Xem Nhiều 5/2023 #️ Điều Trị Dứt Điểm Bệnh Khô Chân Ở Gà # Top 9 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Điều Trị Dứt Điểm Bệnh Khô Chân Ở Gà # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Trị Dứt Điểm Bệnh Khô Chân Ở Gà mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh khô chân ở gà là một trong các bệnh thường gặp ở gà. Bệnh khô chân khá phức tạp có độ lây lan cao và tỷ chết lên đến từ 5-30% nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh khô chân ở gà là gì?

Bên cạnh đó nhiều bộ phận của gà cũng trở nên teo dần và gây ảnh hưởng đến khả năng sống vật nuôi.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở gà. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở cả gà còn nhỏ hoặc cả gà trưởng thành.

Trong quá trình ấp trứng tự nhiên hoặc nhân tạo do kỹ thuật sao sót nên giảm sức đề kháng ở gà.

Do trong quá trình vận chuyển đường dài không đảm bảo được độ ấm như khi được gà mẹ úm, thiếu nước dẫn đến gà nhiễm bệnh khô chân.

Không dùng thuốc úm chuyên dụng đối với gà công nghiệp nên dẫn đến gà con bị tiêu chảy, thương hàn, bệnh lỵ và các bệnh di truyền từ phôi.

Vào lúc trưởng thành, hệ miễn dịch gà rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, gà trưởng thành vẫn có thể mắc căn bệnh này.

Gà đang bị mất nước nhiều.

Vệ sinh chuồng nuôi không sạch sẽ dễ dàng ủ mầm bệnh.

Gà nhiễm bệnh Newcastle – căn bệnh thường gặp khi không tiêm phòng đầy đủ.

Mắc phải do chứng tụ huyết trùng- Tỉ lệ bệnh chết tầm 8-15%.

Gà trưởng thành bị bệnh không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả đàn mà còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy làm thế nào để phát hiện gà bệnh bị khô chân?

Những biểu hiện của bệnh khô chân ở gà

Da chân gà khô và không tươi tắn, chân teo.

Gà ủ rũ kém ăn, gà bị xệ cánh ít hoạt động và hay đứng một chỗ.

Gà ăn ít hoặc có dấu hiệu bỏ ăn.

Thở khò khè một cách khó khăn và có dấu hiệu bệnh teo lườn ở gà.

Lông gà không phồng lên đẹp đẽ mà lại bết dính.

Phân có màu trắng nhớt( Điểm phân biệt với bệnh cầu trùng gà khi có phân màu nâu sẫm).

Mắt nhắm nghiền, ít khi mở mắt.

Đặc biệt ở gà con, nếu bạn tiến hành giải phẫu để kiểm nghiệm sẽ dễ dàng nhận thấy các triệu chứng như:

Trọng lượng gà rất nhẹ, lông xù.

Diều không có thức ăn.

Bụng nặng, lòng đỏ không tiêu.

Ruột quắt, viêm đến viêm xuất huyết.

Đây là những biểu hiện của bệnh gà bị khô chân rất phổ biến và dễ nhận biết. Nhất là trong khoảng thời gian từ 2-15 ngày tuổi là khoảng thời gian gà dễ nhiễm nhất. Chính vì thế cần theo dõi để chữa trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh khô chân ở gà

Cách ly những con gà đang bị nhiễm ra nơi riêng.

Tổng vệ sinh chuồng trại, chất độn cũ và khử trùng nơi chăn nuôi.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng cách ly phù hợp. Với gà con thì nhiệt độ là 37 độ C.

Tránh gió rét, gió lùa nhưng vẫn tạo độ thông thoáng khi nuôi nhốt.

Bổ sung men tiêu hóa giúp gà bệnh dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.

Nên cung cấp liên tục nước hoặc đồ ăn để gà bổ sung đủ chất dinh dưỡng.

Trộn chung thuốc với thức ăn hoặc nước uống để gà nhanh khỏe nhất. Công thức pha trộn có thể pha theo tỷ lệ : Colivit: 20g/100kg gà/ngày hoặc Cúm gia súc: 20g/100kg /ngày hoặc Super-Vitamin: 20g/100kg gà /ngày. Đây là 3 loại thuốc bạn có thể sùng để tăng sức đề kháng cho gà.

Bệnh chân khô ở gà có gây thiệt hại nhiều không?

Việc phát hiện một con gà trong đàn nhiễm bệnh, bạn cần phải cách ly và theo dõi nguyên đàn gà đó. Rất dễ thấy rằng bệnh khô chân ở gà gây thiệt hại rất nhiều đến kinh tế.

Khi gà con nhiễm bệnh:Tỷ lệ sống sót rất thấp. Tuy nhiên, nếu gà bệnh chết ở lúc này thường có ít thiệt hại kinh tế hơn.

Gà trưởng thành bị bệnh: Nếu như có cách chữa gà khô chân kịp thời, khả năng sống sót rất cao. Tuy nhiên, việc dễ dàng lây lan bệnh lại tiêu tốn rất nhiều tiền để chữa trị. Giá trị kinh tế sụt giảm gây tổn thất khá lớn về kinh tế và sinh sản đời sau.

Gà chọi bị khô da bị bệnh: Đối với những chú gà chọi, sau khi nhiễm sức khỏe giảm sút rõ rệt. Dáng không còn đẹp và sức chiến đấu cũng suy giảm đáng kể. Bên cạnh đó, việc chăm sóc cũng cần nhiều thời gian và công sức để gà chọi có thể dũng mãnh trở lại.

Dù ở lứa gà lớn hay nhỏ thì việc gà mắc bệnh luôn tiêu tốn không ít tiền bạc. Đặc biệt nếu gà nhiễm bệnh chết thì không thể ăn hoặc bán. Vì khi chết, sức đề kháng gà đã có sự suy giảm mạnh, các loại vi khuẩn trong cơ thể rất nhiều.

Chính vì thế, khi cách chữa bệnh khô chân ở gà không còn hiệu quả thì để đảm bảo an toàn khi gà bệnh lạnh chân chết thường hay bị đem thiêu hủy thay vì chế biến. Vậy có cách nào phòng bệnh này hay không?

Cách phòng bệnh khô chân gà hiệu quả

Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ: Quét dọn và khử trùng thường xuyên trại gà không những giúp ngừa bệnh gà khô chân ở gà mà còn rất nhiều loại khác.

Theo dõi thường xuyên và cách ly khi gà có triệu chứng bệnh lý.

Tiêm vacxin cho gà con theo khuyến cáo bộ nông nghiệp.

Giãn mật độ nuôi thông thoáng. Đảm bảo rằng mật độ nuôi có thức ăn và nước uống đầy đủ.

Nếu vận chuyển gà con đi xa nhớ cung cấp đủ độ ấm cho gà con để tránh

Thức ăn gà phải đảm bảo 22% đạm và đủ chất dinh dưỡng.

Cách trị bệnh gà con ủ rũ là cho gà uống thêm kháng sinh Enroseptyl-L.A để gà có sức đề kháng tốt.

Pha thêm các loại thuốc vào nước cho gia cầm uống với công thức 1 lít nước pha với 3 loại thuốc tách riêng uống: 2g T. Umgiaca hoặc T. Colivit – 1,5g T. Cúm gia súc hoặc Anti-Gum – 1,5g Doxyvit hoặc Super-Vitamin.

Website: www.daga999.comPhone: 0817247996 Gmail: dagachoi999@gmail.comĐịa chỉ: 465 Nguyễn Thị Định, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điều Trị Bệnh Khô Chân Ở Gà

Nguyên nhân

– Do sai sót kỹ thuật ấp dẫn đến gia cầm nở không đều.

– Do vận chuyển xa, và không cho gia cầm mới nở ăn uống sớm.

– Thiếu nhiệt úm, thức ăn không đủ chất, thiếu mẹt, máng uống.

Biểu hiện

Da chân gà khô và không tươi tắn, chân teo.

Gà ủ rũ, ít vận động, đứng xù lông một chỗ, bỏ ăn. Gà thở khò khè, lông bụng bết dính bẩn, đi ngoài phân trắng nhớt, hậu môn dính bết phân.

Với gà mới nở, nguyên nhân chủ yếu của bệnh gà khô chân là do mật độ úm gà quá đông, gà thiếu nước uống hoặc thiết kế máng nước gây khó khăn cho gà con uống. Trong trường hợp này, nếu gà không có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào khác, chỉ cần bố trí lại mật độ úm gà cho hợp lý, tăng cường nước uống cho gà, thiết kế lại máng uống phù hợp. Đặc biệt, vào mùa khô, nắng nóng, cần tăng thêm độ ẩm trong chuồng bằng cách dùng vòi xịt tạo hơi nước, khiến cho gà không bị mất nước nhanh.

Với gà trưởng thành, khi gà trên 1 kg, nếu gà có biểu hiện bị khô chân, cần chú ý để bổ sung nước uống cho gà. Nếu gà kết hợp những biểu hiện khác như ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy ra phân trắng, hoặc bị xù lông, thì có thể gà đang mắc phải một số bệnh nguy cấp như: thương hàn, ỉa chảy, gà rù… Lúc này, cần điều trị kịp thời theo tình trạng bệnh.

Phòng bệnh

Thực hiện tốt nhất 3 khâu: thức ăn sạch, nước uống sạch, chăn nuôi sạch. Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, số lượng, không bị ôi thiu ẩm mốc, không nhiễm bệnh… Người nuôi cũng có thể sử dụng một số loại máy móc như máy băm nghiền đa năng, máy trộn TĂCN, máy ép cám viên… để chủ động phối trộn sản xuất thức ăn cho gà.

Thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vaccine theo tuổi, liều lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Khi gà bị bệnh, nên sử dụng thuốc Dizavit-plus 2 g/lít nước liên tục trong 5 ngày đêm. Kết hợp cho gà uống thêm kháng sinh: Pharmequin, Pharamox, Ampi-col 1 g/lít nước hoặc Pharcolivet 10 g/2,5 lít nước, liên tục trong 5 ngày đêm để có thể khống chế vi khuẩn bội nhiễm. Nếu gà có xu hướng nặng hơn, cần có bác sĩ thú y tới khám, điều trị.

Ngăn ngừa mầm bệnh phát tán và lây lan sang các khu vực khác ở trong khu trại nuôi bằng cách tiêu diệt côn trùng gây hại, không cho khách vào tham quan khi gà đang bị bệnh, không vận chuyển thức ăn nước uống…. ra khỏi ổ dịch bệnh.

Sát trùng, vệ sinh chuồng trại, nền chuồng, bờ tường, xung quanh trước khi thả gà vào.

Chuồng đang nhốt gà trên 30 ngày tuổi, 2 – 3 tuần phải phun sát trùng bằng formol 2% hoặc dipterex 6,5 g/lít nước vào các khu vực như trần, rèm, lưới, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống…

Nuôi với mật độ vừa phải để đảm bảo không khí lưu thông tốt nhất cho đàn gà.

Phương Pháp Trị Dứt Điểm Bệnh Hen Khẹc Ở Gà

Bệnh hen khẹc ở gà hay còn được gọi là bệnh CRD là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycoplasma gây nên. Để điều trị bệnh thì cách duy nhất là sử dụng thuốc kháng sinh và một số loại vitamin để gà tăng sức để kháng. Nếu bệnh hen gà CRD không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số thể khác như viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh hen ORT trên gà…Làm thế nào để nhận biết, phòng và chữa bệnh hen cho gà?

Triệu chứng bệnh hen khẹc ở gà

Gà rướn cổ há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh có tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.

Gà bị kéo màng mắt quan sát rất khó khăn

Gà kém ăn, chậm lớn, hay vẩy mỏ

Nếu bệnhhen khẹc ở gà kết hợp với bệnh chúng tôi thì gây ra triệu chứng tiêu chảy kéo dài

Cách phòng bệnh hen gà CRD

Gà bị hen chủ yếu do tác động từ môi trường gây nên. Do vậy việc xử lý môi trường đóng vai trò rất quan trọng cũng là một cách phòng bệnh hen khẹc ở tốt nhất. Phòng bệnh hen gà cần phải xử lý theo 2 bước sau:

Bước 1: Vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống

Dọn dẹp thường xuyên khu vực nuôi gà, đảm bảo chuồng trại, máng ăn uống luôn được sạch sẽ, thông thoáng. Bên cạnh đó sử dụng thuốc BTV – Glutar hoặc BTV – IODINE phun trực tiếp vào khu vực chuồng trại 1-2 lần / tuần.

Bước 2: Tăng sức đề kháng cho gà

Sử dụng các loại vitamin, điện giải để tăng cường sức đề kháng, giải độc và cải thiện tiêu hóa cho gà. Các loại thuốc được dùng như:

Phương pháp điều trị bệnh Gà bị hen cho uống thuốc gì? hen khẹc ở gà

Cách chữa hen cho gà chọi hiệu quả nhất là sử dụng thuốc kháng sinh. Kết hợp với công tác vệ sinh môi trường chuồng nuôi để đem lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó thì việc sử dụng các loại vitamin, men tiêu hóa và điện giải ở giai đoạn trị bệnh hen khẹc ở gà cũng phải được kết hợp với nhau. Các loại thuốc tăng sức đề kháng cho gà sẽ giống trong giai đoạn phòng bệnh. Ở giai đoạn điều trị bệnh hen khẹc ở gà thì dùng các loại kháng sinh chữa hen gà chọi bao gồm:

Dùng BTV – Gendox (1g/15kg) lượng thuốc sẽ tương đương phải thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày.

Hoặc thay thế BTV – Gendox bằng BTV – DoxyPro kết hợp BTV – Tilmicovet hoặc BTV – Flo20% 1g/10-15kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày. Trong quá trình điều trị, nên kết hợp cùngBTV – Bromex (1g/7-10kg thể trọng) để giúp tiêu đờm, hoặc BTV – Parace để giúp hạ sốt, giảm đau.

Với 3 bước: nhận biết triệu chứng – phương pháp điều trị – cách phòng bệnh hen khẹc ở gà theo đúng một phác đồ khoa học được chia sẻ từ các chuyên gia. Thì gà sẽ hạn chế được tối đa bệnh hen khẹc ở gà hoặc bệnh hen khẹc ở gà sẽ bị đẩy lùi trong thời gian sớm nhất. Không làm ảnh hưởng quá lớn để sức khỏe, thể trạng của gà bệnh.

Cách chữa gà bị hen không quá khó, các loại thuốc trị hen cho gà cũng tìm kiếm rất dễ. Thế nhưng phòng bệnh hen khẹc ở gà hơn chữa bệnh. Vì nếu gà bị hen mà không được chữa trị kịp thời thì dẫn đến tình trạng gà bị khò khè khó thở, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gà. Gây ra những thiệt hại kinh tế không đáng có cho người chăn nuôi.

Cách Điều Trị Dứt Điểm Gà Chọi Bị Kén Mép

Gà bị kén mép là loại bệnh mà mép mỏ gà xuất hiện kén. Nguyên nhân khiến gà bị kén khá đa dạng. Môi trường sinh hoạt có chứa nhiều vi khuẩn, trùng bệnh có thể khiến gà mặc bệnh. Hoặc khi gà chọi thiếu vitamin cũng khiến gà mọc kén. Nguyên nhân phổ biến nhất là quá trình thi đấu làm gà bị thương nhưng không được vệ sinh đúng cách.

Bởi đây là những bộ phận thường hoạt động nhiều. Nên khi gà bị kén mép ở đây thì vết kén cũng lâu hồi phục hơn. Đối với các vị trí khác còn lại thì thường dễ chữa trị gà bị kén mép hơn.

Cách chữa trị gà bị kén mép

Để chữa trị kén ở mép gà, người nuôi có thể mổ kén hoặc dùng thuốc điều trị từ từ. Hình thức chữa trị nào thì phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của kén. Cụ thể:

Trị gà bị kén mép bằng cách mổ

Nếu là người có kinh nghiệm, các sự kê hoàn toàn có thể lựa chọn cách mổ kén. Cách này phù hợp nhất với kén nước. Sư kê chỉ cần chích một lỗ nhỏ cho nước chảy ra. Sau đó, dùng ống tiêm để hút hết dịch ra ngoài.

Lưu ý

Cách làm này có thể gây nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Kén gà còn quá non cũng không nên mổ. Vì khả năng tái phát cao. Do đó, người nuôi nên để kén gà lớn một cục và khi nắn thấy cục kén chạy đi chạy lại. Thì lúc này bắt đầu mổ gà bị ké là thích hợp nhất. Cách trị ké này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Trị gà bị kén bằng thuốc

Thuốc có thể có tác dụng với kén như giảm sưng, chống phù nề, giảm đau, chống viêm. Sau khoảng 2 ngày sử dụng, kén gà sẽ giảm đi trông thấy. Cách chữa kén cho gà chọi này vô cùng hiệu quả và dễ dàng.

Gà bị kén mép không phải là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, kén sẽ khiến gà gặp khó khăn trong việc ăn uống và luyện tập. Về lâu dài sẽ dẫn đến sức khỏe giảm sút. Bởi vậy, sư kê nên nhanh chóng chữa trị để gà khôi phục sức khỏe bình thường.

Bạn đang xem bài viết Điều Trị Dứt Điểm Bệnh Khô Chân Ở Gà trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!