Xem Nhiều 3/2023 #️ Hoạch Toán Chi Phí Nuôi 100 Con Gà Bao Nhiêu Tiền # Top 10 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 3/2023 # Hoạch Toán Chi Phí Nuôi 100 Con Gà Bao Nhiêu Tiền # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hoạch Toán Chi Phí Nuôi 100 Con Gà Bao Nhiêu Tiền mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chào các bạn, gà là một loại gia cầm rất quen thuộc và được nuôi phổ biến hiện nay. Nuôi gà có thể nuôi với quy mô nhỏ hộ gia đình với vài con cũng có thể nuôi với quy mô vài chục đến cả trăm con. Thường các hộ làm nông sẽ kết hợp trồng rau và nuôi gà để tận dụng nguồn rau xanh cho gà ăn. Còn các hộ chuyên nuôi gà để bán thương phẩm sẽ nuôi theo dạng công nghiệp cho thời gian xuất bán nhanh. Trong bài viết này, Mactech sẽ đưa ra hoạch toán chi phí nuôi 100 con gà bao nhiêu cho bạn nào cần.

Chi phí nuôi 100 con gà bao nhiêu

Để biết chi phí nuôi 100 con gà bao nhiêu tiền các bạn chỉ cần biết nuôi gà trong thời gian bao lâu và chi phí để nuôi gà trong 1 ngày sau đó nhân lên là ra ngay. Hoạch toán này được tính theo kiểu nuôi hoàn toàn bằng cám công nghiệp với thời gian nuôi chuẩn là 100 ngày xuất bán. Nếu bạn nuôi theo hình thức kết hợp thức ăn ngoài để giảm chi phí thì thời gian bán sẽ tăng lên. Các khoản cần chi tiêu khi nuôi gà gồm có:

Chi phí chuồng trại

Nếu bạn chưa có sẵn chuồng trại mà khi có ý định nuôi gà mới làm chuồng trại thì chi phí làm chuồng trại sẽ rất tốt kém. Tùy theo chất lượng chuồng trại mà chi phí đầu tư có thể nhiều hoặc ít, thậm chí có khi chỉ mất chút công sức là được. Vấn đề về chuồng trại này tạm thời chúng ta sẽ không nhắc đến trong hoạch toán ngày hôm nay vì thứ nhất rất khó để hoạch toán vấn đề này, thứ hai là thường các hộ nuôi gà đều đã có sẵn chuồng trại.

Chi phí con giống

Chi phí con giống tùy từng địa phương và tùy việc bạn mua con giống ở đâu. Thường chi phí mua con giống trung bình vào khoảng 12.000 đ/con. Nếu bạn nuôi 100 con thì chi phí con giống là 1.200.000 đ.

Chi phí nhân công

Để nuôi 100 con gà thường chi cần 1 người lo từ A đến Z. Nhân công này đa phần chính là chủ hộ nuôi nên không mất chi phí nhân công. Tuy nhiên, vì tự làm mà không thuê người nên cũng có thể nói là “lấy công làm lãi”.

Hoạch toán chi phí nuôi 100 con gà bao nhiêu tiền

Chi phí điện nước

Nuôi gà các bạn cần phải thắp điện để úm gà con, bơm nước để có nguồn nước sạch cho gà. Chi phí điện nước này thường cũng không tốn kém nhiều. Khi hoạch toán các hộ thường tính chi phí điện nước vào khoảng 250.000 đ cho mỗi lữa nuôi.

Chi phí thức ăn

Nếu cho gà ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp thì tùy từng giống gà mà mỗi con có thế ăn hết khoảng 6 kg cám từ khi mới nuôi đến khi xuất bán. Với giá cám công nghiệp trung bình 10.000 đ/kg thì chi phí thức ăn khi nuôi gà vào khoảng 6 triệu đồng. Nếu bạn cho ăn các loại thức ăn sẵn có thì chi phí thức ăn sẽ giảm đi nhưng thời gian xuất bán sẽ chậm hơn. 

Chi phí phòng bệnh

Chi phí phòng bệnh ở gà cũng rất cần thiết. Tùy theo việc bạn cho gà tiêm các loại vắc xin gì mà chi phí này có thể khác nhau. Theo kinh nghiệm từ những người chăn nuôi lâu năm, các bạn chỉ cân cho gà tiêm các loại vắc xin cơ bản và đảm bảo chăn nuôi 3 sạch thì gà sẽ khỏe mạnh không bị bệnh tật gì. Chi phí tiêm vắc xin cho 100 con gà và các phụ phí khác chỉ khoảng 200.000 đ chứ không nhiều.

Tổng hợp chi phí

Cộng tổng tất cả các chi phí trên thì chi phí nuôi 100 con gà trong 50 ngày vào khoảng 7.650.000 đ. Chi phí này chưa gồm tiền công chăn nuôi và chi phí chuồng trại. Khi bán gà, tiền lãi được có thể nói chính là tiền công chăn nuôi của các bạn.

Hoạch toán chi phí nuôi 100 con gà bao nhiêu tiền

Như vậy, với hoạch toán chi phí trên các bạn đã biết chi phí nuôi 100 con gà bao nhiêu rồi phải không. Tùy vào điều kiện thực tế mà bạn có thể dễ dàng hoạch toán được chi phí thực tế khi chăn nuôi. Nói thêm về trọng lượng của gà để các bạn dễ hoạch toán tiền lãi. Tùy vào giống gà mà tốc độ tăng trưởng khác nhau, ví dụ như giống gà J – Dabaco nuôi trong 100 ngày con trống đạt trọng lượng trung bình 2,6 kg, con mái đạt trọng lượng trung bình 2,1 kg. Lượng cám tiêu thụ trung bình khoảng 6,2 kg/con. Căn cứ thêm vào giá gà hiện tại, bạn có thể biết ngay lãi lỗ ra sao khi chăn nuôi gà.

Chi Phí Nuôi 100 Con Gà

Chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thương phẩm nói riêng đã không còn là mô hình quá xa lạ tại Việt Nam. Ngoài việc chuẩn bị những kỷ thuật nuôi gà khoa học nhất thì cần phải hoạch tính chi phí chăn nuôi hợp lý để thu được lợi nhuận cao nhất. Thông thường người nuôi sẽ lựa chọn số lượng chăn nuôi khoảng 100 con gà để dễ bề quản lý, chăm sóc. Vậy chi phí nuôi 100 con gà là bao nhiêu ? Đá gà Campuchia xin tư vấn số tiền trong từng khâu để bà con có cái nhìn bao quát và tự ước tính số tiền chăn nuôi 100 con gà cho mình.

Ước tính chi phí nuôi 100 con gà

Trong quá trình chăn nuôi sẽ có nhiều vấn đề phát sinh đòi hỏi bà con phải “chi tiền” để giải quyết. Tuy nhiên dagacpc999 sẽ tổng hợp các chi phí nuôi 100 con gà cơ bản cần thiết không thể bỏ qua khi chăn nuôi để bà con có thể tham khảo.

Các khoản chi phí cần thiết khi nuôi 100 con gà thịt

Chi phí cho việc xây dựng chuồng trại

Chuồng trại chắc chắn không thể thiếu trong quá trình kỹ thuật nuôi gà. Tùy thuộc vào từng loại chất liệu làm chuồng gà mà sẽ có từng mức giá khác nhau. Hoặc những hộ gia đình nuôi gà thả vườn kiểu mới thì phần chi phí này cũng không quá đáng kể. Cho nên phần chi phí này chúng ta sẽ không tính vào phần hoạch toán, coi như chúng ta đã có sẵn chuồng trại.

Khoản chi phí mua con giống

Ví dụ như bà con muốn nuôi giống gà Ri Mía Sơn Tây với chi phí 14.500 đồng/ con thì giá khi mua 100 con gà khoảng 1.450.000 đồng.

Chi phí thức ăn cho 100 con gà

Với thức ăn là cám công nghiệp thì sẽ dễ tính chi phí hơn. Bạn hãy tham khảo mức giá của các hãng bán cám công nghiệp uy tín trên thị trường hiện nay.

Chi phí cho 1kg cám khoảng 11.000 đồng, tùy theo từng giai đoạn mà bạn sẽ cung cấp lượng cám thích hợp cho 100 con gà.

Gà con từ 1 – 15 ngày tuổi khoảng 25kg;

Gà con từ 15 – 40 ngày dùng khoảng 75kg;

Gà khoảng 40 – 80 ngày tuổi cho ăn khoảng 300kg;

Giai đoạn nuôi gà mau mập từ 80 – 100 ngày tiêu tốn khoảng 150kg.

Theo cách tính trên thì trong quá trình nuôi sẽ tiêu tốn khoảng 550kg cám công nghiệp, tính theo giá 1kg cám ta có: 550 x 11.000 = 6,050,000 đồng. Nhưng nếu bạn cho ăn các loại thức ăn khác như: thóc lúa, ngô, rau xanh,… thì phần chi phí này sẽ thay đổi.

Chi phí cho điện nước

Cách chăm sóc gà con mới nở là khoảng thời gian tiêu tốn nhiều điện năng nhất bởi bạn cần phải mở đèn sưởi suốt 24/24 giờ. Sau quá trình úm gà con thì lượng điện năng tiêu thụ sẽ giảm đáng kể cho đến ngày gà xuất chuồng.

Lượng nước tiêu thụ trong chăn nuôi cũng khá khó dự đoán, bởi người nuôi có thể tận dụng điều kiện có sẵn như: nguồn nước mưa, nước giếng,… để chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại. Có nhiều hộ chăn nuôi ước tính phần chi phí này vào khoảng 300.000 – 400.000 đồng.

Chi phí cho người chăm sóc

Với quy mô 100 con gà thì không quá nhiều, để tiết kiệm chi phí nuôi 100 con gà thì một người vẫn có thể quán xuyến việc chăm sóc. Cho nên các hộ chăn nuôi thường sẽ “lấy công làm lời”, như vậy phần chi phí cho nhân công này sẽ không được tính.

Thuốc thú y cho đàn gà 100 con

Đây cũng là một phần khá khó tính toán chuẩn xác. Nó phụ thuộc vào loại vacxin mà bạn sử dụng cho đàn gà là loại tốt hay bình thường. Để giảm chi phí nuôi 100 con gà, thường thì người chăn nuôi sẽ lựa chọn các loại vacxin tương đối rẻ để tiết kiệm.

Ước tính với chi phí tiêm phòng cho 1 con gà con khoảng 1.500 – 5.500 đồng. Chi phí sẽ gia giảm tùy theo bạn có tiêm phòng đủ các loại vacxin hay không. Tạm tính chi phí tiêu tốn cho thuốc thú y rơi vào khoảng 150.000 – 550.000 vnđ/ 100 con.

Chi phí hao tổn trong quy trình chăn nuôi

Bạn cần trừ hao chi phí hao tổn đàn gà do dịch bệnh. Nếu thực hiện tốt công tác phòng bệnh ngay từ đầu thì số lượng hao hụt sẽ rất ít và ngược lại.

Theo một số hộ chăn nuôi chia sẻ, thông thường phần trăm hao tổn khoảng 5%, tức là trong 100 con gà thì chỉ nuôi xuất chuồng được 95 con.

Chi phí hao tổn thức ăn do rơi vãi, thức ăn bị ẩm mốc hư hỏng cũng là nguyên do làm tốn thêm chi phí. Ước tính vào khoảng 60.000 – 120.000 đồng.

Sau khi tính toán tất cả các chi phí cần thiết thì chúng ta có được chi phí nuôi 1000 con gà phát triển đến khi xuất chuồng rơi vào khoảng 8.570.000 đồng.

Chi phí nuôi 100 con gà thả vườn

Mô hình chăn nuôi gà thả vườn được áp dụng đại trà ở các vùng núi, nông thôn. Chất lượng thịt gà thả vườn được đánh giá là dai, ngọt, chắc thịt hơn gà nuôi nhốt chuồng nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Các phần chi phí không khác mấy khi nuôi gà nhốt chuồng, tuy nhiên sẽ có chi phí khác nhau.

Chuồng trại: Do thả vườn nên chi phí xây dựng chuồng trại cũng rẻ hơn. Và chúng ta cũng không tính phần chi phí chuồng trại vào kế hoạch tính toán này.

Thức ăn: do tận dụng nguồn thức ăn xung quanh vườn nên chi phí thức ăn chắc chắn sẽ ít hơn gà nuôi chuồng.

Nhân công: cũng như gà nuôi nhốt chuồng, 100 con gà thả vườn thì chỉ cần 1 người nuôi chính và chừng 1 người phụ. Và chỉ cần bạn nuôi lấy công làm lời mà không cần thuê người chăm sóc.

Vacxin cho gà: tiêm phòng vacxin cho gà con vào khoảng 120.000 đồng.

Điện nước: ước tính khoảng 300.000 đồng cho 100 con gà thả vườn.

Tổng số tiền nuôi 100 con gà thả vườn mà chúng tôi ước tính vào khoảng 8.000.000 đồng.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tính chi phí nuôi 1 con gà thả vườn hoặc gà nuôi chuồng chỉ cần lấy tổng số tiền chi phí chăn nuôi và chia cho 100 sẽ được con số cụ thể.

Cách tiết kiệm chi phí nuôi gà thả vườn hiệu quả

Dĩ nhiên ai cũng muốn tiết kiệm tiền bỏ ra mà vẫn thu về lợi nhuận cao nhất khi chăn nuôi. Không bàn đến việc giá cả thị trường, Đá gà Campuchia sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm giúp tiết kiệm tiền vốn tối ưu nhất.

Cắt mỏ cho gà

Phần mỏ quá dài sẽ làm cho gà gặp khó khăn trong việc mổ thức ăn khi có lỡ rơi vãi ra sàn chuồng. Bạn nên tiến hành cắt mỏ cho gà để chúng dễ dàng tiếp cận thức ăn hơn.

Một vài số liệu chứng minh hiệu quả khi cắt mỏ cho gà.

Trộn thức ăn với sỏi nhỏ

Gà thích ăn những loại thức ăn cứng như thóc, lúa,… cho nên cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa. Lúc này những viên sỏi nhỏ được dịp phát huy tác dụng khi gà nuốt vào. Sỏi sẽ giúp quá trình tiêu hóa của gà được nhanh chóng và trơn tru hơn.

Ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa, cách trộn sỏi vào thức ăn cũng giúp tiết kiệm đáng kể lượng thức ăn. Khi bạn trộn sỏi vào thức cho gà có thể tiết kiệm được tới 4,3% ở gà đẻ, 6.4% thức ăn ở gà thịt.

Dùng máng ăn hợp lý

Bạn thường dùng loại máng dài hình tròn dẹt khoảng 2m để cho gà ăn. Đây là loại máng giá rẻ và khá bền. Tuy nhiên lại có một nhược điểm vô cũng lớn là lãng hụt thức ăn. Do gà thường hay bươi thức ăn, chúng có thể nhảy vào máng và làm thức ăn rơi ra ngoài. Cho nên bạn cần lựa chọn loại máng ăn phù hợp. Hoặc bạn có thể dùng cách trực tiếp nhất chính là thảy ra sân cho gà ăn.

Một biện pháp tiết kiệm chi phí nuôi 100 con gà hiệu quả chính là thêm lượng thức ăn vừa đủ. Theo tính toán của chúng tôi, lượng hao hụt thức ăn tính theo tỷ lệ % như sau:

Giá 1 Con Gà Ác Bao Nhiêu Tiền?

Do gà Ác rất nhỏ, không có kích thước to lớn như các loại gà khác. Hơn nữa gà này chủ yếu được dùng để hầm thuốc bắc, lấy trứng… Bởi vậy, tìm hiểu giá gà trước khi mua là khâu rất quan trọng để có thể mua đúng giá, đúng địa chỉ tốt, uy tín.

Đôi điều cần biết về gà Ác

Đặc điểm nhận ra gà Ác đơn giản nhất

Đặc điểm dễ nhận ra giữa gà Ác với các giống gà khác là màu đen ở toàn thân, da thịt, xương, mỏ và chân. Tuy nhiên lông gà có thể là màu đen hoặc trắng. Bạn cần cẩn trọng để không nhầm lẫn giữa gà Ác với gà Đen. Do chúng có cùng màu sắc khá giống.

Về cân nặng, giống gà này rất nhẹ cân. Thông thường cân nặng của chúng chỉ nhỉnh khoảng từ 200 – 300 gram. Khi gà được 2 – 3 tuần tuổi được xem là giai đoạn gà cho thịt ngon nhất. Dù “thấp bé nhẹ cân” nhưng thịt gà này lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Ở các nước châu Âu, giống gà này còn được nuôi làm thú cưng.

Món gà hầm với giá trị dinh dưỡng cao

So sánh giá trị dinh dưỡng của gà Ác so với các loại gà khác

Chất lượng thịt gà Ác được đánh giá rất cao và sử dụng nhiều trong Đông y. Gà này được xem như một nguyên liệu không thể thiếu. Nhất là trong việc chữa trị một số loại bệnh được các thầy thuốc chỉ dẫn.

Thành phần gà Ác chứa nhiều proid nhưng ít lipid, hàm lượng chất béo và cholesterol rất thấp. Vậy nên mọi lứa tuổi đều có công hiệu tốt.

So với các loại gà có thể thấy rằng:

Hàm lượng protein ở gà Ri hay các loại gà khác là 21.1-23.6 %. Trong khi đó ở giống gà ác đạt tương đối cao, lên đến 21,9-2,6%. Đặc biệt chúng lại còn có hàm lượng mỡ thấp, chỉ khoảng 0,6- 2,0%.

Thịt gà Ác dai hơn: Vì độ PH sau khi mổ của gà này đạt tỷ lệ bình quân lên đến 5,9 – 6,4. Nhờ đó, khả năng giữ nước của gà tốt hơn, thịt sẽ nhờ đó mà dai, chắc hơn so với các loại thịt gà khác.

Trong thành phần thịt có chứa nguyên tố kháng sinh lớn: Hàm lượng sắt cao gấp 11 – 16 lần, hàm lượng mangan cao gấp 8 lần, đồng cao gấp 1,5 lần so với các loại thịt gà khác.

Là nguồn bổ sung vitamin dồi dào, chất lượng cho cơ thể. Trong thành phần gà này chứa rất nhiều các nguyên tố đa lượng khác như: Kalium 441 mg, natrium 215,7 mg, camcium 7,1 mg…

Cách chọn gà Ác chất lượng tốt

Tìm mua gà Ác trên bất kỳ nơi đâu trên các trang mạng xã hội bạn sẽ thấy gà này được bán rầm rộ với nhiều mức giá khác nhau. Do đó, khách hàng mua gà sẽ cảm thấy rất băn khoăn không biết nên chọn gà Ác như thế nào để đảm bảo gà chất lượng, giá cả hợp lý.

Chọn những nơi có địa chỉ rõ ràng.

Nơi giá cả được công khai, niêm yết cụ thể.

Là nơi được đông đảo khách hàng đánh giá cao, nhiều lượt tương tác khen gà chất lượng.

Đội ngũ nhân viên của họ nhiệt tình, tư vấn cho bạn mọi điều thắc mắc về gà này.

Mua gà Ác tại chúng tôi . Hiện nay, chúng tôi đã và đang cung cấp các loại gà chạy bộ cao cấp, chất lượng với công nghệ áp dụng hiện đại. Từ đó đem đến cho khách hàng thịt gà chất lượng, giá cả hợp lý. Giá cả được công khai, không biến động quá thất thường. Và đặc biệt các mùa lễ tết không hề dao động quá lớn. Từ đó giúp khách hàng có thể chủ động được ngân sách mua gà.

Giá 1 con gà Ác bao nhiêu tiền?

Hiện gà này trên thị trường được bán rất nhiều với đa dạng các mức giá khác nhau. Để giúp quý khách hàng không bị lạc trong “mê cung trận giá cả”. Chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn mức giá cụ thể như sau:

Giá 1 kg gà Ác đang được bán với giá khoảng 150.000 đồng/ kg. Với mức giá này, hầu hết mọi người đều có thể mua và sử dụng. Giá không quá cao và các gia đình cũng không quá đắn đo khi cần mua gà này để sử dụng làm gà hầm thuốc bắc.

Gà ác có màu gì?

Bán gà ác

Con Thỏ Ăn Gì? Cách Nuôi? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua, Bán Ở Đâu

Đặc biệt ở Việt Nam, số lượng thỏ ngày càng bị thuyên giảm do nạn khai thác thịt thỏ cũng như giết hại bừa bãi

Trên thực tế, trong điều kiện nuôi nhốt chật chội chúng cũng có thể dễ dàng thích nghi và tồn tại

Con thỏ được biết tới là loài đào hang để trú ẩn cũng như sinh sản, chúng thường sử dụng mùi đặc trưng của cơ thể để đánh dấu chiếc hang của mình.

Ngoài ra, loài vật này thường sống theo bầy đàn, thông thường, số lượng thỏ cái trong đàn sẽ nhiều hơn hẳn so với thỏ đực.

Thỏ có thể ăn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên, chúng không bao giờ ăn thức ăn đã bị dơ bẩn, bỏ đi hoặc rơi xuống đất.

Thỏ là loài động vật có 4 chân, giống như chó, mèo, chuột,… hay rất nhiều loài động vật có vú khác.

Còn 2 chân sau của loài này được ví như 2 chiếc lò xo, giúp chúng bật cao và xa hơn trong lúc di chuyển hay chạy trốn khỏi kẻ thù.

Là loài vật trầm tính, nhỏ bé, đáng yêu, tuy nhiên tuổi thọ của thỏ thường khá thấp. Trung bình, loài này chỉ sống được từ 4 đến 8 năm. Một số loài có đặc tính trội hơn thì có thể sống được 10 năm.

Sở hữu vòng đời khá ngắn ngủi, vì vậy, thỏ thường đẻ rất nhiều để có thể ổn định về mặt nòi giống cũng như số lượng loài.

Thời điểm rụng trứng, giao phối của thỏ là khoảng 2 đến 3 tháng 1 lần. Sau đó, thỏ cái sẽ sử dụng lông bụng cũng như một số nguyên liệu như: Lá cây, củi khô,… để làm ổ đẻ.

Thông thường, sau khoảng 8 đến 10 ngày là thỏ con đã có thể mở mắt, đến ngày thứ 20, thỏ sẽ bắt đầu tập ăn rau. Sau 1 tháng là chúng đã có thể tự kiếm ăn và sống tách biệt hẳn so với thỏ mẹ.

Hiện chỉ có 2 giống thỏ phổ biến là giống thỏ ra và giống thỏ ngoại. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết từng giống để quý độc giả dễ dàng phân biệt

Đây là giống thỏ đã xuất hiện từ lâu tại Việt Nam, tuy nhiên chúng được lai tạo rất nhiều nên bộ lông không còn được thuần chủng nữa.

Có con lông đen, có con lông trắng cũng có con màu xám nhạt. Màu mắt cũng có chú mắt đen có con mắt đỏ

Khi trưởng thành trọng lượng của chúng có thể lên tới 5 kg/con. Trung bình một chú thỏ cái có thể đẻ từ 5- 6 lứa mỗi năm. Mỗi lứa khoảng 7- 8 con.

Thỏ Newzealand là giống thỏ trắng được nuôi khá phổ biến tại Mỹ và Châu Âu.

Về cơ bản, loài này được nuôi với mục đích để lấy thịt hoặc làm cảnh. Chúng sở hữu những ưu điểm như: Lớn nhanh, khả năng sinh sản tốt, chất lượng thịt hấp dẫn.

Ngoài ra, phân của loài thỏ này được sử dụng rất nhiều để làm phân bón cho các loài cây. Lông và da của chúng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thuộc da.

Loài thỏ này rất khó để phân biệt đực, cái vì chúng có ngoại hình quá giống nhau và bộ phận sinh dục khá nhỏ, nằm sâu bên trong.

Thông thường, người nuôi sẽ phải bạnh bộ phận sinh dục của thỏ để kiểm tra, phục vụ cho quá trình phối giống.

Thỏ Angora là loài thỏ có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, chúng được xem là loài thú kiểng được rất nhiều người ưa thích trong thời điểm hiện nay.

Loài thỏ này sở hữu bộ lông mềm, dài và được sử dụng làm ra loại len Angora nổi tiếng.

Trong tự nhiên, thỏ Angora có thể sống từ 3 đến 5 năm, tuy nhiên, nếu được nuôi làm thú cưng, có chế độ ăn uống phù hợp, chúng có thể sống được từ 7 tới 10 năm.

Thỏ đen là giống thỏ ta, loài này được nuôi chủ yếu với mục đích để lấy thịt. Hiện tại, giống thỏ này được nuôi chủ yếu tại các thành phố thuộc khu vực Tây Nguyên.

Loài thỏ này sở hữu khá nhiều ưu điểm, không hề thua kém gì so với thỏ trắng New Zealand, có thể kể đến như: Chất lượng thịt thơm ngon, dễ nuôi, thời gian phát triển nhanh.

Nuôi thỏ kiểng được xem là thú vui tao nhã của rất nhiều bạn trẻ trong thời điểm hiện nay. Về cơ bản, nuôi thỏ không hề gây hại, vì chúng là loài vật hiền lành, thân thiện và hòa đồng với các loài khác.

Mặt khác, chế độ ăn của thỏ cũng khá đơn giản, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại rau, củ, quả,… khiến bạn không bị tốn quá nhiều chi phí trong việc chăm sóc.

Tuy nhiên, điều bạn cần quan tâm duy nhất đó chính là loài này đẻ khá nhiều. Vì vậy, nếu nuôi thỏ theo cặp, bạn nên hạn chế việc sinh sản của chúng, tránh để tình trạng căn nhà hóa thành 1 “trang trại” thỏ.

Quá trình chăm sóc quyết định rất lớn tới sản lượng cũng như chất lượng thỏ tiêu thụ ngoài thị trường.

Nếu người nuôi chú ý tới các vấn đề về chuồng trại, thức ăn hay phòng bệnh thì lợi ích về kinh tế khi kinh doanh theo mô hình này sẽ vô cùng lớn

Nên đặt dưới các gốc cây lớn ở ngoài sân, vườn. Nên thiết kế một mái che nhỏ để tránh nước mưa chảy trực tiếp vào bên trong.

Khu vực đặt lồng cần thông thoáng, sạch sẽ, tránh ảnh nắng trực tiếp.

Đáy phải mềm, không ghồ ghề hay chứa các vật sắc nhọn như đinh, sắt, nhựa… Tránh gây tổn thương tới thân và chân thỏ, cũng như có thể khiến thỏ giảm trọng.

Cũng nên thiết kế hệ thống thoát nước tự động để thuận tiện cho thỏ sinh hoạt. Cũng như dễ dàng vệ sinh, cọ rửa.

Máng đựng thức ăn nên làm bằng gỗ hoặc xi măng, nên thiết kế khéo léo để khi ăn uống thức ăn không vị vương vãi ra bên ngoài.

Thức ăn không để thừa tới ngày hôm sau khi ăn, luôn phải có nước sạch trong chuồng.

Thỏ là một trong những loại động vật hiền lành, chúng chỉ ăn các loại rau củ quả có sẵn trong thiên nhiên.

Tuy nhiên nếu muốn thỏ lớn nhanh và tăng trọng tốt thì nên kết hợp ăn bổ sung đạm, vitamin, tinh bột và các khoáng chất cần thiết.

Cần rửa sạch trước khi cho thỏ ăn. Một số loại rau có hàm lượng chất khoáng nhiều nên phơi khô rồi cho chúng ăn.

Cần linh động tăng giảm hằng ngày khẩu phần ăn để thỏ được phát triển tốt nhất. Không lạm dụng cho ăn quá nhiều hoặc quá ít

Thỏ cũng giống như tất cả các loài sinh vật trên toàn thế giới, chúng vẫn cần phải có những nhu cầu cơ bản như: Thức ăn, nước uống, không khí.

Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của loài này hoạt động theo cơ chế cô đặc, vì vậy chúng uống nước ít hơn các loài khác.

Mặc dù là loài động vật có sức khỏe tốt tuy nhiên bà con cũng cần đề phòng thỏ có thể mắc một số căn bệnh như: Ghẻ, đầy hơi, viêm ruột…

Đây là bệnh lý tương đối phổ biến nguyên nhân do môi trường sống bẩn thỉu, không hợp vệ sinh.

Tạo điều kiện cho các loài bọ, rệp phát triển ký sinh trên da thỏ. Khiến thỏ bị còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng tới kinh tế chăn nuôi.

Bệnh có diễn biến tương đối nhanh, Nếu bạn thấy những chú thỏ bị rụng lông, ngứa, luôn lấy 2 chân trước vào vuốt tai vào mồm. Cũng như dụi đầu vào lồng thì rất có thể chúng đã mắc bệnh

Nếu phát hiện 1 con trong đàn bị bệnh thì người chăn nuôi nên cách ly sớm. Tránh để cả đàn nhiễm bệnh

Hầu hết những chú thỏ thường xuyên ăn các loại rau củ quả nhiều nước đều gặp phải tình trạng này. Một phần khác là do thức ăn đã bị mốc, ẩm, hư hỏng.

Nếu phát hiện tình trạng đầy hơi bạn nên dừng cho chúng ăn các loại rau củ quả thay vào đó nên cho ăn lá chè, lá ổi. Đồng thời vuốt bên thành bụng để kích thích chúng vận động

Để hạn chết nguy cơ mắc bệnh, trước khi cho ăn cần phơi khô các loại rau nhiều nước. Cũng như cung cấp đầy đủ các thức ăn sạch, đảm bảo vệ sinh.

Thịt thỏ từ lâu đã được rất nhiều gia đình ưa chuộng bởi đây là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Thịt khá ngọt, ăn mềm và rất cuốn bia, không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn rất nhiều nước Châu Âu.

Một số món ăn thông dụng từ thịt thỏ có thể kể đến như: Thịt thỏ nướng, hấp rán, quay, xào….

Bước 1: Rửa sạch thịt thỏ và sử dụng gừng và rượu để tẩy sạch mùi hôi từ thịt thỏ.

Bước 2: Băm nhỏ thịt nên loại bỏ xương để dễ ăn hơn

Bước 3: Trộn đều thịt thỏ với hỗn hợp gia vi, nước mắp, hạt nêm.. trong khoảng 2 giờ để gia vị ngấm đều vào thịt thỏ. Tùy theo khẩu vị của gia đình bạn mà cách nêm nếm sẽ khác nhau

Bước 4: Nướng thịt trên than hoa sẽ thơm và ngon hơn. Chú ý đảo đều tay để thịt được chín đều

Như chúng tôi đã phân tích ở trên có thể thịt thỏ không được hấp dẫn như các loài gia súc khác như gà, dê, vịt…

Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng từ Thỏ lại cao hơn rất nhiều, đặc biệt với món thịt thỏ hấp hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ được lưu giữ lại tới 99%

Bước 1: Vệ sinh sạch thỏ bằng rượu trắng cũng như để làm giảm mùi hôi

Bước 2: Đập dập gừng, sả, lá chanh bạn rửa sạch và tiến hành thái thật nhỏ

Bước 3: Sử dụng gia vị đã chuẩn bị từ trước xoa đều lên thịt thỏ và ngâm trong vòng 30 phút để gia vị được ngấm đều.

Bước 4: Đặt thỏ vào nồi áp suất hấp sôi khoảng 10 phút thì nên thay đổi vị trí của thịt để chúng được chín đều.

Bạn hấp thêm 10 phút nữa cho đến khi thịt trắng là hoàn thành món ăn.

Nguyên liệu: Thịt thỏ, bột mì, mỡ, dấm, hạt tiêu….

Bước 1: Sử dụng hỗn hợp rượu gừng để tẩy sạch các vi khuẩn còn sót lại trên thịt thỏ. Cũng như loại bỏ hoàn toàn mùi hôi trên cơ thể

Bước 3: Đun sôi mỡ rồi cho từng miếng thịt thỏ vào chảo rán đều tay. Khi bề mặt thịt se lại trở nên vàng óng thì đó là lúc món ăn hoàn thành

Bước 4: Sử dụng các loại rau xà lách, rau mùi, nước muối để trang trí cho món ăn trở nên bắt mắt và ngon miệng hơn

Trên thực tế thịt thỏ vẫn còn có thể chế biến được thành nhiều món khác nhau như: thịt thỏ quay, xào rau má, rang muối hoặc chiên…

Đặc biệt, còn xuất hiện một số mặt hàng thịt thỏ khô cũng được rất nhiều gia đình yêu thích.

Bạn có thể tìm mua thịt thỏ tại các trang trại chăn nuôi thỏ kiểng tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Nai… hoặc một số tình thành khác trên cả nước.

Tùy thuộc vào điều kiện, hình thức chăn nuôi tại mỗi trang trại mà mức giá sẽ không giống nhau.

Bạn đang xem bài viết Hoạch Toán Chi Phí Nuôi 100 Con Gà Bao Nhiêu Tiền trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!