Xem Nhiều 5/2023 #️ Con Gà Băng Qua Đường :: Suy Ngẫm &Amp; Tự Vấn :: Chúngta.com # Top 8 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Con Gà Băng Qua Đường :: Suy Ngẫm &Amp; Tự Vấn :: Chúngta.com # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Con Gà Băng Qua Đường :: Suy Ngẫm &Amp; Tự Vấn :: Chúngta.com mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

– Việc con gà đã băng qua đường bất kể nghị quyết của LHQ chứng tỏ một sự đối đầu với dân chủ, tự do, công lý. Điều này cho thấy lẽ ra chúng ta phải dội bom con đuờng này từ lâu rồi. Để đảm bảo cho hòa bình trong vùng này, tránh việc các giá trị mà chúng ta bảo vệ bị xâm hại, chúng ta quyết định gửi 17 hàng không mẫu hạm, 146 máy bay tiêm kích, 250,000 quân, 154 tên lửa hành trình đến để xóa bỏ mọi dấu vết của con gà tại vùng này trong vòng bán kính 5,000 km. Sau đó, chúng ta quyết định sẽ thay mặt thế giới cai trị vùng này, thiết lập hệ thống các chuồng gà theo những chuẩn mực an ninh phù hợp nhất. Con gà trống lãnh đạo các chuồng gà sẽ được bầu chọn một cách dân chủ. Để cân đối chi phí chỉ cần kiểm soát các loại thực phẩm chế biến từ trứng gà trong vòng 30 năm mà thôi. Trong vùng đất mới của công lý, tự do và dân chủ này, chúng ta có thể đảm bảo rằng không bao giờ còn có chuyện gà băng qua đường nữa, và cũng chẳng còn con… đường nào trong vùng nữa.

– Chúng tôi không cần biết con gà có qua đường hay không, điều chúng tôi quan tâm là nó đứng ở phía nào của đường, một là phía chúng tôi, hai là phía bên kia, không có 1 vị trí trung lập nào cả !

– V.Putin: Gà đã chiếm một vị trí quan trọng từ sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh. Vấn đề bây giờ là chúng ta phải đưa gà vào đúng quỹ đạo mong muốn của nó.

– Alex Ferguson: Phong độ của con gà khi đi qua đường có thể là nhất thời, chỉ có đẳng cấp của nó là vĩnh cửu.

– David Beckham: Con gà đi qua đường nhờ sử dụng dầu nhớt Catrol Power 1- Uy lực của Beckham

– Shinichi Kudo: Dựa vào dấu chân để lại kết luận con gà đã qua đường.

– Mourinho: Không cần ghi nhiều bàn, chỉ cần con gà qua đường.

– Moggi: Con gà đang trên đường xuống Seri B

– Marcello Lippi: Chúng ta cần nhường quyền kiểm soát đường phố cho con gà. Việc của chúng ta là chăng bẫy.

– Federer: Con gà mang bước chạy của Nadal .

– WHO: 1 vấn đề được đặt ra, liệu con gà có bị nhiễm H5N1 ko

– OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu … cám gà): Nhiều khả năng, giá cám gà sẽ còn tăng cao nữa và có thể đạt đến ngưỡng 100USD/thùng vì hiện nay, nguồn cung đang thấp hơn lượng cầu và sản lượng của OPEC đã tới giới hạn.

– CHDCND Triều Tiên: Chúng tôi sẽ cho gà đào đường, nhiều khả năng, gà có thể đào được đường tới tận Nhật Bản và có thể là cả Mỹ.

– Iran: Chúng tôi sẽ ủ phân gà qua đường nhưng để phục vụ mục đích hoà bình.

– Iraq: Chúng tôi cấm toàn bộ gà qua đường vì nhiều khả năng chúng sẽ mang bom cảm tử.

– Bộ ngoại giao:– Chúng tôi cực lực lên án việc con gà qua đường….điều này hoàn toàn là một sự vi phạm nghiêm trọng về….luật an toàn giao thông……

Chúng tôi đã cố hết sức xin sự giúp đỡ của LHQ, đề nghị con gà ở nguyên tại chỗ, chui vào hầm trú ẩn chờ LHQ sắp xếp phương án đưa qua đường an toàn, tránh bom và tên lửa của Israel.

– Bộ Thuỷ sản: Chúng tôi không hề biết có con gà qua đường, bão Chanchu không qua đường đó.

– Bộ Tài chính: Chúng tôi sẽ cho phép nhập khẩu loại cầu vượt đã qua sử dụng, như vậy gà qua đường sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi muốn băng qua đường. Có điều, gà muốn sử dụng cầu vượt đã qua sử dụng thì phải chịu Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế VAT và một số loại thuế khác để bảo hộ cho cầu vượt sản xuất trong nước.

– Bộ Thương mại: Quá trình đàm phán để gà có thể sang đường đã gần như hoàn tất. Nhưng rất tiếc chúng tôi chưa thể công bố các nội dung đàm phán, các nhượng bộ của mình được vì chúng tôi… chưa có thời gian.

– Bộ GDĐT: Tỷ lệ gà qua đường đạt 100%, trong đó số gà qua đường khá và giỏi chiếm 99%, không có gà qua đường xếp hạng yếu.

– Cục Đường bộ (Bộ GTVT): Tất cả gà qua đường đều phải khâu các loại túi lại, không được đem theo số tiền vượt quá 20.000 VNĐ để tránh làm “hư hỏng” các cán bộ soát vé tại các Trạm thu phí đường bộ.

– VN Airlines: Chúng ta cần phải thuê con gà khác, con gà này không sang được đường vì chân nó chỉ phù hợp cho nhảy qua rãnh nước hoặc cùng lắm vượt qua ngõ.

– VNPT: Chúng tôi không thể mở cầu vượt qua đường cho gà vì E-phone chưa chuẩn bị kỹ các phương án kỹ thuật đảm bảo cho gà qua đường an toàn.

– VFF (Liên đoàn bóng đá VN): Trong vòng 10 năm tới, chúng tôi sẽ đưa gà VN vào top 10 gà qua đường nhanh nhất Châu Á và có thể dự World Cup gà qua đường 2018.

– E-phone: con gà của chúng tôi không thể qua đường vì VNPT đã không chịu mở đường cầu vượt.

Ý kiến của 1 số đại diện ngành nghề:

Nhà Sinh học: Con gà băng qua đường là một động thái cân bằng hệ sinh thái môi trường.

Nhà Vật lý: ta không thể nói con gà băng qua đường nếu không có một hệ quy chiếu đúng, trong đó lề đường sẽ làm gốc tọa độ, chiều dương là hướng bên kia đường.

Nhà Toán học: căn cứ vào vận tốc của con gà vào thời điểm hiện tại thì nó sẽ gặp chiếc xe tải đang tiến tới tại giữa đường

Nhà Hóa học: việc con gà băng qua đường có thể sẽ mang đến một nguyên tố mới trong bảng tuần hoàn.

Nhà Logic học: nếu không có gì hấp dẫn con gà ở bên kia đường thì nó sẽ không băng qua đường, vậy có thể kết luận rằng bên kia con đường có điều gì đó hấp dẫn con gà băng qua đường.

Nhà thần học: phải chăng con gà muốn thay đổi tôn giáo của nó?

Nhà tư tưởng học: Rõ ràng ta không thể nói “con đường đang băng qua con gà” được vì vậy “con gà băng qua đường” là một tinh thần đúng đắn.

Nhà văn: “Con đường nhỏ nhỏ, gió hây hây. Gà muốn băng qua để tìm bầy”

Cảnh sát giao thông:

Con gà sẽ không phạm luật nếu nó có đội nón bảo hiểm

– Thứ nhất: Gà là loài lông vũ, không được phép đi qua đường mà phải bay qua đường. Thứ hai: Gà qua đường không đúng vạch sơn. Thôi “làm luật” đi.

Cảnh sát hình sự: Hãy theo dõi con gà cho đến khi nó băng qua bên kia con đường. Đừng để một án mạng đáng tiếc xảy ra.

Cảnh sát dân sự: có lẽ không nên phạt con gà này vì xét ra nó cũng có quyền…gà sự.

Đám sinh viên: trố mắt nhìn theo ” gà kìa , gà kìa tụi mày “.

Gà trống: chà đây có phải gà mái ko nhỉ???

Cáo: nó đi qua đường thế này thì mình phải đi theo nó à, xe tông chít!!!!

Sói: Này gà, hãy liệu hồn đấy !

Ranh ngôn thế kỷ Những câu nói nổi tiếng của những người nổi tiếng

George Bush: Chúng tôi không thực sự quan tâm tại sao con gà lại đi qua đường. Chúng tôi chỉ muốn biết con gà có ở cùng phía của con đường với chúng tôi không. Nó hoặc là cùng phía với chúng tôi, hoặc là ở phía bên kia, không hề tồn tại một chỗ đứng trung gian

Bill Clinton: Tôi không hề qua đường với con gà đó. Nói con gà là có ý gì? Có thể định nghĩa con gà không?

Saddam Hussein: Ðây là một hành vi nổi loạn vô cớ và chúng tôi đã nhất trí với việc đổ 50 tấn gas vào đó.

Nelson Mandela: Nếu con gà đó là da trắng, liệu người ta có đặt câu hỏi đó với nó không?

Yasser Arafat: Chúng tôi không thể ngăn con gà đi qua đường nếu phía bên kia không chịu thực hiện lệnh ngừng bắn.

: Chúng tôi vừa xuất bản phần mềm Con gà 2003, không những biết đi qua đường mà còn biết đẻ trứng, sắp xếp các tài liệu quan trọng và cân đối các khoản chi tiêu cho bạn – và Internet Explorer là một phần không thể gỡ bỏ của nó.

Osama bin Laden: Gà của chúng tao không qua đường. Chúng nó đi với niềm tin và bom giấu trong những quả trứng.

Ernest Hemingway: Ðể chết. Dưới mưa. Trong cô đơn.

Luther Martin: Tôi mường tượng một thế giới mà mọi con gà có thể tự do qua đường mà động cơ của chúng không bị đặt câu hỏi.

: Bản chất của gà là đi qua đường.

: Ðó là một quá trình lịch sử tự nhiên tất yếu.

Albert Einstein: Liệu có phải con gà đi qua đường hay con đường chuyển động bên dưới con gà.

: Và Chúa hiện ra tự thiên đàng, người nói với con gà: “Ngươi phải đi qua đường”. Vậy, con gà đi qua đường và đã có nhiều hoan hỉ.

: Hỏi câu hỏi này là đã tự từ chối bản chất gà trong người bạn.

: Mọi lý thuyết đều xám xịt, chỉ có sự thật là con gà đã qua đường như cây đời mãi mãi xanh tươi.

: Gà, sau một quá trình chọn lọc của tự nhiên, đã được sắp đặt về mặt di truyền để thích hợp với việc qua đường.

Kim Woo-chung: Thế giới quả là rộng lớn và gà có nhiều việc để phải làm. Ði qua đường là một trong số đó.

: Thế giới này vốn không có đường, gà đi mãi cũng thành đường.

Thành Cát Tư Hãn: Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, gà không qua đường được đến đó.

Đặng Tiểu Bình: Gà trắng gà đen không quan trọng, miễn là qua được đường.

: Việc đi qua đường của con gà là nhằm thoả mãn nhu cầu tự khẳng định, bởi nó là con gà duy nhất trong đàn dám vượt qua con đường đông đúc này.

Roh Moo-hyun: Con gà này đang chạy trốn nạn dịch cúm ở Hàn Quốc.

John Lennon (tặng Ena) : Imagine all the chicken crossing road in peace.

: Con gà qua đường thì nói qua đường, không qua đường thì nói là không qua đường. Như vậy mới là qua đường .

: chúng tôi vẫn tiếp tục theo đuổi chiến dịch ám sát những con gà qua đường của nhóm Hamas .

Đại gia người Nga Abramovich (chủ CLB Chelsea) : Các ông phải mang được con gà đó về đây cho tôi, nếu chúng nó không bán thì hãy trả lời cho tôi trại gà đó đáng giá bao nhiêu tiền…

Dương Lợi Vĩ(nhà du hành vũ trụ đầu tiên của TQ): cả con gà và con đường đều không thể trông thấy thấy từ vũ trụ .

Hoa hậu hoàn vũ 2003 Amelia Vega: ”Bí quyết để qua đường thành công: Ở đâu cũng luôn là chính mình.”

: nó là chàng gà cô đơn, và đường về nhà còn xa … xa lắm .

Gabriel Garcia Marquez : Vì nó muốn bỏ đi sau khi vừa nhận ra “Bạn bè là một lũ con hoang !”

: Con gà qua đường, qua đường nữa, qua đường mãi…

Ông già Noel : Khổ thân con gà Tây, chỉ còn hai ngày nữa…

Claudia Schiffer: Đi kiểu gì cũng phải đầy tự tin, hấp dẫn và gợi cảm

: qua đường hay không qua đường, đó là vấn đề (của con gà)

: xin chàng đừng lấy gà kia mà thề thốt, vì gà kia chạy đi chạy lại mỗi tối đi về

Tướng Nava (tại chiến dịch ĐBP) : Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sẽ nghiền nát gà chủ lực Việt Minh ra thành cám gà…

: Đưa gà Bắc VN về thời kỳ đồ đá .

Nhà hiền triết: Con đường có trước hay con gà có trước ???

: Dù có mất một chân, một cánh hay rách mào… chúng tôi tin rằng con gà nhất định sẽ vượt qua được con đường gian khó…

: đừng hỏi gà đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho gà

: hãy cho con gà một điểm tựa, nó sẽ nâng bổng cả Trái Đất .

: Các con gà dù nặng hay nhẹ, khi rơi đều rơi với cùng một gia tốc .

: nếu ta tác động vào gà 1 lực thì gà cũng tác động vào ta 1 lực tương ứng .

: Những con gà nó thích đùa .

: con gà dùng phép “Lăng ba vi bộ” để qua đường

Tuyên ngôn độc lập Mỹ: Mọi con gà sinh ra đều có quyền bình đẳng…

: Nó chửi gà nhà mình cũng như nó chửi gà nhà nó

Con gà băng qua đường, thế là nó tồn tại

Mikhai Solocop: Con gà đã băng qua đường như thế đấy

Ludwig von Bertalanffy: Ấy đấy, chẳng qua về bản chất, đó là sự chuyển động của 1 hệ thống tên là “con gà”.

Giới nữ: Đó chỉ là hình thức, là kết quả do mắt đem lại. Dù con gà làm gì thì nó cũng là loài gia cầm (cánh chị em) cho trứng, thịt thơm ngon bổ, nhưng không rẻ.

Lại chuyện con gà:

36 Kế Sách Chinh Chiến :: Suy Ngẫm &Amp; Tự Vấn :: Chúngta.com

Ba mươi sáu kế (三十六計, Tam thập lục kế; hay 三十六策, Tam thập lục sách) là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại, ba mươi sáu kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách…

Sự sắp xếp của Tam Thập Lục kế khá là đặc biệt. Mỗi chương 6 kế (6 chương: Thắng chiến kế, Địch chiến kế, Công chiến kế, Hỗn chiến kế, Tịnh chiến kế, Bại chiến kế), mỗi kế đều dùng 4 từ để miêu tả. Riêng chương cuối cùng thì cả 6 kế đều chỉ có 3 từ.

Giấu trời qua biển, lợi dụng sương mù để lẩn trốn.

Giải thích: Dù có giấu mình trong đêm đen hay bóng tối, dù có chui vào những nơi cô lập hay nấp sau màn chắn, tất cả đều chỉ đem lại sự nghi ngờ của đối phương. Để giảm sự nghi ngờ, ta cần phải thản nhiên như chẳng có chuyện gì, che giấu ý định thực sự đằng sau những hoạt động thường ngày.

Điển cố: Gia Cát Lượng dùng một biến thể là kế Thuyền cỏ mượn tên để lừa lấy tên của Tào Tháo trong trận Xích Bích.

Tránh nơi địch mạnh nhất, đánh vào hiểm yếu khiến địch phải rút về.

Giải thích: Khi địch quá mạnh để tấn công trực diện, thì hãy tấn công vào nơi nào mà quý báu nhất của địch. Biết rằng chẳng ai có thể mạnh ở mọi nơi, vậy thì dù là áo giáp cũng có kẽ hở, có một điểm yếu là có một mục tiêu để công kích.

Điển cố: Thời Chiến Quốc, Bàng Quyên đem quân nước Ngụy tấn công nước Triệu rất gấp. Tôn Tẫn, bạn học cũ của Bàng Quyên, bày kế cho nước Tề đem quân vây nước Ngụy, y rằng Bàng Quyên phải kéo quân về giải vây, nước Triệu được cứu.

Mượn dao giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù.

Giải thích: Được dùng khi ta không có đủ điều kiện để tự mình ra tay, hoặc là không muốn chịu hậu quả của việc tự ra tay. Vì thế mà mượn tay kẻ khác mà đạt mục tiêu của mình. Chính kẻ bị lợi dụng cũng không hề hay biết.

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng”.

Nghĩa là, giết người phải không thấy máu, thấy máu thì không phải anh hùng. Không thấy máu chẳng qua là không có mặt ở đó để mà thấy máu chảy trên tay của kẻ khác mà thôi.

Giết thì dễ, giết như thế nào lại là đẳng cấp. Cái giả phải hợp tình hợp lý tới mức không thể nghi ngờ. Thậm chí người ta nhìn vào cũng chỉ có thể suy đoán mà chẳng có bằng cớ gì để kết tội kẻ “mượn”. Đó là đẳng cấp của kẻ dùng Kế.

Điển cố: Thời Tam Quốc Tào Tháo ghét Nễ Hành tính tình ương bướng không chịu khuất phục bèn cử ông ta đến chầu Lưu Biểu. Quả nhiên Nễ Hành làm Lưu Biểu tức giận rồi bị giết.

Giải thích: Dùng chiêu này khi ta có lợi thế được chọn thời gian và địa điểm cho trận đánh. Nhất là khi địch lại không biết về hai điều này. Bằng cách đó, ta sẽ dẫn dụ địch tiêu hao năng lượng cho những mục tiêu không có thật trong khi ta giữ gìn mọi nguồn lực. Khi địch đã tổn hao, mệt mỏi và bắt đầu nhầm lẫn, ta tấn công toàn lực với năng lượng nguyên vẹn và với mục tiêu rõ ràng.

Dĩ Dật Đãi Lao có 2 tiêu chí quan trọng là Thời điểm và điểm đối đầu. Ta tạo ra nhiều mục tiêu giả, khiến cho địch hao tổn sức lực, trí lực, mệt mỏi tới không còn sáng suốt. Sau đó lựa chọn đúng vị trí tấn công mà ta tối ưu hóa được nguồn lực của mình trong khi địch lại bị hạn chế nhất. Đó chính là căn bản của sử dụng thành công chiêu thức này.

Điển cố: Trong Trận Phì Thủy, Phù Kiên đem một triệu quân tấn công nhà Tấn. Tuy nhiên Tạ An, Tạ Huyền nắm vững tinh thần Dĩ dật đãi lao nên dùng quân Tấn ít hơn nhưng tinh nhuệ, có trật tự, được nghỉ ngơi, đánh cho Phù Kiên đại bại.

Tranh thủ nhà cháy mà đánh cướp, lợi dụng lửa để hành động.

Giải thích: “Khi một đất nước đang nội chiến, khi dịch bệnh đói rét hoành hành, khi tham nhũng và tội ác leo thang, đó chính là khi đất nước đó mất khả năng đối chọi với ngoại xâm. Đó chính là thời điểm tấn công”.

Chúng ta đã học qua bài “Tri bỉ tri kỷ bách chiến bất đãi” và đã nắm được yếu lĩnh “biết người” là quan trọng như thế nào với sự thành công của chiến dịch công kích. Thế nhưng ta cũng cần biết rằng Địch là một chủ thể luôn biến đổi. Đôi khi ta biết địch ở thời điểm này, nhưng lại không biết địch chỉ trong ba ngày sau đã ra sao. Vì thế “Tri bỉ” còn có nghĩa là phải liên tục theo dõi, nắm bắt sự thay đổi nội tại của địch. Một khi ta thấy nội bộ địch có phát sinh điểm yếu, ta có thể sử dụng điểm yếu này để khai thác làm địch suy yếu nhanh hơn hoặc khai thác để đạt được lợi ích cho ta.

Điển cố: Trước trận Xích Bích, Lưu Bị chỉ là một lãnh chúa nhỏ nắm trong tay một thành Tương Dương người thưa quân ít. Lợi dụng thất bại của Tào Tháo ở Xích Bích, Lưu Bị tung quân chiếm Kinh Châu rồi từ đó phát triển thế lực ngang bằng với Tào Tháo, Tôn Quyền.

Dương Đông kích Tây, vờ đánh một hướng nhưng thực chất là đánh hướng ngược lại.

Điển cố: Sau trận Xích Bích, Gia Cát Lượng cho quân đốt lửa trong đường hẻm Hoa Dung để Tào Tháo nghi ngờ rằng quân Lưu Bị dùng kế dương Đông kích Tây rồi chọn chính đường Hoa Dung để rơi vào bẫy của quân Quan Vũ.

Giải thích: Tạo ra một ý tưởng giả trong tâm tưởng của đối thủ, và làm đối thủ tin vào điều đó như một sự thật, để chúng nghĩ ta có cái mà ta hoàn toàn không có. Bằng cách đó, ta đạt được những lợi thế và sự bảo đảm mà lẽ ra ta không thể có.

Điển cố: Trong Trận Phì Thủy, để khỏa lấp sự chênh lệch lớn về quân số, Tạ An, Tạ Huyền tung quân Tấn tấn công sớm lực lượng quân Tần của Phù Kiên để tạo ra cảm giác rằng quân Tấn đông đảo không kém gì quân Tần, lại gửi thư cho Phù Kiên để nghị lui quân Tần để Tấn sang sông, quyết chiến một trận. Quân Tần trong khi lui quân vì hỗn loạn nên đội hình tan rã, giẫm đạp lên nhau mà chết rất nhiều (Phong thanh hạc lệ, Thảo mộc giai binh: tưởng tiếng gió, tiếng hạc, cỏ cây là quân Tấn đang tiến công).

Chọn con đường, cách thức tấn công mà không ai nghĩ tới.

Giải thích: Nguyên bản chiêu này trích từ câu: “Minh Tu Sạn Đạo, Ám Độ Trần Thương”. Nghĩa là: “Giữa lúc trời sáng, sửa đường sạn đạo, ngấm ngầm bí mật, mở lối Trần Thương.”

Tấn công địch bằng hai mũi. Mũi công thứ nhất là mũi công trực diện, giữa thanh thiên bạch nhật, nhằm làm cho địch dồn sức phòng thủ. Mũi công thứ hai là mũi công ngầm, nơi mà địch không để ý, đột nhiên làm địch phải chia đôi phòng thủ mà vẫn không biết được bên nào mới là mũi chủ công. Nghi ngờ, nhầm lẫn, không quyết đoán trong phòng thủ sẽ dẫn tới thảm họa.

Điển cố: Thời Hán-Sở tranh hùng, Lưu Bang bị Hạng Vũ ép vào đóng quân trong vùng Ba Thục hẻo lánh khó ra được Trung Nguyên. Hàn Tín bèn bày kế vờ sửa đường sạn đạo nhưng lại ngầm dẫn quân đi đường núi hiểm trở để đánh úp ải Trần Thương, mở đường ra Trung Nguyên cho quân Hán.

Đứng cách bờ để xem lửa cháy, để yên cho kẻ địch tự rối loạn.

Giải thích: Chậm rãi, không tham gia hỗn chiến, nhằm làm các bên tham chiến mệt mỏi tranh đấu lẫn nhau. Rồi tấn công tổng thể với toàn sức mạnh và dẫm nát, kết thúc tất cả.

Điển cố: Sau Trận Quan Độ, Viên Thiệu đại bại trước Tào Tháo rồi chẳng bao lâu qua đời. Các con của Viên Thiệu là Viên Thượng, Viên Hy chạy tới nương nhờ Công Tôn Khang. Có người khuyên Tào Tháo thừa thắng tấn công để bắt nốt Viên Thượng, Viên Khang, Tào Tháo cho rằng không cần vội vì sớm muộn gì trong nội bộ địch cũng có loạn và rút quân. Quả nhiên Công Tôn Khang thấy Tào Tháo rút quân bèn chém đầu Viên Thượng, Viên Hy và xin hàng Tào Tháo. Ngày nay thường thấy là kế ‘Tự diễn biến’.

Cười nụ giấu dao, lập mưu kín kẽ không để kẻ địch biết.

Giải thích: Lấy lòng đối phương, đạt được sự tin tưởng của đối phương. Khi đã có được sự tin tưởng, bí mật thực hiện mưu kế để có lợi cho mình. Đối phương phải tuyệt đối không được biết về những thay đổi thầm lặng, lật bài và tàn sát khi đã chuẩn bị kĩ càng. Khi đó, mặt dày, tim đen, sẵn sàng đối mặt.

Cái khó nhất của Tiếu Lý Tàng Đao là sự dường như vô hại. Khi đạt tới một cảnh giới nhất định, người sử dụng Tiếu Lý Tàng Đao có thể khiến đối phương đánh giá sai về mình. Như là Lưu Bị đánh rơi đũa để Tào Tháo đánh giá là người không có chữ Dũng hay không có tham vọng lớn vậy.

Điển cố: Tể tướng của Đường Huyền Tông là Lý Lâm Phủ có bề ngoài và xử sự hết sức hòa nhã, thân thiện nhưng thực chất lại là người cực kì nham hiểm, dùng mọi thủ đoạn để triệt hạ các đối thủ chính trị khác. Hành động của Lý Lâm Phủ về sau được mô tả bằng câu thành ngữ “Miệng nam mô, bụng bồ dao găm” (“Khẩu mật phúc kiếm”, 口蜜腹剑).

Mận chết thay đào, đưa người khác ra thế thân gánh vác tai họa cho mình.

Giải thích: “Khi thất bại là không tránh khỏi trong một trận đánh, cần phải biết hy sinh để chiến thắng toàn cục cuộc chiến. Đôi khi cần phải thua vài trận để chuẩn bị cho việc thắng trận quyết định của cả cuộc chiến”.

Điển cố: Thời Tam Quốc, Tào Tháo nghiêm cấm quân mình phá hại mùa màng dân chúng nếu không sẽ bị xử tội chém. Một lần dẫn quân qua ruộng lúa, con ngựa của Tào Tháo vì hoảng sợ mà dẫm nát một khoảnh lúa lớn. Tào Tháo hỏi quan giám sát về cách xử tội, quan giám sát nghị tội của Tào Tháo đáng chết nhưng tính mạng của thừa tướng đáng trọng hơn vì vậy chém tóc để thay thế. Từ đó quân lính của Tào Tháo sợ hãi luật lệ nghiêm minh mà tuân thủ kỉ luật.

Thuận tay bắt dê, phải tranh thủ nắm lấy cơ hội nằm trong tầm tay.

Giải thích: Tận dụng mọi cơ hội, dù nhỏ, dù lớn, miễn là có lợi khi cơ hội dễ dàng tới tay. Nhặt vài mảnh bánh, cũng đủ bữa no. Đợi nguyên cái bánh, có khi chết đói.

Căn bản để dùng kế này, chiến lược gia phải có sự tỉnh thức liên tục (mindful) để nhận ra các cơ hội có thể được tận dụng, lợi dụng dù là nhỏ nhưng không tốn nhiều công sức. Căn bản của kế này là rèn luyện để trở thành một kẻ cơ hội và tỉnh thức. Khái niệm kẻ cơ hội nghe rất tiêu cực nhưng hoàn toàn không phải. Một người biết tận dụng mọi cơ hội đến với mình thì sẽ sớm đạt được nhiều thành quả và rút ngắn con đường phát triển.

Điển cố: Thời Tam Quốc Lưu Chương là thứ sử Ích Châu nhưng lại có tính tình nhu nhược. Gia Cát Lượng bèn khuyên Lưu Bị tận dụng mối quan hệ họ hàng xa để làm quen với Lưu Chương để rồi từ đó “thuận tay bắt dê” chiếm lấy Ích Châu làm chỗ dựa.

Đánh cỏ động rắn, tấn công vào xung quanh kẻ địch khiến chúng hoảng sợ mà lộ diện.

Giải thích: Chỗ có hoài nghi, thì phải dò xét xác thực, nắm được tình huống rồi sau đó hành động. Dò xét nhiều lần là thủ đoạn trọng yếu phát hiện nơi ẩn náu của địch.

Tức là, khi bức màn chiến tranh đã vén mở mà binh lực đối phương vẫn không bộc lộ, nhất định ẩn tàng quân sự cơ mật, lúc này nên dò xét ở tuyến trước, chớ mạo hiểm tiến sâu. Đôi khi phải làm phép thử để làm sáng tỏ nghi ngờ trước khi tấn công thật sự. Liên tục thử và dò những mối nghi ngờ là cách tốt nhất để tìm ra bẫy của đối phương, đôi khi cũng để hiểu đối phương hơn.

Điển cố: Nhà Tống hẹn với Chiêm Thành chia hai mặt giáp công Đại Việt. Chiêm Thành đồng ý. Tướng Lý Thường Kiệt liền đem quân tấn công, phá huỷ kho tàng ba châu của nhà Tống làm Chiêm Thành khiếp sợ, không dám can dự vào chiến tranh Tống – Việt lần 2.

Mượn xác trả hồn, mượn thân xác khác để đưa hồn về.

Giải thích: Dùng một tổ chức, một kĩ thuật, một phương pháp đã bị lãng quên hay đã bị bỏ đi, vào đúng chỗ với mục tiêu xác định mới mẻ. Đó chính là làm sống lại một điều trong quá khứ bằng cách cho nó một mục tiêu mới. Làm sống lại một ý tưởng cũ, một cách làm cũ, một truyền thống cũ cũng chính là sáng tạo vậy.

Trong đời sống, Tá Thi Hoàn Hồn có thể nhìn thấy ở mọi nơi. Vở nhạc kịch “Nhà Thờ Đức Bà” (Notre Dame de Paris) là một biến thể như vậy. Xuất phát từ một tác phẩm tiểu thuyết cổ điển, cũ kĩ và đã phai nhạt của Victor Hugo. Việc chuyển tải từ dạng văn xuôi sang ca nhạc vũ kịch với lời và nhạc mê hoặc của Richard Cocciante và Luc Plamondon đã làm tác phẩm này trở thành một cơn sốt và đi vào Kỷ lục Guiness là tác phẩm nhạc kịch thành công nhất cho tới tận ngày nay.

Tá Thi Hoàn Hồn là một trong những kế sách đề cao sự sáng tạo của người dùng kế.

Điển cố: Thời Tam Quốc quân Tào Ngụy nhờ tài năng chỉ huy của Chung Hội và Đặng Ngải mà chiếm gần như toàn bộ nước Thục Hán. Đại tướng nhà Thục là Khương Duy bèn giả đầu hàng với hy vọng mượn xác trả hồn, lợi dụng quân Ngụy để khôi phục đất nước. Tuy nhiên mưu kế của Khương Duy không thành, ông bị giết còn nước Thục hoàn toàn mất về tay Tào Ngụy.

Lừa cho hổ ra khỏi núi, khiến kẻ địch ra khỏi nơi ẩn nấp để dễ bề tấn công.

Giải thích: Dụ địch vào khu vực mà điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sở trường địch không dùng được. Tấn công trực tiếp tưởng là gây nguy hiểm nhưng thực tế công địch bằng việc dụ ra khỏi vùng sở trường mới thực sự là cuộc công kích mãnh liệt nhất.

Bọn hổ khi trong núi của chúng, chúng đã mạnh mẽ, lại thông thuộc địa hình, thời tiết, vào trong núi để bắt chúng thực là khó lắm. Thay vì thế, cách bắt hổ là dụ chúng ra khỏi núi, ra nơi mà chúng không còn lợi thế để mà bắt.

Có câu: “Hổ lạc bình nguyên bị khuyển khi” nghĩa là Hổ lạc xuống đồng bằng bị chó khinh, chính là như vậy.

Điền cố: Thời Tam Quốc Trương Phi được lệnh dẫn quân vào Ích Châu để hỗ trợ Lưu Bị. Trên đường tiến quân Trương Phi bị Nghiêm Nhan lợi dụng địa thế hiểm yếu để ngồi trong thành phòng thủ. Trương Phi bèn lập kế giả say dụ Nghiêm Nhan dẫn quân ra ngoài thành và đánh bại.

Giải thích: Đôi khi, đừng có dồn địch thủ vào góc tường. Đôi khi, nên giữ chúng sống hơn là triệt hạ. Đôi khi, để chúng trốn thoát, mệt mỏi, mất tinh thần và tan rã lại hay hơn nhiều. Quan trọng nhất là triệt cái tâm. Bởi tâm đã bị triệt thì đầu hàng là vĩnh viễn và sự trung thành cũng được bảo đảm.

Điển cố: Thời Tam Quốc, Mạnh Hoạch làm phản khiến Thục Hán bất ổn. Để thu phục Mạnh Hoạch, Gia Cát Lượng đã bảy lần bắt, bảy lần thả (thất cầm thất túng, 七擒七纵) Mạnh Hoạch khiến Mạnh Hoạch đội ơn mà không dám làm phản nữa. Tào Tháo muốn dùng Quan Vũ để làm dũng tướng cho mình đã cấp cho Quan Vũ ngựa Xích Thố để Quan Vũ lên đường tìm huynh đệ Lưu Bị và Trương Phi; nhưng Quan Vũ chỉ cưỡi ngựa đi một đoạn bèn quay lại trở về với Tào Tháo để nguyện ra trận chiến đấu trả ơn cho Tào Tháo.

Ném gạch đưa ngọc đến, đưa miếng nhỏ ra để dụ địch nhằm đạt cái lợi lớn hơn.

Giải thích: Tôn Tử viết: “Lợi nhi dụ chi, loạn nhi thủ chi”. Nghĩa là: “Địch muốn lợi, dùng mồi dụ nó. Nó loạn, đập chết nó”

Dùng mồi dụ địch là một thủ đoạn được dùng nhiều trong binh pháp, màu sắc này có thể từng thấy trong các chiêu thức khác như Điệu Hổ Ly Sơn chẳng hạn. Tất nhiên trong Phao Bác Dẫn Ngọc tất phải có yếu tố khác biệt.

Cho người ta xem một điều long lanh, vẻ như có giá, khiến đối phương đưa ra một thứ thực sự có giá trị để mà đổi hoặc cướp.

Điển cố: Trong chiến dịch Chi Lăng năm 1428, quân Lam Sơn đã giả thua liền 3 trận để tướng Minh là Liễu Thăng chủ quan rồi dùng phục binh giết chết ông này.

Giải thích: Địch dù quân mạnh, nhưng lại chỉ làm việc vì sợ hãi hay vì phần thưởng thì hãy nhắm thẳng vào Lãnh đạo của chúng mà quật. Lãnh đạo gục, toàn quân sẽ tự tan hoặc đầu hàng. Quân địch mà kết nối với Lãnh đạo của chúng bằng trái tim, trung thành từ tâm thì hãy cẩn thận, bởi cái chết của người lãnh đạo của chúng sẽ khiến toàn quân cảm tử trả thù.

Căn bản của kế này là phải nắm được mối quan hệ tướng và lính trong quân địch. Nếu tướng địch không phải tướng sáng, chỉ dùng quyền lực và sự chết chóc để điều binh khiển tướng thì chỉ cần đập chết thằng tướng thì quân sẽ tự tan. Nền tảng đằng sau vẫn là làm sao chiến tranh tan rã mà bảo vệ được đất nước. Chứ không phải hiếu sát để sinh linh đồ thán, kiệt quệ nhân lực quốc khố trong chiến tranh.

Kế này lại không thể thực hiện được nếu quân địch “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Với các tình tướng sĩ như cha con, việc giết chết tướng địch có khi lại là thảm họa khi địch quân liều chết báo thù. Khi đau thương được biến thành hành động cách mạng thì còn cái giải rút cũng đánh.

Điển cố: Vua Lê Hoàn chống quân Tống lần thứ nhất năm 981. Vua dùng kế giả hàng rồi cho phục binh bắt sống chủ tướng Hầu Nhân Bảo. Quân Tống mất chỉ huy tan rã nhanh chóng.

Rút củi đáy nồi, đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần phải thua.

Giải thích: Sách Ngụy Thư viết rằng: “Trừu tân chỉ phất, tiễn thảo trừ căn”. Nghĩa là: Để nước khỏi sôi, rút củi; để cỏ không mọc, diệt rễ

Khi không thể đối đầu với địch trực diện vì mình yếu hơn, vẫn có thể thắng bằng cách phá hoại nguồn lực và tinh thần của địch, khiến cho địch dù có muốn cũng chẳng có thể nào mà “sôi” lên được.

Trong trận Chi Lăng-Xương Giang, nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành là hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan. Điển cố: .

Đục nước bắt cá, lợi dụng tình thế để ra tay đạt mục đích.

Giải thích: “Khi địch hỗn loạn, mất phương hướng chính là lúc tìm sơ hở, khống chế và lấy đi lợi ích mà địch hoàn toàn không biết”. Nước trong thì khó bắt cá. Khó ở chỗ thò tay xuống là cá thấy mà chạy. Nước đục thì dễ bắt dù là bằng tay không.

Kế này khi xuất chiêu thường được dùng cùng các kế khác như số 6 Sấn Hỏa Đả Kiếp, số 12 Thuận Thủ Khiên Dương để tối ưu hóa lợi ích đạt được.

Kế 20 này phải nhìn từ hai hướng. Một là mình đừng có rơi vào nước đục để mà bị bắt. Hai là làm cho địch luôn rơi vào nước đục, như thế mới dễ bắt nó.

Điển cố: Trong Trận Phì Thủy, sau khi nhận thấy quân Tần rối loạn sau đợt tấn công phủ đầu của quân Tấn, Tạ Huyền quyết định tận dụng thời cơ tung toàn lực tấn công, kết quả là quân Tần đại bại dù đông quân gấp 10 lần quân Tấn.

21. Kim thiền thoát xác (金蟬脫殼)

Ve sầu lột xác, sử dụng bộ dạng mới để làm quân địch bất ngờ trở tay không kịp.

Giải thích: Bề ngoài giữ vẻ không thay đổi, nhưng bên trong đã tạo được thế mạnh, địch vẫn không ngờ, chẳng lo đối phó. Khi địch nhân còn mơ hồ chưa hiểu là lúc ta hành động.

“Khi bị nguy hiểm hủy diệt, cách duy nhất là trốn để tập hợp quân, khi đó cần chế ra sự giả tạo. Khi địch tập trung vào điểm giả tạo này, bí mật rút lui chỉ để lại đằng sau sự giả tạo vô nghĩa”.

Tôn Tử từng phân tích. Đánh trận dựa vào 2 lực lượng. Lực cứng là lực công kích (Striking Force) và lực mềm là lực lừa dối (Deceptive Force). Hai lực này khóa vào nhau như âm như dương không đầu không cuối. Học binh pháp phải biết biến hóa, dùng hai lực này nhuần nhuyễn.

Điển cố: Trong chiến tranh chống Nguyên năm 1286, quân Trần trong khi triệt thoái đã cho thuyền rồng giả chèo ra biển để dụ quân giặc đuổi theo, trong khi đó vua Trần xuôi vào Nam tập hợp binh lực phản công.

Đóng cửa bắt giặc, dồn giặc vào thế bí không thể chạy thoát.

Giải thích: Tôn Tử viết: Cố dụng binh chi pháp, thập tắc vi chi, ngũ tắc công chi, bội tắc phân chi…

Trong đó “Thập tắc vi chi” nghĩa là khi mình mười, nó một, bao vây nó. Chứ nếu dồn nó quá, nó cắn bừa, lại tổn thương mình.

Nhưng căn bản của bao vây là gì? Là không cho nó có lối thoát. Còn nếu đuổi nó ào ào mà lối thoát vẫn chưa đóng, thì tức là vẫn còn có cơ hội cho nó. Lúc thấy cơ hội có thể bắt được giặc, lại là lúc không được nóng vội, phải bình tĩnh nhất vì đây là cơ hội triệt hạ đối phương toàn diện, làm tốt thì chiến tranh kết thúc. Cho phép kẻ địch trốn thoát là tạo ra hiểm họa tương lai. Vì muốn triệt hạ, lại phải bình tĩnh mà bao vây, đóng hết cửa thoát, rồi từ từ chọc tiết.

Điển cố: Thời Chiến Quốc, Tôn Tẫn và Bàng Quyên ban đầu là hai học trò cùng thầy Quỷ Cốc tử, nhưng sau đó trở thành cừu thù và là địch thủ chính của nhau trên chiến trường. Trong trận chiến quyết định, Tôn Tẫn sai quân Tề dùng kế rút bếp để lừa Bàng Quyên và quân Ngụy tiến sâu vào đường hẻm Mã Lăng. Khi toàn bộ quân Ngụy đã rơi vào bẫy phục kích, Tôn Tẫn sai bịt đường hẻm và bắn tên, quân Ngụy đại bại, Bàng Quyên cũng bỏ mạng trong đám loạn tên.

Xa thì giao thiệp, gần thì dùng vũ lực.

Giải thích: “Khi điều kiện cho phép, kết giao, liên kết với kẻ địch ở xa để triệt hạ kẻ địch ở gần”.

Vừa xích mích với thằng xóm bên, lại vừa hục hặc với thằng láng giềng. Vác dao sang xóm bên chiến đấu thì có khi ở nhà bị đốt lúc nào không hay. Thế nên, vượt qua địch nhân ở gần để đi đánh địch ở xa là bất lợi. Địch ở xa, chủ trương vẫn là thù địch và đối lập nhưng cũng chưa phịch được nhau ngay. Thế thì có khi phải liên minh tạm thời để nhằm lợi ích đánh chiếm ở gần.

Thịt xong thằng ở gần rồi, vác quân đi xa cũng ko lo ở nhà bị đánh trộm.

Điển cố: Thời Chiến Quốc, tể tướng nước Tần là Phạm Thư đề ra kế viễn giao cận công, theo đó với các nước gần, Tần sẽ dùng vũ lực uy hiếp, chiếm thành chiếm đất, với các nước xa không đem quân đi được thì lại dùng ngoại giao dụ dỗ làm đồng minh. Cứ như vậy Tần nhanh chóng trở thành bá chủ của cả sáu nước chư hầu, tạo điều kiện cho Doanh Chính thống nhất Trung Quốc sau đó.

Mượn đường diệt Quắc, lợi dụng hòa hoãn địch để rồi quay lại tấn công bằng lợi thế do chính địch tạo ra cho mình.

Giải thích: Dùng nguồn lực của bên thứ ba để chống lại kẻ thù chung. Dùng xong, không trả mà sử dụng chính nguồn lực đó để triệt hạ bên cho mượn.

Điển cố: Tấn Hiến công theo lời Tuân Tức mang đồ vàng ngọc hối lộ nước Ngu với lý do mượn đường nước Ngu để đánh nước Quắc, thực chất là Tấn Hiến công sợ Ngu sẽ sai quân cứu nước Quắc. Sau khi Tấn đánh tan nước Quắc, Ngu chỉ còn trơ trọi một mình, Tấn Hiến Công bèn đem quân quay về diệt nốt nước Ngu.

Trộm xà thay cột, phá hủy cơ sở của địch.

Giải thích: Trong đánh trận ngày xưa, quân đội được chia thành các đội theo Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó hai đội tiền quân và hậu quân được gọi là đội Thiên Hoành và đội Địa Trục là hai đội quan trọng nhất của toàn quân, quan trọng cho cả tấn công và phòng thủ. Hai đội này đều được dẫn bởi các tướng lĩnh mạnh nhất. Giả như thay hai viên tướng mạnh dẫn hai đội này bằng tướng yếu thì lực tấn công và phòng thủ của toàn quân đều giảm mạnh. Hai viên tướng này được coi là rường cột của toàn quân.

Kế Trộm Xà Thay Cột chủ yếu là: Tìm cách phá hoại cách địch vận hành, rút ra nguồn lực/sản phẩm trọng điểm và thay vào đó bằng loại chất lượng thấp khiến cho địch không thể vận hành tối ưu được.

Điển cố: Nhà Tây Sơn bình định xong phía Nam nhưng quân Trịnh ở Bắc sông Gianh vẫn còn mạnh. Nguyễn Huệ bèn vượt biển, đánh thẳng vào đất căn bản của họ Trịnh ở Thăng Long. Hạ xong thành Thăng Long, quân Trịnh cũng tự tan rã.

Chỉ cây dâu để mắng cây hòe, còn có biến thể khác là chỉ chó mắng mèo, tấn công gián tiếp kẻ địch thông qua một trung gian khác.

Giải thích: “Để giáo huấn, khống chế, cảnh bảo người khác mà không cần đối đầu trực diện, dùng cách nói bóng, nói xoáy. Vì không trực diện đối đầu, kẻ bị đá xoáy không cách nào trả đũa ngay mà không tự mình rơi vào thế khó”.

Người khác ở đây có thể là bất cứ ai mà bạn không muốn đối đầu vì để tránh khó xử cho cả hai bên hoặc việc đối đầu có thể đem lại một tình huống mà kết quả khó mà đoán được. Bạn muốn người bị đá xoáy có thời gian để suy nghĩ kĩ càng hơn.

Ví dụ như khi bạn có một đối tác tiềm năng. Đối tác này lại đang lương lự suy nghĩ về việc nên lựa chọn hợp tác với bạn hay là với một bên thứ ba. Việc đối đầu trực diện và ép người ta phải lựa chọn chưa chắc đem lại một kết quả tối ưu. Bạn có thể chọn một thời điểm thích hợp, để nói bâng quơ về những gì bạn biết. Bằng những phép ẩn dụ mà người ta nhận ra rằng việc lựa chọn bạn tối ưu hơn là lựa chọn đối tác kia.

Việc sử dụng Kế Chỉ Tang Mạ Hòe này phải làm sao người bị đá xoáy không phải đối đầu trực tiếp. Các bậc cha mẹ đã dùng rất là sai yếu lĩnh này khi sử dụng “Con nhà người ta” nhưng lại nói trực tiếp với con cái mình. Việc chửi trực diện, so sánh con cái nhà mình với con nhà người ta không đem lại kết quả gì tích cực. Nếu khéo một chút, giả vờ như lúc nói chuyện giữa vợ chồng không biết là lũ con đang nghe lỏm để khen con nhà khác, thì đó chính là Chỉ Tang Mạ Hòe một cách đúng đắn và khéo léo. Như vậy kết quả sẽ tốt hơn khi đứa trẻ tự nhận ra những khuyết điểm của mình mà không phải đối đầu trực tiếp với cha mẹ.

Một điều quan trọng nữa trong ứng dụng của Chỉ Tang Mạ Hòe không chỉ giới hạn trong việc chửi mà còn cả trong việc khen. Khen một cách khéo léo thông qua bên thứ ba có thể làm cho nhân viên hay con cái cố gắng thêm một bậc. Năm cháu lớn nhà tôi lên 7 tuổi, một lần đi ngang qua quán pizza tôi thấy cháu đứng lại xem nhân viên nhà hàng gấp hộp pizza. Tôi hỏi cháu có muốn gấp không? Cháu nói là cháu muốn. Vậy là tôi vào hỏi ông chủ quán và ông đã đồng ý cho cháu gấp. Tôi lẳng lặng đưa cho ông chủ 50$ và nhờ ông là sau khi cháu gấp xong đống hộp thì thưởng cho cháu và “khen cháu là đứa bé ngoan, yêu lao động”. Về sau, cháu không bao giờ nề hà những việc lao động nhẹ ở nhà nên chỉ 7 tuổi đã có thể nấu cơm, giặt giũ, hút bụi, đổ rác, rửa bát và thậm chí có thể tự một mình bay máy bay sang nước khác để thi đấu cờ Vây được.

Điển cố: Thời Tam Quốc trong lúc Tào Tháo đang đem quân đi đánh Viên Thuật thì lương thảo thiếu thốn, binh lính kêu than. Thấy vậy Tào Tháo mới lập kế đổ tội cho quan coi lương Vương Hậu là lừa dối trong cấp phát lương rồi chém lấy đầu Vương Hậu. Quân Tào từ đấy sợ không dám kêu ca nữa mà hết lòng đánh Viên Thuật.

Giả ngu chứ không điên, làm cho quân địch coi thường mình mà không đề phòng.

Giải thích: “Giấu sau mặt nạ một kẻ điên, một kẻ say, một kẻ ngu đần, để tạo ra hình ảnh giả tạo, giấu đi ý đồ và động cơ thực sự. Dẫn kẻ địch tới chỗ coi thường khả năng của mình, khiến địch trở nên tự tin thái quá, quên đi phòng thủ. Lúc đó, giết”.

Trong bài “Bản chất của Kế” đã từng nhắc tới câu sau của Tôn Tử: Binh giả, ngụy đạo dã. Cố năng nhi thị chi bất năng. Dịch là: Đánh nhau là phải lừa nhau. Có khả năng phải giả vờ như không thể. Đây cũng là yếu lĩnh này.

Điển cố: Thời nhà Tống, Nùng Trí Cao tự xưng đế ở phương Nam, hoàng đế nhà Tống phái quân đánh nhiều lần không được. Đại tướng Địch Thanh bèn bày kế giả đò sợ hãi làm quân của Nùng Trí Cao lơi là phòng bị, tức thì quân Tống tấn công đánh bại quân Nùng Trí Cao.

28. Thượng ốc trừu thê (上屋抽梯) Lên nhà rút thang, còn có biến thể khác là qua cầu rút ván (tức Quá giang trừu bản).

Giải thích: “Giả chi dĩ tiện, tọa chi sử tiền, đoạn kỳ viện ứng, hãm chi tử địa”

Nghĩa là: Giả vờ lộ ra sơ hở cho địch nhân lợi dụng mà dụ nó vào đường cùng, sau đó cắt đứt quân hậu ứng của nó, giữ chân nó trong tử điạ.

“Dẫn địch tới điểm không thể quay đầu bằng cách thả mồi nhử. Mồi có thể là những cơ hội và lợi lộc hay là bằng chính điểm yếu của mình. Khi tới điểm không thể xuống được, địch tiến cũng chết, lui cũng chết mà đứng yên cũng chết”.

Điển cố: Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa để chống quân Chiêm Thành và nằm tránh bị Kiểm mưu hại. Sau Nguyễn Hoàng khai khẩn đất trong Nam, các con cháu ông lập thành nước riêng, không thần phục họ Trịnh nữa.

Giải thích: Có câu: “Tá cuộc bố thế, lực tiểu thế đại”. Nghĩa là: Mượn cục tạo thế, lực tuy yếu mà thể hiện ra lại là thế mạnh

Buộc hoa giả lên cây chết, tạo ảo tưởng như cây sống khỏe. Dùng nghệ thuật hóa trang, biến cái không có giá trị thành có giá trị, biến hiểm họa thành nơi an toàn, biến vô dụng thành hữu dụng.

Điển cố: Khi Tôn Tẫn tới nước Yên làm Quân Sư, để đối phó với sự tấn công của Bàng Quyên, Tôn Tẫn đã bày mưu cho thái tử nước Yên Kế này. Với số quân ít ỏi khi ra đối phó với Bàng Quyên Thái tử đã cho binh sĩ chặt những cành cây kéo lê trên đường hành quân làm bụi tung mù mịt khiến mật thám của Bàng Quyên nghĩ rằng quân đội nước Yên đông gấp 10 lần do thám ban đầu. Bởi vậy Bàng Quyên đã rút quân.

Từ chỗ là khách biến thành vai chủ, lấn dần dần đất của địch để đến chỗ địch không còn chỗ đứng.

Giải thích: Có câu: “Thừa khích tháp túc, ách kỳ chủ cơ, tiệm chi tiến dã”, có nghĩa là: Nhằm chỗ sơ hở của địch mà đột nhập vào, nắm lấy cơ quan đầu não, từ đó tuần tự làm chủ tất cả mọi bộ phận.

Phá hoại địch bằng cách chui vào trại địch, giả như hợp tác hay đầu hàng. Nằm trong trại địch, tìm điểm yếu. Khi địch không phòng bị, tấn công trực tiếp vào nguồn lực mạnh nhất, phá hủy và chiếm đoạt.

Kế thứ 30 là 3 lần kế 10 là Tiếu Lý Tàng Đao rồi. Tại sao vậy? Bởi vì căn bản nhất, điều kiện cần của kế 30 chính nằm ở chữ “Khách”, tức là phải được “Chủ” mời vào nhà đã, rồi dần dần tìm kẽ hở mà đảo ngược thăng bằng trong khi Chủ chẳng mảy may nghi ngờ. Muốn làm được vậy thì hỏa hầu Tiếu Lý Tàng Đao cũng phải là dạng thượng thừa.

Binh Gia Môn có một bộ cước pháp gọi là Phản khách thất cước.

– Đệ nhất cước: được Chủ để ý và mời vào nhà– Đệ nhị cước: ở trong nhà, giữ thân phận khách– Đệ tam cước: tìm kẽ hở của chủ– Đệ tứ cước: nắm chắc kẽ hở– Đệ ngũ cước: dùng kẽ hở nâng vị thế ảnh hưởng tới chủ và môi trường trong nhà– Đệ lục cước: lật ngược, khống chế chủ– Đệ thất cước: củng cố vị thế, xóa bỏ mọi yếu tố cũ của chủ cũ có thể gây ảnh hưởng tới vị thế chủ mới của mình.

Điển cố: Trong chiến dịch chiếm Hán Trung của Lưu Bị, Pháp Chính đã quân sư cho Hoàng Trung dùng kế phản khách vi chủ để cuối cùng chém chết được đại tướng của Tào Ngụy là Hạ Hầu Uyên.

Dùng gái đẹp để làm rối loạn quân địch.

Giải thích: Mỹ nhân là người đẹp chứ không nhất thiết là Nam hay Nữ. Như thế Mỹ Nhân Kế có thể tách ra là Mỹ Nam Kế hoặc Mỹ Nữ Kế (với thời nay, anh hùng có thể là nam, nữ, gay, les vv và mỹ nhân cũng có thể là nam, nữ, gay, les… Do đó, cái suy nghĩ về Mỹ Nhân Kế phải rộng ra là Người Hút Hồn. Hễ có người mà hút được hồn của ta thì người đó đang dùng Mỹ Nhân Kế với ta vậy)

“Nhắm tới điểm yếu của tướng địch (dù là nam, nữ, gay, les …). Bởi đa phần con người có đam mê và có yếu đuối trước vẻ đẹp (trong và ngoài). Một khi bị hút hồn rồi, khả năng ra quyết định, đánh giá sẽ không còn tỉnh táo, chính xác và ý thức/vô thức của địch trở thành mục tiêu mà ta có thể khai thác được”.

Điển cố: Thời Xuân Thu, Câu Tiễn nước Việt bị Ngô vương Phù Sai đánh cho suýt mất nước. Phạm Lãi và Văn Chùng bèn hiến kế cho Câu Tiễn dâng mỹ nhân nổi tiếng của nước Việt là Tây Thi cho Phù Sai khiến Ngô vương vì đam mê tửu sắc mà bỏ bê việc chính sự, tạo thời cơ cho Câu Tiễn trả thù.

Và trong thời Tam Quốc, Vương Doãn lợi dụng con gái nuôi là Điêu Thuyền một thiếu nữ xinh đẹp, nhan sắc vạn người mê) dùng mỹ nhân kế chia rẽ tình cảm cha con Đổng Trác – Lã Bố khiến hai cha con họ tranh giành người đẹp. Và cuối cùng Đổng Trác bị con nuôi là Lã Bố giết tại cửa Bắc Dịch.

Trong hoàn cảnh thành không có quân lại bị quân địch uy hiếp thì phải dùng những hành động kì lạ, trầm tĩnh khiến quân địch khiếp sợ tưởng có mai phục mà bỏ đi.

Giải thích: Đôi khi, cách tốt nhất là phô trương hết điểm yếu ra như là điểm mạnh, làm địch hoài nghi mà không quyết định được, nghi ngờ tột đỉnh mà không dám làm gì vì sợ quyết định sai.

Tôn Tử có câu: “Hư giả hư chi, nghi trung sinh nghi, cương nhu chi tế, nhi phúc kì”. Nghĩa là: Nếu sức quân yếu thì càng phải cố ý tỏ vẻ rất yếu, làm cho kẻ địch vốn đã nghi lại càng thêm nghi. Trong hoàn cảnh ta yếu, địch mạnh, vận dụng sách lược này sẽ đạt được sự kì diệu không lường được.

Điển cố: Kế này gắn liền với điển cố về Gia Cát Lượng trong Tam quốc diễn nghĩa. Theo đó trong lúc Gia Cát Lượng đang giữ ngôi thành trống không có phòng thủ thì Tư Mã Ý bất chợt kéo quân đến. Đánh vào tính đa nghi của Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng đã sai mở toang cổng thành, trên tường thành chỉ cắm tinh kỳ, lại sai người quyét dọn trước cổng làm như không có sự đe dọa của quân Ngụy. Cuối cùng Tư Mã Ý vì nghi ngờ mưu kế của Gia Cát Lượng nên đã rút quân, bỏ lỡ cơ hội ngàn năm có một để bắt sống địch thủ chính trên chiến trường.

Lợi dụng kế của địch để biến thành kế của mình.

Giải thích: Tôn Tử dùng cả một chương thứ 13 để dạy về Gián Điệp. Nay chỉ trích một số câu quan trọng:

Cho nên, gián điệp có 5 loại: hương gián, nội gián, phản gián, tử gián, sinh gián. Dùng 5 loại gián điệp khiến địch không mò được qui luật hành động của ta, đó là phương pháp thần diệu khôn lường, là pháp bảo của quân vương. Hương gián là lợi dụng người dân bình thường trong nước địch làm gián điệp. Nội gián là dùng quan lại địch làm gián điệp. Phản gián là mua chuộc gián điệp của địch phái đến nước ta quay lại phục vụ ta. Tử gián là cố ý đưa tin tình báo giả tạo để gián điệp ta tiết lộ cho gián điệp địch, địch mắc câu bị lừa bèn giết gián điệp của chính nó. Sinh gián là phái gián điệp đến đất địch mà vẫn có thể trở về báo cáo.

Cho nên, việc dùng người trong ba quân không ai thân tín bằng gián điệp, không ai được khen thưởng bằng gián điệp, không việc gì cơ mật bằng gián điệp. Không phải người tài trí hơn người không thể dùng được gián điệp; không phải người nhân nghĩa không thể sử dụng được gián điệp; không phải người khéo léo cẩn thận thì không thể trở thành gián điệp thành công trong hoạt động tình báo.

Trong năm loại gián điệp này, ta chỉ bàn ở chiêu thức này vấn đề sử dụng Phản Gián mà thôi.

– Thứ hai là dùng phản tư vấn để hại địch. Bằng nhiều phương tiện và quan hệ, hoàn toàn có thể cài đặt các tư vấn gia vào hàng ngũ địch để được tin cẩn, đặc biệt là những người có uy tín. Sau đó gài bài để những tư vấn gia này tư vấn bậy (nhưng nghe thì rất là có lý) cho địch sa vào đầm lầy một cách từ từ. Đến khi địch chết rồi mà vẫn chưa hiểu vì sao mình chết.

Điển cố: Thời Tam Quốc, Tào Tháo phái Tưởng Cán, bạn học cũ của Chu Du sang Đông Ngô để dò xét lực lượng đối phương. Chu Du đoán được mưu của Tào Tháo nên đã sử dụng chính Tưởng Cán để làm Tào Tháo nghi ngờ hai hàng tướng cực kì thông thạo thủy binh của Kinh Châu để rồi giết hai người đó.

Tự làm mình khổ nhục để đánh lừa quân địch.

Giải thích: Tự gây thương tích có hai cách áp dụng. Cách thứ nhất, địch sẽ lơi lỏng, coi thường, không cho rằng ta còn là mối nguy nữa. Cách thứ hai, làm thân với địch bằng cách giả như bị thương bởi kẻ thù chung, mà từ đó đi vào hàng ngũ địch mà phá hoại.

Khổ nhục kế là một trong những kế đau đớn nhất của chương Bại Chiến Kế. Vừa khổ, vừa nhục, đau đớn cả tinh thần và thể xác. Chỉ vì ở trong thế bại, có ít lựa chọn mà phải thực hiện.

Cái khó của Khổ Nhục Kế là làm sao phải như thật, để không bị nghi ngờ. Bởi nếu bị lộ thì vừa khổ, vừa nhục mà chẳng đánh đổi được gì. Chiêu này thường được sử dụng bởi những người ở trong thế yếu mà lại muốn đạt mục đích nhanh vì sợ để lâu thì chống cự không nổi hoặc kết cục mất mát còn đau đớn hơn.

Những hình ảnh trong phim truyền hình Hàn Quốc dùng rất nhiều kế này. Cảnh đứng trong mưa, ướt sũng, nức nở như cha chết, đón đường bắt gặp như vô tình, đau khổ vô biên để khiến người ta cảm động mà tụt quần tốc váy là một cảnh rất thường thấy vậy.

Kế này muốn dùng được cũng phải hiểu đối phương khá rõ. Nếu nó coi mình kém cả súc vật thì việc mình tự gây thương tích để được thương cảm chẳng còn tác dụng. Có khi còn ăn đạp vào vết thương. Đây là sai lầm của bọn trồng cây si sai chỗ.

Điển cố: Câu Tiễn sau khi thất bại trước Phù Sai thì hết lòng tận tụy phục vụ Phù Sai như người hầu, thậm chí nếm cả chất thải của Phù Sai để giúp thầy thuốc khám bệnh cho Phù Sai, tất cả chỉ để che giấu sự chuẩn bị trả thù của nước Việt.

Sử dụng nhiều kế liên tiếp, muốn chiến thắng phải biết móc nối nhiều kế với nhau.

Giải thích: “Khi đối đầu với cuộc chiến quan trọng, nên dùng nhiều kế phối hợp. Thiết lập các chuỗi chiến thuật với các hoàn cảnh khác nhau nhằm đạt được chiến lược cuối cùng. Như thế, dù một kế có không đạt thì vẫn còn có nhiều đường khác để tiến hành”.

Liên hoàn kế là kế của các kế, muốn vận dụng được thành công cần có nội công thâm hậu, rèn luyện vững vàng chắc chắn ở từng chiêu thức, cân bằng cả nền tảng Cái biết, cái thấy, linh hoạt như nước chảy mây trôi.

Trong bài Thiết vị phu vi Tướng giả có câu:

“Bất động như Sơn NhạcNan trắc như Âm Dương”

“Nan trắc” là khó dò tìm theo được một cách chính xác, khó như xác định thời điểm chuyển giao giữa âm và dương vậy. Sự linh hoạt của người sử dụng Liên hoàn kế ở chỗ, khi khởi đầu thiết lập chuỗi kế A, B, C…. nhưng khi thực hiện, lại như dòng nước, vấp tảng đá, lập tức linh hoạt đổi kế, uốn lượn theo dòng để đạt mục tiêu. Vì thế mà cần người sử dụng phải “Rộng lớn như trời đất, đầy đủ như kho tàng” như Gia Cát Lượng đã từng nói.

Có câu: “Tướng đa binh chúng, bất khả dĩ địch, sử kỳ tự lụy, dĩ sát kỳ thế, tại sự trung cát, thừa thiên trùng dã”.

Có nghĩa là:

Khi lực lượng quân địch lớn mạnh thì không nên đánh bạt mạng. Nên vận dụng mưu kế để làm cho bọn chúng tự hãm chân lại, làm yếu lực lượng của bọn chúng. Nếu chủ soái biết khéo léo vận dụng linh hoạt chuỗi mưu kế thì việc chiến thắng quân địch cũng giống như được thiên thần giúp vậy.

Kế thứ 35 này được chia thành 3 loại:

– Liên hoàn tung kế: chuỗi kế tung ra cùng một lúc để bổ trợ lẫn nhau– Liên hoàn hoành kế: chuỗi kế tung ra nối tiếp nhau, kế này hoàn thành làm điều kiện để nảy sinh kế kia– Liên hoàn tung hoành kế: nhóm kế nối tiếp nhóm kế

Chính sự phối hợp phức tạp như vậy mà Liên hoàn kế tạo ra vô số biến thiên, tức là tổ hợp của 36 kế đơn lẻ này khi phối hợp có thể tạo ra vô hạn cách sử dụng.

Điển cố: Liên hoàn kế gắn liền với giai thoại về Vương Doãn do La Quán Trung kể lại trong Tam quốc diễn nghĩa. Vì thấy Đổng Trác quá bạo ngược hung tàn nên Vương Doãn sử dụng liên hoàn kế trong đó có mỹ nhân kế gửi Điêu Thuyền vào chia rẽ hai bố con nuôi Đổng Trác và Lã Bố, sau đó dùng kế đục nước bắt cá khơi gợi ở Lã Bố sự thù địch với cha nuôi để rồi cuối cùng chính Lã Bố cầm kích đâm chết Đổng Trác.

“Thấy tiến được thì tiến, thấy khó thì nên lui”. Gặp kẻ địch mạnh thì kế chuồn là thích hợp hơn cả trong 36 kế.

Giải thích: Tẩu Vi Thượng – Kế thứ 36 chính là khó ta rút lui. Rút lui là cao nhất khi không thể đối đầu.“Khi bị lấn chiếm trên tất cả các mặt trận, đừng chiến đấu, đừng đầu hàng, đừng thỏa hiệp. Đầu hàng là bại trận toàn diện, thỏa hiệp là bại một nửa. Chỉ có rút lui mới không bại. Chỉ cần không bại, còn có cơ hội quay lại và phản công”.

Cái “Tẩu Vi” này không phải là hèn nhát mà lại chính là cái cốt lõi của việc thắng sau này. Lui lại tạo ra điểm yếu cho địch.

Điển cố: Trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ I, nhận thấy không thể đối đầu với giặc quá mạnh, quá tinh nhuệ với số lượng đông đảo, nhuệ khí áp đảo vì đã đánh chiếm gần như toàn bộ lục địa Âu Á, vua quan nhà Trần đã quyết định lui bằng chiến dịch Vườn Không Nhà Trống mang đi hết của cải lương thực.

Chính vì lui mà địch tự nhiên thiếu quân lương. Chiến lược đánh tới đâu cướp lương tới đó của quân Nguyên Mông thất bại dẫn tới phải rút quân rất nhanh trong chưa đầy có 10 ngày. Sau đó, quân dân nhà Trần truy sát tống tiễn toàn bộ giặc ra khỏi lãnh thổ.

Bình thêm: Lui không chỉ để tránh thương vong và tìm cách đánh khác mà chưa nhìn thấy khía cạnh của việc ta lui lại có thể tạo ra thế mạnh của ta và thế yếu của địch. Ngoài ra, cũng chưa phân tích thêm về khía cạnh cái Thấy trong Tẩu Vi.Trong bức thư của Gia Cát Lượng gửi Tào Chân, mắng cho họ Tào hộc máu mà chết có mấy câu về cái Thấy này:“Biết thiên văn khi mưa khi nắngThuộc địa lý chỗ hiểm chỗ thườngThế trận khó dễ cần phải hiểuTài giặc hay dở cần phải tường”Trong đó có 4 từ thật là quan trọng: Biết – Thuộc – Hiểu – Tường, 4 giai đoạn của cái Thấy. Người trong Binh Gia Môn, học nội công nào, chiêu thức nào, đều sẽ phải trải qua bốn giai đoạn này của cái Thấy. Tất nhiên đỉnh cao nhất thì như là Lão Tử nói: “Tự Tri Giả Minh” (Tự thấy thì sáng) nhưng không có mấy người có ngộ tính cao để mà tự thấy.Cái Thấy này nó bao trùm cả cái Tri Bỉ là biết người mà tổ sư Tôn Tử đã dạy, ngoài biết tài giặc hay dở, còn phải biết cả Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Khi ấy thì ngay cả khi rút lui, cũng rút một cách khôn ngoan không tổn thất, tạo ra thế yếu cho địch chờ đợi dịp phản công.(Nguồn: Wikipedia và Binh Pháp Việt)

Hướng Dẫn Băng Cựa Gà Đá

Băng cựa gà đá là thao tác cần thiết trong các trận đấu đá gà cựa sắt. Cựa sắt sẽ là vũ khí lợi hại để gây ra những chấn thương cho đối phương. Nhưng cũng là một vũ khí để làm hại chính bản thân chiến kê. Nếu không biết cách băng và lắp cựa đúng cách. Trên thực tế, lắp và băng cựa không khó nhưng người mới chơi gà cựa sắt thì lại rất khó để xác định chính xác điểm mũi cựa. Và cách quấn làm sao cho chặt mà không khiến chân gà bị cấn hay cản trở trong quá trình thi đấu

Cựa sắt dù ở dạng nào cũng mang tính sát thương cao. Khả năng đâm thủng đến tận nội tạng bên trong của đối phương mang đến cái chết ngay tại trận. Có hai loại cựa gà phổ biến là cựa dao và cựa tròn (cựa sắt). Các trận đấu đá gà cựa dao hay cựa sắt thì thường xuất hiện trên các đấu trường hơn là ở các dịp lễ hội. Công dụng và đặc điểm của hai loại cựa là:

Cựa dao: được thiết kế như một chiếc dao nhỏ được mài gọt sắc bén. Chỉ cần cứa nhẹ cũng khiến cho đối phương bị rách da thịt

Cựa tròn: Có tính sát thương không kém gì cựa dao. Được mài cẩn thận, tỉ mỉ và vô cùng nhọn, có thể đâm xuyên bất cứ bộ phận nào của đối phương.

Cách lên cựa hay còn được gọi là cách trồng cựa gà đá, gà nòi. Tùy từng vào địa phương mà sẽ có những cách gọi khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là trang bị cho gà chiến một vũ khí lợi hại ở đôi chân.

Trước khi băng cựa gà đá thì phải biết cách lên cựa gà cho chính xác. Để không khiến cựa đâm lại gà chiến. Để thực hiện kỹ thuật lên cựa, bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Dùng ngón trỏ và ngón cái kéo thới của gà để thấy sợi gân ngay tại gối

Bước 2: Lắp cựa phải thẳng với mép ngoài của sợi gân tại gối

Bước 3: Lắp cựa trái thẳng với mép trong của sợi gân tại gối

Cách lên cựa gà hay chia sẻ ở trên thì áp dụng cho cả gà tre và gà nòi đều được. Lên cựa đúng vị trí vừa tránh được các sát thương không mong muốn đối với gà chiến. Mà lại tăng sức mạnh rất lớn cho đôi chân mỗi khi xung trận.

Cách băng cựa gà đá đúng cách

Biết cách phân loại cựa và chọn cựa sắt cho gà xong. Thì trước khi mang gà thi đấu sẽ tiến hành băng cựa. Lưu ý phải đảm bảo khi cựa được băng vào chân gà vẫn giữ được độ chắc. Và không làm cho chân gà bị cấn hoặc đơ chân. Có như vậy thì dù đá mạnh đến đâu thì cựa gà vẫn không bị tuột mà mà chân gà vẫn được đảm bảo tốt nhất.

Để thực hiện cách quấn cựa gà chuẩn thì trước tiên phải chuẩn bị loại băng tang mỏng, mềm và chắc để quấn cựa cho chắc chắn. Quấn theo quy tắc 4 trên, 2 dưới có nghĩa là 4 vòng trên và 2 vòng dưới cựa. Bắt đầu áp cựa sắt vào theo kỹ thuật ở trên. Nếu chỗ cựa nào bị hở thì chêm vào. Sau đó tiếp tục bằng cựa trên dưới sau đó ong qua cựa. Lặp lại việc trên khoảng 2-3 lần là được.

Lưu ý: Cách băng cựa gà được chia sẻ ở trên áp dụng cho gà nòi, gà tre, gà Mỹ hay thậm chí cả là gà tre lai đều được.

Khi băng cựa gà đá xong, kiểm tra cách làm cựa gà bằng cách nâng ngón thới. Ngón thới sẽ song song với cựa. Mũi cựa nằm đúng vị trí mép trong hoặc ngoài sợi gân tùy thuộc vào mỗi chân. Tiếp theo đặt gà xuống mà không thấy chân bị đơ mà cựa băng vẫn chắc chắn là được. Cách băng cựa gà tre lai cũng được thực hiện giống như trên

Cựa gà đá sau một vài lần sử dụng thì nó cũng sẽ bắt đầu cũ đi, độ bóng loáng. Và độ sắc cũng không còn được như trước. Thì ngay lúc này bạn cần phải thưc hiện cách mài cựa gà. Để cựa trở nên mới hơn, sắc nhọn hơn.

Thực hiện cách mài cựa sắt gà đá trước tiên, bạn cần chuẩn bị một miếng giấy giáp để mài cựa. Dùng giấy trà cựa cho đến khi nào cựa bóng trở lại thì thôi. Tiếp đó, dùng dầu máy lau qua một lượt, sau đó đem bảo quản trong bao và cất trong tủ đá của tủ lạnh. Như vậy vừa giúp cựa bóng, sắc mà vừa bảo quản được cựa một cách tốt nhất.

Một số người đá mài cựa gà nhưng không hiệu quả bằng giấy giáp, độ bóng cũng không được như ban đầu. Vì thế sử dụng cách mài cựa gà chọi nói riêng và gà đá nói chung thì nên mài bằng giấy giáp là tốt nhất và cũng là cách mài đơn giản nhất.

Quy trình lên cựa, bằng cựa cho gà đá đều được chia sẻ hết ở phần trên. Nhưng cách nuôi dà đá cựa sắt cũng là một trong các yếu tố mà người chơi cần phải chú ý. 4 nguyên tắc vàng trong quá trình nuôi gà đá gồm có

Lưu ý đến vấn đề giống nòi, đặc biệt là giống gà mái vì nó quyết định đến 70% các tố chất cho gà con sau nay. Nên bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm chọn gà mái “Gà mái có cựa tốt hay xấu – đưa ra cách chọn gà mái chuẩn “. Để đúc kết kinh nghiệm riêng cho mình.

Quá trình băng cựa gà đá, cách quấn cựa gà nòi, gà tre, gà Mỹ… đòi hỏi kỹ thuật chính xác, chắc chắn. Nếu không rất dễ gây ra những cản trở không đáng có, trong suốt thời gian thi đấu của chiến kê. Muốn nó trở thành một vũ khí lợi hại, hỗ trợ đắc lực trong quá trình hạ gục đối phương. Thì cần phải biết được lối đá, cách ra đòn để đưa ra cách băng và lên cựa cho hợp lý.

Cách Băng Cựa Gà Chọi

Băng cựa cho gà chọi là  công việc cần thiết trong mỗi trận đá gà cựa sắt. Những chiếc cựa được trang bị thêm cho gà sẽ là vũ khí vô cùng lợi hại, giúp chiến kê có được các đòn đánh chí mạng với đối thủ. Việc băng ( trồng) cựa không có gì quá khó. Tuy nhiên, không phải người mới chơi nào cũng biết được mẹo băng cựa cho hiệu quả cao nhất. Làm sao để quấn cựa mà gà vẫn thoải mái, không bị cấn cản.

1.Các loại cựa sắt hiện nay:

Có 2 loại cựa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là cựa dao và cựa tròn:

– Cựa dao: Có hình dạng giống như một con dao nhỏ. Lưỡi cựa dao được mài rất sắc bén. Chỉ cần sượt nhẹ cũng có thể khiến gà đối phương bị thương.

– Cựa tròn: Đây là loại cựa được dùng phổ biến hơn so với cựa dao. Cựa tròn có tính sát thương cũng không kém cạnh, chúng được mài cẩn thân và tỉ mỉ.  Đặc biệt, loại cựa này rất nhọn, có thể đâm xuyên bất cứ bộ phận nào.

Dù sử dụng loại cựa nào cho gà thì cũng cần lưu ý là chúng có sức sát thương cao. Để gà tránh bị thương và có đòn đá chính xác thì việc băng cựa sao cho chuẩn chỉ là điều bất cứ sư kê nào cũng cần phải nắm được.

2. Tư vấn size cựa:

            – Gà dưới 0,85kg size: 36-37

            – Gà từ 0,85kg – 0,95kg size: 38

            – Gà từ 0,95kg – 1,05kg size: 40

            – Gà từ 1,05kg – 1,2kg size: 42

            – Gà từ 1,05kg – 1,2kg size: 42

            – Gà từ 1,05kg – 1,2kg size: 42

            – Gà từ 1,2kg – 1,3kg size: 43 – 44 hoặc 45

            – Gà từ 1,3kg trở lên size: 45 – 47

            – Gà từ 1,4kg – 1,5kg size: 48

            – Gà từ 1,5kg – 1,6kg size: 50

            …

            – Gà từ 2,4kg – 2,5kg size: 60

            – Gà từ 2,5kg – 2,8kg size: 62 – 63

            …

Đây là các size thông dụng, cơ bản, tùy vào gà cao lùn mà lựa chọn size phù hợp.

3. Cách băng cựa gà

Trước khi cho gà thi đấu cần phải cho gà băng cựa. Trồng cựa gà chuẩn là khi đảm bảo được cựa được băng vào chân gà thực sự chắc chắn dù gà đá mạnh đến đâu nhưng cũng không được băng quá chặt tay,  không để bị cấn, không khiến gà khó chịu khi đi lại.

3.1. Chuẩn bị gà lắp cựa sắt trước khi đấu

Khi chuẩn bị gà đá trường và trước lúc bạn đưa gà chọi vào lồng để biệt dưỡng, hãy đột cựa. Không đột quá ngắn, mà đủ dài để gắn đế cựa sắt lên cho chắc chắn. Trong khi gà chọi của bạn đang cân, hãy chụp một cái bao, dùng riêng vào mục đích này, lên đầu để ngăn gà ngọ nguậy, nhờ vậy mà trọng lượng của nó mới chính xác.

3.2. Chuẩn bị gì trước khi băng cựa? 

Trước khi băng cựa cho gà, anh em cần chuẩn bị:

Cựa sắt để băng cho gà

Băng vải – loại băng mỏng, màu trắng, mềm

Sử dụng băng này với bất cứ loại gà nào ( gà tre, gà Mỹ, gà nòi hay gà tre lai) đều  được

3.3. Kỹ thuật lên cựa gà đá cơ bản

Tuỳ từng địa phương thì sẽ có cách lên cựa cho gà khác nhau. Mục đích cuối cùng vẫn là đảm bảo gà có một đôi chân khoẻ mạnh, thêm vũ khí cho gà trong trận đấu. Có 3 bước để lên cựa chuẩn quy trình:

Kéo thới của gà bằng ngón trỏ và ngón thới đến khi nhìn thấy sợi gân ở gối

Lên cựa phải thẳng song song với mép ngoài của sợ gân này

Lên cựa trái thẳng với mép trong gân

Cách băng: Quấn băng theo quy tắc 4 trên, 2 dưới. Bắt đầu bằng cách áp sát cựa theo kỹ thuật 4 vòng trên cựa và 2 vòng dưới cựa. Chêm băng thêm vào nếu thấy có chỗ hở. Khi quấn cần chặt tay, lặp lại khoảng 3 lần là được.

3.4. Kiểm tra cựa sau khi băng

Sau khi băng cựa, cần kiểm tra xem đã băng chính xác chưa bằng cách nâng  ngón thới của gà lên. Nếu ngón thới gà song song với cựa, mũi cựa cũng cần nằm đúng vị trí mép ngoài của gân là ổn. Đặt gà xuống không thấy bị khớp, đơ. gà đi lại mà cựa vẫn chắc chắn là được.

4. Cách mài mũi cựa sắt

Khi sử dụng một thời gian thì cựa sắt có thể bị xỉn màu, không còn bóng đẹp như ban đầu nữa. Đồng thời, độ sắc của nó cũng còn được như trước. Chính vì vậy, nếu sử dụng cựa cũ, bạn cần mài mũi cựa sắt trước khi băng cựa cho gà đấu để giúp cựa mới và sắc nhọn hơn.

Chuẩn bị: 

1 miếng giấy giáp

Dầu máy

Bao/ túi bọc

Cách làm: Sử dụng giấy giáp để đánh bóng, loại bỏ bụi bẩn, gỉ sắt nếu có. Tiếp đó, lấy dầu máy lau qua cựa một lượt, để vào trong bao rồi cất vào tủ đá trong vòng 1 ngày.

Bạn đang xem bài viết Con Gà Băng Qua Đường :: Suy Ngẫm &Amp; Tự Vấn :: Chúngta.com trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!