Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Rừng Nhà Lai Tạo mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gà rừng nhà lai tạo
Gà rừng bản tính nhút nhát, khó thuần dưỡng nên rất khó khăn cho người chơi gà vì vậy cần phải được lai tạo với gà nhà để thuần hòa chúng, nhưng lại tạo như thế nào để gà lai vẫn còn mang dòng máu của gà rừng về hình dáng cũng như tính nét của chúng đó mới là quang trong, qua 5 năm thuần hóa và lại tạo chúng tôi đã lại tạo thành công giống gà rừng tai trắng đời F1, F2 rất đẹp và đang cho lại tào đời F3 và một số loại gà rừng nhạn và gà rừng chuối cũng khá đẹp đá rất hay để phục vụ cho ai thích chơi gà rừng và gà rừng lai; sau đây là một số hình ảnh về gà rừng và gà rừng lai của chúng tôi.
1/ Đây là gà con từ 2 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi:
2/ Đây là gà từ 3 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi:
3/ Đây là những còn gà giống bố mẹ của chúng
phân biệt gà rừng thuần chủng
Gà rừng đỏ tai trắng
1. Mô tả hình thái gà rừng đỏ Gallus gallus spadiceus thuần chủng và gà rừng laiNhiều người, kể cả những người ở nông thôn, cũng thường lẫn lộn giữa gà rừng (junglefowl) rặt, gà rừng lai và gà nhà. Gà rừng lai được nhiều người ở nông thôn nuôi dưỡng và hoàn toàn khác với gà rừng rặt. Tôi thấy rất ít người nuôi gà rừng rặt, đa số nuôi gà lai giữa gà rừng, gà tre (bantam) và gà nhà. Tuy nhiên, con lai giữa gà rừng trống rặt với gà mái lai rất khó phân biệt. Mọi người hiếm khi lai kiểu này bởi vì gà rừng trống rặt mới bẫy được rất khó nuôi, hơn nữa gà lai có nhiều máu rừng cực kỳ nhạy cảm với những bệnh thông thường của gà nhà.
Tôi từng bẫy hơn 200 con gà rừng, bao gồm gà trống, gà mái trưởng thành và gà con cả trống lẫn mái. Trừ bảy con đực có màu sắc lạ, tất cả những con còn lại đều thể hiện những đặc điểm hình thái của gà rừng rặt. Năm trong số bảy con gà trống đó có nền hanh vàng với những vạch đen ở ngực và xung quanh hậu môn, lông cánh có nhiều màu vàng kim hơn so với gà rừng bình thường. Hai con gà trống còn lại đều xuất xứ từ bang Pahang, có lông bờm (hackle), lông mã và một số lông cánh rất trắng. Ngoài khác biệt về màu sắc, những con gà này có hình thái hầu như tương tự với gà rừng đỏ rặt. Có lẽ ông cha của những con gà này từng lai tạp với gà nhà. Tôi ngờ là như vậy bởi vì cả bảy con đều được bắt ở những khu rừng nhỏ bao quanh bởi làng mạc mà gà nhà thường được thả rông gần đó. Chúng tôi viếng thăm một dân làng ở Ulu Langat, bang Selangor người bắt được một cặp gà sau nhà. Những con gà này hoàn toàn khác với gà rừng bởi vì chúng to hơn, lông con trống hầu như hanh vàng còn lông con mái có màu nâu nhạt. Đây là những con gà bán hoang dã và rõ ràng là con lai giữa gà rừng và gà nhà.
Ngoài những điều trên, những con gà rừng mà tôi khảo sát đều không mấy khác biệt về mặt hình thái. Màu của gà rừng có xu hướng tương tự như màu của gà lai và thậm chí như một số gà nhà. Tuy nhiên, có một số đặc điểm hình thái, tập tính bầy đàn và hành vi điển hình mà chúng ta có thể dựa vào đó để phân biệt gà rừng rặt với gà rừng lai.
2. Gà trống trưởng thànhMàu nền của gà rừng trống trưởng thành là màu đen cùng với đủ mọi sắc độ đỏ và vàng ở cổ, cánh và lưng. Lông đuôi hẹp về phương ngang, lông phụng tá (lesser sickle) đều và ngắn hơn nhiều so với lông phụng chủ (greater sickle). Độ dài trung bình lông đuôi đo được từ 9 con gà rừng trống trưởng thành vừa bẫy được là 17.7 cm và trong tầm từ 14.3 đến 19.9 cm. Tổng số lông đuôi của một con gà trưởng thành hoàn toàn là 12, mỗi bên có 6 cái. Số lượng lông phụng tá là 4 cái mỗi bên. Ở cá thể lai điển hình, lông phụng tá dài hơn và nhiều cái cong xuống chụm vào lông phụng chủ. Màu của các lông phụng chủ và phụng tá là ánh kim đen với tông xanh. Đầu gà rừng tương đối nhỏ. Mồng lá, cứng cáp nhưng tương đối nhỏ, mỏng và răng cưa. Chiều dài mồng trung bình, đo từ gốc trước đầu cho đến gốc sau đầu, là 7.9 cm và trong tầm từ 7 đến 9.2 cm. Độ cao mồng trung bình, đo từ chóp gai cao nhất đến gốc mồng là 4.7 cm và trong tầm từ 3.9 đến 5.1 cm. Số gai mồng trung bình (kể cả các thùy nhỏ) là 9.6 và trong tầm từ 6 đến 13. Tích (lappet) và dái tai (earlobe) cũng phát triển nhưng thường nhỏ hơn gà lai và mặt có màu đỏ tía giống như mồng. Hai tích khi quan sát từ phía trước thường nằm sát hơn so với gà lai, vốn tương đối rộng. Chiều dài trung bình của dái tai là 2.4 cm và trong tầm từ 1.5 đến 3.5 cm, chiều rộng trung bình của dái tai là 2.1 cm và trong tầm từ 1.7 đến 3.4 cm. Chiều dài trung bình của tích là 3 cm và trong tầm từ 3 đến 3.4 cm, chiều rộng trung bình của tích là 2.9 cm và trong tầm từ 2.6 đến 3.7 cm.
Mồng gà mới bẫy được chuyển thành màu phớt xanh trong môi trường nuôi nhốt. Tôi thấy dái tai có nhiều màu và kích cỡ. Chúng có kích thước từ đồng xu 10 cent cho đến đồng xu 20 cent tiền Malaysia, màu đỏ tuyền, trắng tuyền hay trắng phớt đỏ, màu sau cùng phổ biến nhất. Màu xung quanh tròng đen ở hầu hết cá thể là hanh đỏ khác với đa số cá thể lai vốn trắng hay hanh vàng.
Cánh rất phát triển và dài hơn chiều dài thân, tính cả đuôi. Chiều dài trung bình của cánh khi giương hết cỡ, đo từ chóp cánh này đến chóp cánh kia là 72 cm và trong tầm từ 63 đến 76 cm. Chiều rộng trung bình của cánh là 21.9 cm và có tầm từ 20 đến 23.6 cm. Màu lông trước ngực là màu đen ánh xanh, cánh vai (wing bow) màu đỏ sẫm, lông bao (wing covert) màu đen, một số lông có những chỉ phớt đỏ, lông bay thứ (secondary flight feather) nửa đen, nửa nâu vàng và lông bay sơ (primary flight feather) màu đen với chỉ ngắn hanh vàng ở chính giữa. Số lông bao đầu tiên ở mỗi bên là 3, số lông cánh sơ ở mỗi bên từ 9 đến 11 trong khi số lông cánh thứ ở mỗi bên từ 12 đến 14.
Lông bờm chuyển từ cam hanh đỏ ở đầu cho đến đỏ hanh vàng gần xuống đến lưng. Màu lưng đỏ sẫm. Thân gà rừng khá mảnh dẻ và thuôn như chiếc thuyền, chân mảnh khảnh và trơn láng. Chiều dài trung bình của thân đo từ chóp mỏ (cổ vươn hết cỡ) cho đến phao câu (oil gland) là 36.4 cm và trong tầm từ 35 đến 38.1 cm. Chiều dài trung bình của cẳn chân là 8.7 cm và trong tầm từ 8.1 đến 9.4 cm. Đường kính trung bình của đùi là 3.5 cm và trong tầm từ 3.4 đến 3.9 cm. Chúng tôi không phát hiện thấy cá thể trưởng thành nào nặng hơn 1.5 kg và bởi vì cả điều này lẫn việc lông bay phát triển, nên gà rừng bay tốt hơn so với gà lai. Trọng lượng trung bình của gà rừng mới bẫy được là 1023.8 gram và trong tầm từ 800.3 đến 1220 gram. Cẳng chân gà rừng có màu xanh ngọc trong khi cẳng chân gà lai có màu đen xanh, hanh lục hay hanh vàng. Cựa có hình tam giác và có xu hướng cong lên ở gà già. Chiều dài trung bình của cựa ở gà trống trưởng thành từ 1.9 đến 3.2 cm.
Gà rừng trống lai mà dân làng thường nuôi hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với gà rừng rặt. Đầu thường lớn hơn, mồng và tích cũng lớn, nhám và dày hơn. Lông ngực có những vệt hanh vàng hay nâu trên nền đen như đã nói ở trên. Một trong những khác biệt quan trọng giữa gà rừng và gà lai là tiếng gáy. Tiếng gáy của gà lai hoặc kéo dài hơn hoặc lên quá cao trước khi ngắt đột ngột so với gà rừng rặt. Gà lai cũng gáy nhiều hơn so với gà rặt. Tuy nhiên, gà lai nhiều máu gà tre có tiếng gáy gắt hơn.
Tôi từng lai gà trống rặt với gà mái lai và tạo ra bầy lai rất khó phân biệt với gà rừng rặt. Tuy nhiên, có một vài đặc điểm cho thấy đó là cá thể lai. Ví dụ, thân hơi không thuôn như hình thuyền và màu xanh ngọc ở cổ chân (tarsus) hơi sẫm hay ngả tông lục. Ngoài ra, những cá thể lai này tương đối thân thiện và có thể thả rông như những gia cầm khác trong làng.
Hình 1: một con gà rừng trống rặt trong môi trường nuôi dưỡng có lông đuôi hẹp về phương ngang cùng với hai lông phụng chủ và bốn lông phụng tá.Hình 2: một con gà rừng đỏ rặt trưởng thành hoàn với màu lông điển hình.
Hình 3: một con gà lai điển hình mà dân làng thường nuôi. Lưu ý phần đuôi – có rất nhiều lông phụng tá với xu hướng hòa vào lông phụng chủ. Màu sắc rất giống với gà rặt. Thân khá mập mạp.Hình 4: cận cảnh đầu của một con gà rừng lai điển hình với mồng và tích lớn hơn.
Hình 5 & 6: Những con gà trống lai khác mà thoạt nhìn có thể nhầm với gà rừng rặt. Lưu ý phần đuôi, có rất nhiều lông phụng tá với xu hướng hòa vào lông phụng chủ.
Hình 7 & 8: cận cảnh đuôi của những con gà ở các hình 5 & 6. Lưu ý phần đuôi, có rất nhiều lông phụng tá với xu hướng hòa vào lông phụng chủ. So sánh với các hình 1 & 2.
Hình 9: một con gà rừng đỏ mới bẫy được với màu sắc chuẩn mực. Lưu ý, các lông phụng tá đều và thân hình thuôn như chiếc thuyền. Hình 10: một con gà rừng đỏ mới bẫy khác. Ở con này, mồng và tích lớn hơn so với hình 4.
Hình 11: một con gà rừng đỏ mới bẫy được với màu sắc chuẩn mực ở phần cổ. Một số gà rừng rặt có tròng mắt màu cam vàng.Hình 12: cẳng chân màu xanh ngọc và cựa rất sắc ở gà rừng trống rặt (mới bẫy được).
Hình 13: cựa của một con gà rừng đỏ trưởng thành rất sắc.Hình 14: một con gà rừng đỏ mới bẫy được với tròng mắt màu hanh vàng và bị nhiễm ve ở phần dưới mồng (mũi tên).
Hình 15: một con gà rừng rặt với dái tai màu đỏ. Nhiều con gà rừng hoang dã có dái tai màu đỏ. Con gà rừng trống này có tròng mắt màu đỏ, màu mắt phổ biến nhất.Hình 16: lưu ý tròng mắt hanh đỏ của con gà rừng này và dái tai hầu như trắng tinh.
Hình 17 & 18: gà rừng trống rặt mới bẫy được với dái tai trắng tinh. Lưu ý tròng mắt hanh đỏ và so sánh với hình 11.
Hình 19 & 20: một số gà rừng trống mới bẫy được cực kỳ nhát và sụp mồng, mất màu đỏ tươi ở mồng, mặt và tích vì căng thẳng. Lưu ý, dái tai ở trường hợp này không trắng hoàn toàn.
Hình 21: màu cẳng chân chuẩn mực ở gà rừng đỏ thuần chủng là xanh ngọc và theo kinh nghiệm của tôi, đặc điểm này là ổn định.Hình 22: lưu ý màu cẳng chân của gà lai dường như hơi nâu vàng ở hầu hết các vảy.
Hình 23: một con gà rừng trống rặt mới thay lông. Gà mái là gà lai.Hình 24: Một con gà rừng trống rặt được dân làng nuôi nhốt cả năm trời. Lưu ý con gà này đang thay lông (không có lông bờm).
Hình 25 & 26: những con gà rừng trống rặt này chỉ có một ít lông bờm khi mới bắt, điều chứng tỏ rằng chúng đang thay lông.
Hình 27: một con gà rừng trống rặt với thân hình thuôn, mồng và tích tương đối nhỏ.Hình 28: cận cảnh vùng đầu của một con gà rừng trống rặt với mồng và tích nhỏ.
Hình 29: đây là một con gà rừng trống bất thường với lông bờm màu trắng. Đây có lẽ là con cháu gà lai giữa gà rừng rặt với gà nhà.Hình 30: đây là biến thể vàng của gà rừng đỏ thường xuất hiện không xa khu làng mạc. Lưu ý số lượng lông bay màu vàng nhiều hơn so với gà rừng rặt. Đây nhất định là con cháu của gà lai giữa gà rừng trống rặt với gà nhà mái.
Hình 31: đây là biến thể gà rừng đỏ lông vàng khác được bắt ở Kajang, bang Selangor vào năm 1974. Địa bàn phân bố của gà này là rừng thứ sinh, được bao quanh bởi làng mạc. Đây nhất định là con cháu của gà lai giữa gà rừng rặt với gà nhà.Hình 32: đây là gà tre lai rừng thường được sử dụng làm mồi nhử gà rừng. Lưu ý đến khác biệt về màu sắc, thân hình nhỏ, mập và cẳng chân vàng.
Hình 33: bầy gà lai điển hình của tác giả.
3. Gà mái trưởng thànhGà rừng mái trưởng thành thường có màu nâu sẫm. Lông bờm nâu hanh vàng xen lẫn những vạch đen. Lông ức và vùng xung quanh hậu môn có màu nâu nhạt. Đầu nhỏ như đầu rắn, mồng, tích và dái tai tương đối nhỏ. Màu dái tai tương tự như gà trống. Thân thuôn như hình thuyền và chân tương đối dài, màu chân tương tự như gà trống.
Gà mái lai mà dân làng thường nuôi có thân hình không thuôn, mập mạp hơn, mồng và tích phát triển. Chân tương đối to và màu sắc đa dạng như xanh dương nhạt, hanh lục hay hanh vàng.
Hình 1, 2 & 3: gà rừng mái trưởng thành có mồng và tích rất nhỏ. Lông bờm hanh vàng xen những vạch nâu và màu sắc tổng quan là nâu sẫm. Lưu ý thân hình thuôn.
Hình 4 & 5: gà mái lai khác gà rặt ở thân hình mập mạp và mồng to hơn.
Hình 6 & 7: gà mái lai điển hình mà dân làng hay nuôi. Thân hình mập mạp hơn, đầu tròn, mồng và tích to hơn.
Hình 8: đây là con gà mái với lông bờm màu trắng. Con lai giữa một trong những con gà trống bờm trắng hoang dã với gà mái lai màu bình thường. Lưu ý, đầu rất giống với gà mái rừng rặt: đầu nhỏ, mồng và tích rất nhỏ. Hình 9: cận cảnh đầu và cổ của gà mái lai bờm trắng (nhiều máu rừng) với mồng nhỏ, không tích và lông cổ đen trắng.
4. Gà nonGà non có sọc to màu nâu sẫm ở chính giữa lưng, chạy từ đỉnh đầu cho đến đuôi. Hai sọc mảnh màu nâu sẫm khác ở hai bên sườn (chạy từ cổ đến đuôi). Màu giữa các sọc là màu kem. Những sọc đen điển hình khác chạy từ mắt đến sau đầu. Phần còn lại trên lưng màu nâu nhạt và bụng nâu nhạt hơn. Trừ lông cánh màu nâu nhạt, phần còn lại có màu vàng nhạt. Lông cánh mọc rất nhanh và gà có thể bay một đoạn ngắn khi đạt một tuần tuổi. Cẳng chân và các ngón ở vài ngày tuổi có màu xám nhạt. Gà rừng non thuần chủng và nhiều máu rừng rất nhạy cảm với những bệnh bắt nguồn từ sự căng thẳng.
Hình 1: ba con gà rừng đỏ thuần chủng mới nở. Lưu ý màu sắc điển hình của gà một ngày tuổi là các sọc nâu sẫm chạy từ đầu đến đuôi và sọc nâu sẫm mảnh chạy từ mắt đến cổ.Hình 2: cũng ba con gà đó (ở hai ngày tuổi) với những sọc nâu điển hình.
Hình 3: ba con gà rừng thuần chủng mới nở. Lưu ý màu sắc điển hình ở thân và màu xám nhạt ở chân.Hình 4: những con gà lai (nhiều máu rừng) rất khó phân biệt với gà rặt.
Hình 5: bốn con gà rừng thuần chủng mới nở và một quả trứng chưa nở.Hình 6: vẫn những con gà trên ở một tuần tuổi.
Hình 7: gà rừng đỏ thuần chủng một tuần tuổi. Lưu ý lông cánh đã phát triển đầy đủ cùng với những vạch trắng điển hình.Hình 8: ba con gà mới nở. Lưu ý cẳng chân màu xám nhạt.
Hình 9: lưu ý lông cánh gà rừng rặt phát triển đầy đủ sau một tuần tuổi và so sánh với gà ba ngày tuổi. Lưu ý những sọc nâu sẫm điển hình ở mắt, trên lưng và hai bên sườn.
Hình 10: hai con gà rừng rặt ở 11 ngày tuổi và gà nhà có cùng độ tuổi. Lưu ý đến sự khác biệt về kích thước và lông cánh cực kỳ phát triển ở hai con gà rừng đỏ non.Hình 11: hai con gà rừng đỏ rặt (trong hình 10) ở sáu tháng tuổi. Lưu ý đến sự khác biệt về kích thước so với gà nhà có cùng độ tuổi.
Hình 12 & 13: gà rừng trống ở sáu tháng tuổi. Lông, mồng, tích và dái tai vẫn chưa phát triển hết.
(Sưu tầm)
Cách Chọn Và Lai Tạo Gà Rừng
Gà rừng rặc rất khó nuôi và rất khó sinh sản, nếu không yêu thích hoặc thích nuôi làm cảnh hoặc kinh doanh hoặc nuôi vì lý do đặc biệt gì đó thì không nên nuôi gà rừng rặc. Mỗi năm gà mái chỉ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5-6 trứng nên khó nhân giống, tuy nhiên cái gì khó mà ta làm được mới đáng nói. Dân chơi gà thì thích gà rừng rặc nhưng đối với dân bẫy gà thì sở hữu được 1 chú gà mồi chiến mới là đáng nói. Hôm nay chỉ đề cập đến việc lai tạo và chọn lựa gà mồi hay, coi như phục vụ cho anh em bẫy gà vậy. Nói thế thôi chứ nhân giống gà rừng không khác các loại gà khác là mấy, chủ yếu là ta quan tâm hơn chút là ổn thôi mà!
Lai tạo gà rừng. – Chọn giống: Ta có thể lai gà rừng với gà Ác hoặc lai gà rừng với gà Tre thậm chí là gà Kiến (gà ta-miền Nam, gà Ri-miền Bắc) để cho ra con gà mồi. Sở dĩ người ta làm vậy là để cho con gà mồi có hình dáng tương đồng (nhỏ con và màu lông tía) với gà rừng, như thế gà rừng bỗi mới nhảy bẫy được; dạn người-dễ thuần. Ưu điểm khi lai với gà Ác là hay gáy, nhược điểm là chân có 5 móng và có lông ở chân, màu lông khó chuẩn; với gà kiến là hay đập cánh tuy nhiên kiểu mồng, màu chân và dáng dấp thường hay khập khiểng với gà rừng. Sau khi lai tạo nhận thấy ta nên lai với gà Tre (Tía chân xanh) nhất vì gà tre nhỏ con, dáng dấp, màu chân giống với gà rừng hơn tất cả các loại gà còn lại.
Tiếng gáy là yếu tố quyết định đối với một con gà mồi hay, tiếp theo là khả năng thúc-đập cánh+lượt gáy+điệu bộ. Vì thế để chọn được gà mồi hay ta cần lưu ý đến bố, mẹ. Bố hoặc mẹ có thể là gà rừng và con còn lại là gà Tre, gà xxx . Tốt nhất nên chọn con gà mái là gà Tre, muốn chọn gà mái hay ắt ta phải xem xét đến con gà trống cùng lứa đó, nhất thiết con gà trống cùng lứa với con gà mái phải là con gà có giọng gáy ồ, trầm nhưng đứt quãng, khi gáy hay đập cánh, hay cúi tục và hay bươi. Khi con gà trống cùng lứa có những tố chất đó thì con gà mái ít nhiều cũng mang trong mình một vài tố chất như vậy. Gà mái nên là gà tía chân xanh, nhỏ con nhưng khoẻ, bầu đít sa. Có câu “Chó giống cha, gà giống mẹ” đủ để ta làm cơ sở mà có thể tin rằng sẽ có gà mồi hay từ con mái này. Khi chọn được gà mái ưng ý rồi thì ta cho gà trống rừng đạp mái với con mái này.
Lưu ý: NHẤT THIẾT PHẢI NHỐT TẤT CẢ CÁC CON GÀ TRỐNG CÁC LOẠI KỂ TỪ KHI MẶT GÀ MÁI ĐỎ CHO TỚI KHI GÀ MÁI ẤP “để tránh trường hợp gà con không biết cha của nó”. Vì như thế thì uổng công ta chọn giống lắm.
Nuôi Gà Chọi Lai Và Heo Rừng Lai
Gà chọi lai có giá trị thương phẩm cao.
Tại phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa, Đăk Nông), nhiều hộ gia đình trồng cà phê có thu nhập khá. Không dừng lại, bà con còn tìm cách làm giàu bằng cách đầu tư nuôi gà chọi lai và heo rừng lai. Hai loại vật nuôi này trên thực tế đã cho lãi suất cao hơn trồng cà phê.
Theo bà con, gà chọi lai vừa to, nhiều thịt lại ăn ngon. Sau 6 tháng nuôi, gà thường đạt trọng lượng khoảng 3 kg/con, lúc đó có thể xuất chuồng. So với gà thả vườn bình thường thì lãi suất gần gấp 2 lần. Còn đối với heo rừng lai, tuy vốn đầu tư nhiều hơn nhưng lãi suất cũng cao hơn. Loại heo lai này ít bệnh tật, thức ăn cũng không cầu kỳ, chủ yếu chúng ăn bắp, cỏ voi và hèm rượu.
Đầu ra của gà chọi lai và heo rừng lai tương đối “rộng cửa”, vì nhu cầu của thị trường là khá lớn, các thương lái thường đặt trước với người nuôi nên đến kỳ là tới mua hết, thanh toán đầy đủ. Chính vì thế, nhiều hộ chỉ trong vòng 3 năm chăn nuôi loại gia cầm, gia súc này đã có thể tích lũy, mua sắm nhiều tiện nghi đắt tiền cho gia đình.
Tuy nhiên, muốn thành công thì phải nắm được kỹ thuật chân nuôi. Với heo rừng lai, khi chọn giống cần chọn những con đầu dài, hõm ngực sâu, mông nở, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ. Chuồng trại để nuôi heo rừng lai khá đơn giản, nhưng cần phải chọn chỗ đất cao và thoát nước, chỗ nuôi cũng nên có nguồn nước sạch cung cấp đủ nước cho heo uống và quan trọng hơn là duy trì được hệ thực vật tại nơi nuôi chúng và giữ được độ ẩm thích hợp.
Có thể nuôi heo rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Nhưng cần nhớ rằng hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn để tránh việc chúng phá hỏng thoát ra ngoài. Thường thì người ta dùng lưới B40 để làm tường rào. Dù thả trong vườn nhưng cũng cần một dãy chuồng để chúng trú ngụ lúc mưa hoặc trời tối, nhiệt độ xuống thấp.
Chuồng nuôi cần có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, độ dốc 2-3%… đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa. Kinh nghiệm thành công của những hộ chăn nuôi heo rừng lai là với thức ăn thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại cộng với 50% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo rừng lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 -3,0 kg thức ăn 1 ngày.
Riêng đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả, hạt ngũ cốc các loại… có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố. Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh.
Với gà chọi lai, nếu nuôi trong vòng 115 ngày thì con trống có thể đạt trọng lượng hơn 2,5kg, con mái 2kg. Chúng tiêu thụ khoảng 2,8 kg thức ăn/1kg tăng trọng. Khi chọn giống cần lựa chọn được những con gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, đã được tiêm phòng. Thức ăn của gà chọi lai cũng khá đơn giản, có thể cho chúng ăn các loại hạt sẵn hoặc một số loại cám công nghiệp dành riêng cho loại gà này. Chú ý, chuồng trại nuôi gà nên được vệ sinh hàng ngày, để tránh bệnh tật phát sinh.
Gà Rừng Và Gà Nhà
Đi theo một anh bạn chuyên nghề đánh bẫy giò dùng gà nhà với tiếng gáy đặc trưng để dẫn dụ gà rừng vào bẫy. 4h30 sáng khi hơi sương còn ước đẫm trên ngọn cây lá cỏ, tôi dựng xe một nơi giữa rừng, đi bộ khoảng nửa cây số đường rừng để đến một trảng trống nằm lọt thỏm giữa đám chồi, cây bụi, tre gai lúp xúp…
Gà rừng nói với gà nhà: ”Anh thật là sung sướng, hàng ngày sẵn lúa gạo của người ăn, không lo gì” gà nhà khi ấy đáp lại rằng: ”tôi tuy được con người nuôi nấng nhưng yểu mệnh vì người ta muốn giết thịt ăn lúc nào cũng được, còn anh tuy phải lo sáng lo chiều nhưng cả đời không ai đụng đến anh, anh mới thật là sung sướng đấy”
Đó là câu chuyện ngụ ngôn của 30 mươi năm về trước tôi từng đọc đâu đó trong sách giáo khoa, ngày nay mọi chuyên đảo lộn tùng phèo rồi. Gà rừng và gà nhà lại găp nhau trong một hoàn cảnh khác biệt. Gà nhà được nuôi nhốt công phu hơn, cho ăn những thức ăn khác thường hơn sao cho con gà lai giống gà tre có giọng gáy thật đặc trưng dùng làm con mồi để nhử gà rừng vào bẫy.
Đi theo một anh bạn chuyên nghề đánh bẫy giò dùng gà nhà với tiếng gáy đặc trưng để dẫn dụ gà rừng vào bẫy. 4h30 sáng khi hơi sương còn ước đẫm trên ngọn cây lá cỏ, tôi dựng xe một nơi giữa rừng, đi bộ khoảng nửa cây số đường rừng để đến một trảng trống nằm lọt thỏm giữa đám chồi, cây bụi, tre gai lúp xúp. Mò mẩm trong ánh sáng mờ mờ của đêm tàn ngày mới, anh Tiến cắm giò. Giò là những ”cần câu” được làm bằng sợi thép nhỏ, bện lại, dài chừng 3 tấc, một đầu gắn đinh cắm xuống đất, đầu còn lại nối với đoạn ni lông bện thắt thòng lọng để thít chân gà rừng khi chúng xông vào con mồi. Mấy chục chiếc ”cần” như thế được ”ém” sát đất, lẫn vào lớp lá khô, rất khó phát hiện. Công đoạn cuối cùng của việc đặt bẫy là đặt chú gà mồi vào khoảng trống giữa ”rừng” bẫy. Chân của chú trống này được cột bằng một sợi ni lông mảnh, một đầu gắn với cây sắt nhọn nhỏ hơn đầu đũa, cắm sâu xuống đất.
Anh Tiến đang đặt bẫy
Công đoạn đặt bẫy xong anh Tiến chỉ cho tôi một gò mối cách không xa nơi đặt con gà mồi. Núp kỹ lưỡng xong anh mới cho con gà mồi ra khỏi rọ. Lúc này ánh sáng có vẽ đã đủ để nhìn thấy từ khoảng cách hơn mười lăm thước.
Chú gà mồi vừa ra khỏi rọ đã ngắm nghía phong cảnh xung quanh, vỗ cánh phành phạch cất tiếng gáy ò ó o…o…
Thời gian, không gian như ngưng đọng lại khi nổi âu lo thắt thỏm không biết có con gà rừng nào ra không. Không nén được nỗi tò mò tôi thì thào hỏi anh Tiến tại sao phải đi sớm như vậy trong khi đằng nào giờ này gà rừng cũng còn đang ngủ. Anh giải thích rằng khi ấy gà rừng còn ở trên cây, rất dễ nổi ”sung” và chạy lại khi nghe tiếng gáy khiêu chiến của gà nhà.
Ánh sáng ban mai đã đủ sáng để soi rọi cả một khoảng rừng thưa. Chân tôi bắt đầu tê dại đi khi phải ngồi im không động đậy hơn 30 phút. Nếu bạn là người ưa hoạt động thì với thời gian trên là khó có thể chịu đựng được. Tôi bắt đầu nản chí trong khi anh Tiến vẫn đăm đăm nhìn về cánh rừng phía trước nơi có ”cục râm” (tán rừng) rậm rạp. Đáp lại lòng mong mỏi của anh Tiến, từ phía cánh rừng trước mặt đã nghe tiếng vỗ cánh phành phạch và một giọng è é e…e vang lên. Hai chú gà ra sức thi nhau khoe tiếng. Sau một hồi đọ sức bằng giọng gáy của mình, bỗng nhiên cả hai cùng im lặng. Tôi thắc thỏm âu lo nhưng anh Tiến vẫn điềm nhiên như một người đang luyện yoga. Con gà mồi thôi không gáy nữa nhưng nó làm điệu làm bộ trông ngộ nghĩnh khi bươi chân xuống đất. Anh Tiến bấm vào tay tôi báo hiệu gà rừng đã về.
Gà rừng đã về
Phải căng mắt nhìn thật kỹ lẫn trong các chồi lúp xúp tôi mới trông thấy được bộ dạng của một chú gà rừng. Lẫn trong đám chồi non lúp xúp, chú láo liêng, hung hãn xù lông cổ như muốn ra oai với kẽ xâm lấn lãnh địa của mình, lượn những đường cong và dừng lại để phành phạch vỗ cánh cất tiêng gáy với giọng điệu uy hiếp đối phương. Chừng hơn mươi phút sau khi dọ thám xung quanh, chú mới xuất đầu lộ diện. Đó là một chú trống màu đỏ tía không lớn hơn chú gà mồi là mấy, chú oai vệ nhưng không kém phần cảnh giác cao độ. Giữa một rừng bẫy nhưng dường như chú ta có linh cảm hay sao ấy cứ vòng bên nọ rồi lượn bên kia, không thèm tiếp cận với đối phương. Sau gần một giờ đảo đi đảo lại nhưng chú ta không hề vướng vào đám bẫy. Ống kính của tôi chỉ chụp được chú ta sau những chồi non, cỏ không được rõ nét. Tôi ra hiệu với anh Tiến là mình sẽ đứng dậy để có những tấm ảnh rõ nét hơn nhưng anh lắc đầu. Mùi ẩm mốc từ những vỏ cây, mối, mọt khiến mũi tôi ngứa ngáy khó chịu, và rồi như không kìm được tiếng hắc xì bung mạnh tạo thành âm thanh vang động khoảng rưng thưa. Chú gà rừng thoát quay một vòng rồi lủi mất.
Nhìn vẽ mặt tiếc nuối của anh Tiến tôi cũng hơi ấy náy. Trên đường về anh Tiến tâm sự: Không làm giàu làm có gì nhưng là nổi đam mê của anh khi được ngắm cảnh gà rừng ”chạy” về. Cũng như những người đi rập chim cu vậy. Tốn nhiều thời gian nhưng chưa chắc đã được. Trong hơn bốn năm theo nghề bẫy gà, anh chỉ một lần bắt được gà mái, còn chủ yếu là gà trống. Gà mang về bán khoảng từ 100.000 đến 150.000 đồng một con.
Vợ anh Tiến là một người khá vui tính. Chị bảo với tôi rằng không biết con gà nó hút hồn hay sao ấy mà nếu bảo anh dậy sớm để tưới thanh long thì anh trù trừ, than trời lạnh, nhưng hễ ”đi gà” là sao trời không lạnh không biết nữa!
Riêng tôi cứ loay hoay hoài với chuyện chú gà thoát nạn sáng nay. Không biết chú ta có kịp tâm sự chuyện của mình với đồng loại hay không? Lúc đi vòng quanh rừng bẫy chú có đối thoại với chú gà nhà câu chuyện ngụ ngôn của 30 năm về trước không? Nếu có chắc chú phải sửa câu chuyện ngày xưa mà nói với chú gà nhà: ”Anh bạn ơi, câu chuyện hồi ấy anh nói đã sai. Xưa rồi Diễm”.
Võ Thanh Liêm
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu
Hàm Thuận Nam
ĐT 0907984032
Email thanhliemvotakou@gmail.com
Bạn đang xem bài viết Gà Rừng Nhà Lai Tạo trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!