Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Trị Và Phòng Bệnh Phù Đầu Ở Gà mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bện phù đầu ở gà có ảnh hưởng như thế nào đến đàn gà và cách điều trị và phòng bệnh phù đầu ở gà như thế nào. Đọc bài viết sau để biết cách phòng trị bệnh phù đầu ở gà.
Bệnh phù đầu ở gà (bệnh Coryza) hay còn gọi là bệnh viêm mũi truyền nhiễm ở gà. Bệnh phù đầu ở gà xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở gà ở độ tuổi khoảng 4 tuần trở lên. Bệnh do vi khuẩn có tên khoa học: Haemophillus paragallinarum gây ra.
Biểu hiện và triệu trứng của bệnh phù đầu ở gà
Gà bị chảy nước mũi, khò khè, mặt bị phù thũng, đầu và hốc mắt sưng lên, kết mạc bị viêm.
Thời gian phát bệnh thường kéo dài 1-2 tuần, lây lan rất nhanh qua không khí, tiếp xúc, thức ăn và nước uống giữa gà bệnh và khỏe mạnh.
Tỉ lệ mắc bệnh cao khoảng từ 40-70%, Tỉ lệ chết do bệnh phù đầu thấp chỉ từ 5-10%. Nhưng sẽ dễ lây lan các bệnh khác như tụ huyết trùng, đậu gà, Mycoplasma gallisepticum làm gà bệnh nặng hơn và tỉ lệ chết sẽ tăng lên 35-40%.
Thời gian ủ bệnh: từ 2-10 ngày, và bắt đầu xuất hiện các triệu trứng điển hình như:
– Đầu và mặt gà phù thũng
– Viêm kết mạc mắt
– Tích sưng phồng
– Giảm tỉ lệ đẻ ở gà mái từ 10-40%
Bệnh tích của bệnh phù đầu ở gà
Nếu gà chết nghi do bị bệnh phù đầu, sau khi giải phẫu sẽ thấy các bệnh tích sau:
– Ổ viêm xoang mũi đôi khi có cục viêm bã đậu.
– Tổ chức dưới da, đầu phù thũng.
– Viêm kết mạc mắt.
– Viêm thanh quản, khí quản và đôi khi viêm phổi.
Lưu Ý: Bệnh phù đầu ở gà cần được phân biệt với các bệnh sau: bệnh tụ huyết trùng mãn tính, đậu gà (có những hạt đậu dưới da ở vùng mặt), thiếu vitamin A (niêm mạc mắt, ruột, da và lông khô, sần sùi), viêm thanh khí quản truyền nhiễm, C.R.D – viêm hô hấp mãn tính (viêm phổi và viêm túi khí).
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Do bệnh được gây ra bởi vi khuẩn nên việc dùng kháng sinh trong điều trị là rất cần thiết và thực hiện như sau:
Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da NORFLOXILIN liên tục trong 5 ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Kết hợp cho uống TERRA-COLIVIT với liều lượng 2g/1lít nước liên tục trong 5 ngày để phòng các tác nhân gây bệnh kế phát cũng như kích thích tăng trọng, tăng sản lượng trứng, tăng tỷ lệ trứng có phôi.
Sau khi ngừng dùng kháng sinh cần sử dụng men Navet-Biozym thêm 7 ngày để đàn gà chóng phục hồi sức khoẻ.
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
Trong công tác phòng bệnh, cần đặc biệt lưu ý rằng khi khỏi bệnh tuy cơ thể con vật có tạo được miễn dịch nhưng chúng lại mang trùng, nên dễ gây bệnh cho những đàn nuôi sau. Vì vậy khi nhập đàn gà mới về cần lưu ý không nuôi chung hoặc nhốt chung đàn cũ và đàn mới trong cùng một chỗ.
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, và phun thuốc sát trùng NAVETKON-S hoặc BENKOCID định kỳ 2lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh trong và ngoài môi trường.
Bổ sung VITA-ELECTROLYTES (NAVETCO) và TERRAMYCIN TRỨNG trong nước uống theo chỉ định giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi và tăng năng suất cho gia cầm đẻ trứng cũng như tăng tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở cao.
Ngoài ra, người ta còn dùng vacxin để phòng bệnh phù đầu trên đàn gà đẻ. Hiện trên thị trường có các loạivacxin như: Haemovac, OVC-4 và Ariffa-RII.
Bệnh Newcastle ở gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà
Bệnh cầu trùng trên gà
Bệnh Phù Đầu Gà Và Cách Phòng Tránh
1. Nguyên nhân
Bệnh gây ra do vi khuẩn Gram âm Haemophilus gallinarum. Vi khuẩn này không bền vững ở môi trường bên ngoài cơ thể động vật.
2. Động vật mẫn cảm
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt thường thấy nhất ở gà con từ 4 tuần tuổi trở lên.
3. Phương thức truyền lây
Bệnh có thể lây lan rất nhanh qua đường không khí hay trực tiếp qua tiếp xúc hoặc gián tiếp qua những chất thải của gà bệnh hay gà bài trùng; hoặc qua tiếp xúc với những phương tiện cơ giới và vật dụng chăn nuôi.
– Lây nhiễm từ những đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe (do nhập đàn mới về hoặc di chuyển đàn tới nơi khác đã có mầm bệnh từ trước).
– Lây nhiễm qua môi trường chuồng trại, phân đã nhiễm mầm bệnh và con vật hít phải mầm bệnh.
– Lây qua thức ăn nước uống. Do những gà bệnh chảy dịch viêm từ mũi vào thức ăn, nước uống. Nguồn bệnh sẽ lây sang những con khác.
4. Triệu chứng
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt thường thấy nhất ở gà con từ 4 tuần tuổi trở lên với các triệu chứng đặc trưng như: chảy nước mũi, hen khò khè, mặt phù thũng, sưng đầu và hốc mắt, viêm kết mạc. Bệnh thường kéo dài 1- 2 tuần.
Sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-10 ngày, gà bắt đầu thể hiện những triệu chứng như:
– Sưng đầu và sưng mặt (phù đầu hay mặt)
– Dịch viêm chảy ra từ mũi, lúc đầu trong sau đặc và đóng cục như mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to. Vậy nên gà mắc bệnh thường khó thở, hen khò khè và khi thở phải mở miệng. Lúc này, chúng ta nhận thấy đầu gà mắc bệnh rất giống “đầu cú”. Đây là dấu hiệu đặc biệt điển hình của bệnh phù đầu gà.
– Mắt bị viêm kết mạc dính 2 mí mắt lại không mở ra được hoặc chỉ mở được một phần. Do đó gà không ăn uống được và chết.
– Tỉ lệ gà mắc bệnh cao khoảng từ 40-70%, nhưng tỉ lệ chết thấp chỉ từ 5-10%. Tuy nhiên, khi có sự kết hợp các tác nhân gây bệnh khác như Mycoplasma gallisepticum, đậu gà, tụ huyết trùng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn và tỉ lệ chết có thể lên tới 35-40%.
– Triệu chứng bệnh có thể kéo dài 2 tuần, khi gà khỏi bệnh sẽ tạo miễn dịch từ 2-3 tháng. Những gà khỏi bệnh tuy có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây sang những đàn mới.
– Gà đẻ trứng có tỷ lệ đẻ giảm, nguyên nhân chính là do gà giảm ăn. Tỉ lệ đẻ trứng giảm từ 10-40%.
Chảy mũi, sưng đầu và hốc mắt là các triệu chứng đặc trưng của bệnh phù đầu gà
5. Bệnh tích
Gà chết nghi mắc bệnh phù đầu, mổ khám thường gặp các bệnh tích sau:
– Ổ viêm xoang mũi đôi khi có cục viêm bã đậu
– Các tổ chức dưới da, đặc biệt vùng đầu và tích bị phù thũng
– Viêm kết mạc mắt
– Viêm thanh quản, khí quản và đôi khi viêm phổi
Bệnh phù đầu ở gà cần được phân biệt với các bệnh sau: bệnh tụ huyết trùng mãn tính, đậu gà (có những hạt đậu dưới da ở vùng mặt), thiếu vitamin A (niêm mạc mắt, ruột, da và lông khô, sần sùi), viêm thanh khí quản truyền nhiễm, C.R.D – viêm hô hấp mãn tính (viêm phổi và viêm túi khí).
6. Chẩn đoán
– Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích trên đầu gà để xác định bệnh.
– Lấy bệnh phẩm dịch viêm để xét nghiệm và phân lập vi khuẩn.
– Cần phân biệt với bệnh sưng phù đầu ở gà hậu bị (Swollen head Syndrome) do virus gây ra (dùng kháng sinh không điều trị được bệnh do virus)
7. Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý và dinh dưỡng:
+ Áp dụng phương pháp quản lý cùng vào cùng ra
+ Tránh cho gà bệnh tiếp xúc với gà khỏe
+ Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống định kỳ hàng tuần để giảm sự lây lan bệnh
+ Dùng kháng sinh có phổ khuẩn rộng trộn thức ăn, kết hợp với vitamin và khoáng chất hòa vào nước uống định kỳ, nhất là trong những giai đoạn gà bị stress hay thời tiết thay đổi để ngăn chặn hoặc tiêu diệt mầm bệnh.
Trong công tác phòng bệnh, cần đặc biệt lưu ý rằng khi khỏi bệnh tuy cơ thể con vật có tạo được miễn dịch nhưng chúng lại mang trùng, nên dễ gây bệnh cho những đàn nuôi sau. Vì vậy nếu không áp dụng quy trình cùng vào cùng ra thì ít nhất khi nhập đàn gà mới về cần lưu ý không nuôi chung với đàn cũ.
Hiện nay, thị trường cung cấp nhiều lựa chọn cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi có thể chọn vacxin đơn giá ngừa bệnh Coryza riêng hoặc loại vacxin đa giá ngừa 4 bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, dịch tả, hội chứng giảm đẻ và hội chứng sưng phù đầu Coryza.
8. Trị bệnh
Vi khuẩn Haemophilus gallinarum nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh, ví dụ như Ampicillin, Stretomycin, kanamycin, Neomycin, Spiramycin, Tylosin… Người chăn nuôi có thể chọn sản phẩm pha thức ăn hoặc hòa nước uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời gian điều trị tốt nhất nên kéo dài ít nhất 5-7 ngày.
Sau khi ngừng dùng kháng sinh, cần sử dụng men probiotic thêm 7 ngày để đàn gà nhanh chóng phục hồi hệ vi sinh đường ruột và sức khoẻ nói chung.
Theo channnuoi.com.vn – Gia cầm
Phòng Và Điều Trị Bệnh Ký Sinh Trùng Đường Máu Ở Gà
Bệnh nhiễm trùng máu ở gà hay còn gọi là bênh nhiễm trùng huyết Do chúng tôi hoặc bênh Colibacilocis là bệnh khá hay thấy ở gà. Bệnh này gây ra do vi khuẩn Echerichia coli (E. coli), xuất phát từ nguồn nước hay thức ăn. Gà mắc bệnh nhiễm trùng máu sức đề kháng bị giảm sút, tiêu hoá khó khăn. Nếu vi khuẩn phát triển với số lượng lớn thì khả năng gà bệnh bị ốm, chết sẽ rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng máu ở gà
E.coli có thể là nguyên nhân chính hoặc kế phát sau bệnh CRD. Bệnh có thể truyền dọc từ bố mẹ, nhiễm qua đường tiêu hóa và hô hấp.
Bệnh nhiễm trùng máu ở gà do vi khuẩn Echerichia coli (E. coli) rất sẵn trong các nguồn nước, thức ăn. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sống ở đường tiêu hoá và khi sức khoẻ giảm sút sức đề kháng yếu sẽ gây bệnh. Bệnh phát ra nhanh, mạnh, tỷ lệ ốm chết cao. E. coli gây bệnh chủ yếu ở đường tiêu hoá và khi phát triển có số lượng lớn vi khuẩn thì nhiễm vào máu gây nhiễm trùng huyết.
Gà con thường bị bệnh nặng, ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, ỉa chảy, phân trắng (dễ nhầm với bệnh bạch lỵ).
Gà lớn có triệu chứng nhưng không rõ rệt như gà ốm, chết rải rác do kiệt sức, khi chết rất gầy.
Bệnh tích điển hình
Gà bị bệnh có những biểu hiện bệnh tích như:
Chủ yếu là viêm và xuất huyết gần như toàn thân: dưới da, cơ, màng bụng, màng tim, gan, lách. Các túi khí đục, có lúc chứa những sợi huyết (fibrin), hoặc chất bã màu vàng.
Tạo bọt ở các màng treo ruột, màng túi khí, viêm fibrin ở các màng trên và màng bao tim.
Gà đẻ ngoài bệnh tích trên thì buồng trứng viêm, xuất huyết, trứng non thoái hóa thành dạng bã đậu.
Để gà luôn khoẻ mạnh bạn cần thực hiện những biện pháp phòng tránh:
Kiểm soát sự lây nhiễm mầm bệnh từ gà bố, mẹ, trứng, lò ấp, dụng cụ chăn nuôi.
Kiểm tra nguồn nước.
Tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
Dùng một trong các loại kháng sinh có thành phần sau để uống phòng định kỳ: Enrofloxacin, Fosfomycin, Oxytetracyclin, Amoxicillin, Cefalexin5.
Dùng TKS-Worm Men tiêu hóa sống 1ml/lít nước hoặc TKS- Men tiêu hóa sống cao tỏi 1g/lít nước uống suốt quá trình nuôi. Khi thấy phân khô thì có thể giảm liều.
Thuốc chữa trị nhiễm trùng máu ở gà
Bệnh này ở gà thường ghép với CRD nên biện pháp điều trị hiệu quả là sử dụng một trong các phác đồ sau để tiêm.
Dùng Paractamol + Vitamin C + Glucose + Vitamin K sau 2h ta tiêm
Đối với gà con: Dùng thuốc có thành phần Lincomycin + Spectinomycin hoặc Gentamycin + Tylosin. Tiêm dưới da cổ liều gấp 2 lần nhà sản xuất trong 2-3 ngày.
Đối với gà lớn, gà đẻ ta nên kết hợp thuốc như sau: Dùng thuốc có thành phần Lincomycin + Spectinomycin kết hợp với thuốc có thành phần Flofenicol + Doxycinlin hoặc Gentamycin + Tylosin.
Dùng TKS- Men tiêu hóa sống cao tỏi 3g/lít nước uống 5 ngày liên tục.
Bệnh Sưng Phù Đầu Ở Gà (Coryza)
Bệnh sưng phù đầu ở gà hay còn được biết đến với cái tên coryza ( sổ mũi truyền nhiễm) là loại bệnh có thể xảy ra trên mọi loại gà ở mọi lứa tuổi. Gà chọi bị phù đầu, sưng mắt, sổ mũi, có thể lây lan nhanh theo đàn gây thiệt hại về kinh tế nặng nề nếu bạn không điều trị sớm.
Nguyên nhân gây bệnh sưng phù đầu gà
Đây là 1 loại bệnh truyền nhiễm cấp mãn tính do vi khuẩn Gr(-) Haemophillus paragallinarum gây ra ở các loại gà thuộc mọi lứa tuổi, không phân biệt. Bệnh này còn được gọi là bệnh Coryza hay bệnh sổ mũi truyền nhiễm.
Bệnh coryza trên gà có thể bị lây truyền
Với tên gọi bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà cho thấy Coryza có thể bị lây truyền, thậm chí lây truyền rất nhanh. Bệnh sẽ truyền qua đường không khí, tiếp xúc với thức ăn, nước uống… Chuồng nuôi và dụng cụ cũng có thể gây lây bệnh nếu đó là đồ cũ đã từng được sử dụng cho gà bị bênh.
Thời gian nung bệnh là từ 1-3 ngày.
Triệu chứng Bệnh sưng phù đầu gà
Triệu chứng chính của gà bị bệnh coryza là thường chảy nước mũi, hen khò khè,khụt khịt, phù mặt gà, gà bị sổ mũi sưng mặt, 2 hốc mắt phù nề, viêm kết mạc. Các Biểu hiện kéo dài khoảng 2 tuần.
Gà sẽ giảm ăn, ủ rũ; lượng trứng giảm, đầu và mặt bị phù lên, gà bị sưng mắt có mủ. Nếu bệnh trở nặng, gà sẽ không ăn uống được rồi dẫn đến chết.
Bên cạnh bệnh coryza có các biểu hiện rõ nét trên đường hô hấp của gà thì còn một số bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự như bệnh Newcastle, Gumboro, CRD… Vì vậy, bạn cần chuẩn đoán chính xác trước khi tiến hành điệu trị bệnh.
Hình ảnh gà bị bệnh sưng phù đầu – coryza
Để tránh cho gà không nhiễm phải bệnh coryza sưng phù đầu, bạn cần có các biện pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, uống thường xuyê
Sử dụng các loại kháng sinh phổ thông hoặc thuốc bổ cho gà trộn với thức ăn để tăng sức dề kháng ở gà chọi
Không cho gà khoẻ mạnh tiếp xúc với gà bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại vacxin phòng bệnh coryza chuyên dụng được bán khá nhiều trên thị trường.
Lưu ý, trong việc phòng bệnh sưng phù đầu ở gà, cần chú ý không vận dung quy trình với đàn gà sau nếu gà trước đã bị bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh sưng phù đầu gà
Cách thứ nhất để trị – sử dụng thuốc trị bệnh coryza liên tục trong 5 – 7 ngày
– Cho cả đàn uống kháng sinh Pharamox (1g/1lít nước hoặc 1g/20kgP/lần, 2lần/ngày) hoặc kháng khuẩn Pharpoltrim (10g/3lít nước hoặc 10g/60kgP/lần, 2lần/ngày) hoặc Pharpoltrim-Max (1g/lít nước uống) để diệt vi khuẩn.
– Kết hợp cho uống Phartigum B (2g/1lít nước) để giảm đau, hạ sốt, tăng đề kháng và Phar-pulmovet (1ml/lít) để thông thở.
Tiêm kháng sinh cùng thuốc đặc trị gà bị phù
– Tiêm bắp kháng sinh Prenacin (1ml/2kgP/lần) hoặc Prenacin II (1ml/4kgP/lần), tiêm lặp lại sau 24 giờ để diệt vi khuẩn.
– Tiêm bắp Phar-pulmovet, 1ml/5kgP (hoà lẫn với Prenacin ngay trước khi tiêm) hoặc cho uống với liều 1ml/lít nước.
– Cho uống men Pharbiozym, 2g/lít nước.
Sau khi ngừng dùng kháng sinh sử dụng men sống Pharbiozym hoặc Pharselenzym thêm 7 ngày để đàn gà chóng phục hồi sức khoẻ.
Với trường hợp gà bị nặng, cần kết hợp thuốc chữa coryza liều lượng cao hơn
Trong trường hợp gà bị bệnh sỗ mũi truyền nhiễm nặng (Khí quản chứa nhiều đờm, gà vươn cổ khi thở, hay vẩy mỏ), cần điều trị toàn đàn vừa tiêm vừa cho uống như sau:
– Cho cả đàn uống/ăn kháng sinh Pharamox, 1g/1lít nước hoặc 1g/20kgP/lần, 2lần/ngày.
– Phartigum B, 2g/lít nước. Cho uống 2 loại thuốc này liên tục 5 ngày.
– Kết hợp tiêm bắp toàn đàn kháng sinh Prenacin hoặc Prenacin II với thuốc long đờm Phar-pulmovet. Không được xách ngược gà.
Bạn đang xem bài viết Điều Trị Và Phòng Bệnh Phù Đầu Ở Gà trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!