Cập nhật thông tin chi tiết về Hạ Long Có Một “Đôi Gà”… mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hòn Trống Mái – điểm đến của du khách khi tới Hạ Long.
Đôi Gà thực chất ban đầu là một đảo đá nhỏ nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía tây nam của Vịnh Hạ Long (hòn Đỉnh Hương hiện là đảo duy nhất được chọn in trên tiền đồng Việt Nam, tờ 200.000 đồng – PV). Trải qua hàng ngàn năm phong hoá của đá vôi, sự ăn mòn của nước biển và tác động của gió, đảo đá tách làm hai, có hình thù giống như một đôi gà, một trống một mái. Trên lưng mỗi “chú gà” có một số loài thực vật xanh tươi, bám vào các hốc đá khiến cho đảo có sức sống chứ không phải khối đá chết, vô tri vô giác. Giống như hòn Đỉnh Hương, hòn Bút, những khi thuỷ triều xuống thấp nhất, hòn Trống Mái với mỗi “chú gà” có chiều cao khoảng hơn 10m, chân thót lại ở tư thế rất chênh vênh gợi cho người xem cảm giác khối đá khổng lồ có thể gãy bất cứ lúc nào. Có lẽ chính vì thế mà hòn Trống Mái trở nên hấp dẫn du khách hơn.
Hòn Trống Mái được coi là biểu tượng trên logo của Vịnh Hạ Long, của du lịch Quảng Ninh nói riêng và cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung.
Nằm giữa trung tâm vùng bảo vệ tuyệt đối của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, hoà quyện hữu tình giữa đá – nước và bầu trời, chẳng lạ khi từ lâu, hòn Trống Mái đã đi vào thi ca, nhiếp ảnh, hội hoạ của nhiều nghệ sĩ, du khách. Có thể kể như: “Đây hòn Trống Mái, nọ Lư Hương/ Biển hiện dần lên, phẳng lặng gương/ Chưa đến Thiên Cung, còn Sửng Sốt/ Hạ Long mờ ảo hiện trong sương” (bài Vịnh Hạ Long của Phan Duy Kha), “Trống Mái đôi ta ôm sóng biển/ Hạ Long ngàn kiếp chẳng buông lơi/ Còn non còn nước còn chung sống/ Muôn thuở còn đây sống trọn đời” (bài Hòn Trống Mái của Phạm Đình Nhân)…
Chẳng biết tự bao giờ, hòn Trống Mái được coi là biểu tượng trên logo của Vịnh Hạ Long, của du lịch Quảng Ninh nói riêng và cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung. Ngoài ra, hòn Trống Mái được chọn là logo của nhãn hiệu bia Hạ Long, phối trong nhiều logo của các doanh nghiệp du lịch v.v..
Với vẻ đẹp tự nhiên và sự nổi tiếng từ lâu, hòn Trống Mái đã và đang là một trong các địa điểm du khách không thể bỏ qua khi đến với Hạ Long.
Trần Minh
Hạ Long Có Một ‘Đôi Gà’…
Hòn Trống Mái – điểm đến của du khách khi tới Hạ Long.
Đôi Gà thực chất ban đầu là một đảo đá nhỏ nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía tây nam của Vịnh Hạ Long (hòn Đỉnh Hương hiện là đảo duy nhất được chọn in trên tiền đồng Việt Nam, tờ 200.000 đồng – PV). Trải qua hàng ngàn năm phong hoá của đá vôi, sự ăn mòn của nước biển và tác động của gió, đảo đá tách làm hai, có hình thù giống như một đôi gà, một trống một mái. Trên lưng mỗi “chú gà” có một số loài thực vật xanh tươi, bám vào các hốc đá khiến cho đảo có sức sống chứ không phải khối đá chết, vô tri vô giác. Giống như hòn Đỉnh Hương, hòn Bút, những khi thuỷ triều xuống thấp nhất, hòn Trống Mái với mỗi “chú gà” có chiều cao khoảng hơn 10m, chân thót lại ở tư thế rất chênh vênh gợi cho người xem cảm giác khối đá khổng lồ có thể gãy bất cứ lúc nào. Có lẽ chính vì thế mà hòn Trống Mái trở nên hấp dẫn du khách hơn.
Hòn Trống Mái được coi là biểu tượng trên logo của Vịnh Hạ Long, của du lịch Quảng Ninh nói riêng và cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung.
Nằm giữa trung tâm vùng bảo vệ tuyệt đối của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, hoà quyện hữu tình giữa đá – nước và bầu trời, chẳng lạ khi từ lâu, hòn Trống Mái đã đi vào thi ca, nhiếp ảnh, hội hoạ của nhiều nghệ sĩ, du khách. Có thể kể như: “Đây hòn Trống Mái, nọ Lư Hương/ Biển hiện dần lên, phẳng lặng gương/ Chưa đến Thiên Cung, còn Sửng Sốt/ Hạ Long mờ ảo hiện trong sương” (bài Vịnh Hạ Long của Phan Duy Kha), “Trống Mái đôi ta ôm sóng biển/ Hạ Long ngàn kiếp chẳng buông lơi/ Còn non còn nước còn chung sống/ Muôn thuở còn đây sống trọn đời” (bài Hòn Trống Mái của Phạm Đình Nhân)…
Chẳng biết tự bao giờ, hòn Trống Mái được coi là biểu tượng trên logo của Vịnh Hạ Long, của du lịch Quảng Ninh nói riêng và cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung. Ngoài ra, hòn Trống Mái được chọn là logo của nhãn hiệu bia Hạ Long, phối trong nhiều logo của các doanh nghiệp du lịch v.v..
Với vẻ đẹp tự nhiên và sự nổi tiếng từ lâu, hòn Trống Mái đã và đang là một trong các địa điểm du khách không thể bỏ qua khi đến với Hạ Long.
Trần Minh
Hang Đầu Gỗ, Hạ Long
Có lẽ không có vùng biển nào như Hạ Long trên một diện tích không rộng mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ tựa như tấm thảm xanh lộng lẫy lấp lánh vô số châu ngọc. Đảo đá Hạ Long không phải là những quả núi đơn điệu buồn tẻ mà là một thế giới sống động dưới bàn tay kỳ diệu của tạo hóa. Hàng ngàn đảo đá tĩnh lặng và vô tri đã được thổi hồn thành những vật thể hay những sinh vật sống động.
Lần tới thăm Vịnh Hạ Long du khách lại thấy trong lòng mình nguyên vẹn một cảm giác bối rối ngỡ ngàng lại như thấy cảnh vậy ở đây được bày đặt khác trước thì ra Hạ Long không phải là một bức tranh tĩnh mà biến đổi đến mức mê hoặc từng ngày từng giờ từng mùa từ dáng hình đến màu sắc. Hạ Long nhập vào hồn ta cái cảm giác khát khao của một ngày nắng, sự thư thái của ngày mưa, buổi sáng Hạ Long như thì thầm với bạn bao chuyện vui buồn bắt đầu một ngày mới. Hoàng hôn xuống Hạ Long như muốn níu kéo bạn vào một cuộc hẹn hò và cả bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông Hạ Long chưa bao giờ thôi quyến rũ bạn bằng vẻ đẹp mê hồn của nó.
Nhắc đến du lịch Vịnh Hạ Long không thể không nhắc đến hệ thống những hang động đẹp của miền đất này. Có rất nhiều hang động cho du khách lựa chọn để khám phá khi du lịch Hạ Long, trong đó hang Đầu Gỗ được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất ở Hạ Long.
Giới thiệu về Hang Đầu Gỗ
Nằm trên độ cao 27m so với mực nước biển cùng độ tuổi tạo thành Động Thiên Cung. Hang Đầu Gỗ: Giữa non nước mây trời vịnh Hạ Long tuyệt mỹ, một cái hang mang tên rất mộc mạc dân dã: Hang Đầu Gỗ. Hang động nằm trên đảo Đầu Gỗ. Từ phía xa nhìn lại, cửa hang có màu xanh lam hình một con sứa biển, qua 90 bậc đá xây ta tới cửa hang. Vòm hang cao khoảng 25m, từ trên cao ấy hàng trăm nhũ đá khổng lồ rủ xuống như một dòng thác kỳ lạ.
TVC giới thiệu Hang Đầu Gỗ, Hạ Long, Quảng Ninh
Hang động được chia làm ba ngăn chính. Ngăn phía ngoài có hình vòm cuốn tràn trề ánh sáng tự nhiên, trần hang là một bức “Tranh sơn dầu” khổng lồ, mô tả phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những rừng măng đá, nhũ đá nhiều mầu tạo nên nhiều hình thù kỳ lạ tuỳ theo trí tưởng tượng phong phú của mỗi người: những đàn voi đang đi kiếm ăn, những chú hươu sao ngơ ngác, chú sư tử lim dim ngủ… phía dưới là một chú rùa đang bơi giữa bể nước mênh mông.
Đứng dưới vòm hang ta có cảm giác như đang đứng giữa một toà lâu đài cổ kính, có lối kiến trúc đồ sộ và hùng vĩ. Vượt qua ngăn thứ nhất, qua một khe cửa hẹp, ta sẽ bước vào ngăn thứ hai của hang. ánh sáng chiếu vào đây mờ ảo, những bức tranh mới lạ hiện lên long lanh huyền bí. Những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện, những hình ảnh vừa quen thuộc vừa xa lạ… tạo cho con người vừa sợ sệt vừa tò mò… Tới ngăn thứ ba của hang, lòng hang lại đột ngột mở rộng.
Tận cùng hang là một chiếc giếng tiên bốn mùa nước ngọt trong vắt, chảy tràn trề, bất giác ta nhìn lên phía trên trong ánh sáng mờ ảo, ta nhận ra bốn xung quanh là hình ảnh toà thành cổ, trên đó đang diễn ra một trận hỗn chiến của những chú voi, ngựa đang xung trận, người và ngựa chen chúc, gươm giáo tua tủa, tất cả như đang xông lên và bỗng dưng bị hoá đá.
Sở dĩ gọi là hang Đầu Gỗ, theo truyền thuyết xưa kể rằng: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng, tạo nên một trận thuỷ chiến vang lừng trong lịch sử. Sau đó còn rất nhiều mẩu gỗ sót lại vì vậy hang mang tên là hang Đầu Gỗ, lại có tên gọi là hang Giấu Gỗ vì theo truyền thuyết đây chính là nơi Trần Hưng Đạo cho giấu các cọc gỗ lim để chuẩn bị cho trận chiến Bạch Đằng chống quân Nguyên – Mông.
Nếu động Thiên Cung hoành tráng tinh tế, hiện đại thì hang Đầu Gỗ trầm mặc uy nghi và rất đồ sộ, cuốn Merveille de Monde (kỳ quan thế giới) của Pháp xuất bản năm 1938 chuyên về du lịch giới thiệu các danh thắng nổi tiếng thế giới đã gọi hang Đầu Gỗ là Grotte des merveilles (động của các kỳ quan). Điều đó hoàn toàn chính xác. Hang Đầu Gỗ như tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa, Vẻ đẹp hoang sơ và tĩnh mịch với nhiều cột đá, trụ đá, măng đá nhỏ nhắn, cao vút như muốn vươn tận trời xanh…
Hang Đầu Gỗ được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam, vì thế sẽ không còn bất kì nghi ngờ nào đối với vẻ đẹp mà hang Đầu Gỗ thực sự mang lại cho du khách khi du lịch Hạ Long.
Hang Đầu Gỗ như tập trung được một quần thể cấu trúc cổ xưa, đến với hang Đầu Gỗ, du khách sẽ thực sự cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ và vô cùng tĩnh mịch. Tại hang động có rất nhiều cột đá, trụ đá, măng đá nhỏ nhắn, cao vút.
So với nhiều hang động khác trong các địa điểm du lịch tại Hạ Long thì hang Đầu Gỗ có nét độc đáo và khác lạ hơn với một hệ thống động thực vật đa dạng phong phú. Do cửa hang được mở rộng nên độ ẩm trong lòng hang cao cùng với sự tác động của những tia nắng mặt trời đã tạo điều kiện cho sự phát triển đa dạng của hệ thực vật như rêu, cây dương sỉ và cây thân gỗ…
Khám phá vẻ đẹp bên trong của hang Đầu Gỗ quả thực là một điều vô cùng tuyệt vời, mang vẻ đẹp vô cùng huyền bí và đầy bất ngờ. Du khách khi lạc lối vào không gian bên trong hang Đầu Gỗ chắc hẳn sẽ cảm giác như mình đang lạc lối trong một chốn bồng lai tiên cảnh bởi nơi đây mang lại một vẻ đẹp vô cùng khó tưởng.
Đôi nét lịch sử Hang Đầu Gỗ
Năm 1918, vua Khải Định nhân chuyến đi kinh lý đã ra thăm vịnh Hạ Long và đến du lịch Hang Đầu Gỗ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ngoạn mục, nhà vua đã cho làm thơ và bài tựa ca ngợi cảnh đẹp của non nước vịnh và hang. Tấm bia kèm theo bản dịch được dựng bên trái cửa hang vẫn còn cho đến nay, trên trán bia và đế bia có trang trí đôi rồng chầu mặt trời; hai diềm bia là các hình mây lửa mang phong cách mỹ thuật cung đình đặc trưng của triều Nguyễn. Trong lời tựa, vua Khải Định đã đặt tên cho Hang này là “Ngũ sắc tường vân”.
Tháng 10 năm 1957, trong chuyến về thăm khu Hồng Quảng, Bác Hồ đã ra vịnh Hạ Long và tới tham quan Hang Đầu Gỗ, Bác đã nói với những người đi cùng rằng:
“Ai cũng phải vào thăm hang mới thấy hết vẻ đẹp nơi đây Cảnh đẹp một người không thể nói hết cho nhiều người”.
Hang Đầu Gỗ là một trong những hang đẹp nhất Việt Nam, nằm trên đảo Đầu Gỗ thuộc Vịnh Hạ Long, cách Cảng du lịch Bãi Cháy khoảng 6km, lý giải về nguồn gốc tên gọi Đầu Gỗ, điều thú vị là hiện nay có nhiều dữ liệu khác nhau. Cụ thể, trên các tài liệu giới thiệu du lịch Vịnh Hạ Long và trong dân gian, có 3 cách giải thích như sau:
Thuyết thứ nhất, theo truyền tụng của dân chài trên Vịnh Hạ Long thì Hang này ban đầu có tên là hang Giấu Gỗ (lâu dần gọi chệch thành Đầu Gỗ) vì trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13, đây là nơi quân sĩ nhà Trần cất giấu những chiếc cọc gỗ trước khi đem xuống cắm dưới lòng sông Bạch Đằng.
Truyền thuyết về Hang Đầu Gỗ thứ 3 thì giải thích, do đảo Đầu Gỗ trông xa có dáng tựa một khúc gỗ khổng lồ với hai lỗ ở đầu để luồn dây thừng, nên người ta đặt tên cho hang theo tên đảo.
Khám phá Hang Đầu Gỗ
Cách động Thiên Cung khoảng 200m về phía Đông hang Đầu Gỗ là một trong những hang động được phát hiện sớm trên Vịnh Hạ Long, hang có diện tích khoảng 5000m2 và được chia làm 3 ngăn với cấu trúc mỏ từ bên ngoài và tách dần vào phía bên trong, mỗi ngăn được tiếp nối với nhau bằng các vách đá và các khối thạch nhũ lớn.
Trong hang được chia thành 3 ngăn:
Ngăn thứ 1 – Hệ thống nhũ đá có nhiều hình ảnh quen thuộc với cuộc sống: Sư tử, trăn, rùa, và thậm chí cả hình ảnh đôi gà chọi…
Ngăn thứ 2 – Bắt đầu bằng một bức tranh hoành tráng , hình ảnh những hòn đảo đá lô nhô trên sóng nước cũng được khắc hoạ rõ nét trên bức tranh này.
Ngăn thứ 3 – Là hình ảnh những cột đá khổng lồ, vừa không thô nhám, cứng nhắc, vừa xinh xắn, mềm mại.
Tập trung trong hang Đầu Gỗ là một quần thể kiến trúc cổ xưa được người phương Tây gọi là Động của các kỳ quan, khác với động Thiên Cung cửa của hang Đầu Gỗ mở rất rộng trên lưng chừng núi do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố tự nhiên như ánh sáng mặt trời, mưa, gió vì vậy làm phong hóa toàn bộ hệ thống thạch nhũ vách đá ở ngăn thứ nhất.
Đến với hang Đầu Gỗ bạn sẽ phải choáng ngợp với vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính chính thời gian đã làm cho cảnh quan của hang Đầu Gỗ trở nên thâm trầm sâu lắng nhưng không gian ở đây cũng thường xuyên bị khuấy động bởi tiếng kêu và bay lượn của từng đàn chim nhạn về đây sinh sống và làm tổ.
Cũng chính tại nơi đây tạo hóa đã sáng tạo dang dở ra muôn loài ngay giữa lòng hang là một cột đá lớn uy nghiêm sừng sững như hiện thân của đấng tạo hóa, bên cạnh là chú sư tử dũng mãnh đang ở tư thế tung bờm.
Đi tiếp vào bên trong chúng ta sẽ bắt gặp một bức tranh đá lớn cao khoảng 20m, rộng 30m đây chính là kết quả của vết trượt địa chất, trên vách đá đó có sự hội tụ của rất nhiều màu sắc đan xen. Điều thú vị là trên bức tranh ấy còn hiện ra vô vàn những mỏm đá lô nhô chỗ thì quầy tụ xúm xít, chỗ lại rải rác thưa thớt cộng thêm luồng ánh sáng tự nhiên chiếu chinh chít từ cửa hang vào càng làm tăng thêm vẻ sống động. Liệu rằng đây có phải là bức tranh đá mà tạo hóa đã phác thảo một Vịnh Hạ Long thu nhỏ ngay trong chính lòng hang Đầu Gỗ.
Qua khe cửa hẹp chúng tôi đến với ngăn thứ 2, vì trong đây các khối đá không còn chịu ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời do đó mà có màu khác biệt với bên ngoài, màu thạch nhũ sáng trắng. Không gian ngăn thứ 2 được trang trí điểm tô bằng những cột đá lớn đồ sộ cao vút đến trần hang và mang nhiều dáng vẻ khác nhau. Người xem như có cảm giác được chiêm ngưỡng những hình ảnh độc đáo của các nền văn hóa khác nhau như tòa tháp nghiêng Piza của Ý, những ngọn tháp cao vút của đền Angkor Thom-Angkor Wat ở Campuchia.
Đi vào sâu hơn bên trong một chút du khách có thể dễ dàng quan sát thấy sự ngổn ngang của những khối thạch nhũ, những cột măng đá bị gãy đổ. Theo các nhà khoa học những cảnh đổ vỡ này đã minh chứng một điều lịch sử hình thành của hang Đầu Gỗ từ hàng triệu năm về trước đã trải qua những chấn động giữ dội làm đứt gãy các măng đá và nhũ đá.
Đến ngăn thứ 3 lòng hang bắt đầu thu hẹp vách đá xung quanh thô nhám cao vút, nhìn sang bên phải nhũ đá được kết dính tạo nên những đường vân uốn lượn cùng với những màu sắc cho ta thấy như vỏ thân cây gỗ vậy. Bên trái là hình ảnh một cây đa cổ thụ với những tán lá xòe rộng, phía dưới nền hang khi mùa mưa đến lại đọng lại những hồ nước nhỏ cho ta có liên tưởng đến hình ảnh vô cùng quen thuộc của một làng quê Việt Nam “Cây đa bến nước”.
Những khối nhũ đá sáng trắng được chạm khắc từ pha lê treo lơ lửng trên trần hang xinh đẹp tinh xảo và được liên kết với nhau bằng những sợi dây vô hình tạo nên những chùm đèn sáng lấp lánh soi rọi cả lối đi. Quả thực, hang Đầu Gỗ là một điểm du lịch vô cùng lý tưởng dành cho du khách trong chuyến du lịch Hạ Long. Hang Đầu Gỗ thực sự quyến rũ và thu hút du khách không chỉ bởi những câu chuyện gắn liền với tên gọi của hang mà còn bởi những vẻ đẹp tuyệt mĩ.
Vị trí và cách di chuyển đến Hang Đầu Gỗ
Vị trí: Hang Đầu Gỗ nằm cách Động Thiên Cung trên đảo Đảo Đầu Gỗ chừng 300m và cách cảng tàu du lịch chừng 4km về phía Nam. Điểm đặc biệt của hang đó là có cửa hang hình con sao biển lớn cách mặt biển hơn 20m khá độc đáo
Cách di chuyển đến đảo Đầu Gỗ
Bạn có thể di chuyển đến đảo Đầu Gỗ bằng thuyền theo hai cách đó là mua vé thăm vịnh trong ngày hoặc mua tour du thuyền để đến thăm quan vịnh và trải nghiệm nhiều hoạt động khác. Đảo Đầu Gỗ nằm trong tuyến du lịch số 1 cùng với các địa điểm nổi tiếng khác như động Thiên Cung, Làng Chài Ba Hang, Hòn Trống Đá… Vì vậy bạn nên lưu ý khi mua vé chọn lịch trình phù hợp.
Không gian của hang Đầu Gỗ khoáng đạt, với lối kiến trúc khỏe khoắn, hoành tráng vòm trần hang cao rộng với những dãi nhũ buông rũ xuống như một một tấm rèm của sân khấu lớn. Kết thúc cuối con đường của hang Đầu Gỗ là hình ảnh một chú sư tử nghiêng mình cúi chào du khách khi tới thăm quan với vẻ hiền từ và lưu luyến.
Đến đây du khách không chỉ được khám phá sự kỳ diệu của cảnh quan mà còn vô cùng ngạc nhiên trước sự bền bỉ công phu mà tạo hóa đã để lại cho chúng ta có cơ hội được chiêm ngưỡng những cảnh quan vô cùng độc đáo của thiên nhiên.
Chia sẻ với mọi người
20 Món Ngon Hạ Long + Địa Chỉ Quán Ăn Ngon Hạ Long Nên Thưởng Thức
1. Chả mực
Khi ăn chả mực ngon nhất là chúng ta chấm cùng tương ớt sẽ giúp hương vị thêm phần đậm đà và hấp dẫn. Đặc biệt nói về quán ăn ngon ở Hạ Long với món chả mực thì chúng ta hãy đến với quán Thoan. Nơi đây đã được vinh dự trao tặng là Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam vào năm 2017 đó.
Địa chỉ: Ki ốt 36 – 37 chợ Hạ Long 1, Vạn Xuân, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh
2. Món Ruốc tôm
Đặc biệt ruốc tôm còn được đánh giá là mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Khi ăn bạn sẽ thấy nó hương vị thơm ngậy từ ruốc và nước cốt thịt được chưng cất tỉ lệ chặt chẽ. Với món ruốc tôm bạn còn có thể mua về làm quà biếu khi du lịch Hạ Long về nữa đó.
Địa chỉ: Ki ốt 228 – 229 – 230 Chợ Hạ Long 1, Vạn Xuân, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh.
3. Hải sản ở nhà hàng hải sản Thiên Anh
Địa chỉ: Tổ 5, Khu 9, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long.
4. Cháo Trai Hạ Long
Địa chỉ quán: Kế bên ngân hàng Vietcombank ở chợ Hạ Long 1.
5. Bún bề bề
Địa chỉ: Tổ 2 khu 6C, đường Thục Thoại, Hồng Hải, Hạ Long, Quảng Ninh.
6. Cháo hà
Khi ăn bạn sẽ thấy cháo hà sánh mịn và có vị ngọt từ hải sản cùng mùi gạo thơm. Kèm theo rau răm rau mì đi kèm sẽ mang đến cảm giác rất hấp dẫn. Ngoài ra khi ăn món cháo hà thì nên cho hạt tiêu giúp dậy mùi và ăn kèm với quẩy sẽ càng đặc biệt hơn nữa.
Địa chỉ: 42 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh
7. Gà Lôi Âm nướng
Điểm đặc biệt là những con gà này đều còn sống đến khi khách gọi món thì mới bắt đầu chế biến ướp gia vị và nướng tại chỗ. Bạn có thể ăn gà nướng thường hoặc nướng kèm ngải cứu đều được.
Địa chỉ: Chân núi chùa Lôi Âm.
8. Bánh “gật gù”
Người ăn cũng phải gật lên gật xuống để khen món này ngon từ đó cái tên gật gù gà rơi. Bánh có bề ngoài hơi giống với phở cuốn nhưng vỏ ngoài của nó thì lại giống như là bánh tráng cuốn.
Đặc biệt ở bánh này là khi xay gạo người ta sẽ kèm với 1 ít cơm nguội nhằm tạo độ xốp, mịn, phồng và dẻo. Khi ăn bánh kèm với mỡ gà chưng, thịt bằm, hành phi, mắm ớt… Tất cả sẽ tạo nên hương vị độc đáo vô cùng.
Địa chỉ: Chợ đêm Hạ Long, chợ Hạ Long 1 hoặc chợ Hạ Long 2.
9. Sam biển
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ thơm ngon và độ dai của thịt sam. Người ta sẽ chế biến sam thành rất nhiều món như là riêu sam, chả sam, trứng sam, nộm sam… Hiện tại thì quán sam Bà Tý được nhiều người yêu thích và chọn lựa nhất.
Địa chỉ: Ngõ 6 Cao Thắng hoặc ngõ 7D Cao Thắng (xuống dốc rẽ trái), Hạ Long, Quảng Ninh.
10. Bún cá cay Ngự uyển
Bún cá ở nhà hàng này được chế biến kỹ lưỡng hấp dẫn với nhiều món ngon như là lòng cá, mọc, chả cá, cá chiên cùng với nhiều loại rau để ăn kèm. Khi ăn bạn sẽ thấy nước lèo đậm đà hấp dẫn. Đảm bảo rằng bạn sẽ không thất vọng khi thưởng thức món ăn này.
Địa chỉ: 25 Tháng 4, Bạch Đằng, Tp.Hạ Long.
11. Bánh xèo, bánh bột lọc
Bánh xèo được nhiều người yêu thích với vỏ mỏng và giòn giòn không ngấy mỡ cùng nhân là thịt bò với giá cuốn ăn kèm rau sống. Đảm bảo rằng chỉ cần thưởng thức một lần bạn sẽ chẳng bao giờ quên được hương vị món ăn này.
Địa chỉ: Chợ cột 3, Nguyễn Văn Cừ, Hạ Long, Quảng Ninh
12. Bánh mì chờ
ruốc mặn mặn rồi rau thơm, hành phi, tương ớt đơn giản mà ngon. Khi ăn bạn sẽ thấy vị giòn của bánh, vị béo của pate, vị ngọt của ruốc thịt, vị thơm của hành phi, vị cay nhẹ của ớt.
Địa chỉ: Nằm ở trước nhà 485 Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
13. Ruốc luộc
Địa chỉ: Tổ 5, Khu 4, Hà Tu, Hạ Long, Quảng Ninh.
14. Tiết hầm lá ngải Hạ Long
Địa chỉ: Óc và tiết hầm lá ngải chợ Hạ Long 1.
15. Sá sùng Hạ Long
Địa chỉ: Sam bà Tỵ, ngõ 6 Cao Thắng.
16. Miến Ngan Cô Thủy
Địa chỉ: 233 Hạ Long, P. Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh.
17. Miến, Xôi xéo
Còn lươn trước khi cho vào miến sẽ được chiên giòn và ướp sẵn gia vị nên vô cùng đậm đà. Miến khi ăn có thể trộn kèm rau răm cùng với lạc rang nên rất hấp dẫn. Đảm bảo rằng bạn sẽ mê mẩn với món ăn này.
Địa chỉ: 97 Kênh Liêm, TP. Hạ Long, Quảng Ninh.
18. Ốc luộc, ốc xào tương bảo tàng Hạ Long
Món ăn này vừa được khách địa phương vừa được du khách mê mẩn chọn lựa. Khi ăn bạn sẽ thấy vị cay của ớt xen với vị thơm của gừng và xả rất đặc biệt. Ngoài ra khi ăn ốc còn có thêm sung muối và xoài ngâm đi kèm tạo hương vị ấn tượng khó quên.
Địa chỉ: Quán ốc ở ngõ cạnh bảo tàng Quảng Ninh cũ trên đường Nguyễn Văn Cừ.
19. Bánh trôi tàu nóng
Ngoài ra với tiết trời lạnh giá thì gừng cay và nóng sẽ giúp cho món ăn thêm hấp dẫn. Món bánh trôi tàu này có vỏ mềm và dẻo khi thưởng thức tạo cảm giác rất ấn tượng cho thực khách.
Địa chỉ: quán Ăn vặt Cô Béo, phường Hồng Hải, Hạ Long.
20. Bánh gối Hạ Long
Địa chỉ: Khu vực chợ cột 3, cột 2, chợ Hạ long I, II.
Trịnh Thảo
Bạn đang xem bài viết Hạ Long Có Một “Đôi Gà”… trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!