Cập nhật thông tin chi tiết về Cổng Ttđt Tài Năng Trẻ Quốc Gia mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ấp trứng gia cầm bằng lò ấp sử dụng các nguyên vật liệu và năng lượng sẵn có ở địa phương, không phải ấp bằng máy công nghiệp. Phương pháp ấp trứng gia cầm mà việc điều chỉnh chế độ nhiệt độ, ẩm độ qua các giai đoạn ấp hoàn toàn nhờ vào kinh nghiệm, cảm giác của nguời chủ ấp thì gọi là ấp trứng thủ công.
1. Ưu điểm của phuơng pháp ấp trứng thủ công Lò ấp được làm bằng “bồ” đan bằng tre nứa, thóc lép hoặc trấu, chăn, màn (ủ trứng)… là những thứ rẻ tiền sẵn có ở bất cứ vùng nào. Nhà xưởng để lắp đặt lò đơn giản, có thể sử dụng nhà bép, nhà ở, nhà kho… Quy mô trứng ấp từ ít đến nhiều, không bị phụ thuộc vào quy mô máy, rất thuận tiện… vì vậy trứng luôn được cho vào ấp, không cần bảo quản dài ngày. Có thể sử dụng được bất cứ loại lao động nào trong gia đình hoặc thôn xóm để tham gia vận hành lò ấp. Nhất thiết phải có người chịu trách nhiệm kỹ thuật ấp: ông chủ lò ấp hoặc một chuyên gia về ấp thủ công… 2. Nhược điểm của phuơng pháp ấp trứng thủ công Phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ẩm độ môi trường. Mặc dù có can thiệp của con người nhưng không thể đạt được tiêu chuẩn chế độ ấp như áp bằng máy. Nhiều công đoạn xử lý nhiệt, tốn công. Tỷ lệ ấp nở và gia cầm một ngày tuổi đạt loại I (khoẻ mạnh, không bị khuyết tật) thấp, chỉ khoảng 65 – 70%. Trong khi đó ấp trứng bằng máy đạt trên dưới 80%. Khâu vệ sinh lò ấp, nhà ấp và dụng cụ để đựng gia cầm mới nở không được bảo đảm, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết nhiều hiệu quả kinh tế không cao do tỷ lệ nở thấp, công suất một lò ấp không cao (chỉ trên dưới 3000 vịt/lò ấp). Tuy vậy trong tình hình chăn nuôi hiện nay ở nước ta, việc giải quyết ấp trứng vịt, trứng gà bằng phuơng pháp thủ công, cổ truyền vẫn cần được phát huy vì ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa việc cơ khí hoá khâu ấp này còn gặp nhiều khó khăn và chưa hiệu quả. 3. Một số phương pháp ấp trứng gà thủ công Phương pháp dùng gà mái ấp trứng: Thường áp dụng ở hộ gia đình với các giống địa phương. Chọn gà khỏe mạnh, lông phát triển, cánh dài, tính dữ cho ấp trứng. Hàng ngày cho gà ăn đầy đủ, ở gần ổ ấp 1 – 2 lần. Kiểm tra thường xuyên xem trứng có đảm bảo nhiệt độ không. Mùa hè nên đặt ổ ấp nơi thoáng mát, ngược lại; mùa đông có thể đặt ổ ấp gần bếp hay trong phòng kín tránh gió lùa. Khi gà nở hết, chuyển cả mẹ và gà con xuống nền nhà có trải chất độn (trấu, dăm bào, cỏ khô,…), nếu thấy lạnh cần sưởi ấm cho gà con. Đốt ổ ấp để phòng trừ mò, mạt… Ấp trứng bằng pho: Pho là một hình trụ có đường kính 60-80cm, cao tùy lượng trứng cần đưa vào ấp. Vật liệu làm pho có thể là bồ, sọt tre, thùng gỗ xung quanh gheo rơm ra,. Có thể dùng nguồn cấp nhiệt cho pho bằng thóc lép, trấu rang (phương thức truyền thống) hay bằng đèn. Loại bỏ trứng không có phôi, kém chất lượng, làm sạch, sát trùng trứng trước khi đưa vào ấp. Cho 25 – 30 quả trứng vào mỗi túi lưới. Sử dụng thóc lép hoặc trấu rang làm nguồn cấp nhiệt: rang trấu hoặc thóc lép đạt 40 - 41°C đổ vào đáy bồ 15cm. Đặt các túi trứng vào pho rải đều. Một lớp trứng phủ một lớp thóc dày l0cm. Trên cùng, phủ một lớp bao tải hoặc chăn bông để giữ ấm, đảm bảo nhiệt độ trong pho luôn giữ ở 37 - 37,5°C (đặt nhiệt kế đo nhiệt độ trong pho). Khi nhiệt độ trong pho thấp hơn, phải thay thóc nóng khác. Hàng ngày đảo trứng 4 lần, cách nhau 6 tiếng cho đến khi trứng nở. Cần đảo trứng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để tất cả được đủ nhiệt và đủ ẩm như nhau. Nếu sử dụng đèn cấp nhiệt thì không cần phải rang thóc. Đèn để ở dưới đáy pho, ống dẫn nhiệt cao bằng pho có đục lỗ nhỏ cách nhau 5-6cm nhằm tỏa nhiệt dễ dàng, đường kính 10 – 15cm. cần làm ấm pho 15-20 phút trước khi cho trứng vào. Các khâu khác giống trên. Ấp trứng bằng máy ấp dùng nước nóng: Trên và dưới máy có 2 két nước dày 5 – 7cm được nối với nhàu bằng một số ống dẫn có đường kính 2 – 3cm. Két đáy chính là nồi đun. Đổ đầy nước từ phía trên, đun nước bằng bếp. Khi nước trên két nóc đạt 42 – 430C ta cho các khay trứng vào. Lúc này nhiệt độ trong khoang máy ấp đạt 38oC. Dưới đáy khoang máy đặt khay bông thấm nước để cấp ẩm. Trong tủ đặt nhiệt kế và ẩm kế, có cửa kính trên cánh cửa để quan sát để điều chỉnh cho thích hợp. Đảo trứng bằng tay, quay 6 – 8 lần mỗi ngày, cách nhau 3-4 giờ. Trứng đặt trên khay đầu to phía trên, để nghiêng về cùng một phía. Khi gà mổ vỏ, cần hé cửa để điều hòa không khí. 4. Chăm sóc nuôi dưỡng gà con không có mẹ Sau khi gà nở hết không nên cho ăn trong 24 giờ đầu để gà tiêu hết lòng đỏ. Tuy nhiên cần cho uống nước bằng cách đặt vài cái ly trong đựng đầy nước sạch úp ngược vào cái đĩa để nước rỉ ra dần và gà sẽ được uống nước sạch. a) Nhiệt độ: Lúc gà ra khỏi lồng ấp gà vẫn cần duy trì nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tuần đầu 350C sau đó giảm dần. Cần đóng những chuồng úm diện tích khoảng 2m2, cao 1,5m. Tuần đầu lót lưới 5mm, tuần 2 lưới 1cm, tuần 3 lưới 1,5cm bên dưới rải báo và treo hai ngọn đèn khoảng 40 W. Tuần đầu dùng đèn cả ngày lẫn đêm. Tuần 2 chỉ dùng ban đêm. Tuần 3 chỉ dùng khi mưa gió rét, bão. Tuần 4, có thể thả gà xuống đất, chỉ nhốt vào ban đêm. Nếu không có điện có thể che chuồng thật kín gió và rải một lớp trấu để giữ nhiệt độ ấm hơn. b) Thức ăn: Có thể cho ăn bằng thức ăn gà con (thức ăn công nghiệp) hoặc bằng tấm gạo, bắp xay, vừng. Có bổ sung ít bột cá nhạt hoặc đậu nành rang xay nhỏ, đầu cá vụn nấu chín hoặc giun, mối… Từ tuần 2 cho thêm rau xanh như rau muống, cải bắp… xắt nhỏ. c) Quy trình phòng bệnh: Để đề phòng bệnh viêm rốn và bạch lỵ có thể cho uống kháng sinh trong 4 ngày đầu tiên; Ampiseptin gói 5g, hoặc Ampicoli gói 5g; một gói hòa một lít nước. Làm vacxin – 5 ngày: Dùng vacxin Laxota nhỏ mắt mũi. – 10 – 12 ngày: Chủng đậu và gumboro nhỏ mắt mũi. – 21 ngày: Dùng Laxota lần 2. – 35 ngày: Chích Imopest: 0,3cc/con. Lặp lại sau mỗi 3 tháng đối với gà nuôi đẻ và gà trống giống. Chích vacxin tụ huyết trùng 1cc/con cùng một lúc. Lặp lại sau mỗi 6 tháng đối với gà giống. – Có thể bổ sung thường xuyên trong nước uống, vitamin, vitason liều 2g/lít nước. Lịch xổ giun: Mỗi tháng xổ giun một lần với levamison liều một gói 5g/3kg gà nhỏ hoặc 5kg gà lớn. Phòng bệnh cầu trùng: Khi có những triệu chứng cầu trùng ở những con đầu tiên (phân tiêu chảy, có máu trong phân) thì dùng Anticoc với liều 1g/lít nước, hoặc Rigecoccin gói 5g 1 gói/lít nước. Dùng thuốc 5 – 6 ngày. Phòng trị bệnh Gumboro: Nếu thấy gà ủ rũ, tiêu chảy phân nhớt sau một đợt thời tiết không thuận lợi (quá nóng hoặc quá lạnh), dùng Vitamin C, đường Glucoza và Eleotrolyte. Liều lượng: 100gr Vitamin C, nửa kilôgam đường Glucoza và 2 gói Eleotrolyte cho 50 lít nước, dùng 3 – 5 ngày.
Thành Long tổng hợp
Cổng Thông Tin Điện Tử Huyện Gia Lộc
Tổ hợp tác chăn nuôi gà lai chọi thương phẩm xã Gia Lương được thành lập ngày 13 tháng 10 năm 2016, khi thành lập Tổ hợp tác có 62 hội viên với số quỹ hoạt động ban đầu là 10 triệu đồng. Tổ hợp tác được thành lập trên cơ sở của lớp dạy nghề ngắn hạn chăn nuôi gia cầm do Hội Nông dân huyện Gia Lộc phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức cho 35 hội viên nông dân chăn nuôi gia cầm. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, trong 03 tháng học nghề, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo Hội Nông dân xã Gia Lương tổ chức khảo sát trên địa bàn và tham mưu với Đảng uỷ xã chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi gà lai chọi thương phẩm xã Gia Lương. Sau Lễ ra mắt, Tổ hợp tác được Hội Nông dân huyện tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh là 400 triệu đồng; tiếp cận vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; Ngân hàng Công thương Hải Dương theo Nghị định số 55 /2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hàng chục tỷ đồng; tổ chức 03 lớp học nghề, 05 lớp tập huấn ngắn ngày, tổ chức cho hội viên trong Tổ hợp tác thăm mô hình và lấy giống gà lai chọi Lương Phượng của anh Phạm Đình Dừa xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc – Hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương, chuyên cung cấp gà giống cho các tỉnh khu vự Đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh phía Nam.
Hội Nông dân tỉnh, huyện về thăm mô hình gà chọi xã Gia Lương
Theo ông Đặng Quốc Thai- Tổ trưởng tổ hợp tác cho biết, sau gân hai năm hoạt động, đến nay Tổ hợp tác gà lai chọi thương phẩm do Hội nông dân xã Gia Lương vận động thành lập đã kết nạp được 36 hội viên, quỹ tổ hoạt động trên 30 triệu đồng, cung ứng ra thị trường trên 600 tấn gà thịt… Tổ hợp tác ngày càng tạo dựng được thương hiệu của sản phẩm đối với khách hàng ở nhiều tỉnh, thành khu vực miền Bắc. Từ việc áp dụng kiến thức đã được tập huấn, nên trong khi ở những địa phương khác, người chăn nuôi gặp không ít khó khăn, nhưng tổng đàn gà trên địa bàn xã nói chung và đàn gà lai chọi trong mô hình nói riêng vẫn ổn định ở mức từ 200 đến 250 nghìn con. Do chất lượng đảm bảo nên được khách hàng tin tưởng, về tận nơi thu mua.
Đoàn chuyên gia Đức thăm mô hình gà chọi xã Gia Lương
Hiện nay với 98 hội viên tham, tổ hợp tác nuôi gà lai chọi thương phẩm ở xã Gia Lương còn mở riêng một Đại lý bán thuốc thú y phục vụ các thành viên và người chăn nuôi trên địa bàn xã. Để đảm bảo hiệu quả trong chăn nuôi, các thành viên trong Tổ hợp tác đều nghiêm túc chấp hành quy định về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và an toàn sinh học trong chăn nuôi. Chính vì vậy, cho dù có thời điểm giá bán gà trên thị trường nói chung có sụt giảm, nhưng mỗi lứa gà lai chọi, các thành viên vẫn đảm bảo lợi nhuận ở mức 30%. Là mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi gà lai chọi đầu tiên trên địa bàn huyện Gia Lộc và đã đạt được kết quả khả quan. Kết quả đó thể hiện sự sâu sát của các cấp Hội nông dân trong việc nghiên cứu thị trường, định hướng hoạt động và việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong thời gian tới, Tổ hợp tác sẽ không ngừng duy trì tổng đàn gà lai chọi khoảng 200 đến 250 nghìn con, đưa ra thị trường khoảng 700 tấn gà thịt; đầu tư và duy trì hiệu quả Đại lý thuốc dùng chung cho Tổ hợp tác; thành lập Đại lý cấp một về cung ứng thức ăn cho gà lai chọi; quảng bá sản phẩm gà lai chọi trên các phương tiên thông tin, đặc biệt là trên mạng xã hội; nghiện cứu địa điểm, cơ sở vật chất và tham khảo ý kiến chuyên gia để thành lập Hợp tác xã gà lai chọi thương phẩm xã Gia Lương.
Viết tin và ảnh: Nguyễn Văn Trung – Phó Chu tịch Hội Nông dân huyện
Thông Tin Bảng Xếp Hạng Bóng Đá Quốc Gia Trung Quốc Mới Nhất
Thông Tin Bảng Xếp Hạng Bóng Đá Quốc Gia Hàn Quốc Mới Nhất
Bạn đang xem bài viết Cổng Ttđt Tài Năng Trẻ Quốc Gia trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!