Xem Nhiều 5/2023 #️ Đặc Điểm Ngoại Hình Và Khả Năng Đá Của Gà Chọi Bắc Ninh # Top 7 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Đặc Điểm Ngoại Hình Và Khả Năng Đá Của Gà Chọi Bắc Ninh # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm Ngoại Hình Và Khả Năng Đá Của Gà Chọi Bắc Ninh mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đặc điểm ngoại hình của gà chọi Bắc Ninh

Không giống như gà chọi ở nhiều tỉnh thành khác, gà chọi Bắc Ninh có những đặc điểm rất khác biệt.

Chúng có thân hình vạm vỡ, cân nặng thưởng nhỉnh hơn nhiều so với các giống gà chọi thông thường.

Giống gà này thường có màu lông đen tuyền hoặc là gà ngũ sắc.Thêm vào đó, chúng cũng được đánh giá cao về khả năng vấn chọi.

Các sư kê cho rằng, cựa là một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của giống gà này. Cựa của chúng thường cực kì sắc bén, ống chân to, còn vảy thì có màu vàng ươm, rất đẹp.

Gà Bắc Ninh có dáng đi oai vệ, cỏ hơi nhướn về phía trước, thân mình luôn đứng thẳng.

Ngoài ra, phần mào gà cũng khá đặc biệt, mào gà dày nhưng không to và có màu đỏ gấc.

Khả năng đá của gà chọi Bắc Ninh

Giống gà này có ống chân to , khả năng vần cổ và thể lực bền bỉ không thể nghi ngờ. Đó là lí do vì sao giống gà này thường có khả năng nhập cuộc sớm hơn đối thủ trong trận đấu.

Với bộ cựa cực ấn tượng, giống gà này có khả năng đá cựa vô cùng xuất sắc. Nhiều sư kê truyền tài nhau rằng, giống gà này sở hữu “chín cựa” cực hiếm, có khả năng đá thắng bất cứ trận nào.

Đã từ lâu, qua rất nhiều trận đấu, gà chọi xứ này đã thể hiện bản lĩnh và khả năng của mình. Chúng nổi danh như vậy không hề ngẫu nhiên. Thậm chí những con gà chọi “chín cựa” còn được đánh giá là có khả năng đá phát nào chết phát nầy. Điều đó khẳng định khả năng đá cực tốt của giống gà chọi này.

Gà chọi Bắc Ninh có bí mật gì?

Gà chọi Bắc Ninh thực chất là một giống gà lai tạo, hoàn toàn không phải là một giống gà tự nhiên.

Các sư kê đã thực sự bỏ công nghiên cứu và đúc giống, lựa chọn gà bố mẹ rất tỉ mỉ, vừa là gà thuần chủng vừa phải có khả năng đá xuất chúng.

Chính nhờ vậy, mà khi ra đời, những con gà chọi lai tạo này đã di truyền những đặc điểm tốt nhất về cả ngoại hình lẫn khả năng đá.

Ngoài ra, sự chăm sóc tỉ mỉ từ nuôi dưỡng đến vần vò, om nghệ của các sư kê cũng tạo nên khả năng đá xuất chúng cho giống gà chọi này.

Gà chọi bắc Ninh được rất nhiều sư kê yêu thích vè nuôi dưỡng. Bởi vậy, giá thị trừng của một con gà trưởng thành có khả năng đá không hề thấp. Đặc biệt là những con gà sở hữu chín cựa quý hiếm. Để mua được gà chọi chuẩn gốc, các sư kê có thể tìm đến các trang tại gà tại chính tỉnh Bắc Ninh để mua sẽ tốt hơn.

Đặc Điểm Ngoại Hình Và Khả Năng Sản Xuất Của Gà Ri

1. Đặt vấn đề

Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương thế giới (2019), năm 2017, toàn thế giới có khoảng 22.847.062.000 con gà, Việt Nam có khoảng 295.209.000 con gà, đứng thứ 14 thế giới về số lượng gà.

Chăn nuôi gà ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng phát triển, đặc biệt các giống gà lông màu, gà địa phương đang được nhiều hộ dân quan tâm đầu tư, trong đó có gà Ri vì có lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giá gà Ri hiện nay ở Hà Tĩnh, khoảng 140.000 – 150.000 đ/kg hơi, đắt gấp khoảng 2 lần so với gà Ri lai nuôi 12 – 14 tuần tuổi (75.000 đ/kg hơi), gấp khoảng 5,5 lần so với gà công nghiệp.

2.1. Đặc điểm ngoại hình của gà Ri

Gà Ri là giống gà nội được nuôi rộng rãi trong cả nước, nhất là các tỉnh phía Bắc. Ở các tỉnh phía Nam có tên gọi là gà ta vàng. Tuỳ theo sự chọn lọc trong quá trình chăn nuôi mà giống gà Ri có nhiều loại hình tương đối khác nhau ở mỗi địa phương. Tuy vậy, những nét đặc trưng nhất của gà Ri là tầm vóc nhỏ, chân thấp. Gà mái có bộ lông vàng nhạt, hoặc vàng nâu có điểm lông đen ở cổ, lưng. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu hơn. Lông cổ đỏ tía hoặc da cam, lông cánh ánh đen. Ở cả con trống và con mái có mào đơn nhiều khía răng cưa, màu đỏ tươi. Chân, da, mỏ có màu vàng nhạt. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn một tháng tuổi đã mọc đủ lông (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2001).

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999), gà Ri là giống gà phổ biến nhất mọi vùng, mọi miền. Tùy theo sự chọn lọc trong quá trình chăn nuôi mà giống này hình thành nên các dòng gà Ri có thể hình, màu sắc khác nhau ít nhiều ở mỗi địa phương. Thông thường và phổ biến nhất, thì gà mái có lông màu vàng và nâu nhạt, điểm các đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, nhất là lông cổ và đuôi chiếm ưu thế nhất là lông màu vàng đậm và tía, sau đó là vàng nhạt hoặc trắng ở cổ. Rất ít khi thấy gà Ri có màu lông thuần nhất. Gà con mọc lông sớm chỉ hơn một tháng gà đã đầy đủ lông như gà trưởng thành.

Theo Trần Thanh Vân và cs (2015), đến nay, chưa rõ nguồn gốc của gà Ri. Gà Ri phân bố hầu khắp các địa phương trong cả nước, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung. Đặc điểm ngoại hình rất đa dạng, gà mái: lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, xung quang cổ có hàng lông đen, mào kém phát triển, lá tai chủ yếu là màu đỏ, một số lá tai màu trắng. Gà trống: màu lông phổ biến là đỏ thẫm, đầu lông cánh và đuôi có lông đen ánh xanh, ngoài ra còn có các màu: trắng, hoa mơ đốm trắng. Mào cờ, mào và tích đỏ tươi, rất phát triển. Gà Ri có da màu vàng là chủ yếu, một số da trắng. Chân 4 ngón, có hai hàng vảy màu vàng xen lẫn màu đỏ tươi.

Các tác giả Bùi Đức Lũng và cs (2005) đã công bố kết quả nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần gà Ri màu vàng rơm sau 3 thế hệ, kết quả về ngoại hình như sau: Sau khi lấy trứng ấp từ những gà mái lông vàng rơm thế hệ xuất phát, tỷ lệ gà 1 ngày tuổi màu vàng rơm đặc trưng tăng lên rõ rệt chiếm 32,8 %. Giai đoạn 9 tuần tuổi, gà trống và mái có màu vàng rơm đạt 100 % sau khi đã chọn lúc 1 ngày tuổi, thân hình thanh tú, thon nhẹ, đầu nhỏ, đầu cánh và chót đuôi điểm những lông đen. Chân, mỏ, da có màu vàng. Giai đoạn 19 và 38 tuần tuổi: Gà mái toàn thân màu vàng rơm, điểm những lông đen quanh cổ, đầu cánh và chót đuôi. Mào đơn, lá tai màu cẩm thạch. Gà trống dáng chắc khoẻ, ngực vuông, quanh cổ phát triển lông cườm đỏ tía óng ánh, đuôi có điểm vài lông màu xanh đen. Mào đơn, chân có 2 hàng vẩy.

Hình 1. Ảnh gà Ri ( Nguồn: Viện Chăn nuôi)

Gà Ri vàng rơm là sản phẩm của đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của giống gà Ri qua 3 đời chọn lọc” do Viện Chăn nuôi chủ trì từ năm 1999 kéo dài đến năm 2001. Bằng phương pháp nuôi bán chăn thả kết hợp hình thức nuôi cổ truyền, qua 3 đời gà, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi (Viện Chăn nuôi) đã thu được giống gà Ri vàng rơm có lông màu vàng rơm chiếm gần 70%. Đặc điểm nhận biết của loại gà này là: Gà trống toàn thân phủ màu vàng rơm, thân hình thanh tú, chóp đuôi có điểm vài lông đen. Khi trưởng thành thân hình khỏe mạnh, lông vàng sặc sỡ, mào to đỏ dựng đứng, mỏ và chân đều màu vàng; gà mái thân thon nhẹ, lông phủ màu vàng rơm, đầu nhỏ, mào đơn, chân có hai hàng vảy, mỏ và chân có màu vàng tương tự gà trống (Nongnghiep.vn, 2012).

Tác giả Nguyễn Minh Hoàn và cs (2014) đã nghiên cứu từ quần thể gà địa phương gồm 400 cá thể, đã chọn lọc theo các tiêu chuẩn về màu sắc lông, hình thái cơ thể của gà đã cho kết quả như sau: Tỷ lệ gà có màu vàng rơm tăng lên qua các thế hệ, cụ thể ở thế hệ I gà có màu vàng rơm chiếm 37,8 % và thế hệ II là 50,0% so với 19,5 % ở thế hệ xuất phát.

Hình 2. Ảnh gà Ri vàng rơm Nguồn: Viện Chăn nuôi

Theo Thư Viện Bộ NN và PTNT (2015), tác giả Ngô Thị Kim Cúc và cs đã nghiên cứu về gà Ri hoa mơ, ngoại hình như sau:

Kết quả theo dõi ba thế hệ gà Ri hoa mơ cho thấy kiểu mào của đàn gà Ri hoa mơ là mào cờ. Màu da là màu vàng. Màu lông vẫn còn đa dạng, chưa ổn định, tuy nhiên chủ yếu vẫn là màu lông hoa mơ. Tỷ lệ màu lông hoa mơ của đàn gà ở thế hệ 2 đã được nâng lên 8,5% so với thế hệ xuất phát (từ 53,5% ở thế hệ xuất phát lên 62,0% ở thế hệ 2).

2.2. Khả năng sản xuất của gà Ri

Gà Ri là giống nhẹ cân, gà mái: 1,2 – 1,8 kg, gà trống: 1,8 – 2,3 kg. Gà trống thiến nuôi lâu có thể đạt 2,5 kg hoặc hơn. Sức đẻ: 90 – 120 trứng/mái/năm. Khối lượng trứng bình quân: 38 – 42 gam. Nếu nuôi bán chăn thả, sản lượng trứng gà Ri có thể đạt 125 – 130 quả/mái/năm. Gà Ri thành thục sinh dục sớm (141 ngày). Gà có đặc điểm nổi bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết, bệnh tật cao, nuôi con khéo, thịt có hương vị thơm ngon, nhất là gà mái tơ. Do các ưu và nhược điểm ở trên, gà Ri thích hợp với chế độ dưới chăn thả, hoặc bán chăn thả. Trong tương lai khi ngành gia cầm nuôi các giống cao sản phát triển, thì gà Ri có thể sẽ được coi như là một đặc sản (Nguyễn Duy Hoan, 1999).

Gà Ri có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm, khoảng 135 – 140 ngày. Sản lượng trứng một năm đạt từ 80 – 120 quả/mái. Trứng có khối lượng bé 42 – 45 gam, vỏ trứng màu nâu nhạt; tỷ lệ trứng có phôi 89 – 90%, tỷ lệ ấp nở 80 -85%. Lúc mới nở gà Ri đạt 25 – 28 gam; lúc bắt đầu đẻ, khối lượng gà mái khoảng 1200 – 1300 gam; lúc trưởng thành đạt 1700 – 1800 gam, gà trống 2200 – 2300 gam. Chất lượng thịt gà Ri thơm ngon và đậm đà. Gà Ri có ưu điểm nổi bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết và bệnh tật cao, gà ấp và nuôi con khéo. Tuy khối lượng trứng gà Ri bé, nhưng tỷ lệ lòng đỏ lại cao hơn trứng gà công nghiệp. Tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà Ri là 34%, trong khi ở các giống khác chỉ chiếm 27 – 30%. Màu sắc lòng đỏ của trứng gà Ri cũng đậm hơn. Có thể nói rằng, trong các giống gà nội, gà Ri có sức đẻ trứng tốt nhất, gà không những đẻ trứng sớm mà thời gian đẻ kéo dài. Gà Ri không thay lông ồ ạt như các giống gà công nghiệp nên tỷ lệ đẻ đều qua các tháng. Tỷ lệ đẻ trung bình trong năm là 36 – 37%, tuần đẻ cao nhất 20 -22%. Một ưu điểm nữa của gà Ri so với các giống gà lông màu nhập nội là có thể khai thác gà mái ở năm đẻ thứ hai thậm chí năm đẻ thứ ba. Với khẩu phần thức ăn nghèo dinh dưỡng (13 – 14% đạm) cũng vẫn nuôi được gà Ri đẻ trứng. Với những ưu điểm nêu trên, bao đời nay gà Ri là giống vật nuôi phổ biến trong các gia đình nông thôn nước ta (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2001).

Khả năng sản xuất, theo các kết quả nghiên cứu được công bố của Lê Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004; Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn, 2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 (dẫn từ Trần Thanh Vân và cs, 2015) thì: Gà Ri có khối lượng mới nở là 30 – 31g; 6 tháng tuổi ở gà mái là 1130 g, ở gà trống là 1636 g; đến 12 tháng tuổi ở gà mái là 1246 g, ở gà trống là 2735 g. Thịt thơm ngon màu trắng. Thành thục về tính sớm, gà trống 2 – 3 tháng tuổi đã biết gáy và đạp mái, gà mái 4 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ trứng. Số lượng trứng/lứa/mái từ 13 – 15 quả. Năng suất trứng có thể đạt từ 70 – 125 quả. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,6 %, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 78 %, tỷ lệ gà con loại 1 đạt 94,1 %.

Gà Ri thích nghi với điều kiện nuôi bán chăn thả, không xuất hiện mổ cắn nhau. Giai đoạn hậu bị: Đến 19 tuần tuổi, gà mái đạt 1245g, gà trống đạt 1735,5 g. Tỷ lệ nuôi sống 86,6 %. Tiêu thụ thức ăn cả giai đoạn là 6,28 kg/con. Khả năng sinh sản: Tuổi thành thục 134 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt 5 % ở 138 ngày tuổi, lúc này khối lượng cơ thể đạt 1280g. Đến 156 ngày tuổi, tỷ lệ đẻ đạt 30 %, khối lượng đạt 1330 g. Sản lượng trứng đạt 126,8 quả; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,61 kg. Khối lượng trứng ở tuần tuổi 67 là 48,60 g. Khối lượng lòng đỏ cao chiếm 34,79 % so với khối lượng trứng; Đơn vị Haugh là: 90,80. Tỷ lệ trứng có phôi là 90,3 – 96,8 %; Tỷ lệ ấp nở 78,5 – 80,4 %; Tỷ lệ gà loại I/tổng gà nở 95 – 97,3 %. Gà nuôi thịt đến 12 tuần: Tỷ lệ nuôi sống là 95,7 %. Khối lượng con trống 1140,70 g; con mái 940,50 g. Tỷ lệ thân thịt chung cho trống mái là 77,75 %. Còn tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực đạt 37 % (Bùi Đức Lũng và cs, 2005).

Năm 2012, nhóm tác giả Nguyễn Huy Đạt và cs đã nghiên cứu, chọn tạo thành công giống gà Ri vàng rơm. Gà này có năng suất, chất lượng trứng và sản phẩm thịt có giá trị thương phẩm cao hơn các giống gà khác từ 30 – 40 %. Đây là giống gà nội, có khả năng thích nghi cao với điều kiện chăn nuôi khó khăn. Gà Ri vàng rơm thích nghi được tất cả các vùng sinh thái ở nước ta, đặc biệt là những vùng trung du, miền núi có điều kiện khó khăn. Tùy từng điều kiện của người chăn nuôi và từng địa phương để lựa chọn quy mô chăn nuôi phù hợp (Nongnghiep.vn, 2012).

Nguyễn Minh Hoàn và cs (2014) đã nghiên cứu từ quần thể gà địa phương gồm 400 cá thể, đã chọn lọc theo các tiêu chuẩn về màu sắc lông, hình thái cơ thể của gà, đã cho kết quả như sau: Xác định được tiêu chuẩn chọn lọc về khối lượng cơ thể ở 17 tuần tuổi ở thế hệ I, đối với gà mái là: 953,5 g và đối với gà trống là: 1401,7 g. Kết quả chọn lọc theo tiêu chuẩn khối lượng cơ thể lúc 17 tuần tuổi đã cho thấy khối lượng cơ thể gà ở thế hệ II cao hơn so với thế hệ I ở hầu hết các tuần tuổi. Mức độ đồng đều về khối lượng gà Ri vàng rơm thế hệ II cao hơn thế hệ I. Chọn lọc đã làm tăng khối lượng gà trống và gà mái ở thế hệ II so với thế hệ I, tuy nhiên khác biệt về khối lượng ở gà mái rõ rệt hơn so với gà trống giữa 2 thế hệ.

Theo Thư Viện Bộ NN và PTNT (2015), tác giả Ngô Thị Kim Cúc và cs đã nghiên cứu về gà Ri hoa mơ, khả năng sản xuất như sau:

Khối lượng của gà Ri hoa mơ đã tăng dần qua các thế hệ. Lúc 8 tuần tuổi gà trống có khối lượng là 668,04g ở thế hệ xuất phát và 690,44g ở thế hệ 2, gà mái có khối lượng 627,15g ở thế hệ xuất phát và 663,35 ở thế hệ 2. Đến 20 tuần tuổi gà trống có khối lượng ở thế hệ xuất phát là 1676,30g và ở thế hệ 2 là 1705,00g, gà mái có khối lượng ở thế hệ xuất phát là 1409,30g và ở thế hệ 2 là 1444,60g.

Tuổi đẻ quả trứng đầu là từ 139 đến 142 ngày. Tỷ lệ đẻ đạt 5% vào 21-22 tuần tuổi và đẻ đỉnh cao vào lúc 27 – 28 tuần. Năng suất trứng của gà Ri hoa mơ tăng dần qua các thế hệ. Năng suất trứng của đàn gà Ri hoa mơ đến 68 tuần tuổi là từ 126,21 quả ở thế hệ xuất phát và 129,28 quả ở thế hệ 2.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy đàn gà Ri hoa mơ đủ điều kiện về chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật để làm công tác giống ở các giai đoạn tiếp theo.

Đối tượng gà Ri đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất.

Gà Ri có màu lông đa dạng, chân và da vàng, chân thấp, mào cờ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tiến hành chọn lọc theo hướng đặc điểm ngoại hình ổn định, đã hình thành và phát triển gà Ri vàng rơm và gà Ri hoa mơ.

Nhìn chung, gà Ri có tỷ lệ nuôi sống biến động, từ 86,6 – 95,7 %; khối lượng cơ thể gà thấp, lúc trưởng thành chỉ khoảng từ khoảng 0,95 – 2,30 kg, bình quân gà mái khoảng 1,2 – 1,4 kg, gà trống khoảng khoảng 1,9 – 2,0 kg; tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm, khoảng 135 – 142 ngày, trong khi đó gà Mía là 180 – 200 ngày, gà Đông Tảo là 170 – 210 ngày, gà 200 – 210 ngày; sản lượng trứng khoảng 70 – 130 quả/năm, cao hơn một số giống gà nội như gà Mía là 60 – 65 quả/năm, gà Đông Tảo là 50 – 68 quả/năm, gà Hồ là 50 – 60 quả/năm; khối lượng trứng nhỏ, khoảng 30 – 48,6 g/quả; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,61 kg; tỷ lệ ấp nở thấp, khoảng 78 – 85 %; tiêu tốn thức ăn nuôi đến 19 tuần tuổi là 6,28 kg/con, ước tính khoảng 4,2 kg thức ăn/tăng khối lượng.

URE, LIVESTOand FISS

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc (1999), Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Minh Hoàn, Lê Đình Phùng, Nguyễn Đức Hưng (2014), “Kết quả chọn lọc theo ngoại hình và sinh trưởng của gà Ri qua 2 thế hệ”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Số 4, tr. 94 – 99.

Bùi Đức Lũng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ thị Hưng, Trần Long (2005), Kết quả nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần gà Ri màu vàng rơm sau 3 thế hệ, Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi.

Lê Hồng Mận, Nguyễn Thanh Sơn (2001), Kỹ thuật nuôi gà Ri và gà Ri pha, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Nongnghiep.vn (2012), (Http://nongnghiep.vn/ga-ri-vang-rom-post102969.html; cập nhật 09/11/2012).

Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015) (http://thuvien.mard.gov.vn/san-pham/thong-bao-de-tai-moi/nghien- cuu-chon-tao-dong-ga-ri-1207/, ngày 26/10/2015)

Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo Trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp.

Đặc Điểm Ngoại Hình Của Giống Gà Ác

Gà Ác là giống gà nội có thân hình nhỏ, bộ lông trắng xước ; chân có 5 ngón (ngũ trảo) và có lông bao phủ ; da, thịt, xương và mỏ đều đen. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái có mào cò nhưng đỏ nhạt. Khác với gà da đen, thịt đen, xương đen của nhiều nước trên thế giới, giống gà Ác Việt Nam không có chỏm lông ở trên đầu. Gà Ác có tính tình hiền lành, khả năng chịu đựng kham khổ tốt.

Theo một số tác giả, giống gà thịt đen, xương đen là giống gà có từ lâu đời do Marco Polo phát hiện ra từ thế kỷ 13 ở Trung Quốc. Giống gà này là sự đột biến ngẫu nhiên giữa các giống gà hoặc có thể từ gà hoang. Giới hạn gen của giống gà này dựa trên cơ sở biểu hiện bên ngoài ở sự suy thoái đồng hợp tử và từ đó chúng tiếp tục được ghép phối thuần, dựa trên cơ sở nguồn gen của chúng là đồng hợp tử lặn. Cũng giống như một số giống gà Orpington, Wyandotten, Minorkas và gà da đen, thịt đen, xương đen đều mang gen lặn lông màu trắng c. Kiểu hình biểu hiện ra ngoài của lông gà trưởng thành không có sự khác nhau giữa màu lông trắng trội hay trắng lặn. Việc xác định chỉ có thể dựa trên cơ sở phân tích qua lai tạo. Ở gà con giống mang gen trắng trội, biểu hiện bên ngoài hơi vàng hơn gà có màu lông trắng lặn.

Khả năng sinh sản và sản xuất trứng

Gà Ác thành thục về tính dục sớm (113 – 125 ngày) (tuổi thành thục về tính dục được tính từ khi gà bắt đầu đẻ quả trứng dầu tiên đối với từng cá thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5% đối với đàn quần thể), trong khi đó gà Ri là 135 – 144 ngày, gà Đông Tảo là 165 ngày, gà Hồ 240 – 255 ngày… Tỷ lệ đẻ của gà Ác thấp chỉ đạt từ cao nhất là 40,2%, Sản lượng trứng bình quân đạt 80,4 – 105 quả/mái/năm. Khối lượng trứng nhỏ chỉ đạt bình quân từ 30 – 31g nhỏ nhất trong các loại trứng gà nội, tuy vậy nhưng tỷ lệ lòng đỏ lại khá cao 36,8% (cao nhất so với các loại trứng gia cầm khác), chỉ số Haugh đạt 82,9.

Thành phần dinh dưỡng của trứng gà Ác cao, hàm lượng protein chiếm 17,6%, hàm lượng mỡ trong trứng đặc biệt cao, đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng vì mỡ trong trứng thường ở dạng nhũ hoá và dễ tiêu hoá. Trứng gà Ác rất nhỏ nên phải có chế độ ấp nở riêng thì mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số hộ nông dân chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả hoặc chăn thả tự do thường cho gà mẹ ấp, tỷ lệ nở /tổng số trứng ấp có khi lên đến 100%. Trong điều kiện chăn nuôi tập trung, tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 10 quả trứng giống là 2,32 kg, ở mức trung bình so với các giống gà nội khác.

Khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt

Tỷ lệ nuôi sống của gà Ác khá cao đạt 93,6 – 96,9%. Gà Ác có khả năng chịu nóng tốt nhưng chịu lạnh kém. Nếu trong những tuần đầu gà được sưởi ấm tốt, tỷ lệ nuôi sống thậm chí đạt đến 100%. Gà Ác có khối lượng cơ thể nhỏ. Khối lượng 1 ngày tuổi, trung bình gà mái đạt 18,5g và gà trống là 18,8g, tương tự như vậy ở 4 tuần tuổi là 114,6g và 128,6g và ở 9 tuần tuổi là 378,6g và 466,9g. Mức độ tăng khối lượng tuyệt đối thấp chỉ đạt cao nhất là 11,1g ở 9 tuần tuổi. Mức độ tăng khối lượng tuyệt đối ở gà Ác là thấp nhất so với các giống gà nội khác. Mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà Ác thấp (26,2 – 38g/con/ngày ở 9 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong điều kiện nuôi nhốt của gà Ác ở mức trung bình so với các giống gà nội khác (3,31kg/kg tăng khối lượng ở 9 tuần tuổi).

Tiến hành mổ khảo sát gà Ác ở 3 thời điểm khác nhau (7,8 và 9 tuần tuổi) cho thấy tỷ lệ thịt xẻ của gà Ác dao động từ 69,5 đến 72,9%, tỷ lệ này có cao hơn chút ít so với gà xương đen Trung Quốc (65,6% ở thời điểm giết mổ là 13 tuần tuổi). Tỷ lệ các phần thân thịt của gà Ác đạt được là tương đương với các giống gà nội khác. Kết quả mổ khảo sát ở 3 thời điểm cho thấy: Tuổi giết mổ thích hợp của gà Ác là 8 tuần tuổi vì lúc này tỷ lệ các phần thân thịt đều cao hơn ở tuần tuổi thứ 7 và cao hơn hoặc bằng ở tuần tuổi thứ 9.

Phẩm chất thịt của gà Ác

Đánh giá phẩm chất thịt gà Ác ở 8 tuần tuổi cho thấy: Thịt gà Ác có màu đen. Bản chất của sắc tố đen chủ yếu là do hàm lượng melenin trong thịt đóng vai trò quyết định. Yếu tố ảnh hưởng chính ở đây là do di truyền.

Đánh giá chất lượng cảm quan ta thấy thự gà được đánh giá là có vị ngon nhất so với thịt gà Ri và ga công nghiệp. Sự hao hụt khối lượng sau khi chế biến (luộc) của thịt gà Ác là thấp nhất 19,2% so với 21,3% ở gà Ri và 26,2% ở gà công nghiệp. Độ pH của thịt gà Ác sau khi giết mổ 24 giờ đạt bình quân là 5,9 – 6,4 nằm trong khoảng cho phép. Độ pH này có ảnh hưởng lớn đến độ dai và khả năng giữ nước của thịt, chính vì vậy mà tỷ lệ hao hụt khi nấu thấp. Hàm lượng collagen trong thịt gà Ác cũng đạt rất cao, chính vì vậy mà độ dai chắc của thịt gà Ác cao (gà Ác được giết mổ ở 8 tuần tuổi với khối lượng chỉ đạt 309 g nhưng thịt lại rất dai chắc). Trong thực tế người ta đã cố gắng cải thiện độ dai chắc của thịt bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý (áp suất cao) để làm cho thịt gia cầm dai chắc hơn làm tăng tính ngon miệng. Khả năng giữ nước trong thịt gà Ác cao (31,5 – 33,1%) trong khi đó ở thịt gà broiler chỉ đạt 15,1% và ở thịt đùi gà tây chỉ đạt 12,8%.

Hàm lượng protein trong thụ gà Ác đạt tương đối cao (21,9 – 24,6%) trong khi đó ở thịt gà Ri là 21,1 – 23,6%), hàm lượng mỡ thấp (0,6 – 2,0%). Hàm lượng protein cao, hàm lượng mỡ thô trong thịt gà Ác củng tương đối cao làm tăng tính ngon miệng của người tiêu dùng, điều này cũng phản ánh kết quả đánh giá chất lượng cảm quan của thịt gà Ác là hoàn toàn chính xác. Thịt gà Ác có chứa tới 16 acid amin với hàm lượng tương đối cao, đặc biệt là các acid aniin không thay thế như Histidine (0,9%), Threonine (1,1%), Arginine (1,5%), Phenylalanine (1,0%), Isoleucine (1,1%), Leucine (2,0%), Lysine (2,0%). Hàm lượng acid béo trong thịt gà Ác cũng rất cao và biến động rất lớn, đặc biệt có chứa hầu hết các acid béo quan trọng. Hàm lượng các acid béo không no mạch đa đạt từ 14,4 – 21,0%, acid béo không no mạch đơn chiếm 17,02 – 28,15%. Tỷ lệ các acid béo omega 3/omega 6 đạt 0,43 – 1,14% là hoàn toàn hợp lý. Thịt gà Ác có chứa hầu hết các acid béo cần thiết và hàm lượng một số acid béo không no mạch đa rất cao so với thịt gà broiler như acid béo arachidonic (C20:4) (3,94% so với 0,53%). Hàm lượng một số các nguyên tố khoáng vi lượng trong thịt gà Ác tương đối cao như Sắt: 19,0 – 23,0 mg, cao gấp 11 – 16 lần so với thịt gà broiler. Hàm lượng Mangan cao gấp 8,6 lần, Đồng cao gấp 1,5 lần. Hàm lượng các nguyên tố khoáng đa lượng cũng rất cao như Natrium đạt 215,7 mg, Kalium đạt 441 mg, Calcium đạt 7,1 mg. Hàm lượng vitamin A trong thịt gà Ác đạt 50,7 -56,0 ug/100g cao hơn thịt gà broiler (26ng/100g). Vitamin A đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp protein, thẩm thấu của tế bào, xây dựng và bảo vệ tế bào biểu mô, tổng hợp steroid (hormon sinh sản, hormon tuyến trên thận) và tiêu hoá carbonhydrate, cấu thành nên bộ xương. Thịt gà Ác chính là nguồn bổ sung vitamin A cần thiết cho cơ thể.

Các kết quả phân tích về phẩm chất thịt của gà Ác đã góp phần quan trọng phản ánh giá trị đặc biệt của thịt gà Ác Việt nam.

Giới Thiệu Đặc Điểm Ngoại Hình Gà Chọi

Phân bố

được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định. Đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng làm gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn.

Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong và ngoài nước chơi cũng là hoạt động giao lưu, văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak.

Khó có thể xác định được lịch sử và nguồn gốc của gà chọi Bình Định do có ít tài liẹu nói về gà chọi, bên cạnh đó người chơi gà và thường hay dấu nghề và giữ độc quvền về dòng mái. Nhiều ý kiến cho rằng gà chọi Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giả thiết này phù hợp với đặc điểm về giống, gà chọi Bình Định có thân hình lo khoẻ, xương to chắc (theo thuật ngữ gọi là gà Đòn) được nuôi phổ biến ở Trung Quốc đến miền Bắc và miền Trung của Việt Nam (ở miền Nam ít nuôi loại gà này). Ngoài ra thể lệ đấu gà ở Miền Bắc, miển Trung và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng.

Đặc điểm sinh học

Đặc điểm ngoại hình

Gà chọi Binh Định có tầm vóc lo lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.

Màu sắc của lông, da

Nhìn chung màu sắc của gà chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể.

Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tỉ lệ 50 – 60%.

Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, ở oại này chiếm tỉ lệ cao nhất.

Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía.

Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà Ó.

Gà có màu lông trắng toàn thân, gọi là gà Nhạn

Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám.

Gà có lông 5 màu (đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc.

Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đcn có chấm trắng…

Màu mỏ

Màu mỏ cũng có màu sắc da dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối).

Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu.

Màu da

Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc tráng và da mỏng.

Tầm vóc

Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài tới 15 cm, song thường thấy loại 10-13 cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chân hẹp (1.5 – 3.0 cm ở gà trống). Phao câu và lông đuôi phát triển (lông đuôi có thể dài tới 30 cm). Khối tượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 – 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 – 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 – 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.

Một số đặc điểm ngoại hình khác

Gà chọi Bình Định có ít lông, lông to, dài, cứng và dòn ( rất dễ gãy).

Các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phái triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá.

Mặt gà gọn gàng, thường không có tích, tai ít phát triển.

Mồng nhỏ và thấp, có 3 loại mồng (lá, dâu, cục)

Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ.

Mắt thường nhở và sâu, mí mắt dầy, màu mắt đa dạng: mắt bông ( màu đen pha trắng), mắt hạt cau (màu nâu có tia phát từ đồng tù ra xưng quanh), có con mắt màu đồng thau hoặc mắt đen, xanh.

Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm Ngoại Hình Và Khả Năng Đá Của Gà Chọi Bắc Ninh trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!