Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Gãy Xương Cành Tươi mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha – Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có hơn 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình.
Gãy xương cành tươi là tình trạng xương bị nứt hoặc cong nhưng không gãy hoàn toàn thành nhiều mảnh. Gãy cành tươi rất khó nhận biết ở trẻ, nếu không được phát hiện sớm có thể để lại biến chứng nguy hiểm.
1.Gãy xương cành tươi là gì?
Gãy xương cành tươi là một loại gãy xương mà xương chịu lực uốn cong dẫn tới nứt gãy. Áp lực gây ra sự gãy xương không tách nó thành từng phần. Gãy xương cành tươi thường được gọi là gãy xương một phần hoặc không hoàn toàn, chỉ gãy một phần ở thân xương trong đó vỏ xương một bên bị gián đoạn, bên còn lại vỏ xương vẫn còn nguyên.
Gãy xương cành tươi thường gặp ở cẳng tay, khi xương cong trước khi gãy và màng ngoài xương chưa đứt rời. Gãy cành tươi nằm bên trong màng ngoài xương. Gãy xương cành tươi có thể rất khó chẩn đoán do trẻ nhỏ vẫn có thể sử dụng chi bị ảnh hưởng một cách bình thường. Dạng gãy xương này thường bị nhầm lẫn với bầm tím hoặc bong gân.
2. Nguyên nhân gãy xương cành tươi
Gãy xương cành tươi xảy ra phổ biến nhất khi ngã trong tư thế cánh tay bị dang ra. Có thể gặp do các loại chấn thương như va chạm, chấn thương với một vật thể nào đó. Dạng gãy xương này thường gặp nhất ở cẳng tay và cánh tay, do phản xạ khi ngã thường chống tay xuống.
Gãy xương cành tươi thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi dưới 10 tuổi. Bởi vì xương trẻ em phần lớn là sụn chưa cốt hóa, sụn này có chức năng kéo dài xương trong quá trình phát triển của trẻ. Nên xương trẻ em thường mềm hơn và linh hoạt hơn xương người lớn. Khi chịu lực tác động nó không dễ gãy thành mảnh rời mà chỉ gãy một phần. Tuy nhiên, gãy xương cành tươi có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi.
3. Dấu hiệu nhận biết gãy xương cành tươi
Việc nhận biết được dấu hiệu gãy xương là rất quan trọng trong việc sơ cấp cứu ban đầu. Dấu hiệu đầu tiên của gãy xương cành tươi là cơn đau lan rộng sau khi gặp chấn thương ở trẻ. Cơn đau này không giảm mà tăng dần theo thời gian. Ngoài ra, một số dấu hiệu nhận biết khi gãy xương cành tươi bao gồm:
Xuất hiện uốn cong, vặn hoặc biến dạng ở chi bị thương
Sưng to
Không thể đặt bất kỳ trọng lượng hoặc áp lực lên khu vực tổn thương
Cảm giác đau, khó chịu kéo dài hơn một hoặc hai ngày
Để chẩn đoán chính xác gãy xương kiểu cành tươi cần tiến hành chụp X-quang nhằm bộc lộ hết các xương gãy.
4. Biến chứng gãy xương cành tươi
Gãy xương kiểu cành tươi rất khó nhận biết ở trẻ em. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:
Tổn thương bất kỳ dây thần kinh hoặc mạch máu xung quanh vị trí chấn thương
Chảy máu bất ngờ
Nhiễm trùng xảy ra trong khoặc xung quanh vị trí chấn thương
Biến dạng chi trong quá trình lành xương
Ngoài ra, nếu không được điều trị đúng cách gãy xương cành tươi có thể chuyển sang gãy xương hoàn toàn, và để lại biến chứng nguy hiểm hơn như: Chèn ép khoang, liệt thần kinh, vẹo trục, viêm xương, di lệch xương, biến dạng chi,…
5. Điều trị gãy xương cành tươi
Có nhiều phương pháp điều trị gãy xương kiểu cành tươi, tùy thuộc vào mức độ và vị trí gãy xương. Một số biện pháp can thiệp bao gồm:
5.1 Bó bột
Gãy xương cành tươi có nguy cơ dẫn đến gãy xương hoàn toàn cao. Nên các loại gãy xương này đều cần bất động, để cố định xương trong một khoảng thời gian điều trị lành thương. Hầu hết bác sĩ sẽ khuyên nên đặt bó bột hoặc nẹp có thể tháo rời để ngăn chặn gãy hoàn toàn xảy ra.
Việc cố định bằng cách bó bột xương gãy sẽ kéo dài trong khoảng bốn đến sáu tuần. Cách điều trị này phụ thuộc vào vị trí gãy xương, tùy vào gãy đoạn xa hay đoạn gần mà có loại bột phù hợp. Bệnh nhân bị gãy xương ở đoạn gần cần phải theo dõi chỉnh hình thường xuyên hơn do tính chất không ổn định của chúng và tăng khả năng gập góc cao cũng như dễ dịch chuyển hơn
5.2 Nẹp
Nẹp có thể tháo rời cũng hoạt động tốt hơn trong các khu vực cần di chuyển nhiều hơn, như cổ tay. Đặt một dụng cụ chỉnh hình linh hoạt hơn tại chỗ giúp nó không bị cứng và bất động trong quá trình chữa bệnh . Đó là những trường hợp trẻ đau ít, được theo dõi sát với sự chăm sóc của gia đình. Lợi ích của nẹp tháo rời có thể ít tốn kém hơn và trẻ nhỏ có thể tháo nó ra một cách nhanh chóng khi đi tắm.
5.3 Phẫu thuật
Họ cũng có thể đề nghị phẫu thuật nếu họ cảm thấy nguy cơ gãy hoàn toàn sắp xảy ra. Đây là các tùy chọn phẫu thuật cho gãy cành tươi:
Đặt một thanh kim loại bên trong xương
Gắn một tấm kim loại xung quanh vết nứt bằng ốc vít
Các bác sĩ điều trị cho những bệnh nhân trẻ tuổi sẽ quan tâm nhất đến gãy xương xảy ra xung quanh sụn tăng trưởng. Đây là những vùng mô nằm quanh đầu xương dài ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các sụn tăng trưởng này có vai trò xác định hình dạng và chiều dài xương sẽ đạt được khi trẻ trưởng thành hoàn toàn, quyết định đến chiều cao và sự cân đối 2 bên của trẻ.
Thời gian phục hồi cho gãy xương kiểu cành tươi thường thay đổi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương và nếu cần can thiệp phẫu thuật. Hầu hết các gãy xương lành trong vòng bốn đến tám tuần. Để giảm bớt sự khó chịu, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ được yêu cầu quay lại để kiểm tra để các bác sĩ có thể kiểm tra vết thương đang lành như thế nào. X-quang được yêu cầu trong một vài tuần để đảm bảo gãy xương được chữa lành đúng cách. Để kiểm tra sự liên kết của xương và để xác định khi nào không cần phải bó bột nữa.
6. Phòng ngừa gãy cành tươi
Để hạn chế gãy xương xảy ra hoặc giảm thiểu biến chứng cần:
Tìm phương pháp giảm các tai nạn do chấn thương hoặc không do chấn thương, tai nạn trong thể thao.
Giảm các va chạm ở các trẻ nhỏ, tránh các hoạt động có nguy cơ té ngã cao khi điều trị gãy xương…
Có dụng cụ bảo hộ khi tham gia các hoạt động hoặc môn thể thao có nguy cơ cao bị gãy xương.
Theo dõi các hoạt động hàng ngày của trẻ em, đặc biệt là ở trường hoặc trên sân chơi.
Nếu xảy ra gãy cành tươi, đòi hỏi đánh giá ngay và bất động ngay lập tức để ngăn ngừa gãy xương tái phát, gãy xương hoàn toàn hoặc di lệch
Tóm lại, gãy cành tươi có tiên lượng là tốt, phần lớn các vết gãy xương cành tươi lành tốt mà không có thay đổi chức năng hoạt động của chi bị thương. Tuy nhiên, nếu không được cố định đúng cách và không theo dõi chỉnh hình đúng cách, có nguy cơ gấp góc, gãy hoàn toàn và di lệch gãy xương. Không điều trị gãy xương cành tươi đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng không hồi phục và khiến bệnh nhân bị biến dạng vĩnh viễn. Do đó, khi thấy dấu hiệu bất thường sau một va chạm hay tai nạn nào đó cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng xương để có thể phát hiện sớm gãy xương cành tươi và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Gãy Cành Tươi: Chấn Thương Thường Gặp Ở Trẻ
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về thuật ngữ “gãy cành tươi”. Nếu bạn đã là bố mẹ của các em nhỏ thì bạn nên đặc biệt quan tâm vấn đề này. Bởi vì gãy cành tươi rất thường gặp ở trẻ em, nhất là độ tuổi dưới 10. Cũng như hậu quả và biến chứng để lại rất nghiêm trọng nếu trẻ không được xử trí đúng cách. Do đó, bạn nên trang bị kiến thức cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách sơ cứu cũng như phòng ngừa.
Gãy cành tươi là một loại gãy xương mà xương chịu lực uốn cong dẫn đến nứt gãy. Áp lực gây ra sự gãy xương không tách nó thành từng mảnh. Chúng thường được gọi là gãy xương một phần hoặc không hoàn toàn. Chỉ gãy một phần ở thân xương trong đó vỏ xương một bên bị gián đoạn. Bên còn lại vỏ xương vẫn còn nguyên.
Gãy cành tươi xảy ra phổ biến nhất khi ngã trong tư thế cánh tay bị dang ra. Có thể gặp do các loại chấn thương như va chạm, chấn thương với một vật thể nào đó.
Gãy xương cành tươi xảy ra khi lực tác dụng lên xương dẫn đến sự uốn cong của xương. Tuy nhiên, lực uốn được áp dụng không làm gãy xương hoàn toàn. Thường bề mặt lồi bị gãy còn bề mặt lõm của xương uốn vẫn còn nguyên. Có thể hình dung qua hình ảnh bẻ gãy một cành cây tươi.
Chúng ta thường bắt gặp gãy cành tươi ở trẻ em, đặc biệt ở độ tuổi dưới 10. Vì sao lại thế? Xương trẻ em phần lớn là sụn chưa cốt hóa, sụn này có chức năng kéo dài xương trong quá trình phát triển của trẻ. Nên xương trẻ em thường mềm hơn và linh hoạt hơn xương người lớn. Khi chịu lực tác động nó không dễ gãy thành mảnh rời mà chỉ gãy một phần.
Tuy nhiên gãy cành tươi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, kể cả người lớn. Tỷ lệ bị gãy xương tương đương ở nam và nữ.
Thông thường nhất, chúng xảy ra ở cẳng tay và cánh tay. Điều này là do phản xạ khi ngã, đứa trẻ sẽ chống tay. Với tần suất ít hơn, còn có thể gặp ở mặt, ngực, xương bàn chân và hầu như mọi xương trong cơ thể.
2. Triệu chứng – chẩn đoán gãy cành tươi
Xuất hiện uốn cong ở chi bị thương
Không thể đặt bất kỳ trọng lượng hoặc áp lực lên khu vực tổn thương
Khó chịu nghiêm trọng kéo dài hơn một hoặc hai ngày
Tốt nhất là gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có cảm giác đau nhức. Bất kỳ sự chậm trễ trong việc nhận chăm sóc y tế có thể làm phức tạp quá trình điều trị và chữa lành
Triệu chứng của con bạn: đau dai dẳng vùng bị tổn thương, giảm khả năng vận động, sưng nề, biến dạng…
Chấn thương xảy ra như thế nào
Các bác sĩ nên được thông báo trước về bất kỳ dị ứng hoặc phản ứng đã biết nào mà con bạn đã từng bị. Ví dụ dị ứng loại thuốc cụ thể nào? Điều này thật sự quan trọng trong quá trình điều trị. Nó giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu bất kì biến chứng nào xảy ra.
Bất kỳ câu hỏi nào khác bạn muốn hỏi bác sĩ.
Nếu con bạn bị đau đáng kể hoặc dị dạng rõ ràng, bạn có thể đến thẳng phòng cấp cứu hoặc phòng khám chăm sóc khẩn cấp để bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực chấn thương. Con bạn có thể được yêu cầu di chuyển ngón tay của mình để kiểm tra tổn thương thần kinh. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các khớp trên và dưới chỗ gãy xương.
Mức độ khó chịu của bệnh nhân
Bao nhiêu bệnh nhân hiện có thể di chuyển chi theo yêu cầu của bác sĩ
Khả năng của bệnh nhân để thao tác các phần phụ bên ngoài như ngón tay hoặc ngón chân
X-quang có thể tiết lộ hầu hết các gãy xương. Ở trẻ em cần được chụp toàn bộ 2 khớp trên và dưới ổ gẫy. Chụp đối xứng hai bên (Chụp cả bên không tổn thương để so sánh. Do ở trẻ nhỏ, nếu có tổn thương đầu xương dài mà xương cốt hoá, chỉ là sụn thì không xuất hiện trên x – quang, nên chẩn đoán sẽ gặp khó khăn, cần có phim bên lành để so sánh)
Biến chứng có thể xảy ra từ gãy xương cành tươi:
Tổn thương bất kỳ dây thần kinh hoặc mạch máu xung quanh vị trí chấn thương
Chảy máu bất ngờ
Nhiễm trùng xảy ra trong hoặc xung quanh vị trí chấn thương
Biến dạng chi trong quá trình lành xương
Điều mà đa số phụ huynh lo sợ nhất là từ gãy cành tươi chuyển sang gãy hoàn toàn. Đây cũng là một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với các bác sĩ khi điều trị gãy xương cành tươi. Nếu không được điều trị đúng cách rất dễ dẫn đến gãy hoàn toàn. Các biến chứng của gãy xương hoàn toàn thì nguy hiểm hơn nhiều:
Shock, gãy hở, chèn ép khung, tím ngay khi nắn..
Rối loạn dinh dưỡng, hội chứng Volkman (tình trạng biến dạng của bàn tay, ngón tay, cổ tay xảy ra do chấn thương như: gãy xương, chấn thương đè nát, bỏng và các chấn thương động mạch.. Sau các chấn thương này, sự lưu thông máu giữa động mạch và tĩnh mạch sụt giảm ở cẳng tay gây ra lưu lượng máu giảm và thiếu oxy máu dẫn đến tổn thương cho cơ bắp, thần kinh và nội mạc mạch máu. Tình trạng này làm rút ngắn (co cứng) các cơ bắp ở cẳng tay).
Liệt thần kinh, vẹo trục và can lệch, tiêu chỏm hoặc đầu xương sụn, viêm xương, khớp giả, di lệch xương, biến dạng chi
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gãy xương cành tươi, bác sĩ có thể cần phải duỗi thẳng xương bằng tay, chỉnh về đúng vị trí để xương lành đúng cách. Con bạn sẽ nhận được thuốc giảm đau và có thể thuốc an thần cho động tác này.
Gãy xương cành tươi có nguy cơ dẫn đến gãy xương hoàn toàn cao. Nên các loại gãy xương này đều cần bất động, để cố định xương trong một khoảng thời gian điều trị lành thương. Hầu hết bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đặt nẹp đúc (bó bột) hoặc nẹp có thể tháo rời để ngăn chặn gãy hoàn toàn xảy ra.
Việc cố định bằng cách bó bột xương gãy sẽ kéo dài khoảng sáu tuần. Cách điều trị này phụ thuộc vào vị trí gãy xương, tùy vào gãy đoạn xa hay đoạn gần mà có loại bột phù hợp. Bệnh nhân bị gãy xương ở đoạn gần cần phải theo dõi chỉnh hình thường xuyên hơn do tính chất không ổn định của chúng và tăng khả năng gập khúc cao cũng như dễ dịch chuyển hơn
Nẹp có thể tháo rời cũng hoạt động tốt hơn trong các khu vực cần di chuyển nhiều hơn, như cổ tay. Đặt một dụng cụ chỉnh hình linh hoạt hơn tại chỗ giúp nó không bị cứng và bất động trong quá trình chữa bệnh . Đó là những trường hợp trẻ đau ít, được theo dõi sát với sự chăm sóc của gia đình. Lợi ích của nẹp tháo rời có thể ít tốn kém hơn và con bạn có thể tháo nó ra một cách nhanh chóng khi đi tắm.
Họ cũng có thể đề nghị phẫu thuật nếu họ cảm thấy nguy cơ gãy hoàn toàn sắp xảy ra. Đây là các tùy chọn phẫu thuật cho gãy cành tươi:
Đặt một thanh kim loại bên trong xương
Gắn một tấm kim loại xung quanh vết nứt bằng ốc vít
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân trẻ tuổi sẽ quan tâm nhất đến gãy xương xảy ra xung quanh sụn tăng trưởng. Đây là những vùng mô nằm quanh đầu xương dài ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các sụn tăng trưởng này có vai trò xác định hình dạng và chiều dài xương sẽ đạt được khi trẻ trưởng thành hoàn toàn, quyết định đến chiều cao và sự cân đối 2 bên của trẻ.
Thời gian phục hồi cho gãy xương cành tươi rất thay đổi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương và nếu cần can thiệp phẫu thuật. Hầu hết các gãy xương lành trong vòng bốn đến tám tuần. Các bác sĩ sẽ kê toa thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm bớt sự khó chịu. Họ cũng sẽ tìm kiếm bất kỳ vấn đề phát sinh từ quá trình chữa bệnh.
Bệnh nhân sẽ được yêu cầu quay lại để kiểm tra để các bác sĩ có thể kiểm tra vết thương đang lành như thế nào. X-quang được yêu cầu trong một vài tuần để đảm bảo gãy xương được chữa lành đúng cách. Để kiểm tra sự liên kết của xương và để xác định khi nào không cần phải bó bột nữa.
Chúng ta sau khi biết nguyên nhân, cơ chế dẫn đến gãy cành tươi cũng như biến chứng nguy hiểm của nó thì có thể chủ động phòng ngừa. Để hạn chế gãy xương xảy ra hoặc giảm thiểu biến chứng. Ta cần:
Tìm phương pháp giảm các tai nạn do chấn thương hoặc không do chấn thương, tai nạn trong thể thao.
Giảm các va chạm ở các trẻ nhỏ, tránh các hoạt động có nguy cơ té ngã cao khi điều trị gãy xương…
Cách tốt nhất để ngăn ngừa thương tích trong tương lai xảy ra là: Có dụng cụ bảo hộ khi tham gia các hoạt động hoặc môn thể thao có nguy cơ cao bị gãy xương. Mặc dù, có thể khó theo dõi các hoạt động hàng ngày của trẻ em để ngăn chặn điều này xảy ra, đặc biệt là ở trường hoặc trên sân chơi.
Thông thường, gãy cành tươi có tiên lượng là tốt. Phần lớn các vết gãy xương cành tươi lành tốt mà không có thay đổi chức năng hoạt động của chi bị thương. Tuy nhiên, nếu không được cố định đúng cách và không theo dõi chỉnh hình đúng cách, có nguy cơ gập khúc, gãy hoàn toàn và di lệch gãy xương
Bất cứ ai nghi ngờ rằng họ đang bị gãy xương nên được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bất kỳ sự khó chịu nào kéo dài trong một thời gian dài nên được xem xét ngay. Nguyên nhân có thể là một vết bầm tím hoặc một loại nào đó. Không điều trị gãy xương cành tươi đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng không hồi phục và khiến bệnh nhân bị biến dạng vĩnh viễn.
Qua bài viết này hi vọng có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn. Đừng để những biến chứng không đáng có xảy ra với những đứa trẻ của bạn!
Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân
Giã Nát Gà Con Đang Sống Để… Chữa Gãy Xương Ở Long An
“Thầy” Mười Chương vốn là nông dân, có 3 đời làm nghề chữa trị trật, gẫy bằng cách bó thuốc. Ông này tiếp tục nối nghiệp cha ông nhưng lại sử dụng gà con mới nở.
Từ chúng tôi về huyện Cần Đước, tỉnh Long An, đến ngã ba Tân Lân rồi theo đường lên Chợ Đào, người dân hai bên đường ai cũng biết tiếng “thầy” Mười Chương ở ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, chuyên về bó xương gãy. Tuy nhiên, “thầy” Mười Chương không bó bằng những loại thuốc Nam, thuốc Bắc như vẫn thường thấy ở một số lương y chuyên trị trặc, đả, mà “thầy” bó bằng cách giã nát 2 hoặc 3 con gà con mới nở còn sống, trộn với hột tiêu đen, rượu trắng cùng với một loại bột màu xám xỉn như tro bếp mà “thầy” nói là “thuốc bí truyền”.
Chẳng rõ đã có ai lành lặn nhờ bài thuốc “độc chiêu” này chưa nhưng theo lời “thầy” thì người bệnh từ chúng tôi Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Đồng Tháp…, thậm chí tận ngoài Đà Nẵng, Kon Tum, Bình Phước cũng lặn lội tìm đến “thầy”. Và không chỉ chữa gãy xương, “thầy” Mười Chương còn chơi luôn bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm và ngay cả gãy đốt sống cổ, “thầy” cũng chữa.
“Thầy” Mười Chương tên thật là Nguyễn Hồng Chương, năm nay gần 60 tuổi. “Thầy” vốn xuất thân là nông dân nhưng một số hàng xóm ở gần nhà “thầy” cho chúng tôi biết: “Hồi đó, thời ông nội rồi đến thời ba ổng, trong gia đình có người làm nghề chữa trị trặc, đả bằng cách bó thuốc. Đến đời ổng, ổng tiếp tục nối nghiệp nhưng ổng chữa theo cách của ổng, nghĩa là bó bằng gà con”. Hằng ngày, “thầy” Mười Chương vẫn đi làm ruộng nhưng hễ có người bệnh nào đến thì “thầy” lại ra tay hành nghề.
Vẫn theo lời hàng xóm của “thầy”: “Ổng không treo bảng, đề tên vì sợ chính quyền xử lý về việc chữa bệnh không giấy phép. Người bệnh toàn ở đâu tới chứ bà con trong ấp, trong huyện, nếu ai đau xương đau khớp hoặc nếu chẳng may té ngã gãy xương, họ vô bệnh viện”.
Lời kể của những người hàng xóm phần nào đã nói lên sự thật về khả năng chữa bệnh của ông Chương, cũng như ý kiến của bác sĩ Hùng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Sài Gòn ITO khi chúng tôi đề cập đến chuyện “bó gà chữa xương gãy”: “Thỉnh thoảng BV Sài Gòn ITO vẫn tiếp nhận những ca lở loét, nhiễm trùng da do gãy xương rồi bó bằng gà, trong đó có người khai là bó ở Cần Đước. Có trường hợp phải tiến hành ghép da để phục hồi tính thẩm mỹ cho người bệnh”.
Dược sĩ Đa, cũng ở huyện Cần Đước nói: “Hai năm trước, má tôi bị gãy cổ xương đùi. Nghe đồn về ông Chương nên mấy đứa em tôi tính chở má tôi đến gặp ổng nhưng tôi cương quyết phản đối rồi đưa má tôi lên BV Chợ Rẫy, chúng tôi mổ thay khớp. Với cách chữa bệnh phi lý, phản khoa học như thế, tôi ngạc nhiên không hiểu vì sao các ngành chức năng ở xã, huyện lại chưa có ý kiến gì?”.
Tập hợp tất cả những thông tin này, chúng tôi đến nhà “thầy”. Vừa bước vào đã thấy một người đàn ông hơi gầy, mặt lốm đốm tàn nhang đang hý hoáy lau bàn ghế. Chừng biết chúng tôi tìm “thầy” Mười Chương, ông ta nhìn chúng tôi một lát như dò xét rồi sẵng giọng: “Tìm ổng làm gì?”. Người bạn cùng đi với tôi chỉ vào cổ tay nói: “Dạ, mấy bữa rày em đau quá. Bác sĩ nói bị bệnh “gút” nhưng uống thuốc hoài không hết nên em tới gặp thầy nhờ chữa trị”.
Nghe xong câu trả lời của bạn tôi, nét mặt người đàn ông giãn ra: “Vậy là chú tìm đúng thầy đúng thuốc rồi đó. Tui là Mười Chương đây. Có mang theo phim chụp X-quang và giấy xét nghiệm không?”. Bạn tôi đáp: “Dạ không, đi vội quá nên quên mất”.
Chỉ cho tôi ngồi xuống cái ghế đá, “thầy” ngồi chồm hỗm dưới đất, dùng tay nắn quanh hai khớp cổ tay bạn tôi: “Nặng lắm rồi à nha. Khớp cứng hết rồi nè nhưng chú cứ yên tâm. Bịnh gì chứ mấy cái vụ đau khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, gãy tay, gãy chân, gãy xương đòn gánh, xương cổ, xương bánh chè… tui đều trị được”.
Vẫn theo lời “thầy”, bà A, ông B ở mãi ngoài Quảng Nam, Đà Nẵng, bị thấp khớp kinh niên, chữa trong nước không hết, đi “Xin Ga Bo” (Singapore – nguyên văn theo lời “thầy”) chữa cũng không hết. Ấy vậy mà khi đến gặp “thầy”, chỉ ba lần “bó gà” là về… đá banh được!
Khi tôi hỏi bà đã tận mắt nhìn thấy người nào được “thầy” Mười Chương chữa lành chưa, và trong gia đình bà đã có ai nhờ “thầy” chưa thì bà ấp úng: “Tui cũng chỉ nghe nói, còn ở nhà tui hồi giờ chưa có ai… đau xương”.
Mang tất cả mọi thứ về lại nhà “thầy”, “thầy” Mười Chương kêu tôi lên phòng trên đốt nhang cúng tổ. Bàn thờ tổ của “thầy” phủ rèm đỏ, tấm phông cũng bằng vải đỏ. Trên bàn, ngoài bông hoa, trái cây, cặp chân đèn, lư hương cùng một chiếc khung trong có tờ giấy đỏ, viết lằng ngoằng chữ Tàu, chẳng hiểu là bùa hay bài vị còn có mấy hộp bánh – loại bánh nhập khẩu từ Đan Mạch và một cái đĩa chứa nhiều tờ tiền mệnh giá 100, 200 và 500 nghìn, chắc đồ cúng là của những bệnh nhân đến trước. Thấy tôi đặt hộp bánh Chocopie lên, “thầy” nhắc: “Đặt tiền tổ nữa”.
Bạn tôi móc túi lấy ra tờ 200 nghìn để vào đĩa trong lúc “thầy” Mười Chương đốt nhang đưa rồi kêu bạn tôi xưng họ tên và vái 3 vái. Tiếp theo, thầy gõ 3 lần vào chiếc chuông nhỏ. Khi màn cúng tổ kết thúc, một phụ nữ tuổi xấp xỉ 40 bưng lên một cái tô bên trong lầy nhầy những máu, thịt, lông – là xác của 3 con gà con đã được bà này giã nát.
Theo lời “thầy” Mười Chương, bạn tôi phải trả cho bà ta 30 nghìn đồng là “tiền công giã 3 con gà”. Rất trịnh trọng và thành kính, “thầy” Mười Chương cho tiêu đen, rượu trắng cùng chất bột màu tro bí truyền vào tô, trộn đều. Cái hỗn hợp ấy được “thầy” đắp vào hai bên khớp cổ tay bạn tôi rồi bó lại bằng cuộn băng: “Về nhà không được để ướt chỗ bó thuốc nghe. Nếu muốn tắm thì ngồi xuống, giơ cao hai tay lên. Cứ 2 tiếng phải đổ vào chỗ bó một ly nhỏ rượu trắng rồi 5 ngày sau quay lại đây”.
Tôi hỏi bệnh gút như bạn tôi thì phải bó mấy lần? “Thầy” Mười Chương đáp: “Bó 2 lần là hết hẳn. Thêm một lần nữa để nó khỏi tái phát, tổng cộng là 3 lần”. Tôi hỏi ăn uống có kiêng cữ gì không? Thầy phán “kiêng đồ biển” trong lúc theo y học, nếu đã là “gút” thì phải kiêng tuyệt đối bia rượu, óc, tủy, tiết canh, phủ tạng động vật, cũng như những loại thức ăn có nhiều axit uric khác…
Ra khỏi nhà thầy sau khi đã cảm ơn và hẹn ngày bó tiếp, chạy thêm một đoạn, chúng tôi dừng lại rồi nhanh chóng tháo cuộn băng ra, vét hết “bài thuốc bí truyền” của “thầy” Mười Chương ở hai cổ tay ném vào đám cỏ và rửa sạch bằng một chai nước suối vì thịt gà, máu gà tươi nói riêng cũng như máu, thịt của những loại gia cầm khác nói chung, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
Bác sĩ Lê Văn Quang, chuyên khoa Giải phẫu bệnh cho biết: “30 phút sau khi máu động vật, gia cầm ra ngoài cơ thể chúng là vi khuẩn đã bắt đầu sinh sôi, còn thịt thì chậm hơn, khoảng 1 tiếng. Khi đắp vào da, những loại vi khuẩn ấy xâm nhập cơ thể, gây nhiễm trùng, lở loét, thậm chí còn có thể hoại tử, phải tháo bỏ khớp. Rượu trắng có đổ vào liên tục cũng chẳng tác dụng gì vì nồng độ cồn trong rượu không đủ khả năng diệt khuẩn”.
Lương Y Huỳnh Văn Khai, ở quận 6 chúng tôi nói: “Các bài thuốc Đông y trị chấn thương, trặc đả hầu hết đều là thảo dược, trong đó có nhiều vị rất độc như mã tiền nên chỉ dùng ngoài da. Còn gà dùng làm thuốc cũng có nhưng là gà ác và cũng chỉ hầm lên để lấy nước uống chứ không ai đắp vào chỗ gãy xương vì nó là thịt sống, để hai ba ngày nó thúi hoắc, chịu gì nổi”.
Theo dược sĩ Đa, đã có mấy người ở Cần Đước bị tàn phế vì “bó gà” của “thầy” Mười Chương, thậm chí có người sau 5 ngày mở băng ra thì thấy… có giòi. Hẳn là vì thế nên “thầy” dặn tôi cứ 2 tiếng phải tưới rượu một lần, chắc là để thịt, máu gà khỏi thối!
Theo một cán bộ thuộc Văn phòng UBND huyện Cần Đước, xử lý việc hành nghề y không phép nằm trong thẩm quyền của xã Mỹ Lệ. Nếu cần, xã có thể báo cáo về huyện để huyện chỉ đạo thêm. Vì vậy, theo thiển ý của chúng tôi và của những người biết rõ về cách chữa bệnh của ông Chương, đã đến lúc UBND xã Mỹ Lệ cần chấm dứt ngay hoạt động của “ông thầy” này.
Dấu Hiệu Nhận Biết Gà Chọi Hay
Ai chơi gà chọi hay gà đá thì đều biết Linh kê là loại gà quý hiếm nghìn con có một ,nhưng với những người mới nghiên cứu thì việc phát hiện ra linh kê thật là khó bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn và chỉ ra các dấu hiệu của loài linh kê .
Tổng hợp 24 đặc điểm xem tướng gà chọi dị tướng như sau:
Gà chọi tử mị: Lúc ngủ nhìn vào như con gà chết
Gà phụng ( gà phụng vĩ): Gà chọi có đuôi như chim phụng hoàng, đuôi dài chấm đất
Gà lân: gà nhìn dị tướng, nhìn như con lân ( hình ảnh so sánh gà này không rõ rệt lắm)
Gà qui: Khi nằm gà thụt đầu, đuôi lại nhìn giống như con rùa với cái mai bằng lông vũ.
Gà võ hầu: Khi ra trường đấu, gà loại này dựng lông lên như con khỉ
Gà mắt ếch, mắt mèo: nhanh nhẹn, gan lì
Gà mào nhọn nhìn như tổ mối
Gà có mào hình dáng trơn như đầu con lươn
Gà mào đổ và cuộn lại
Gà lông thép: Lông mọc ở dưới cổ hoặc đuôi, hình dạng như sợi thép xoăn lại.
Gà lông nhím: Lông mọc ở cánh, chỉ có một sợi thẳng và nhọn như lông con nhím
Gà lông công: Gà có lông mang màu sắc như màu lông đuôi con công
Gà lông trĩ: Gà có lông mọc ở cổ hoặc đuôi, 2 lông chụm 1
Gà có xoáy trên đỉnh đầu
Gà có lỗ nhỏ trên đỉnh đầu
Gà có nếp vằn ngang mào
Gà đoản thiệt: gà sinh ra không có lưỡi
Gà mỏ cuốn: Khi ngậm mỏ lại ta vẫn nhìn thấy lỗ hổng xuyên qua mỏ.
Gà giáp cần: dưới cổ gà có vảy sừng
Gà tam nhĩ: có 3 lỗ tai ( một lỗ tai nhỏ bị lông che kín)
Gà song sinh: một trứng nở 2 gà
Gà gáy liên tiếp 3 tiếng liền nhau
Gà bịp: Gà ban đêm kêu như con bìm bịp
Gà có tướng đi khác thường: gà đi bốc cát, gà lắc mặt ( hoặc đi như vịt), né lồng.
Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Gãy Xương Cành Tươi trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!