Xem Nhiều 4/2023 #️ Đầu Xuân Xem ‘Hội Chọi Gà’ # Top 7 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 4/2023 # Đầu Xuân Xem ‘Hội Chọi Gà’ # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đầu Xuân Xem ‘Hội Chọi Gà’ mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TPO – “Đến hẹn lại lên”, cứ đầu xuân, trên nhiều vùng quê Việt Nam, lại mọc lên các “sới gà” sôi nổi, thu hút đông đảo người dân.

“Chọi gà” hay “đá gà” là một thú vui dân gian có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Theo nhiều tài liệu thì ở miền Bắc, những địa phương cung cấp giống gà nổi tiếng là Ðình Bảng, Yên Phụ (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang), Tây Phương (Hà Tây); ở miền Nam, có gà Cao Lãnh (Ðồng Tháp)…

Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội làng xưa.

Chùm ảnh ghi lại lễ hội chọi gà tại làng Linh Quy, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Chăm chú xem những “chiến binh” gà tỉ thí. Chờ xuất trận. Chuẩn bị “chiến đấu”. Đôi gà chọi “không chiến”. Pha “ra đòn” hiệu quả. Dồn “đối phương” vào chân tường. “Sới gà” luôn thu hút đông đảo “cánh mày râu”.

 Hoàng Tuân

Theo Viết

Trò Chơi Dân Gian Vào Hội Đầu Xuân

(Baonghean.vn) – Về huyện lúa Yên Thành mỗi dịp đầu xuân, chúng ta sẽ được hòa mình trong khí thế rạo rực của mùa lễ hội với những trò chơi dân gian kỳ thú. Đây là hoạt động văn hóa xuất phát từ nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ sau những ngày lao động miệt mài của người dân.

Sôi nổi với trò chơi đẩy gậy,khỏe để xây dựng quê hương, đất nước. Ảnh: Thái Dương.

Xã Phúc Thành là địa phương có 8 di tích văn hóa lịch sử và danh thắng đẹp. Đây là những điểm sinh hoạt văn hóa của người dân mỗi dịp đầu xuân. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu xuân năm mới Đinh Dậu – 2017, Ban văn hóa xã đã triển khai kế hoạch cụ thể, tổ chức cho nhân dân vui tết, đón xuân an toàn, lành mạnh thông qua các hoạt động lễ hội với những trò chơi dân gian kỳ thú, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Trò chơi dân gian “3 người – 2 chân” thể hiện tinh thần đoàn kết. Ảnh: Thái Dương.

Ông Trần Văn Thành – Trưởng ban văn hóa xã cho biết: Chỉ đạo các xóm vận động nhân dân tham gia các hoạt động đầu Xuân, đặc biệt là tổ chức các trò chơi dân gian như đu tiên, chọi gà, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều…nhằm tạo khí thế sôi nổi và gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa của địa phương.

Là huyện thuần nông, mọi sinh hoạt văn hóa của người dân Yên Thành cũng đều gắn kết với nông nghiệp. Các trò chơi dân gian như: chọi gà, đấu vật, chơi cù lộ, đu tiên, đua thuyền, chơi cờ thẻ, cờ người, đâm lao… cũng đều xuất phát từ những tập tục văn hóa truyền thống.

Chọi gà ở làng Kẻ Gám, xã Xuân Thành. Ảnh: Thái Dương.

Vì vậy , ở hầu khắp 39 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thành ngoài thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, thì chơi các trò chơi dân gian là hoạt động giải trí không thể thiếu trong dịp đầu Xuân.

Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với sở thích nhiều lứa tuổi. Theo đó mỗi trò chơi đều có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau vừa rèn luyện thể lực, sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật, vừa thể hiện tinh thần thượng võ, và cũng là chất keo gắn kết cộng đồng, khiến cho người chơi khi đã tham gia, nhập cuộc thì có thể chơi suốt cả ngày mà không thấy chán.

Trò chơi dân gian không đơn thuần là một hoạt động chơi giải trí, mà ẩn chứa trong đó là cả một nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của dân tộc. Vì vậy, bằng những việc làm thiết thực Yên Thành đã và đang góp phần tích cực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị tinh thần từ các trò chơi dân gian.

Ông Hoàng Danh Truyền – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết, Yên Thành là địa phương có số lượng di tích và lễ hội phong phú. Chính vì vậy, huyện đã tập trung cho công tác tuyên truyền, vận động nhân, các thôn xóm phục hồi, duy trì và phát triển các trò chơi dân gian, tạo sân chơi lành mạnh trong văn hóa cộng đồng.

Thái Dương

Trò Chơi Chọi Gà Trong Lễ Hội Mùa Xuân Côn Sơn

Trò chơi chọi gà đòi hỏi một sự kỳ công lớn của người nuôi từ việc chọn gà giống phải là gà chọi “nhà nòi”! Trước khi vào hội các chủ gà phải đăng ký với ban tổ chức lễ hội. Thường thì không hạn định số lượng và địa phương tham gia. Sau đó ban tổ chức đã chia thành từng cặp đấu loại để chọn ra cặp vô địch. Trò chơi chọi gà thường được tổ chức vào buổi chiều các ngày diễn ra lễ hội. Người xem đứng vây kín xung quang “trường gà”. Khi có trống báo, hai chủ gà sẽ lấy số ôm gà của mình vào sới, khi tiếng trống lệnh rứt chủ gà sẽ thả gà vào sới rôi về vị trí quan sát. Để phân minh thắng bại, ban tổ chức quy định mỗi trận đấu gồm 7 hồ. Nếu gà thua thì tự bỏ cuộc gọi là “kỳ tử”. Nếu chủ gà thấy được trước khả năng yếu kém của gà mình thì có thể xin trọng tài dừng trận đấu. Có những trận đấu kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ không phân thắng bại. Hai con gà chọi đỏ gay lừa mổ nhau, đập cánh vào nhau, nhảy lên đá móc vào nách, vào cổ họng, vào ức của đối phương quyết liệt hoặc ghì nhau đè cánh đạp chân như những đấu thủ trên sàn đấu. Những cú mổ hiểm hóc vào mắt, vào cổ đối phương đến chảy máu, những cú đá móc với những chiếc móc sắc nhọn đến toác ngực làm người xem xung quanh thán phục, bàn tán, tranh cãi rất say sưa. Trò chơi trọi gà đã tạo lên không khí vui nhộn cho lễ hội mùa xuân Côn Sơn. Đã thu hút đông đảo người xem hứng thú với những pha đấu đẹp mắt. Tuy giải thưởng chỉ mang tính tượng trưng khích lệ nhưng năm nào cũng thu hút được đông đảo các chủ gà chọi tham gia. Nó là một trò chơi vừa mang tính chất giả trí vừa nâng cao tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng – một nét đẹp trong lễ hội mùa xuân Côn Sơn.

Một số hình ảnh trò chơi chọi gà trong Lễ hội truyền thống Côn Sơn – Kiếp Bạc Chọi gà trong lễ hội mùa xuân Côn Sơn Du khách xem chọi gà trong hội thi

Ngày Xuân Về Hưng Yên Xem Chọi Gà

Trong những ngày Tết ở Đông Mai, bất kể người nào có gà hay không, là người trong thôn hay thôn lân cận, thậm chí cả những “chủ gà” của tỉnh Bắc Ninh, hễ nghe thấy thôn nào nào có hội chọi gà là tìm đến vây quanh, xem và cổ vũ. Chủ gà nào muốn tham gia lễ hội phải đăng kí trước với ban tổ chức để được bốc thăm cặp thi đấu với mình.

Tùy theo số lượng gà tham gia chọi mà ban tổ chức sẽ có ít “xới” hay nhiều xới. Các xới được quây ở hai bên trước cổng sân đình, để sau khi làng tổ chức xong phần lễ, sẽ tiến hành phần hội với các trò chơi dân gian đặc sắc.

Ông Nguyễn Xuân Khu (Trưởng ban tổ chức lễ hội đình làng) cho biết: “Trò chơi chọi gà đã có từ lâu, nhưng năm 1997, nó mới chính thức là trò chơi có mặt trong lễ hội đình làng Đông Mai hàng năm và được tổ chức thành hội chọi gà. Thông thường, cứ 3 năm làng lại tổ chức hội lớn một lần, nhưng chọi gà thì hầu như năm nào cũng có. Các chủ gà chỉ cần hẹn nhau là có thể tập chung lại để thi đấu, nhưng đúng năm tổ chức hội thì hội chọi sẽ lớn hơn và số gà tham gia chọi sẽ nhiều hơn”.

Không chỉ ngày tết, ngày thường ở Đông Mai cũng có hội chọi gà. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi là các chủ gà hẹn nhau chơi, vừa thi đấu giao hữu, vừa rèn luyện sức chiến đấu cho các “chú”.

Người chơi gà chọi phải là người có nhiều kinh nghiệm và đầu tư công phu về thời gian và công sức. Những người có “máu” chơi chọi gà thường lặn lội đi khắp nơi để tìm những giống gà nổi tiếng, như gà Đông Tảo, Cao Lãnh…

An Thắng – một chủ gà có tiếng ở làng – cho biết: “Dân chơi gà chọi thường có một câu truyền miệng về kinh nghiệm chọn gà. Đó là ‘đầu còng, mình cốc, mắt ốc, da chì, cánh vỏ trai…’. Những người chơi sành chỉ cần nhìn vào những đặc điểm này, nhìn vào tướng gà, dáng đi, màu sắc lông, chân gà, tiếng gáy là có thể kết luận về ‘sức chiến đấu’ của chú ta”.

Muốn có gà đá hay, người chơi gà chọi phải sành chọn giống, biết cách chăm sóc, “om bó” từ khi con gà đang còn nhỏ, rồi phải ra công tập luyện bằng cách cho “đấu giao hữu” để biết được những ưu khuyết điểm mà uốn nắn và phát huy.

Chọn được gà tốt, gà đá hay đã khó, nuôi gà chọi lại càng khó hơn. Theo anh Thắng, gà chọi phải có chế độ ăn uống riêng, đủ nước uống. Thức ăn ngoài ngô lúa còn phải có chất béo, đạm động vật. Trước ngày lên xới phải om bó, tẩm bổ bằng cách cho gà ăn những động vật có chứa nhiều chất đạm như lươn, tôm, cá… sống.

Vào cuộc đấu, mọi người khắp nơi đổ về vây quanh “xới”. Phải chọn xới trên bãi cỏ êm, không có đá sỏi, có khi phải trải chiếu. Nếu vào những ngày hội làng, các “xới” được tạo bằng những tấm cót chắn thóc, bên trong trải cát êm. Chơi gà chọi cũng cần phải có luật, phải căn cứ vào hạng cân, hạng tuổi mới cho các chú gà chọi thi đấu với nhau và phải có trọng tài giám sát.

Người xem chọi gà say sưa cổ vũ, bình phẩm từng cú đá hay, từng miếng mổ chuẩn xác, hiểm hóc, từng động tác di chuyển và ánh mắt nhìn “đối thủ” của gà. Nhiều khi người xem còn tỏ ra hào hứng và nhập cuộc một cách cuồng nhiệt để cổ vũ cho các “vận động viên”.

Những cặp đá hay và bền thường đá thông 7 – 8 hồ (mỗi hồ có thể 10 – 15 phút do trọng tài quy định). Nghỉ giữa các hồ, gia chủ phải dùng khăn tay móc nhớt trong họng, phun rượu và xoa nghệ những vết thương, rồi cho đấu hồ khác.

Gà vào cuộc thường “say đá” đến mức toạc đầu, gãy cánh, chảy máu mắt vẫn không chịu rời xới. Do đó có khi các chủ gà chọi phải dừng thi đấu và dùng kim chỉ khâu những vết rách ở chân hoặc cánh của gà lại rồi cho thi đấu tiếp. Nếu gà bị đá rời ra khỏi xới là thua cuộc. Những chú gà đá hay thường có máu bất khuất không chịu thua cuộc nên sẽ đấu hết mình.

Nếu các chủ gà chọi không muốn gà của mình bị thương nữa có thể xin thua và dừng thi đấu và cho gà về “dưỡng thương”. Cuối mỗi hội chọi sẽ có giải dành cho 3 chú gà có sức chiến đấu mạnh nhất và còn trụ tới hiệp cuối cùng. Kết thúc hội thi, các chủ gà lại đem về nuôi dưỡng, chăm sóc và rèn luyện sức chiến đấu để chờ tới hội làng năm sau.

Nhiều năm nay, thú chơi gà chọi trong ngày hội làng ở Đông Mai vẫn không hề mai một và được duy trì cho đến tận bây giờ. Nó không chỉ là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống, mà còn thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí bất khuất trong tính cách của người Việt Nam.

Phương Lam

Bạn đang xem bài viết Đầu Xuân Xem ‘Hội Chọi Gà’ trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!