Cập nhật thông tin chi tiết về Cho Gà Ăn Gì Mau Lớn? Mẹo Nuôi Gà Của Người Xưa mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Về kinh nghiệm nuôi gia súc, gia cầm, người xưa có rất nhiều kinh nghiệm hay. Cho gà ăn gì mau lớn? Hay có những mẹo nào giúp gà luôn khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Những chia sẻ kiến thức được tham khảo từ dân gian bên dưới sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm thú vị
Những thức ăn cần thiết trong từng giai đoạn phát triển của gà
Tỳ vào độ tuổi của gà, người nuôi sẽ có chế độ dinh dưỡng cùng những thức ăn khác nhau để kích thích sư phát triển của gà. Trong đó, giai đoạn đầu kể từ sau khi gà nở cho đến tuần thứ 4 là khoảng thời gian gà phát triển mạnh mẽ nhất. Vì thế, trong thời gian này cần tập trung tối đa việc cung cấp dinh dưỡng để gà mau lớn.
Khi gà nở được 1 ngày đầu: Lúc này, hệ tiêu hoá của gà con vẫn còn non nên hạn chế cho ăn cám. Chỉ cần cho gà uống nước co pha glucozo (đường) hoặc chất điện giải, ngày 2-3 lần là có thể khoẻ mạnh.
Từ ngày thứ 2 đến tuần thứ 4: Cho gà ăn bột cám, từ lỏng cho đến đặc dần. Ngoài ra, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chúng bằng cách cho ăn thêm rau, tâsm hoặc ngô xay nhuyễn. Thỉnh thoảng, nên cho gà thưởng thức chút bột cá hoặc bột gà để kích thích vị giác
Khi gà được hơn 1 tháng tuổi: Lúc này, gà đã bắt đầu lớn nên việc chăm sóc cũng dễ hơn một chút. Hằng ngày, bạn có thể cho chúng ăn thóc, gạo, cám, bột cá, rau củ,… Nếu nuôi gà chọi, sư kê nên thả chúng ra vườn để tự do chạy nhảy, tìm nguồn thức ăn hoang dã như thằn lằn, sâu, mối…
Mẹo nuôi gà mau lớn của người xưa
Bên cạnh việc chú trọng cho gà ăn gì mau lớn, người xưa cũng có một số mẹo khá hay giúp gà lớn nhanh. Trong đó, có thể kể đến những mẹo như:
Khi gà được 2 tháng tuổi, trộn thêm một ít hèm rươụ vào cho gà ăn, giúp gà mau lớn nhanh
Nuôi gà thả vườn, cho chúng ăn tự do giun, dế, các loài sâu bọ
Cho gà ăn tỏi vào định kỳ hàng tháng để tránh bị cúm. Tuy nhiên, khi cho ăn cũng không cho quá nhiều, tránh việc gà bị xót, đau bao tử…
Ngoài ra, vơí những người theo hướng tâm linh, trước khi làm chuồng gà, họ sẽ nhờ một người hợp tuổi với mình đến đào món đầu tiên. Thông qua đó, họ thể hiện niềm tin rằng nếu được những người hợp tuổi phụ làm chuồng, cả năm nuôi gà sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
Ở các vùng cao như Tây Nguyên, Tây Bắc, khi nuôi gà, họ còn treo thêm một nhánh xương rồng ở cạnh chuồng, thể hiện ngụ ý xua đuổi tà ma hoặc vía dữ khi đến gần chuồng.
Posted in Tagged KINH NGHIỆM NUÔI GÀ cách nuôi gà mau lớn, cho gà ăn gì mau lớn, kĩ thuật nuôi gà
Cho Gà Đá Ăn Gì Mau Sung
Cho gà đá ăn gì mau sung sức. Đảm bảo sức khỏe, đủ dinh dưỡng trong quá trình thay lông. Và sẵn sàng năng lượng cho các trận đá gà. Tham khảo ngay các loại thức ăn cơ bản nhưng quan trọng sau.
Là thành phần chính trong chế độ ăn của gà tre đá và gà đòn. Giúp cho gà được săn chắc cơ thể, giúp tăng lực đá và sức chịu đòn. Với gà chọi thì nên ngâm lúa cho gà ăn. Việc này sẽ tốt hơn với việc tiêu hóa của gà chọi.
Cách ngâm lúa cho gà đá như sau:
Sau khi mua thóc về cần phải đãi sạch và ngâm lúa qua 1 lần trong thời gian khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho gà ăn. Nếu cẩn thận hơn thì có thể phơi khô một lần nữa sau khi ngâm. Nên nhớ loại thóc cho gà ăn phải là thóc tốt đã được loại bỏ các hạt lép, các tạp chất bụi bẩn và phơi cho thật khô để dễ dàng bảo quản.
Lưu ý: Không nên dùng cách ngâm thóc mầm cho gà ăn. Vì như vậy sẽ làm thóc bắt đầu nảy những mầm nhỏ
2. Rau xanh
Giúp cho việc tiêu hóa của gà chọi hiệu quả. Và hạn chế việc gà bị biếng ăn, giảm ăn. Có thể trộn vào thứ ăn hoặc cho gà ăn trực tiếp đều được. Rau xanh vốn chứa rất nhiều vitamin K và là thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên.
Các loại rau xanh còn chứa các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng có trong rau xanh còn giúp cho gà giảm thân nhiệt nhanh chóng trong những ngày nắng nóng. Các loại rau xanh chủ yếu và nên dùng cho gà đá ăn gì mau sung bao gồm có: Giá đỗ Rau muống Xà lách
3. Mồi
Cho gà đá ăn gì mau sung thì không thể quên được mồi. Đối với gà đòn, gà tre đá thì mồi là nguồn bổ sung chất đạm, protein giúp cho gà hồi phục sức khỏe. Và tăng độ hưng phấn cũng như giúp lực đá của gà trở nên mạnh hơn. Do vậy, mồi là một trong những thành phần không thể thiếu trong suốt quá trình nuôi gà đá trước, trong và sau khi thi đấu.
Đây cũng là một trong những thức ăn giải quyết Cho gà đá ăn gì mau sung. Khi xem đá gà campuchia, đá gà thomo hay trực tiếp đá gà thomo hôm nay. Các sư kê cũng có thể thấy các con gà chọi rất sung sức và hiếu chiến.
Các loại mồi có tác dụng đối với gà đá và thường được các sư kê giàu kinh nghiệm ưa chuộng nhất gồm có:
Thịt bò: Giúp phát triển cơ bắp rất phù hợp cho gà bị suy, ốm hoặc trúng gió nhanh hồi phục
Lươn, trạch nhỏ: Bổ sung máu, rất tốt cho gà thường bị tái mặt, tím mồng
Sâu super worm: giúp kích thích độ hưng phấn và kích thích quá trình thay lông cho gà.
Tôm, tép nhỏ: Giúp cho gà chắc xương
Cá chép nhỏ: Thích hợp đối với những chú gà chiến đang trong quá trình tăng cơ, giảm mỡ, hay nói đơn giản hơn là giảm cân. Dế: loại mồi thường dùng trong những ngày mùa đông giá rét để cân bằng thân nhiệt cho gà. Vì dế có tính nhiệt cao
4. Phụ gia
Bên cạnh thức ăn chính, thì phụ gia khác cũng khá hữu ích. Để sư kê giải bài toán Cho gà ăn gì mau sung. Một số loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ trong quá trình phát triển, giúp gà luôn được khỏe mạnh và chống chịu lại một số bệnh vặt mỗi khi thời tiết thay đổi. Một trong số đó chủ yếu là tỏi, gừng, rượu, trà…Mỗi loại lại mang về một tác dụng riêng biệt.
Tỏi: có thể dùng để thực hiện cách trộn thức ăn cho gà đá, rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp cho gà tránh được triệu chứng khó tiêu. Đồng thời giúp gà không bị gió, thường thì cho gà ăn tỏi và sau bữa ăn chiều là thích hợp nhất
Gừng: có tác dụng làm ấm cơ thể gà trong những ngày mùa đồng hoặc mưa gió kéo dài. Có thể cho gà uống nước gừng hoặc đặt gừng giã nhuyễn vào trong chuồng trước khi cho gà vào. Vừa giúp gà tránh được muỗi mà lại giúp gà có giấc ngủ ngon hơn.
5. Phụ gia dùng om bóp
Bên cạnh việc quan tâm cho gà ăn gì mau sung. Sư kê cũng cần lưu ý đến phụ gia dùng để om bóp cho gà chọi.
Trà: Dùng nước trà đặc phun lên da gà mỗi ngày 2 lần giúp gà phòng chống được các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn…
Rượu: có tác dụng làm ấm và phòng chống muỗi, côn trùng. Rượu nghệ còn có tác dụng giúp cho da gà đỏ đẹp và dày lên, giúp chống chịu đòn tốt hơn.
Lưu ý cho gà đá ăn gì mau sung
Lưu ý: Đối với mồi dành cho gà đá thức ăn Cho gà đá ăn gì mau sung. Thì không nên sử dụng ếch hoặc nhái làm thức ăn của gà. Bởi loại mồi này khá nhiều đạm và khiến cho gà có sức bền kém. Bên cạnh đó mồi là chất xúc tác để tăng cơ nhưng cũng làm cho gà tăng trọng lượng thịt và mỡ nhanh chóng. Vì thế, vô mồi cho gà thì nên kết hợp với các bài tập. Cần lưu ý Cho gà đá ăn gì mau sung nhưng vẫn giúp cho gà luôn được cân đối, gọn gàng và chắc khỏe. Ngoài ra một số sư kê còn cho gà đá ăn chuối cũng không làm gà béo lên mà vẫn có lực.
Cho gà đá ăn gì mau sung. Thức ăn cho gà đá luôn có vai trò quyết định đến nhiều khía cạnh đối với gà đá. Nhưng liều lượng cần phải được phù hợp và kết hợp với các bài tập, các kỳ vần. Thì gà chọi mới có sức bền, sự dẻo dai tốt được.
Bí Quyết Xem Vảy Gà Của Người Xưa
Đạo kê diễn nghĩa bình giải xem vảy gà
Tiếp theo là phần khảo sát về vảy hậu.
Gà có hàng hậu no nê và chạy dài từ gối xuống tới cựa hoặc sâu hơn đều được xem là tốt. Con nào vảy hậu xuống không tới cựa hoặc nát hoặc khiếm khuyết đều bị loại bỏ.
Đoản Hậu Vảy hậu xuống chưa tới cựa như hình vẽ này thì xấu, không nên đem ra Kê Trường.
120. Lại thêm chia gối chán chường ối a !
Hàng hậu xuống tới hoặc quá cựa nhưng sát gối mà nát như hình vẽ này thì cũng xấu. Không dùng được.
Hàng hậu xuống tới cựa nhưng vảy hậu nhỏ lăn tăn yếu ớt như hình vẽ thì được xem là kém hậu, cũng không nên dùng.
Hàng hậu có một vảy nứt ra cũng không xài được ngoại trừ hai trường hợp sau đây:
Hàng Quách cũng có một vảy bể ra thì gọi là “Bể Biên Khai Hậu” là cậu gà nòi. Ấy là điềm lành. Bể biên đây không phải là bể hàng biên mà là một vảy ở hàng Quách bể ra. Bể hay khai cũng đồng nghĩa. Câu “Bể biên khai hậu” hơi tối nghĩa và dễ hiểu lầm. Phải chi sách vở gọi là “Bể Quách Khai Hậu” thì ít có ai hiểu lầm.
Kê Kinh có chép: “Rằng mà khai hậu nhỏ toMà có quấn cán chẳng lo chút nào.”
Hàng tiền có thêm một vảy Vấn Cán, (còn gọi là Quấn Cán). Vảy vấn cán là một vảy dài vấn ngang quản từ Thành qua Quách. (Tựa như vảy Án Thiên hoặc Phủ Ðịa nhưng địa điểm là từ hàng vảy thứ tư trở xuống và trên cựa.)
Có hai tài liệu về vảy Áp Khẩu. Theo nhiều tác giả danh tiếng (Mộng lang xin tạm giấu tên) thì vảy Áp Khẩu là ở ngón Thới có một hàng vảy bình thường đột nhiên có một vảy chia đôi thành hai vảy. Nhưng tài liệu hình vẽ vảy áp khẩu như vậy không đúng như Kê Kinh.
Tài liệu thứ hai về vảy Áp Khẩu của tác giả Vũ Hồng Anh thì vảy Áp Khẩu là đường chỉ chẻ ra và sổ dài từ gối xuống chậu và đổ ra rãnh giữa ngón Nội và ngón Chúa (điểm hoặc sổ xuống rãnh giữa ngón Chúa và ngón Ngoại (điểm A) theo như câu “hoặc ngoại hoặc chính trung tâm”. Hình này Mộng lang vẽ phỏng theo hình của tác giả Vũ Hồng Anh.
Kê Kinh chép:
Theo Kinh thì hình vẽ vảy Áp khẩu của tác giả Vũ Hồng Anh có phần chính xác hơn. Mộng lang xét thấy chính xác hơn chứ bản thân mình chưa từng thấy qua nên không dám kết luận. Theo như trong kinh thì vảy này là một đường chỉ chém băng qua các vảy như một cây kim. Có lẽ nó phải là một đường chỉ thẳng băng thì đúng như trong kinh hơn.
Gà có vảy Áp Khẩu là gà xấu, không thể đem ra trường được.
123. Đôi chân thủy được như sông,124. Vảy khô như chết móng rồng phải kiêng. Vảy chân của gà chọi mỏng và trong như mặt nước sông thì ra đòn rất nhanh. Gà có vảy trong và mỏng thì dùng cho gà cựa thì tốt. Đối với gà đòn thì nên chọn vảy khô và lởm chởm như vảy gà chết vì gà có vảy khô tuy ra đòn chậm nhưng đá đau thấu xương.
Kê Kinh có câu:
Cũng theo Kê Kinh thì: …Vảy đóng cho mỏng chân dày phân baNgón dài nhỏ thắt tằm nga.Đường đất như chỉ đóng xà cựa kim.……Cho hay là thể thuần vănĐịch cùng võ thể mười phần toàn công.
Và: …..Vảy thời to kịch hình dung võ toàn,Đá thời động địa kinh thiên,Sánh cùng văn thể thủ thành đặng đâu.
Xem thế thì gà chọi có vảy khô như vảy gà chết thì thuộc dòng Võ. Gà có vảy mỏng và trong như mặt nước sông thì thuộc dòng Văn. Văn quan ăn võ quan. Tuy nhiên, tất cả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác
Khi một con thần kê thác đi thì các Sư Kê thường giữ lại cặp chân gà để nghiên cứu. Chân gà chết lâu ngày thì thịt teo và vảy khô lởm chởm. Đoạn này mô tả vảy khô như vảy gà chết là vậy.
Mình không có tài liệu về móng rồng mà chỉ có tài liệu về vảy rồng thôi. Vảy gà xếp lên nhau theo hình thức “Nhân Tự” 人 là gà quý. Theo Hán văn thì:
Nhân = người Tự = chữ.
Gà có vảy nhân tự xếp lên nhau trông giống như Chưởng”.
125. “Tam Tài” đòn quý đòn thiêng,126. Nó hay quăng đá bất kiêng chẳng nề. Vảy Tam Tài đã được mô tả trong những trang trước. Ngoài ra, khi vảy phủ địa mà có ba cái thì nó đựơc gọi là Tam Tài Phủ Địa, 3 vảy Huyền Châm thì gọi là Tam Tài Huyền Châm v.v. Gà đá quăng là nạp đòn mà không cần phải núm đầu hay lông đối thủ.
(Theo ít nhất là 2 danh sư thì vảy Tứ Trụ là 4 vảy dặm ngang cựa mà chia đều nhau, không vảy nào lớn nhỏ. Tài liệu vảy Tứ Trụ của các danh sư kém phần chính xác, hình vẽ chưa hợp lý, bổn Tự cần phái thuộc hạ đi nghiên cứu thêm.
Gà có vảy này ưa bay cao, đá mép, đá hầu và đá tạt rất giỏi.
Ám Chỉ tức là Nguyệt Ám Chỉ. Ðường chỉ này nhỏ xíu quấn ngang sát gối từ Quách qua Thành hình ánh trăng lưỡi liềm. Gà có chỉ này ra đòn độc địa na ná như phép Nhất Dương Chỉ của nhà họ Ðoàn . Chỉ này còn đựơc gọi là Chỉ Nguyệt Anh. Theo một vài danh sư thì gà có chỉ này rất may độ.
131. Xuyên thành hổ trảo nhiều con,132. chém như dao cắt địch bon chạy dài.
Theo danh sư Phan Kim Hồng Phúc thì vảy hổ trảo là chân gà có vảy lốm đốm xanh, đen, hoặc đỏ. Gà có vảy này đá chắc đòn. Mộng lang không có tài liệu hình vẽ của vảy này.
Có ít nhất là 3 sự dị biệt giữa các danh sư về vảy Vấn Án Hành Khai.
Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì vảy Vấn Án Hành Khai là 1 vảy vấn có 1 đường nứt ở giữa, vảy này nằm tại cựa hay từ cựa tới chậu thì tốt hơn nằm ở quản gà.
Xem ra thì vảy này gần giống vảy Lộc Ðiền Tự nhưng khác nhau ở đường đất chia đôi. Lộc Ðiền Tự có đường đất chia đôi. Vấn Án Hành Khai cũng có đường chia đôi nhưng chỉ là đường nứt.
Vảy này gởi riêng cho Nhị Ca. Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì Độ Tam Tằng là độ có hai hàng kẽm kèm theo hộ vệ hai bên. Một hàng kẽm ở bên hàng Quách và một hàng kẽm ở bên hàng Hậu.
Nếu nhìn từ sau cựa của gà và đi theo chiều kim đồng hồ vòng ra phía trước thành một vòng tròn thì chúng ta sẽ có những hàng vảy như sau:
Và như thế thì chúng ta trở lại vị trí ban đầu là Độ. Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì gà có độ tam tằng rất tốt.
Sự khác biệt gữa hai vảy Vấn Án Hành Khai và Ðâu Ðầu là “đường nứt ở giữa”. Khi gà còn nhỏ thì vảy Vấn Án Hành Khai chỉ là một vảy vấn (quấn). Nhưng khi trưởng thành hoặc về già thì có đường nứt chia đôi vảy vấn nên gọi là Vấn Án Hành Khai. Còn vảy Ðâu Ðầu thì ở giữa chỉ là đường đất bình thường. (không phải đường nứt.)
Có khá nhiều dị biệt giữa các danh sư về hình thức của vảy này nhưng Mộng lang chỉ chọn làm tài liệu những vảy nào có hình thức đúng như tên gọi hoặc đúng như Kê Kinh mô tả mà thôi.
Tên gọi của vảy Vấn Án Hành Khai theo bổn sư hiểu thì là một vảy quấn (Vấn) bị nứt (Khai) một đường (Hành), trấn ngự phía trước (Án).
Tiếp tục Ðạo Kê thì:
Vảy Ẩn Ðịa nằm ẩn ở dưới vảy Phủ Ðịa. Vảy Phủ Ðịa là một vảy vấn nằm dưới tất cả các vảy của quản gà. Khi khẽ lật mí vảy Phủ Ðịa lên thì sẽ thấy vảy Ẩn Ðịa nếu có.
Lưu ý: Ðừng lộn vảy Ẩn Ðịa với vảy Yểm Ðịa.
Mộng Lang không có tài liệu của “giáp cương”.
137. Nhật thần hổ khẩu khai vương,138. Chỉ tài võ nghệ cao cường phải ra. Theo Kê Kinh thì vảy Nhật Thần là vảy có thể chống đỡ được đao thương. Nhật thần vảy đóng ở đâu,Nó đóng ngang cựa để hầu phòng thương……..
Cũng theo Kê Kinh thì hình thức của vảy Nhật Thần là một liên giáp có đường nứt ở giữa như câu:
Có sách cho rằng vảy Nhật Thần có hình tròn. Nhưng Kê Kinh chỉ nói rằng vảy Nhật Thần là một Liên Giáp đóng tại hàng Quách do hai vảy dính liền nhau (giống như Hổ Khẩu) nhưng có thêm đường nứt ở giữa mà thôi.
Bất kể vảy Nhật Thần có hình tròn hay ngũ giác nhưng điểm quan trọng là phải có đường nứt ở giữa và đóng ngang cựa. Nếu không có đường nứt ở giữa hoặc đóng nơi khác thì không phải là Nhật Thần.
Chiến kê có vảy Nhật Thần ra đòn long trời lở đất. Ðường nứt ở giữa của vảy tựa như một lời cảnh cáo cho những địch thủ chán sống.
Vảy Nhật Thần và Hổ Khẩu đều là Liên Giáp Nội đóng tại cựa. Liên Giáp Nội là hai vảy ở hàng Quách dính liền nhau không có đường đất ngăn đôi.
Vảy Khai Vương là 4 vảy vấn đóng ở giữa chậu và có một đường khai (nứt) chạy băng qua vảy thứ hai và ba. Ðường nứt tạo ra chữ Vương 王
Kê Kinh viết:
Vảy Khai Vương phải đóng dưới cựa và càng sát chậu càng tốt. Vảy Khai Vương mà đóng trên cựa thì thất cách.
Có sách mô tả vảy Khai Vương đựơc tạo ra bởi hai vảy vấn chứ không phải 4 vảy vấn. Mộng lang chọn dùng loại 4 vảy vấn vì bản thân đã từng đựơc xem qua, loại 2 vảy vấn bị trùng tên với vảy Gạc Thập.
Có một số Sư Kê không thích vảy Khai Vương vì tuy rằng vảy này là vảy tài nhưng gà lại ít gặp may.
Trong câu 139 nói đến gà có 6 vảy đóng ngay tại cựa như hình Hoa cà. Hoa cà có 6 cánh và ở giữa một vảy xem như là đài hoa. Lọai gà có vảy Hoa cà đâm rất độc hại, nếu đâm là gà đối phương không mù thì khó mà thóat chết. Thường là gà ba hàng vảy chạy xuống dễ tạo thành hình Hoa cà nhưng không đúng lắm. Nếu gà có 2 hàng trơn mà ở ngay cựa chẽ thảnh 3 hàng vảy thì mới tạo ra vảy Hoa cà.
Trong câu 141 nói đến lọai gà có vảy “Song Phủ” như hình hai cái búa giao nhau. Trong kê Kinh cũng có nhắc đến lọai vảy tương tự như “Song Phủ” là “Nguyệt Phủ”, các hành giả chư tôn hay lầm lẫn giữa hai loại vảy này:
Trong Hán Văn, chữ “phủ” có nghĩa là cái búa có dạng như sau 斧 do đó mỗi chân từ hàng quách (thân nội tính ra) có vảy chạy chéo lên như hình lưỡi búa. Trong sách “Giáp Kinh” của Nhất Phẩm Đường cũng có nói đến lọai vảy kinh thiên động địa này. Gà có vảy “Song Phủ” hay “Nguyệt Phủ” mỗi lần ra trận là có cảnh “máu chảy đầu rơi”, phải lấy mạng gà đối phương.
{Hình Vẽ của ĐCCH về Song Phủ Đao}
Nếu đọc lại câu trong Kinh Kê thì thấy chữ “Nguyệt Phủ” là hai vảy có hình như lưỡi búa nhưng đóng hoành ngang sang hàng Thành. Trong Hán tự chữ Nguyệt là 月, do đó phải là vảy vấn liền từ hàng quách sang hàng thành ( Hai hàng vảy đóng rành rành). Nếu chỉ có 1 vảy vấn đóng ngay cựa được gọi là vảy “Nguyệt tà” hay “Xuyên Đao”. Nếu hai vảy vấn đóng ngay cựa có hình dạng hơi loe rộng ra như hình đầu búa rìu (bên hàng thành) thì đó là vảy “Nguyệt Phủ”.
Nếu hai chân đều đóng vảy “Nguyệt Phủ” như trong câu “Hai bên đâu lại hiệu danh giao đầu” thì thật là vảy độc hại. Gà có vảy “Nguyệt Phủ” hay “Song Phủ” không những có tài đâm mà còn dùng cựa để chém như lưỡi búa !!!
{Hình vẽ của ĐCCH về Nguyệt Phủ Đao – giống như song phủ đao nhưng là hai vảy vấn như hình búa đóng ngay cựa }
Câu 143 và 144: Gà mà có cựa hình dạng nhỏ và nhọn lễu như cây kim đóng thấp phía sau chân. Hơn thế nữa là có hình hơi cong như hình cây cung là giòng gà giỏi về đâm cựa. Gà cựa nhọn hình cung thì có tài lấy mắt gà đối phương nhấp nháy.
Câu 145 và 146: Gà có vảy (nứt như chữ thập) mang hình chữ Giáp 甲 đóng ở đầu ngón thới cũng là một lọai gà sở trường về dùng cựa như đao để đâm gà đối phương. Trong phần này Đạo Kê đang bàn về “đao” nên nói đến “Nhật Nguyệt” là một bên cựa màu trắng, một bên cựa màu đen. Lọai gà có cựa Nhật Nguyệt thường được xem như là lọai Linh kê ra đòn dữ như cọp. Trong Kê Kinh có bổ túc thêm như sau :
“Ðôi chơn nhựt nguyệt anh linh chẳng vừa.”
Tuy nhiên Kê Kinh lại nói đến đôi chân chứ không riêng gì cựa, vì thế nhiều sư kê đã diễn rộng ra cựa Nhật Nguyệt không chỉ gói gọn trong màu của cựa mà còn nói đến màu sắc của cả cặp chân nữa. Thí dụ như một chân trắng và một chân đen (rất híêm thấy), hay chân trắng cựa đen, hay chân đen cựa trắng đều được xếp vào lọai gà “Nhật Nguyệt”.
Một điểm khác tiện đây xin được bàn thêm cùng các tôn gỉa, các bậc sư kê và nghệ nhân chơi đá gà là hầu hết đều dùng chữ “anh linh” để diễn đạt là gà Linh Kê. Theo thiển ý của BaLoi thì chữ “Linh” được hiểu theo Việt Ngữ là “linh thiêng” và huyền bí ở đây không hẳn đúng lắm. Tuy nhiên hai chữ “anh linh” hiểu theo nghĩa tiếng Hán Việt thì đó chỉ là một lọai tài giỏi, nhanh nhẹn hơn bậc thường tình thôi. Cho nên gà “Nhật Nguyệt” ra trường đụng phải gà hay hơn cũng bị thảm tử như thường. Các tôn giả không nên hiểu theo hai chữ “Linh Kê” là gà linh nên không thể thua và không thể bị đá bại.
Câu 147 và 148: Gà mà có ngón thới, là ngón nằm phía sau gần cựa mà một bên cao, một bên thấp không đều nhau, các chư vị nên cẩn trọng nếu đụng phải. Nếu gà mà có ngón thới bên chân trái ngắn hơn chân phải thì đó là con gà dùng móng để ra chiêu “Hổ Trảo Cầm Nã Thủ” để ra đòn độc hạ thủ gà đối phương khi lâm trận.
Câu 149 và 150: “Phủ Hòanh Song Giáp” tương tự như vảy “Nguyệt Phủ” mô tả trong Kê Kinh đã diễn giải ở câu 141 – Đạo Kê. “Phủ hòanh” là vảy có hình cái búa đóng ngang (hòanh) từ hàng quách kéo qua hàng thành. Vảy này phải được đóng cả hai chân thì mới gọi là vảy của quý kê.
Gà có lọai vảy “Phủ Hoành Song Giáp” có hình dạng như chiếc búa này ra đòn rất khôn lanh, mưu lược và khống chế gà đối phương, gài thế đưa vào tử lộ để dứt điểm trận đấu.
Câu 151 và 152: Những con gà có lông mã chỉa ra tua tủa cứng như lông nhím, còn được gọi là gà “lông thép”. Đây là một trong những lọai gà có đặc điểm dị kỳ như “qúai kê” ẩn tướng. Lọai gà lông nhím này có tài nghệ rất cao cường nếu ra trường gà mà các hành gỉa đụng phải lọai gà này phải đề phòng.
“Mỵ Kê” đây là “Tử Mỵ Kê” mà có “ngũ thương” (伍 鎗) tức là cái kiềng hay cái vạc có 3 chân xếp bằng nhau. Ở đây ý nói đến thế ngủ của “Tử Mỵ Kê” khi nằm ngủ đầu xỏai ra phía trước và mỏ chấm xuống đất làm thành 1 điểm, hai điểm phía sau là hai đầu cánh xòe ra chống xuống đất tạo thành 3 điểm chống đỡ trong lúc ngủ trông vững chãi như cái vạc 3 chân.
Câu 153 và 154: Hai câu này chỉ diễn giải thêm về Tử Mỵ Kê. Lọai gà Tử Mỵ Kê dấu tướng rất khó lòng khám phá ra. Nó chỉ lộ hình tướng trong khi ngủ mê mệt mà thôi, cho nên chư vị chơi gà phải tinh ý cho lắm mới khám ra con gà mình có phải là “Tử Mỵ Kê” hay không ? Nếu đúng là Tử Mỵ Kê thì thật là gà quý hiếm và tài giỏi, cả đời chưa dễ dầu gì gặp được một.
Gà nếu có vảy vấn đầu tiên đóng ngang ngay gối thì đó chính là “Án Thiên”. Dựa theo luật bất thành văn của Đạo Kê là nếu gà có 3 vảy liền nhau gọi là “Tam Tài”. Do đó vảy “Án Thiên” đóng tại gối theo thứ tự từ trên xuống là Đệ Nhất Án Thiên, Đệ Nhị Án Thiên và Đệ Tam Án Thiên thì là gà có quý tướng. Tuy nhiên nếu không có Đệ Nhất mà chỉ có Đệ Nhị hay Đệ Tam Án Thiên thì không phải là gà hay, chỉ trung bình thôi. Một số dịch gỉa diễn nghĩa gà có “Án Thiên” là gà của Trời e không đúng lắm. Quản gà được chia 2 phần Thượng và Hạ, phần gần sát gối gọi là Thiên (trời cao) và phần sát chậu nơi vảy bắt đầu phân nhánh ra các ngón gọi là Địa (đất thấp). Chữ “Án Thiên” có nghĩa là vảy đóng nơi cao nhất trên quản gà.
{Hình vẽ của ĐCCH}
Con gà có vảy “Án Thiên” là loại gà có khí phách quân tử anh hùng ra trận không dễ gì thua. Những con gà có vảy kém hơn thường “soi” vảy “Án Thiên” để biết mặt gà “chính danh quân tử” và biết tài cao thấp mà chịu thua trước. BaLoi có kinh nghiệm qua và từng chứng kiến con gà thường “soi vảy” Án Thiên của quý kê và khiếp đảm bỏ chạy ở hiệp 3 trong khi nó vẫn còn tỉnh táo và khỏe không có dấu hiệu gì là thua.
Trong các loại vảy có liên hệ đến rồng trong Đạo Kê có nhắc đến 3 loại. Đó là Giáp Long, Giao Long và Ám Long. Gà có Giáp Long là có vảy tròn cạnh và xếp hình như chữ Nhân (人) được xếp lớp như vảy rồng xếp từ đầu đến cuối ngón thới như đã được thầy Mộng Lang giải thích ở câu 2.
“Giao Long Chi Tự’ là loại gà có vảy nhữ chữ “Chi” (之) do hai hàng thành và quách giao nhau từ trên gối xuống chậu đa xéo qua xéo lại như chữ chi (Chi tự).
Riêng “Ám Long” là gà có vảy tròn như vảy rồng nhưng không lộ hình tướng (Ám là ngầm, ẩn đi) mà mọc ở những nơi khó thấy như dưới đế chậu hay những nơi khác trong mình gà. Trong Kê Kinh có câu:
Ẩn tinh to nhỏ không cùng,Nó ẩn dưới chậu danh đồng ẩn long
Theo BaLoi thì chữ “Án” ở đây có nghĩa là “chắn ngang” (theo định nghĩa của Tự điển Việt Nam). Hai chữ Thiên và Địa là thuật dùng từ của cổ nhân để phân biệt nơi cao thấp trong quản gà một cách thi vị hóa mà thôi. Do đó Án Thiên được hiểu là vảy đóng và chắn ngang ở vảy cao nhất trên quản gà.
Còn nếu dịch theo Hán Việt thì chữ “Án” có nghĩa là : Đè xuống – vảy Án Thiên ở trên cao nhất đè các vảy khác bên dưới (quản gà).
Câu 159 và 160 : Hai câu này nói đến những vảy xấu của gà. Gà nếu có vảy khai ở mặt tiền, bất kể ở hàng thành hay hàng quách đều là bị chê không còn gì để “vớt vát”. Duy chỉ có một điểm son cuối cùng là nếu gà bị khai tiền và khai luôn cả hậu thì 2 điểm xấu trấn áp nhau thành ra điểm tốt. Khai tiền ở bên hàng quách (bên hàng gần cựa) mà có khai hậu thì thật là quý tướng kê, còn được gọi là “cậu gà nòi” !
Câu 161 và 162 : Gà có vảy “ngũ tu” là vảy nhỏ xếp thành hàng ngang từ gối trở xuống, còn được gọi là “gà nát gối”. Câu 162 nói về lọai gà có đường nứt hay đường đất của vảy như bị cắt thắng (rọc) 1 đường chạy từ vảy trổ xuống kẽ móng chúa (giữa) và móng ngọai. Lọai gà này nuôi chỉ “ăn hại thóc lúa” và nếu đem ra trường chỉ là “bị thịt” cho gà người ta đá chứ không có tài cán gì hết ! Rọc chậu hơi giống “Áp Khẩu” chỉ khác là Áp Khẩu thì chạy từ gối gà xuống kẽ của 2 ngón chân.
Gà có những lọai vảy này thương được sư kê lọai bỏ vào đợt đầu tuyển lựa khi gà được 2 hay 3 tháng.
Gà Đông Tảo : Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Cho Gà Mau Lớn
Gà Đông Tảo là giống gà gì ?
Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam .Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi . Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo
Lưu ý chuẩn bị :
Khi làm chuồng nuôi gà , bà con lưu ý chuồng phải đủ ấm , không bị ứ đọng nước . Tốt nhất nên xây chuồng nền cao hơn mặt đất chút và cho trấu để gà làm nơi gà ngủ
Để được gà chất lượng cao , nuôi gà theo cách thả vườn vì giống gà này là giống gà hoạt bát nên khi nuôi thả vườn gà sẽ chắc thịt hơn , gà sẽ to hơn
Nếu nuôi theo công nghiệp nuôi nhốt chuồng thì nên bố trí các máng ăn và máng uống nước đều nhau , để đảm bảo đàn gà phát triển đồng đều
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh bệnh tật . Có thể dùng thuốc khử trùng chuồng trại có bán ở các nhà thuốc thú ý để phun xịt 2 tuần 1 lần
Chọn nơi làm chuồng trại ở nơi không để cho chim chuột chui vào được. Cần đặt chuồng trại ở nơi cao ráo, tránh bị ngập nước.
Chuồng trại nên xây bằng gạch để kín gió và giữ ấm cho chuồng trại. Với vách chuồng trại nên xây cao tối thiểu là 500cm để gà có không gian. Nếu bạn xây chuồng theo kiểu chia khung thì nên có một lớp nilong hoặc khung trên trần chuồng. Nó tránh cho bà con việc gà nhảy từ chuồng này sang chuồng khác. Lớp lưới nilong nên đặt cao khoảng 3m để gà có không gian bay nhảy.
Cách làm lồng úm cho gà con mới nở :
– Gà mới nở cơ thể còn yếu và lông tơ ít, nên khả năng nhiễm bệnh và chết dần cao hơn với các giống gà khác. Nên cần chú ý trong khâu làm lồng úm.
– Trước khi cho gà mới nở vào lồng, lồng úm phải được xát khuẩn bằng thuốc xát khẩn và vệ sinh chuồng sạch sẽ hơn.
– Ngoài ra, nhiệt độ ánh sáng nên vừa đủ ấm, không nóng quá cũng không lạnh quá. Gà con nếu bị lạnh sẽ dễ bệnh hơn gà trưởng thành.
– Để đảm bảo sức khoẻ của gà con nên vệ sinh chuồng trại nên khử trùng chuồng theo lịch định kì, đồng thời quét dọn sạch sẽ. Ngoài ra máng nước và máng ăn luôn phải được rửa sạch sẽ và không cho gà ăn uống với máng bẩn.
– Để tránh gà bị bệnh thì nên nuôi nhốt chuồng tới khoảng 3 tháng tuổi. Sau đó tập thả vườn cho gà quen với môi trường.
– Lịch tiêm phòng phải tuân thủ theo quy định tiêm phòng cho gia cầm. Bà con cần theo dõi lịch tiêm phòng để đảm bảo đàn gà phải được tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh
Cách làm chuồng cho gà đang phát triển – gà trưởng thành :
+ Dựng sào đậu cho gà ngủ. Sào đậu cần cách nền chuồng khoảng 40 -50 cm, mỗi sào cách nhau 50 cm, cách tường khoảng 25cm. Sào đậu cho gà làm từ tre hoặc nứa là tốt nhất.
+ Các máng ăn và uống phải đặt xen kẽ nhau. Với máng uống có thể đặt một đường ống dẫn nước từ một bình nước khoảng 3 – 4 lít nước cho chạy nhỏ giọt xuống máng cho gà uống. Như vậy không cần phải tiếp nước quá nhiều cho gà. Chiều dài máng khoảng 10cm.
+ Tùy theo độ tuổi mà phân chia mật độ gà sống cùng nhau. Vì gà trưởng thành rất hoạt bát, nên bà con cần tối thiểu khoảng 1 m2 không gian cho một con gà hoạt động. Như vậy với gà trường thành nhốt chuồng thì khoảng 2 – 3 con với chuồng nhỏ. Nếu để quá nhiều con vào cùng một chuồng thì khả năng chúng tranh giành không gian, dẫn đến bị thương và chất lượng giảm xuống rất cao.
Chăm sóc gà Đông Tảo – gà “Tiến Vua”
+ Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà để gà phát triển hoạt động khỏe mạnh . Phải bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng
+ Việc nuôi gà Đông Tảo mái, bạn cần chú ý về khẩu phần ăn hàng ngày, không để gà mái quá béo, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như ấp trứng. Giống gà Đông Tảo cho trứng rất ít và không nhiều đợt như gà thường, nên việc đảm bảo cho gà mái sinh sản tốt rất quan trọng.
+ Không nên cho thức ăn đã hư hoặc thức ăn cũ cũng phải thay bằng thức ăn mới.
Những khó khăn khi nuôi Gà Đông Tảo thường gặp
Gà Đông Tảo là giống gà có đường hô hấp khá kém, chính vì thế mà chúng rất dễ bị nhiễm bệnh hơn các loại giống gà khác.Tuy gà Đông Tảo rất khỏe mạnh, rắn chắc song để nuôi được cơ thể đó chúng cũng cần có những chế độ chăm sóc, chăn nuôi vô cùng đặc biệt. Nhiều nhà nông không nắm được điều này có thể khiến gà bị nhiễm bệnh hoặc chết vì không có chế độ chăm sóc hợp lý. Để tránh được rủi ro này, bà con cần chủ động tìm hiểu về cách chăn nuôi gà, thời hạn tiêm vắc xin phòng bệnh và các điều kiện chăn nuôi gà Đông Tảo tốt nhất để áp dụng thực hiện .
Gà Đông Tảo là giống gà có nguồn gốc tại Đông Tảo – Khoái Châu – Hưng Yên. Đây là vùng có khí hậu điển hình của khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Nếu bạn nuôi gà ở khu vực khác, bạn cần chú ý điều kiện khí hậu ở khu vực của mình để thay đổi những kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện
Đã xảy ra rất nhiều trường hợp các trang trại gà Đông Tảo miền Nam áp dụng nuôi như miền Bắc khiến gà bị nhiễm bệnh do không hợp khí hậu và tử vong gây thiệt hại rất lớn cho chăn nuôi. Vì vậy cần chú ý về khâu kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà Đông Tảo
Đây là trường hợp gây ra rủi ro nhiều nhất cho chăn nuôi gà Đông Tảo. Nguyên nhân là do gà Đông Tảo khi còn nhỏ mới gột rất khó để nhận biết gà thuần chủng hay không thuần chủng. Trên thị trường hiện nay lại xuất hiện quá nhiều loại gà lai tạp khiến người đi mua không thể phân biệt được.
Bạn đang xem bài viết Cho Gà Ăn Gì Mau Lớn? Mẹo Nuôi Gà Của Người Xưa trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!