Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Sản Yên Lập: Xôi Nếp Gà Gáy mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tương truyền rằng ngày xưa có một cô gái đến tuổi lấy chồng, trước khi đi làm dâu ngoài những vật dụng như: chăn bông, gối, vòng bạc… làm quà cho bên chồng thì người mẹ đưa cho cô con gái chiếc túi, trong đó có những hạt thóc vàng mẩy, hạt mà bấy lâu nay cô chưa thấy bao giờ, đến nhà chồng cô cẩn thận cất vào góc nhà. Hai ngày sau, mẹ chồng dặn cô dâu nhớ dậy sớm giã gạo nấu xôi để mẹ cúng thần Nông làm lễ xuống đồng. Thế rồi mải say mê với duyên mới, đôi vợ chồng trẻ đã ngủ quên. Chỉ đến khi tiếng gà gáy cất sáng, cô dâu mới giật mình tỉnh giấc, cô luống cuống tìm thóc giã gạo thổi cơm. Khi ăn, nàng dâu thảo hiền bất ngờ vui sướng đến rơi nước mắt khi nghe thấy mẹ chồng khen xôi ngon, dẻo…
Nàng chợt giật mình nhớ ra trong lúc luống cuống, nàng đã lấy nhầm túi thóc mà mẹ nàng đã đưa cho nàng khi đi lấy chồng, và chỉ còn lại những hạt vương vãi. Cô đem gieo, nhân giống. Câu chuyện lan truyền nhanh ra khắp xóm làng. Chính vì thế mà loại gạo nếp đó được dân làng đặt tên là nếp Gà gáy, vừa dân dã, vừa thi vị. Giống lúa nếp này rất quý hiếm, là đặc sản nổi tiếng của huyện Yên Lập có từ rất lâu đời. Loại nếp này là giống lúa dài ngày, được trồng trên những ruộng bậc thang, hạt dài, mẩy, lúa chưa chín nhưng chỉ đi qua cánh đồng lúa người ta đã được đắm mình trong hương lúa non ngào ngạt đến mê người. Khi nấu, cơm thơm, dẻo, mùi vị ngon đặc trưng.
Để có một nồi xôi nếp Gà gáy ngon thì gạo phải được đãi sạch, không cần ngâm nước lâu nhưng xôi vẫn dẻo, mềm, thơm. Cho gạo vào trõ, lấy cám gạo tẩm ít nước vào rồi chát kín trõ xôi không cho nó phì hơi ra ngoài. Cứ thế đun khoảng 2 tiếng thì nhấc ra. Xôi nếp “gà gáy” mà ăn với muối vừng do bà con dân bản trồng trên nương thì ngon tuyệt vời. Mùi muối vừng thơm nức cùng với hương thơm ngon ngọt, nồng nàn của xôi, tất cả hòa quyện vào nhau tọa nên mọt món ăn rất đỗi gần gũi, mộc mạc mà khó quên. Xôi nếp Gà gáy được dùng để đãi khách quý, nấu rượu trong những ngày lễ lớn, quan trọng.
Chắc chắn nếu có dịp thưởng thức món “Xôi nếp Gà gáy” dù chỉ 1 lần, ai ai cũng không thể quên được cái tên, cũng như vị ngon đặc biệt của nó.
Thịt Khâu Nhục Đặc Sản Tiên Yên
Điểm thu hút thực khách khi tới quán là không gian rộng rãi, sạch sẽ mang đậm phong cách xưa với những hình ảnh, từ thời bao cấp rất độc đáo thú vị là nơi lý tưởng để tụ tập, ăn uống cùng bạn bè người thân.
Món chủ đạo của nhà hàng là món KHÂU NHỤC Tiên Yên, món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Ninh, trải qua công đoạn chế biến rất kỳ công của đầu bếp nhà hàng, miếng thịt có màu vàng cánh rán, khi ăn miếng thịt mềm nhừ cảm giác như miếng thịt đang tan ra ngay trên đầu lưỡi, có vị béo ngầy ngậy của thịt mỡ, vị ngọt nhẹ của mật ong, vị thơm của ngũ vị hương, thảo quả. Món ăn khiến ai đã thưởng thức một lần cũng đều nhớ mãi không quên. Đặc biệt, món này ăn kèm Xôi khâu nhục của nhà hàng thì ngon không thể cưỡng nổi.
Không chỉ vậy, đã đến đây mà bạn không thưởng thức món PA TÊ CỘT ĐÈN HẢI PHÒNG thì quả là lãng phí. Khác với các vùng miền, pate cột đèn Hải Phòng khi nấu thường được hấp cách thủy trong khoảng thời gian trên 6 giờ và khi ăn có vị béo ngậy với phần pate đi liền với phần mỡ. Đây cũng chính là sự đặc biệt đã tạo nên thương hiệu riêng của món pate Hải Phòng. Hoặc bạn có thể thử món cơm rang pate rất lạ miệng. Đến nay bạn có thể qua nhà hàng thưởng thức trọn vẹn hương vị đất Cảng mà không cần đi xa xôi đâu nữa.
Trong thời tiết se lạnh như thế này, đến nhà hàng để thưởng thức món LẨU CUA ĐỒNG GÀ RI hay LẨU RIÊU CUA BẮP BÒ thì quá tuyệt vời. Nổi lẩu nghi ngút khói với Hương thơm cua đồng ngào ngạt, những mảng riêu nổi trên bề mặt, người sành chỉ ngửi với nhìn biết ngay riêu thật không pha trộn. Nhúng kèm gà ri hay bắp bò ăn kèm rau tươi thanh mát sẽ là món ăn rất hợp lý cho ngày đông lạnh giá.
Hay món trâu gác bếp và bê tái chanh cũng rất thu hút thực khách khi tới nhà hàng.
Với nguồn nguyên liệu chế biến được chủ nhà hàng lựa chọn kỹ càng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên thực khách hoàn toàn yên tâm khi thưởng thức món ăn nơi đây. Hơn nữa với lòng mến khách của chủ quán, cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phục vụ nhiệt tình chu đáo sẽ là địa chỉ lý tưởng để thực khách đến trải nghiệm hương vị mới lạ mà chỉ nhà hàng mới có.
Nhà hàng nhận đặt tiệc, liên hoan, hội nghị, sinh nhật….với giá cả vô cùng ưu đãi.
RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH.
NHÀ HÀNG VIỆT XƯA QUÁNĐịa chỉ: Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nội (cuối ngõ 167 đối diện ký túc xá 5c )Điện thoại: 0904290668- 0903290238https://www.facebook.com/Vi%E1%BB%87t-X%C6%B0a-Qu%C3%A1n-266962100512874/
Tag: Khau nhuc, khâu nhục tiên yên, tiên yên, đống đa
Điểm Danh Những Đặc Sản Nổi Tiếng Ở Hưng Yên
Đất ‘Phố Hiến’ không chỉ có tương Bần, nhãn lồng mà còn rất nhiều đặc sản khác mà chỉ cần thưởng thức qua một lần sẽ nhớ mãi không quên.
1. Tương Bần
Từ xa xưa tương Bần Hưng Yên là thứ sản vật ngon dùng để tiến vua. Ngày nay, tương Bần vẫn nổi tiếng khắp nơi và trở thành một loại nước chấm đặc sản khiến nhiều người “mê mẩn”. Chỉ cần gạo nếp cái hoa vàng, đỗ tương và muối là đã có thể làm tương. Ba công đoạn chính là lên mốc xôi nếp, ngả đỗ và phơi tương (ủ tương). Tương Bần Hưng Yên có hương vị khó diễn giải. Cái vị ấy ẩn dưới độ sánh rất đậm đà, chìm trong vị ngọt ngon đặc trưng.
2. Bún thang lươn
Nhắc đến đặc sản Phố Hiến, phải nói đến bún thang lươn. Bát bún như một thang thuốc quý bồi bổ cho sức khỏe và như bức tranh nghệ thuật sống động với đủ màu sắc của bún, lươn, trứng, giò, hành, răm… Người thưởng thức ẩm thực sành điệu sẽ tấm tắc khi cảm nhận vị ngọt đậm đà của nước dùng.
3. Nhãn lồng
Cùng với tương Bần, nhãn lồng trở thành niềm kiêu hãnh của mảnh đất Hưng Yên. Tháng 7-8 đang là mùa nhãn lồng Hưng Yên chín rộ. Nhãn lồng Hưng Yên quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước, bóc một lớp vỏ mỏng láng để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà, bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy, đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai.
4. Bánh cuốn
Không nổi tiếng bằng bánh cuốn Thanh Trì, không ồn ào như bánh cuốn trứng Cao Bằng, bánh cuốn Phú Thị lặng lẽ hơn nhưng đã nếm thử thì không thể quên. Lớp vỏ bánh không bóng bằng nơi khác vì nó không được bôi một lớp mỡ mỏng. Lớp nhân cuộn bên trong lá bánh cũng đặc biệt với thịt lợn nạc băm nhỏ xào với hành khô. Bát nước chấm thêm một chút nhân thịt băm trở nên đậm đà và đẹp mắt hơn. Ăn một lần sẽ nhớ mãi miếng bánh mềm mịn cùng với vị bùi thơm.
5. Gà Đông Tảo
Là giống gà quý chỉ có ở huyện Khoái Châu, gà Đông Tảo còn được gọi là gà chân voi đôi chân to sần sùi như chân voi, thân hình chắc nịch. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Gà Đông Tảo có thể được nấu thành nhiều món, nhưng độc đáo nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc” làm từ đôi chân to quá khổ của chúng.
6. Giò bì
Nhắc đến đặc sản Hưng Yên, người ta sẽ nghĩ ngay đến món giò nổi tiếng – giò bì phố Xuôi. Giò bì có độ giòn và dai đặc trưng nên rất thích hợp để nhâm nhi trên bàn tiệc.
7. Bánh dày làng Gàu
Từ bao đời nay, bánh dày làng Gàu đã được xếp ngang với tương Bần. Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, gạo vo kỹ, ngâm với nước sạch và đồ chín. Nhân bánh là đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Nếu làm bánh mặn thì dùng nhân thịt nạc, làm bánh ngọt, trộn đỗ xanh với đường cát.
8. Ếch om
“Đi thì nhớ vợ cùng con/ Về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường”. Những chú “gà đồng” này có thể dùng để chế biến thành hai món là ếch om và ếch mọc. Nhưng món ếch om mới ngon và làm nên thương hiệu ở Hưng Yên.
9. Cá mòi
Người Hưng Yên rất tự hào với đặc sản cá mòi. Dù đi làm xa hay khách ẩm thực ở các tỉnh, thành lân cận cứ tháng hai, tháng ba âm lịch hàng năm lại tìm về Hưng Yên để được thưởng thức món đặc sản hấp dẫn này.
10. Chả gà
Sẽ thật thiếu sót khi không nhắc đến một món ăn đậm đà hương quê – chả gà Tiểu Quan. Gắp miếng chả gà giòn thơm, nhấp thêm chút rượu cay thực khách sẽ không quên món ăn dân dã này.
Xe Khách Về Tết Huyện Yên Lập
Về Tết là phong tục xưa nay của người dân Huyện Yên Lập ở Phú Thọ đi làm xa quê cũng giống người miền quê khác. Mảnh đất Phú Thọ lại nhộn nhịp đón những đứa con xa quê trở về đoàn viên ngày Tết.
Phương tiện về Huyện Yên Lập đón Tết
Yên Lập là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ. Cách thành phố Việt Trì khoảng 52km, cách Hà Nội 135km, cách Sài Gòn 1845km.
Người dân huyện Yên Lập sử dụng sân bay Nội Bài, bến xe Việt Trì và ga Việt Trì, ga Phủ Đức, ga Tiên Kiên, ga Phú Thọ, ga Chí Chủ, ga Vũ Ẻn, ga Ấm Thượng, ga Đoan Thượng để đi lại. Từ huyện Yên Lập đến ga Phú Thọ khoảng 40km, thường di chuyển mất 55 phút.
Từ huyện Yên Lập đến ga Việt Trì khoảng 65km, thường di chuyển mất 1h15.
Từ huyện Yên Lập đến sân bay Nội Bài khoảng 110km, thường di chuyển mất 1h45.
Đặt vé máy bay – có ngay giá rẻ
Tổng hợp danh sách taxi tại huyện Hạ Hòa
Tham khảo danh sách các hãng Taxi tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ:
Danh sách xe khách huyện Lâm Thao
Những món ăn không thể bỏ qua khi về Tết ở Yên Lập
Ở Hạ Hòa, sáng nào người dân đi làm đồng không ai là không đưa mắt nhìn xuống con ngòi để ngắm những bông sen, bông súng đang chúm chím như mồm cá, tỏa hương khắp gõ làng.
Súng và sen mọc từ dưới bùn sâu nên chúng phải vươn dài chiếc ngó của nó để thắp lửa cho những bông hoa trên mặt nước. Ai mà nghĩ tới những loài hoa này cũng là một dư vị khó quên của cư dân nông nghiệp nơi miền quê Hạ Hòa yêu dấu.
Đã đành cây sen, từ hoa, lá, củ, ngó của nó đều trở thành những món ăn đậm đà. Nhưng hoa súng thì khó lòng ai ai cũng biết. Những trưa hè, mấy đứa trẻ đi câu cá, quần sắn tận đầu gối, lội ra giữa ngòi, rút lên những bông súng đang hé nở. Sau đó, bó thành bó nhỏ vác về, đi nghênh ngang trên đường làng. Chiều về, bà mẹ Hạ Hòa quê lại trổ tài ẩm thực quê mùa của mình. Mẹ tước bỏ vỏ ngoài của thân ngó súng, ngâm vào nước hồi lâu sau đó cắt ra từng đoạn ngắn, chẻ tư, vắt chanh, muối, đường, cùng lạc rang và rau húng. Trộn đều, cho vào đĩa men. Thế là thành một món nộm khá lạ và thơm ngon.
Ngó súng trắng ngần sau khi tước bỏ vỏ và ngâm nước. Khi hòa với gia vị thì giòn tan, thơm lạ lùng. Mâm cơm vì thế mà thảo thơm và dân giã hơn.
Khách sạn nhà nghỉ ở Huyện Yên Lập
Nhà nghỉ Thảo Nguyên – Địa chỉ: ĐT 313, Thị trấn Yên Lập, Yên Lập, Phú Thọ – Điện thoại: 0210 3870 095
Khách Sạn Yên Lập – Địa chỉ: ĐT 313, Thị trấn Yên Lập, Yên Lập, Phú Thọ – Điện thoại: 0210 3870 020
Địa danh không thể bỏ qua khi về Yên Lập đón Tết
Ao Giời – Suối Tiên thuộc xã Quân Khê – huyện Hạ Hoà, cách thành phố Việt Trì 80 km về phía Tây Bắc, bắt nguồn từ trên núi Nả, chảy qua các khe đá, hình thành dải lụa trắng bạc, vắt ngang sườn núi, nổi bật giữa màu xanh mượt mà của núi rừng, lẫn vào màu xanh của mây trời, làm cho cảnh trí càng sinh động, kỳ ảo, cảnh tượng vừa gần gũi, vừa sâu thẳm, vừa rõ ràng, vừa huyền bí thơ mộng làm xao xuyến lòng người.
Bạn đang xem bài viết Đặc Sản Yên Lập: Xôi Nếp Gà Gáy trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!