Cập nhật thông tin chi tiết về Chọi Gà: Bí Quyết Đá Gà Hay Từ Cách Chọn mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bí kíp chọi gà
Chọn tướng gà chọi
Thân mình gà nòi, dù cựa hay đòn cũng phải cao lớn, lực lưỡng. Tướng văn ra tướng văn, mà tướng võ phải ra tướng võ. Cách đi đứng phải mạnh dạn, chửng chạc, dáng đứng xuôi như giọt nước mới là gà ha.
Thân hình gà phải chắc nịch như hình cái bắp chuối, lườn sâu và là lườn tàu ngay thẳng. Vai phải nở nang, ngực lớn, trông lúc nào cũng oai vệ.
Chọn đầu gà chọi
Đầu gà phải tương xứng với cổ, với thân mình của nó. Chỉ cần quan sát phần đầu, ta có thể đoán biết được phần nào tài nghề con gà đó tốt xấu ra sao.
Đầu gà bề ngang rộng thì đó là gà lì, nhưng chậm chạp, do đó chỉ biết hứng đòn đối thủ giáng cho.
Đầu hẹp mắt lồi là gà nhát, chưa đá đã muốn quay đầu bỏ chạy
Đầu không vuông, không hẹp, mặt sâu nền nổi mặt tròn là gà có sức chịu đòn, lì đòn và có con còn ra đòn như tia chớp. Gà này nên chọn nuôi.
Trong phần đầu gà, có mặt gà và những bộ phận khác rất cần phải xét đến mỗi khi lựa gà. Mặt phải dữ dằn, nhanh lẹ, có khả năng né được đòn địch và trả đòn nhanh.
Trong phần mặt còn có:
Mắt: Gà hay dở, tài ha bất tài cũng thể hiện qua đôi mắt của nó.
Mắt sâu: giống lì đòn, chỉ có gà dữ mới có. Nều từ mí mắt tới lổ mũi sâu là gà lẹ đòn, đá đòn đau.
Mắt tròn: Từ khuôn viên mắt tới mũi mà rộng và bằng phẳng là gà có bản lĩnh biết tự tin, đá đòn nào đau đòn nấy.
Mắt tròn và lồi: Gà tính nhát, không thể nuôi đá được.
Mắt tròng đỏ: Tròng mắt gà có màu đỏ, hoặc con ngươi có màu đỏ. Có khi con ngươi khi đỏ khi không. Hoặc là tròng mắt màu đen, màu xanh thì đó là thứ gà quí, dân gian gọi là “cuồng kê” khi đá có những đòn lạ, thế lạ khiến đối thủ dù tài cũng phải thua.
Mắt tròng vàng: con ngươi gà màu vàng, hoặc tròng vàng, tròn đen hay xanh, cũng là gà tài, gà quí, chỉ thua cuồng kê một phần nào mà thôi.
Mắt tròng trắng: Gà có con ngươi màu trắng, gọi là mắt thạch, lúc nào cũng long lanh ngời sáng. Gà này có đòn lạ, nhanh lẹ, khôn ngoan, ra trường thường thẳng, nên chọn nuôi.
Mắt tròng đen: Con ngươi gà có tròng đen, có khi pha vàng hay xanh,tính sâu hiểm, ra đòn đọc và đau, nên tìm nuôi.
Mồng gà chọi:
Mồng gà chọi có nhiều dạng, có mồng hay có mồng dở, cần phải biết rõ để chọn lựa:
Mồng tốt là mồng trích, mồng dâu, mồng khế, mồng lỗ. Gà có loại mồng này thuộc dòng hổ tướng, khôn ngoan, nhanh lẹ, né đòn giỏi, trà đòn nhanh.
Mồng xấu là mồng lá, dễ bị đối thủ mổ, gắp vừa đau vừa chảy máu nhiều.
Sắc lông gà nòi: Những điều bạn cần biết
Mỏ gà chọi:
Mỏ gà rất quan trọng vì đó là lợi khí mỗi khi chấu đá. Có mỏ tốt mà cũng có những loại mỏ không nên nuôi.
Mỏ tốt là loại mỏ:
Mỏ ba lá, còn gọi là mỏ tam giác vừa mạnh lại khó gảy.
Mỏ sẻ: ngắn, chắc nên mổ mạnh
Mỏ vẹo: cắn mổ nhanh, gà này lại may mắn khi ra trường.
Mỏ xấu gồm có:
Mỏ quắm: đầu mỏ vừa nhỏ vừa có thể quắp trông tướng dữ dằn, nhưng khi lâm trận lại ưa gảy.
Mỏ cụt: trông to, khoẻ nhưng lại chậm chạp.
Chọn cần (cổ gà):
Cần ở đây là cổ gà. Cổ gà nòi cũng rất quan trọng trong việc đấu đá. Cổ yếu dễ bị đá gảy, hoặc long khớp, không những đá thua mà có khi tử vong. Nên chọn gà “cổ liền” mọi khớp xương cổ liền lạc với nhau.
Các loại gà có cổ liền, cổ tròn, cổ dài là gà “đi trên” , đá từ diều lên mặt.
Gà có cổ cụt, hẹp là gà chỉ “đi dưới” thỉnh thoảng mới đá tới hầu tới vai.
Nói đến cần gà, ta phải xem qua hầu gà. Hầu gà là bộ phận nằm dưới cổ gà. Hễ hầu trệ thì đó là gà lì đòn, còn gà hầu nhỏ là gà nhát không nuôi đá được.
Chọn ức và vai
Chọn gà nòi nên chọn những con có ức ngưỡng thiêng, đây là gà dữ, thuộc dòng võ tướng. Còn khi đi mà không nẩy ức là gà tướng văn.
Còn xét tướng vai, ta nên chọn gà vai rộng (võ tướng), còn loại vai rộng hẹp vừa phải là văn tướng. Vai hẹp vẫn dùng được nếu, nội lực gà không yếu.
Chọn lườn, ghim
Lườn gà phải thẳng gọi là “lườn tàu” mới tốt. Gà đã vẹo lườn nên loại bỏ vì nước đá không bền. Ghim gà phải khít, và chiều cao hai ghim phải cao bằng nhau. Nếu hai ghim cao thấp khác nhau thì số mạng gà đó trước sau cũng bị đui.
Chọn đuôi
Nên chọn gà có bặp đuôi như đuôi tôm, là đuôi xoè rộng ra, chót đuôi chỉa xuống đất mới tốt. Đuôi gà đóng vai trọng khi lâm trận. Chính phần đuôi giữ thế thăng bằng cho thế đừng của gà khi đấu đá. Trong trường hợp khi đá mà gảy lông đuôi, ta còn phải chắp đuôi khác vào để gà đứng thăng bằng, khỏi bị té ngửa ra sau.
Ngoài việc chọn gà có dạng đuôi tôm ra, ta còn phải chú ý đến hình thức của lông đuôi gà ra sao nữa:
Nguyệt cung: Gà lông đuôi có nhiều khúc trắng như mặt trăng lưỡi liềm, gà này có biệt tài đá hay, đá đòn độc, thắng độ nhiều hơn thua.
Bạch linh: Lông đuôi có một hay nhiều sợi trắng phau, không điểm một chỗ nào.
Lông đuôi dài: gà hay đá bồi.
Đuôi bắp chuối: như tàu dừa thắc bó, gà đá bền và nảy sinh đòn hiểm.
Chọn lông
Bộ lông gà dù mang màu sắc gì cũng phải sáng bóng, ốp sát vào thân mình mới tốt. Gà ốp lông là gà đang có nội lực đầy đủ, mạnh sức. Con nào lông xù là sức đang yếu, không nên đem đá.
Gà có lông voi (lông thép) là gà quí nên chọn nuôi. Trong các sắc lông, gà lông ngũ sắc tốt nhất, vì theo ngũ hành tương khắc, nó không kị với gà sắc lông nào.
Nói đến bộ gà, phải xét đền cả phần lông mã. Mã dài phủ lông đuôi là gà bền sức lại đá hay. Bộ lông mã gồm nhiều màu thì tài gà tầm thường. Lông mã cụt, thưa thớt trông gà xấu tướng.
Chọn chân
Với gà nòi đá độ, bộ chân của nó chẳng khác đôi thương, đôi dao hoặc ít lắm cũng ví nó như cây roi, cây gậy đối với con nhà võ. Chân gồm có ống chân, có nơi gọi là quản chân. Mỗi chân có bốn ngón và móng sắc. Đôi chân cần cứng cáp mới tạo được thế mạnh.
Hễ chân tròn thì vảy phải mỏng và láng mới đá đau đòn.
Hễ chân vuông thì vảy phải vuông từ gối cho sát tận chậu. Vảy nổi sống lưng lên, cộm lên thì đá mới đau.
Chân to thì mình gà phải to mới hợp cách.
Chân nhỏ thường đá đòn đau.
Chân vảy ướt, vảy bóng láng, đều đặn, thành quách rõ rệt phân mình, hàng cườm phải đóng song son, dù 1 hay vài ba hàng cũng vậy. Hàng hậu, hàng kẽm phải đóng đúng cách mới tốt.
Chân vảy khô thì phải cho nổi, giống như gà chết mới tốt. Vảy khô phải đóng sát nhau, khí nhau, sờ nham nhám mới có đòn đau rát dành cho đối thủ.
Chọn cựa gà
Chân gà có cựa gà. Cựa gà có nhiều dạng, trong đó có cựa hay, cựa dở, và có tên gọi khác nhau. Dù là gà đòn, cựa ngắn, nhưng gặp cựa tốt, vẫn là lợi khí sắc bén, hữu hiệu, hỗ trợ cho việc đấu chọi thành công. Còn gà cựa thì cặp cựa tốt hỗ trợ đắc lực cho việc đấu chọi của gà
Cựa song đao: cong như cặp đao, hai bên đóng y như nhau, hễ đâm là trúng không sai chạy.
Cựa sưu siêu đao: ngoắt chéo mũi ra phía sau.Cựa song đao: cong như cặp đao, hai bên đóng y như nhau, hễ đâm là trúng không sai chạy
Cựa chỉ địa: đúng ra thì xấu, vô hiệu, chỉ khi có vảy huyền châm, công tự hỗ trợ thì mới hữu hiệu.
Cựa nhựt nguyệt: trong đen ngoài trắng, đen lem. Hoặc là một cái đen một cái trắng. Cựa này đâm rất độc, hệ trúng là trúng sâu, đau nhức.
Cựa kim: cựa nhỏ, thon nhưng đâm dễ trúng.
Cựa Giao chỉ: Hai cựa giao gác chép nhau.
Cựa tam cường: trên cựa có một vảy to, dưới cựa cũng có một vảy to, gà này đâm bách phát bách trúng.
Cựa lục đinh: trên và dưới cựa có nổi lên hai cái cựa nhỏ, rung rinh như cục thịt thừa, chỉ có gà quí mới có.
Cựa giầy: cựa không cứng mà vừa mềm vừa rung rinh như không dính chặt vào gân cốt, tưởng là gà bỏ đi, nhưng đó là có biệt tài riêng, nên chọn nuôi.
Cựa độc đinh: Cựa nhỏ như hộp bắp, cũng rung rinh như dính ngoài da. Hoặc cựa có ba chấm mọc ra, nhọn như móng cọp, hễ đâu trúng thì đau vô cùng.
Cựa thượng áp hạ: Từ cựa tới ngón thới nổi lên ba bốn vảy nhỏ chấm tròn, trên to dưới nhỏ là gà đá đòn cộc.
Cựa cặp chéo: cựa xấu,chỉ xuôi chiều mới đâm được.
Cựa hàm lạp: không đâm
Cựa xuộc: không đâm
Cựa sừng trâu: chọn cựa nghếch cao nên đâm trợt, khó trúng mà nếu có trúng cũng không sát thương được.
Chọn ngón
Nhắc đến chân gà đẹp thì chúng ta không nhắc đến ngón chân gà .Mỗi chân gà có bốn ngón ba ngón trước thì ngón giữa được gọi là ngón chúa, hai bên là ngón nội, ngoại và ngón phía sau được gọi là ngón thới.
Các ngón chân phải mạnh suôn, không có dị tật nào bất thường dị tật, các long đóng đều và hội đủ số vảy cần thiết mới tốt.
Đặc điểm của các ngón là ngón phải có thế chụm lại với nhau, để khi đá thì chúng mới dễ trúng đòn, và đòn mới đau.Các sư kê nên quan sát thất kĩ các vảy lạ xuất hiện trên các ngón để có thể chọn lựa gà hay mà nuôi.
Điểm đầu: Đặc điểm của móng vảy này là có nhiều điểm nhỏ gọi là điểm đầu, hoặc nốt đầu hổ, có biệt tài thắng đối thủ ở hiệp nhì với đòn độc.
Hổ đầu nhâm: Mỗi vảy của chúng có điểm các sư kê gọi là hổ đầu nhâm, loại gà này có thần lực, chúng thường ra đòn hiểm độc.
Trung cang điểm: Loại này thường cách hai vảy có điểm gọi là trung cang điểm, đá điểm, càng về khuya chúng càng ra đòn hay.Cách xem chân gà chọi của ngón này cũng rất tốt.
Tai cang điểm: Ngón giữa có nổi một vảy ngắn,loại gà này thường hay ra đòn lạ, thắng được đối thủ nội trong ba hiệp.
Sát cang điểm: Đặc điểm của ngón chúa này có hai vảy điểm liền nhau, gà này có đòn lạ đá vào các phần đùi, vai lưng, chân khiến đối thủ đau đòn, đứng không vững và thua nhanh.
Vảy nhân tự: Vảy nhỏ đóng khoảng giữa ngón, đó là vảy xấu chúng ta không nên chọn vảy loại này. Gà này trước sau cũng bị đối thủ đá cho rớt mỏ.
Bạch đầu chỉ: Móng loại này thường trắng ở một hay nhiều chân gà không gặp may,và loại gà này thường bị đui. Nếu có nhân tự thì loại này cũng ổn
Ẩn long: Loại này hay còn gọi là yểm long, nghĩa là cái vảy nhỏ núp dưới vảy phủ địa, chúng ta phải bẻ cong ngón chân xuống mới lộ ra.
Lịch bái: Khi chúng ta quan sát thì loại này có điểm nhỏ ở ngay sát mí vảy, nhìn thật kỹ mới thấy, gà này có đòn ăn may, thường chuyển bại thành thắng vào phút chót.
Diệp báo: Đốt giữa cạnh vảy lớn có một điểm, gà có đòn hiểm.
Thần lực chi bái: Mỗi ngón có ba đốt, từ ngoài đếm vào là thượng tiết, trung tiết và bán tiết hay hạ tiết. Mỗi đốt có điểm thì có tên là thần lựa chi bái. Gà có điểm nhỏ thắng gà điểm lớn.
Nhâm cùng: gà có đòn đá gảy cần đối thủ.
Nhân tự biên: bốn năm vảy cách nhau có điểm là sinh đòn hiểm, còn cách ba dặm một cho điểm một thì số gà bị đâm lọt tròng.
Ngón trong có các vảy nhân tự nội thì thắng được vảy son. Dặm nội thắng độ luôn, ít khi bị trả độ.
Ngón ngoài có những vảy sau: điểm sát góc phải thường bị thưa.
Riêng ngón thới, cũng có những vảy độc. Trong trường hợp có vảy độc, ngón thới cũng có biệt tài đâm như cựa, nên chọn nuôi:
Nhâm tự thới: Gà có vảy này ưa đá cáu, ra đòn nóng nảy.
Điểm đầu hổ: Đâm và móc mắc đối thủ như chơi.
Farmvina chúc các sư kê có những chú gà chọi như ý.
Bí Quyết Chọn Gà Đá ( Gà Chọi) Hay
Gà chọi nuôi không phải để lấy thịt mà để đá (chọi). Vì vậy việc nuôi thành công một con gà chọi tốt là một việc rất khó. Các hướng dẫn sau sẽ giúp bạn có được một chú gà chọi tốt.
CÁCH TUYỂN GIỐNG GÀ CHỌIChọn giống bố mẹ: Con bố: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay
thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê. Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc.
Lưu ý: – Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên. Một số màu lông và chân gà không nên chơi: Gà nhạn (lông trắng) chân chì, dù tài cách mấy cũng không nên nuôi và đem ra trường đấu. Gà xám chân trắng: Cũng là lỗi, chân gà này đa số thường kém tài. Gà cú ra trường đấu thường cũng không gặp may, có khi nhìn tưởng thắng mười mươi nhưng rốt cục lại thất bại.
Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi. Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.
Luyện tập cho gà chọi – Nhất khỏe nhì tài Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.
Kỹ thuật chọn và nuôi gà chọi – gà đá đòn Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.
Các giống gà Mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Miền Bắc có gà Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Miền Nam có gà Châu Thành (Bến Tre), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bà Điểm… Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Ở miền Trung chơi đá gà đòn, thế và chỉ đá gà nòi (không đá gà kiến, gà pha, ga ri…).
Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh; đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng. Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà
Cách chọn gà Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông “chó giống cha, gà gống mẹ” là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài. Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường.
* Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền. * Cổ to, dài, thẳng. * Lưng rộng, cánh dài. * Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán. * Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô. Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.
Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: “Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp. Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộcautolinker.com autolinking image loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách *** lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
Dinh dưỡng cho gà chọi Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúaa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất …Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.
Kỹ thuật chọn và nuôi gà chọi – gà đá đòn Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ
Bí quyết chọn gà quý – Kinh nghiệm dân gian. Những con gà quý: 1. Thư hùng kê: 1 chân trắng, 1 chân đen hay 1 chân vàng, 1 chân xanh … Tóm lại là mỗi chân 1 màu khác nhau. 2. Lão thần đồng : Gà có cái đầu rất già nhưng thân hình thì lại rất tơ. 3. Lục đinh: Gà 6 cựa. 4. Gà độc long: chỉ có 1 mắt từ khi sinh ra. 5. Gà song sinh : Một trứng nở 2 con. 6. Gà hắc thiệt : Gà lưỡi đen hoặc có bớt đen hay xanh. 7. Gà lưỡng thiệt : Lưỡi chẻ đôi. 8. Gà ma : Là gà ít chịu đá con nào nhưng nếu chịu đá là thắng. 9. Gà trữ thực tả : Gà có bầu diều nằm bên trái. 10 Gà túc : Đụng đến gà này là nó túc liên tục, còn gọi là gà kêu con. Chân có 2 màu khác nhau. 11. Gà ngọc: ban đêm gáy trong miệng phát ra ánh sáng. 12. Gà tử mị: Ban đêm ngủ duỗi cánh, duỗi đầu như chết 13. Gà tử mị trường : Gà này ra trường thụt đâu, thụt cổ đứng củ rủ, mặt tái nhợt. 14. Mị khuất : Ban đêm gà ngủ tướng rất thảm thiết, đáng thương, cứ bỏ đầu vào cánh lại rớt ra, mỏ chống xuống đất. 15. Đoản thiệt: lưỡi thụt sâu vào trong hoặc không có lưỡi (gà lưỡi rùa). Miệng gà này có mùi hôi thối. 16 Lưỡng hậu : Gà có 2 phao câu hoặc 2 bình dầu. 17. Gà lông thép : Lông quăn và cứng (giống như cọng thép nhỏ) 18. Gà lông tượng : Lông đuôi và cánh có cái gần giống lông nhím. 19. Giáp cần: Gà có vảy lớn ở cần cổ. 20. Địa giáp (vảy dép) : Gà có 1 vảy lớn dưới chậu. 21. 1 cựa trắng, 1 cửa đen hoặc gà ô chân trắng cựa đen hoặc ô chân vàng, cựa đen, mỏ đen. 22. Cuồng kê: gà có đôi mắt lửa, tròng đen là xanh, đôi mắt đổi màu tuỳ lúc. 23. Móng rồng: Đôi ngón nội cong vào giữa, còn gọi là “bán nguyệt nội”, nếu được vảy xếp nhô lên, cạnh sắc bén từ ngón đến quản thì càng tốt, gọi là “vảy rồng” 24. Lắc mặt : Lúc nào đầu gà cũng lắc cũng rảy 25. Né lồng : Gà hay né tất cả những gì khi nó đi ngang qua, nếu úp trong bội thì né bội. 26. Gà nhím: Khi ngủ lông dựng lên như lông nhím. 27 Gà cò : Gà ngủ đứng bằng 1 chân 28. Quái kê : Gà ngủ, 1 mắt nhắm, 1 mắt mở 29. Gà nước ròng: Gà chỉ trổ tài vào lúc thủy triều lên. 29. Gà sinh thế: Gà này khi đá, tự nó sinh ra những thế độc địa, tuỳ theo lối đá của đối thủ mà có biến đổi thế đá của mình. 30. Gà lưỡng nhãn : 1 Mắt trắng 1 mắt đen (giống y như bị đui) 31. Giáp thiệt: Gà có móng trong lưỡi 32. Gà có móng trên mòng. 33. Nửa mình có màu này, Nửa mình màu khác (phân chia ràng) 34. Có 1 số gà bị dị tật nhưng lại đá rất hay.
Bí Quyết Và Cách Chọn Gà Tre Đá Hay
– Chọn gà tài trước tiên chúng ta phải xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường nghĩa là:
Mỏ to thẳng,miệng rộng,đầu mồng dâu,mắt chữ điền.
Cổ to, dài, thẳng.
Lưng rộng, cánh dài.Nhưng dài quá cũng không tốt
Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.
– Đó là những tiêu chí để sư kê có thể có cách chọn gà tre đá hay cho mình một con gà tre đẹp và có thể đi thi đấu tốt.
– Tuy nhiên, như nhiều sư kê chuyên nghiệp nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài .Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó thông thường có 3 màu lông phổ biến như là: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”. Nếu như chọn gà xám,các sư kê nhớ không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.
Bí Quyết Chọn Gà Tre Đá Hay
Gà tre đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông “chó giống cha, gà gống mẹ” là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà tre mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tre tài. Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường
Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
Cổ to, dài, thẳng.
Lưng rộng, cánh dài.
Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.
Đó là những tiêu chí để bạn chọn ra cho mình một con gà tre đẹp và có thể đi thi đấu tốt.
Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”.Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu:Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:Gà ô chân trắng mỏ ngà đá đâu thắng đấy gọi là thần kê.
Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Gà sợ nhau tiếng gáy” là do đó mà ra.
Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh gà ây mới quý; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là linh kê…
Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy “yểm long”, vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.
Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: “Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.
Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách *** lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả….
Chăm sóc gà rất khó đò hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn.Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh. Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ:hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long…Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy:gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp..vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng
Warning: A non-numeric value encountered in chúng tôi on line 326
Bạn đang xem bài viết Chọi Gà: Bí Quyết Đá Gà Hay Từ Cách Chọn trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!