Cập nhật thông tin chi tiết về Công Nhân Đội Nắng Hoàn Thiện Nhà Ga Tuyến Đường Sắt Nhổn mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội dự tính sẽ được vận hành thử nghiệm đoạn trên cạn dài hơn 8km từ Nhổn đến Cầu Giấy vào cuối năm 2020, hiện đã hoàn tất các đoạn trên cao, đang trong quá trình hoàn thiện các nhà ga.
Cận cảnh nhà ga Cầu Giấy (đối diện cổng trường Đại học Giao thông vận tải) đang gấp rút thi công hoàn thiện.
Tại các nhà ga, công nhân vẫn đang thi công hoàn thiện những công đoạn hoàn thiện cuối cùng.
Nhà ga đối diện trung tâm thương mại IPH cũng đang trong quá trình hoàn thiện những hạng mục cuối.
Công nhân vẫn bám trụ trên công trường thi công dù Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng, oi bức.
Toàn cảnh đường sắt nhìn từ trên cao đoạn qua nhà ga phố Chùa Hà.
Những tấm bạt, tôn quây che sắp được tháo bỏ hoàn toàn khi công trình thi công nhà ga đang được tăng tốc về đích.
Hầu hết các nhà ga đã được lắp đặt hoàn thiện, một số đang được các công nhân gấp rút thi công ngày đêm để đảm bảo tiến độ.
Nhìn từ mặt ngang, nhà ga có thiết kế hiện đại.
Tuyến đường sắt chạy qua cầu Mai Dịch hướng lên đường Xuân Thuỷ.
Theo Tienphong
Truyền Thông MRB
Nhiều Sai Phạm Tại Dự Án Đường Sắt Nhổn
Ngày 25/11, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra theo đơn tố cáo một số nội dung của dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội.
Những nội dung tố cáo này đã được một nguyên Phó trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội về dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội gửi đến nhiều cơ quan chức năng trong nhiều năm qua.
HỢP ĐỒNG TƯ VẤN TĂNG THÊM 6,5 TRIỆU EURO
Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội do Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư, Công ty Systra (Pháp) được chọn làm đơn vị tư vấn. Từ tháng 11/2007, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội đã ký với Công ty Systra hợp đồng trọn gói dịch vụ tư vấn.
Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cho rằng, hợp đồng trọn gói về dịch vụ tư vấn ngay khi được triển khai đã nảy sinh các tồn tại, bất cập, bất hợp lý làm phát sinh những vướng mắc giữa các bên. Hợp đồng trọn gói có nhiều nội dung không rõ ràng, dẫn đến các cách hiểu khác nhau.
Theo Thanh tra Chính phủ, dự án có quy mô lớn và phức tạp đầu tiên áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài vào Việt Nam, nhưng hợp đồng chỉ xác định thời gian 25 tháng với tổng giá trị 10,6 triệu Euro là không khả thi, khó đáp ứng và chưa lường hết được các yêu cầu trong việc thực hiện dự án đặc biệt này.
Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư và tư vấn đã ký 3 phụ lục điều chỉnh thời gian thực hiện và giá hợp đồng. Giá trị hợp đồng sau điều chỉnh trên 17,1 triệu Euro (tăng trên 6,5 triệu Euro so với hợp đồng ban đầu).
Thanh tra Chính phủ cho rằng, một số nội dung điều chỉnh tăng giá trị hợp đồng, nhưng không tăng nhiệm vụ, mà chủ yếu do quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Systra bị chậm trễ kéo dài so với tiến độ dẫn đến phát sinh tăng chi phí.
Mặt khác, quá trình thương thảo điều chỉnh hợp đồng tư vấn, chủ đầu tư không làm rõ trách nhiệm của tư vấn Systra trong việc chậm trễ để xác định chi phí và giảm trừ khi lập dự toán bổ sung.
Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, nội dung tố cáo gói thầu về rà phá bom mìn, vật liệu nổ đoạn cầu cạn và nhà ga của nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô có dấu hiệu vi phạm pháp luật là có cơ sở.
Theo kết luận, đến thời điểm thanh tra, công tác nghiệm thu và thanh quyết toán gói thầu trên vẫn chưa hoàn thành. Nguyên nhân chính là do hồ sơ nghiệm thu khối lượng không đảm bảo, có dấu hiệu sai khối lượng thi công. Mặt khác, hồ sơ hoàn công của gói thầu chưa đúng quy định, có hiện tượng không đúng với thực tế và không đúng với phương án kỹ thuật được phê duyệt.
NGUY CƠ GÂY THIỆT HẠI CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Đối với nội dung tố cáo việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 3, hầm và các ga ngầm có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo Thanh tra Chính phủ, tố cáo này là có cơ sở.
Cụ thể, nhà thầu và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký hợp đồng thi công gói thầu số 3 khi chưa có mặt bằng sạch bàn giao để thi công.
Hiện tại, mặt bằng các ga 9, 10,11 đang điều chỉnh quy hoạch, chưa thể giải phóng mặt bằng được, dẫn tới chưa có mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu trong thời gian này.
Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc chậm bàn giao mặt bằng dẫn đến nhà thầu phải điều chỉnh kế hoạch triển khai và yêu cầu bổ sung khoản kinh phí khoảng 40 triệu USD, nguy cơ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Vị Trí Và Bản Đồ Quy Hoạch Nhà Ga Đường Sắt Mới Đà Nẵng
Vị trí ga đường sắt mới Đà Nẵng
Nhà ga cũ nằm ngay trung tâm thành phố thêm vào đó việc đón hàng chục triệu khách du lịch mỗi năm khiến ga rơi vào tình trạng quá tải đồng thời ảnh hưởng đến việc quy hoạch chung của toàn thành phố Đà Nẵng. Chính vì thế, nhằm thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng chính phủ đã đồng ý phê duyệt dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng.
Nhà ga đường sắt mới sẽ được xây dựng tại khu vực 2 phường Hòa Khánh Nam và Hòa Minh, quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. Việc di dời ga đường sắt mới ra quận Liên Chiểu không chỉ góp phần nâng tầm phát triển quy hoạch Đà Nẵng về lâu dài mà còn tạo tiền đề phát triển cho cảng nước sâu Liên Chiểu,từ đó thúc đẩy giao thông giữa ga đường sắt với cảng Liên Chiểu.
Hướng tuyến ga đường sắt mới Đà Nẵng
Về hướng tuyến ga đường sắt mới được dự kiến về phía Bắc thành phố là nối với hướng tuyến đường sắt qua hầm mới Hải Vân, về phía Tây và điểm chập với tuyến cũ ở phía Nam tại khu vực cầu Đỏ. Ông Đặng Đức Cường – Chủ nhiệm Dự án Phát triển Bền vững TP Đà Nẵng cho biết, một khi dự án di dời ga đường sắt mới được hoàn thành sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực phía Tây Đà Nẵng nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung. Không chỉ dừng lại ở đó, việc xây dựng ga đường sắt mới cũng giúp giải quyết vấn đề giao thông của cảng Liên Chiểu và khu vực ven biển Sơn Trà.
Bản đồ quy hoạch và ba phương án xây dựng ga đường sắt Đà Nẵng.
Phạm vi triển khai dự án di dời ga đường sắt mới gồm hai phần: di dời ga đường sắt mới và tái thiết ga đường sắt cũ. Việc xây dựng ga đường sắt mới được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một bao gồm các hạng mục sau: cải tạo 7 km đường sắt cũ, xây mới 18,21 km tuyến đường sắt tránh qua trung tâm, nâng cấp ga hàng Lệ Trạch với diện tích 9,6ha, xây dựng nhà ga khách mới với diện tích 43,1ha và xây dựng ga hàng hóa Kim Liên mới với diện tích 80,1ha.
Để thực hiện giai đoạn 1 của dự án, UBND thành phố Đà Nẵng đề xuất 3 phương án:
Phương án 1: đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ khoảng 1.192 tỷ đồng đồng phần còn lại với tổng kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng sẽ kiến nghị Chính phủ đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương.
Phương án 2: đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BTL đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ khoảng gần 1.200 tỷ đồng.
Nhà đầu tư được quyền khai thác quỹ đất tại khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố, phần còn lại hơn 2.250 tỷ đồng sẽ được đầu tư theo hình thức BTL. Khi hoàn thành, nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) quản lý khai thác, sử dụng. Kinh phí chi trả cho nhà đầu tư được trích từ nguồn doanh thu của Tổng công ty ĐSVN; thời gian hoàn vốn của dự án là 16 năm.
Phương án 3: đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BOT. Thời gian hoàn vốn của dự án là 22 năm.
BOT và BT là gì?
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước sở tại.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
Như vậy việc di dời ga đường sắt mới sẽ được thực hiện từ 2017 – 2023. Sau khi nghiên cứu 3 phương án, lãnh đạo Đà Nẵng nhận thấy phương án 2 là khả thi nhất, nếu thực hiện theo phương án này, công ty đường sắt Việt Nam sẽ là đơn vị vận hành và quản lí, thêm vào đó thời gian hoàn vốn nếu xây dựng theo phương án này cũng ngắn nhất.
Ấm Lòng Đội Xe Ôm Tự Quản Làm Thiện Nguyện
(CAO) Nhiều năm qua, Đội xe xôm tự quản về an ninh trật tự của thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam luôn tích cực trong phòng trào bảo vệ an ninh Tổ Quốc.
Ngoài ra, Đội xe ôm này còn chuyển quà của nhà hảo tâm giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Những ngày đầu tháng 6 nắng choi chang, chúng tôi đã đến thị trấn Hà Lam hỏi về Đội xe ôm tự quản thì mọi người dân ở đây, ai cũng biết và có thể kể về họ nhiều câu chuyện tình cảm.
Hồi trước, tình hình hoạt động của cánh xe ôm ở khu vực thị trấn Hà Lam rất lộn xộn, tranh giành khách với nhau gây mất trật tự an ninh diễn ra thường xuyên. Trước thực tế đó, năm 2004, chính quyền thị trấn Hà Lam và Công an huyện Thăng Bình đã tổ chức thành lập đội xe ôm tự quản về an ninh trật tự địa phương.
Nhờ vậy, đội xe ôm tự quản đã đi vào hoạt động rất nề nếp, còn cung cấp cho cơ quan công an nhiều nguồn tin có giá trị, tham gia bắt giữ nhiều đối tượng hình sự như: trộm cắp, cướp giật. Các thành viên của đội đã nhặt và trả lại cho hành khách 9 điện thoại di động, 15 túi xách do khách bỏ quên.
Đặc biệt, đội đã truy tìm và giao lại cho một người khách ở tỉnh Gia Lai, với số tiền 12 triệu tiền mặt và đã tham gia vận chuyển tám bệnh nhân bị tai nạn giao thông, ốm đau đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Chị Võ Thị Vân, trú thị trấn Hà Lam cho biết: “Tôi thấy mấy anh chạy xe ôm ở đây hoạt động tốt. Tôi và người dân ở đây rất vui mừng, vì hành khách đi trên xe bỏ quên túi xách thì mấy anh tự tìm tới nhà để trả lại. Hay là mấy vụ tai nạn ở gần đây mấy anh cũng chạy tới để chở họ đi cấp cứu bệnh viện. Ngoài ra, mấy anh xe ôm còn tham gia chuyển quà tự thiện của các nhà mạnh tường quân gởi cho người dân khó khăn ở địa phương”.
Ông Nguyễn Văn Minh, Đội trưởng đội xe ôm tự quản thị trấn Hà Lam cho hay: “Xuất phát từ nghề vận chuyển hành khách thấy những hoàn cảnh rất khó khăn, từ đó anh em bọn tôi tiến hành thành lập ra cái nhóm từ thiện. Vận động tất cả thành viên trong đội, các bà con tiểu thương xung quanh khu vực đóng góp và đưa đến tận những vùng quê. Thứ 2 là chúng tôi thành lập đội xe vận chuyển sơ cấp cứu. Nghĩa là có tai nạn xảy ra trên địa bàn Thăng Bình thì chúng tôi có mặt tại đó làm công tác sơ cứu trước, sau đó vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện gần nhất”.
Bạn đang xem bài viết Công Nhân Đội Nắng Hoàn Thiện Nhà Ga Tuyến Đường Sắt Nhổn trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!