ướt.

Từ vài hộ nuôi gà chọi đầu tiên, những người dân Định Thành đã chỉ nhau cách nuôi gà đá để thoát nghèo. Từ tiền bán gà, họ cho con ăn học hoặc mua được tivi, xe máy.

Đá gà là một trò chơi dân gian nhưng các tay cá độ máu me đang biến môn giải trí này thành một sới bạc để ăn thua đủ. Nhiều gia đình đã tan nhà nát cửa vì có người thân trót sa chân vào kiếp đỏ đen. “Vì biết thân phận nghèo khó nên xóm tui không có ai chơi cả, họ chỉ bán gà để kiếm sống thôi” – bà Nguyễn Thị Hồng tâm sự.

Chia sẻ bài viết này:

Facebook

Twitter

Reddit

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Bí Kíp Luyện ‘Chiến Kê’ Nghìn Đô Của 9X Hà Thành

‘Chiến kê’ biệt danh Tía thằn lằn ở trang trại của Nam khá nổi tiếng nhờ những miếng ra đòn thông minh, tốc độ.

“Gà chọi” hay “đá gà” là trò chơi dân gian đã có từ lâu đời. Đây không chỉ là thú chơi giải trí mà còn là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ và chất keo gắn kết cộng đồng. Tại Hà Nội, thú chơi gà chọi nở rộ và phát triển thành phong trào thu hút khá đông người tham gia. Trong đó, anh Nguyễn Hoài Nam (Sn 1990, Trương Định – Hà Nội) nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhờ sở hữu những chú “chiến kê” huyền thoại với những miếng ra đòn đã trở thành nỗi ám ảnh cho mọi đối thủ.

Chọn gà đoán tướng

Theo Nam, chơi gà chọi không chỉ là đam mê mà còn là thú chơi với nhiều công phu và tốn kém. Để lựa chọn được một con gà đá giỏi, ngoài việc chọn tông dòng (gà bố mẹ đạt chuẩn) thì quan trọng nhất là hình dáng, thần thái gà. Nam phân tích: “Chọn gà phải nhớ nằm lòng khẩu quyết: “Nhứt thủ”, nhị vĩ, tam hình, tứ túc”.

Trang trại mini được Nam thiết kế ngay trên mái nhà với khoảng 20 gà chọi thiện chiến có giá lên tới hàng trăm triệu đồng

Tuy nhiên, người chơi gà chọi quý “gà” hơn vàng nên đôi khi có tiền cũng chưa chắc đã mua được mà còn tùy duyên. Trong nhiều trường hợp chủ gà sẵn sàng trao tặng gà quý nếu cảm thấy người mua có tâm huyết và yêu thích thật sự.

Nguyễn Hoài Nam

Trong đó, mắt phải tinh nhanh, cổ tròn đều, vai nhô cao, thân hình tròn trịa, ngực nở, lườn thẳng. Về chân, bàn ngón dài rộng, cựa thấp, dáng đứng vòng kiềng. Da thịt hồng hào, dáng đi hùng dũng đặc biệt toát ra thần thái lanh lẹ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất của gà chọi là sức mạnh và khả năng ra đòn. Gà càng dẻo dai, có đòn miếng thông minh, mạnh mẽ với độ bền tốt càng được săn lùng và trả giá cao.

Trên thực tế, Nam cho biết rất hiếm tìm được những con gà chọi “hội tụ” đầy đủ những yếu tố này. Thường thì trong cả trăm con, thậm chí hàng nghìn con mới lựa được một vài con đạt chuẩn. Cũng vì độ quý hiếm mà việc săn lùng những chú “chiến kê” này càng trở lên khó khăn.

Muốn mua được gà đẹp đôi khi người chơi phải chịu khó đi xa, vào tận Bình Định, Đồng Tháp hoặc đến các vùng Thổ Hà (Bắc Ninh), Trường Yên – Hoa Lư (Ninh Bình)… những nơi được mệnh danh là “đại bản doanh” của gà chọi.

Giá của một con gà chọi thông thường chỉ dao động từ 2 – 5 triệu nhưng đối với những con gà được xem là “mãnh chiến” thì giá có thể được trả lên tới vài chục thậm chí cả trăm triệu. Nam cho hay, ở miền Bắc, ” huyền thoại Xám Thần” của tay chơi Phú Thọ được xem là con gà đắt giá nhất khi được định giá lên tới hơn 400 triệu.

Nguyễn Hoài Nam bên một chú gà “thiện chiến” nổi tiếng với những cú ra đòn thần tốc và bản lĩnh.

Bản thân Nam cách đây vài năm cũng từng sở hữu một chú “chiến kê” với những cú ra đòn vô cùng dũng mãnh và từng được một dân chơi trả giá hơn 90 triệu. Sở dĩ những chú chiến kê này được định giá cao là bởi khi tham gia vào các trận đấu, chúng hạ gục đối thủ bằng những miếng đòn thông minh, nhanh gọn và chưa bao giờ biết bại trận.

Để chăm sóc và huấn luyện gà chọi phải dành thời gian và đầu tư công sức công phu, tỉ mỉ.

Chia sẻ về đam mê của mình, Nam cho biết, bản thân bắt đầu chơi gà chọi từ năm 6 tuổi, ban đầu không có tiền Nam chỉ dám đi xin gà con về nuôi rồi huấn luyện. Năm học lớp 2, vì yêu thích nên Nam tích cóp tiền ăn sáng, giấu bố mẹ bán xe đạp lấy tiền mua gà chọi rồi mang đi khắp hội làng “tỉ thí”.

Bí kịp luyện gà đặc biệt

Hiện tại vì không gian chật chội, nên tay chơi 9x này thiết kế một trang trại nuôi gà chọi ngay trên sân thượng căn nhà để thỏa mãn niềm đam mê này. Trong diện tích chỉ khoảng 27m2, Nam thiết kế chuồng thành các ô nhỏ 2 tầng và bố trí hợp lý để gà có khoảng không tắm nắng hàng ngày.

Mỗi con gà chọi được Nam nhốt riêng một chuồng đồng thời bố trí khoảng không đón ánh nắng mặt trời.

Để tạo không gian khô thoáng và đảm bảo nhiệt độ lý tưởng cho gà sinh trưởng và phát triển tốt, Nam còn đầu tư điều hòa 2 chiều, quạt thông gió và các bóng đèn sưởi bên trong trang trại. “Lúc nào nhiệt độ chuồng trại cũng phải đảm bảo khoảng 28 – 32 độ C. Gà khỏe mạnh, được chăm sóc tốt thì sức chiến đấu mới vững vàng, dẻo dai”. Khác với các loại gà khác, chế độ ăn của gà chọi phải tuân thủ những tiêu chuẩn vô cùng nghiêm ngặt như “ăn chín, uống sôi”.

Thông thường một ngày gà chọi ăn 3 bữa, trong đó hai bữa chính gồm thóc ngâm, chất tươi có thể là thịt bò, lươn, thằn lằn và một bữa phụ gồm rau xanh và hoa quả. Riêng đối với những “chiến kê” đặc biệt thì Nam luôn cho ăn theo một chế độ cao cấp: “Trước mỗi trận đấu để gà có sức dẻo dai, sức khỏe tốt đôi khi những chủ gà còn bồi bổ sụn vây cá mập, tam thất mật ong, nhung hươu… đồng thời cho gà uống kèm với các loại vitamin và khoáng chất khác”, Nam bật mí.

Thằn lằn được Nam mua về làm thức ăn cho gà chọi

Chủ gà này cũng tiết lộ, cứ vài ngày người chơi lại phải tiến hành “xông hơi”, “om, xoa” hoặc tắm khô bằng các lá cây thuốc như: ngải cứu, lá tre, vỏ cây gạo, nghệ… Công nghệ này diễn ra vô cùng công phu và tỉ mẩn. Hỗn hợp lá thuốc được đun sôi, để nguội bớt sau đó dùng khăn mặt thấm thứ nước hỗn hợp ấy đắp vào cơ thể gà. Thậm chí, kỳ công đến nỗi, vào mỗi buổi tối, để chân gà cứng cáp, người chơi còn phải tiến hành ngâm chân gà trong hỗn hợp nghệ, muối, nước tiểu… rồi “massage” toàn thân cho gà.

Nam chia sẻ: “Trung bình, sau khoảng 10 tháng kể từ khi nở, gà chọi sẽ được chủ mang đi “đánh tập” ở các sới nhà để cọ sát, luyện tập. Đối với những con gà độ chiến thì bắt đầu bước vào giai đoạn “nước rút” với hàng loạt các chế độ “vần vỗ”, “om bóp”, bồi bổ thường xuyên giúp gà đạt thể lực tốt nhất. Nói chung, thời gian công sức và chi phí bỏ ra để nuôi gà chọi không hề ít. Chính vì thế, người nào phải thực sự đam mê, yêu thích thì mới theo đuổi được”.

Một tuần vài lần, gà phải được tiến hành “xông hơi”, “om bóp”, “tắm nghệ” để tăng cường sức đề kháng.

Hiện tại, trang trại mini của Nam có khoảng 20 gà chọi thiện chiến có giá lên tới hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, tay chơi này còn là chủ nhân của một trại “đúc” (nơi nhân giống gà) ở Bình Định. Trong đó, một số “chiến kê” mà Nam sở hữu như: Ma tốc độ, Tía thằn lằn, gà Tôn Ngộ Không… khá nổi tiếng trong các cuộc tỉ thí nhờ lối chiến đấu sắc bén, ra đòn nhanh gọn và thông minh.

Trong mỗi dịp hội hè, lễ Tết những người yêu gà chọi như Nam lại tổ chức các cuộc đấu võ, so tài để chọn ra những “chiến kê” dũng mạnh nhất. Đây không chỉ là nơi giao lưu, gắn kết những người yêu gà chọi mà theo Nam còn là nét văn hóa độc đáo, nuôi dưỡng tinh thần thượng võ đã có từ lâu đời của dân tộc.

Sau mỗi lần tắm, gà được làm ấm bằng máy sấy để tránh bị nhiễm lạnh.

Đáng tiếc, theo chủ trang trại này, ngày nay tại một số nơi thú chơi gà chọi lại đang bị biến tướng. Một số người lợi dụng cá cược, đánh bạc với số tiền khá lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến phong trào chơi gà chọi mà còn khiến nhiều người có cái nhìn sai trái, thiếu thiện cảm với cộng đồng người chơi này.

“Trong sới chọi gà, việc thắng thua là lẽ thường tình. Những người chơi gà chọi chân chính không bao giờ đem những con gà chọi mình tâm huyết để cá cược, đánh bạc. Đơn thuần đây là sự đam mê, yêu thích và lưu truyền những giá trị truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ có những giải đấu chính quy để người chơi khắp ba miền được gặp mặt, so tài cũng như có thể hạn chế được những tiêu cực nảy sinh như thời gian vừa qua”, Nam cho hay.

Kho Báu Bí Mật Trị Giá Hàng Nghìn Tỷ Đô Của Phát Xít Nhật Trong Thế Chiến 2

Theo đó, ngay từ đầu cuộc chiến, Nhật đã có những kế hoạch mang tính chiến lược về sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít. Để phục vụ chiến lược này, Nhật hoàng Hirohito cùng các thành viên hoàng gia đã lập ra một kế hoạch bí mật, mang tên “Kim bách hợp”, do hoàng thân Yasuhito, em trai của Nhật hoàng trực tiếp chỉ huy.

Mục đích kế hoạch này là vơ vét thật nhiều của cải tại các nước châu Á, sau đó vận chuyển số của cải này về Nhật nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và công nghiệp nhanh nhất có thể.

Kế hoạch được triển khai một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Lực lượng tình báo trinh sát được tung đi các nơi để dò xét tình hình, địa điểm cụ thể và những thương nhân giàu có. Ngoài ra, Nhật hoàng còn điều một lực lượng lớn các chuyên gia giám định vàng bạc, cổ vật từ “Chính quốc” sang để phân loại của cải.

Chỉ trong vài năm quân đội phát xít Nhật đã vơ vét được rất nhiều của cải quý giá, từ hàng nghìn tấn vàng khối ở Trung Quốc, những bức tượng Phật cổ quý hiếm ở Myanmar đến vô số đá quý ở Indonesia và những đồ gốm cổ của Triều Tiên.

Theo số liệu thống kê trong “Võ sĩ vàng”, riêng tại Nam Kinh, một trong những thành phố giàu có nhất Trung Quốc quân Nhật đã tịch thu được 6.000 tấn vàng, chưa kể các báu vật khác. Số vàng này được nấu chảy ra rồi đúc khuôn thành những thỏi vàng có kích thước thống nhất, sau đó chuyển về Nhật.

Một phần của cải trong kế hoạch “Kim bách hợp” được chuyển về Nhật Bản bằng đường biển. Nhưng từ năm 1943, tàu ngầm của Mỹ đã phong tỏa toàn bộ các tuyến hàng hải tại vùng biển này nên quân Nhật chỉ còn cách chôn giấu tại các nước châu Á, rồi sau này sẽ tìm cách quay lại vận chuyển.

Dưới sự giám sát của các thành viên hoàng gia, tướng Yamashita Tomoyuki, người được đặt biệt danh “Mãnh hổ Malaya” vì những “chiến công” khi xâm chiếm các nước Đông Nam Á, đã chỉ huy kế hoạch xây dựng các kho cất giữ của cải ngầm trong lòng đất tại Philippines.

Vào một tối đầu tháng 6/1945, khi bộ binh Mỹ đã siết chặt vòng vây, cách đại bản doanh quân Nhật tại thành phố Bambang, Phillippines chỉ vài chục km, thì tại một căn hầm lớn chứa đầy vàng ở ngoại ô thành phố này, các công đoạn cuối cùng của việc chôn giấu đã được hoàn tất.

Đến nửa đêm, tướng Yamashita và các thành viên hoàng gia nhanh chóng rời khỏi căn hầm và kích nổ những quả mìn được bí mật đặt ở lối ra vào, chôn sống tất cả kỹ sư, công nhân xây dựng cùng với số của cải trong đó. Các kế hoạch thủ tiêu tương tự cũng xảy ra ở tất cả các địa điểm chôn giấu khác.

Chỉ duy nhất có một người Philippines tên là Ben Valmores, vốn là nô bộc của Takeda Tsuneyoshi – thành viên Hoàng gia giám sát việc xây dựng, đã được chủ nhân động lòng cho thoát ra ngoài ngay khi phát nổ.

Tuy nhiên, các động thái chuyển vàng và xây dựng quy mô của tướng Yamashita đã không qua được mắt các điệp viên Mỹ nằm vùng tại Philippines. Tuy không nắm được thông tin cụ thể, nhưng tình báo Mỹ biết chắc chắn phát xít Nhật đang cất giấu một số của cải khổng lồ tại nước này.

Cục tình báo chiến lược Mỹ (OSS), tổ chức tiền thân của CIA đã sử dụng phương án khai thác người lái xe thân cận của Yamashita là thiếu tá Kashii. Việc này do sĩ quan tình báo người Philippines gốc Mỹ là Tuy Santa Romana đảm nhiệm, giám sát Santa là G.Lansdale, một nhân vật nổi tiếng thuộc OSS.

Công việc thẩm vấn được tiến hành bí mật, cuối cùng vào tháng 10/1945, quân đội Mỹ đã nắm được một số địa điểm nghi ngờ là nơi chứa kho báu. Sự việc đã được báo lên cho Tổng thống Harry S. Truman. Một kế hoạch khai quật được bí mật tiến hành.

Tháng 11/1945, tướng J. McCloy, đặc phái viên tài chính của Tổng thống Truman cùng Lansdale bí mật bay đến Manila thị sát hầm vàng mà Santa đã khai quật. Chỉ tính riêng ở đây, số vàng đã có giá trị vài chục tỷ USD. Theo ước tính của nhà báo Sterling Seagrave, tổng số vàng và của cải được chôn giấu tại nhiều địa điểm ở Phillippines có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD.

Nguồn gốc sự giàu có này được ông Marcos chính thức giải thích ngày 1/1/1970 (lúc đó là đương kim tổng thống Philippines) rằng nhờ đào được kho vàng của tướng Yamashita. Năm 1992, bà góa phụ Imelda Marcos tái xác nhận chồng bà đã tìm được 4.000 tấn vàng từ kho vàng Yamashita.

Dự án truy tìm kho báu của người Gô-tích vốn từng bị săn lùng bởi Đức Quốc xã

Lòng tham và suy tàn: Kho báu trong truyền thuyết và sự sụp đổ của những Hiệp sĩ dòng Đền

Nửa đêm dậy đòi chia tài sản vì nghĩ mình sắp chết

Về Bến Tre Thăm “Vương Quốc” Gà Nòi Nghìn Đô

Nghề nuôi gà nòi ở Chợ Lách có từ rất lâu đời và thời gian gần đây càng nổi tiếng vì có nhiều giống gà hay, được dân buôn đem qua các trường gà bên Campuchia thi đấu. Lão nông Nguyễn Văn Liệt, ngụ xã Tân Thiềng cho biết: “Ngày xưa vùng này chỉ làm lúa 1 vụ và trồng thêm cây ăn trái nên nhiều nông dân nhàn rỗi nuôi gà nòi đá độ, giải trí. Nhiều người có gà bị thua nên tức khí tìm tòi, sưu tầm giống gà hay ở khắp nơi về để nhân giống nhằm “phục thù”. Đồng thời vùng đất này có nhiều cây trái, vườn rộng rất thích hợp cho gà nòi phát triển nên từ từ gom toàn giống gà nòi hay về đất này để vang danh khắp nơi”.

Nghề nuôi, kinh doanh gà nòi giúp cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khấm khá. Ở huyện Chợ Lách hầu như xã nào người dân cũng nuôi gà nòi nhưng tập trung nhiều nhất là ở xã Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Thành…

Thông thường khi gà còn nhỏ sẽ thả ra ngoài vườn cây ăn trái cho chân khỏe mạnh, thịt săn chắc. Khi gà lớn lên, gáy rành sẽ cho úp bội để “huấn luyện” thành những con gà đá hay. Mỗi tuần đều phải đem gà ra xổ (cho 2 con gà đá nhau – PV) để huấn luyện những miếng đánh cho gà, đồng thời phải bồi bổ, thoa nghệ để da săn chắc. Khi những con gà chiến được nuôi từ 8 tháng đến 1 năm tuổi có thể xuất bán.

Theo ông Lành ở xã Tân Thiềng, có con gà nòi của ông Một được nhiều dân chơi gà ra giá 100 triệu đồng nhưng chủ nhân này nhất quyết không bán vì nó rất hay, không có đối thủ ở địa phương.

Bây giờ ở xã Tân Thiềng, Long Thới hầu như nhà nào cũng nuôi gà nòi bán cho các địa phương ở khắp nơi từ TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ và qua cả Campuchia. Ông Lê Văn Một, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thới cho biết: “Nuôi gà nòi là mô hình thoát nghèo rất hiệu quả ở địa phương vì không cần nhiều vốn liếng, diện tích đất nhưng lại cho lợi nhuận rất khá. Trung bình chỉ cần đầu tư vài triệu đồng ban đầu nhiều hộ dân có thể thu nhập hàng chục triệu đồng sau 1 năm nuôi”. Ngoài ra, còn có nhiều nghề “ăn theo” con gà nòi như nghề đan bội sắt để nhốt gà, nghề chăm sóc gà con… cũng giúp cho nhiều hộ dân có việc làm.

Nghề nuôi gà nòi được xem là nghề truyền thống ở địa phương nhưng được các cấp chính quyền quản lý rất chặt chẽ, nghiêm cấm việc đá gà ăn tiền. Ngành nông nghiệp cũng đang có kế hoạch bảo tồn những giống gà nòi quý để giúp cho nghề nuôi gà nòi có giá trị kinh tế cao ngày càng phát triển.

Bạn đang xem bài viết “Chiến Kê” Giá Nghìn Đô trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!