Xem Nhiều 5/2023 #️ Hướng Dẫn Các Bước Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Đúng Chuẩn Nhất # Top 6 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Hướng Dẫn Các Bước Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Đúng Chuẩn Nhất # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Các Bước Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Đúng Chuẩn Nhất mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhãn hiệu luôn đóng vai trò quan trọng xuyên suốt quá trình phát triển của một doanh nghiệp, đặc biệt là trong chiếc lược xây dựng thương hiệu sản phẩm. Vì vậy, ngày nay nhiều doanh nghiệp chú trọng đến việc thực hiện thủ tục bảo hộ cho nhãn hiệu.

Vì là thủ tục hành chính theo quy định pháp luật, do đó đòi hỏi người nộp đơn phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật có liên quan. Để giúp quý khách hàng hệ thống các quy định này, sau đây Phan Law sẽ cung cấp thông tin các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đúng chuẩn nhất.

Tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký

Một trong các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa không bắt buộc tuy nhiên lại giữ vai trò then chốt trong cả quá trình đăng ký sau này. Bởi vì, việc  tra cứu nhãn hiệu trước thời điểm nộp đơn là để xem xét đã có bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào đã nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bạn định yêu cầu đăng ký hay chưa.

Trường hợp nếu thật sự có nhãn hiệu đã được đăng ký giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn thì bạn có thể đưa ra đánh giá về khả năng bảo hộ nếu thật sự muốn đăng ký, Hoặc bạn có thể đưa ra giải pháp khác như chỉnh sửa nhãn hiệu, thay thế bằng nhãn hiệu mới để chắc chắn khả năng được bảo hộ.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu Cục sở hữu trí tuệ ban hành);

09 mẫu nhãn hiệu yêu cầu đăng ký (kích thước mẫu nhãn hiệu không lớn hơn 8 x 8cm);

Danh mục hàng hoá, dịch vụ đã ký theo đơn đã được phân nhóm theo Thoả ước Nice 11;

Giấy ủy quyền nếu có;

Chứng từ nộp phí lệ phí;

Các tài liệu liên quan khác tùy trường hợp cụ thể.

Trong các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đây là bước yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận của người nộp đơn và soạn thảo hồ sơ. Bởi lẽ viết chuẩn bị không đúng mẫu và yêu cầu đăng ký thì khả năng cao, đơn sẽ không qua được vòng xét nghiệm hình thức đơn và sẽ tốn thêm thời gian sửa đổi, bổ sung đơn theo yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ.

Thời gian trải qua các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Sau khi nộp đầy đủ một bộ hồ sơ theo đúng chuẩn quy định, thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ phải trải qua các giai đoạn và thời gian xét nghiệm như sau:

Thẩm định hình thức: 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn;

Công bố đơn hợp lệ trên công báo sở hữu công nghiệp: trong vòng 02 tháng, kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

Thời gian thẩm định nội dung: 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Với các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tiêu chuẩn như trên hẳn là quý khách hàng đã nắm được cơ bản quy trình phải thực hiện nếu muốn được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Trong giai đoạn chuẩn bị đăng ký, nếu gặp phải khó khăn gì cần hỗ trợ vui lòng liên hệ với Phan Law để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn chi tiết nhất nhé.

Các Bước Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền 2022

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền đang là mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh mà vấn nạn xâm phạm bản quyền thương hiệu đang trở nên phổ biến.  Vậy đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào là đúng theo thủ tục của pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam hiện tại. Dựa trên các thông tư hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ, chúng tôi đã tổng hợp chi tiết các bước đăng ký nhãn hiệu trong bài viết dưới đây để bạn tiện theo dõi!

Các thủ tục cần thiết khi tiến hành các bước đăng ký nhãn hiệu

Một trong các bước đăng ký nhãn hiệu đầu tiên là khâu chuẩn bị kỹ lưỡng và chính xác các loại thủ tục đính kèm trong bộ hồ sơ đăng ký, bao gồm:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu ( theo mẫu mới nhất của cục sở hữu trí tuệ)

Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký ( trình bày với bố cục rõ ràng, màu sắc chi tiết với kích thước tối đa 80mm x 80mm)

Thông tin cá nhân của chủ đơn ( thẻ căn cước công dân, giấy phép kinh doanh..)

Thông tin cá nhân của đại diện chủ đơn

Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu.

Các tài liệu bổ sung (nếu có)

Chứng từ nộp phí và lệ phí.

Việc điền các thông tin chính xác theo quy định vào các thủ tục trên sẽ góp phần quan trọng trong khả năng thành công của hồ sơ  sau quá trình thẩm định hình thức của Cơ quan đăng ký. Do đó, bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh các sai, thiếu sót trong hồ sơ dẫn đến mất thời gian chỉnh lý và bổ sung các thủ tục trong hồ sơ đăng ký.

Quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký

Hồ sơ sau khi nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ sẽ vượt qua những vòng thẩm định gắt gao để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi tiến hành cấp văn bằng bảo hộ, bao gồm:

Quá trình thẩm định về hình thức: Nhằm đánh giá tổng thể về đơn đăng ký theo các tiêu chí dựa trên sự trung thực của các thông tin trong hồ sơ, sự trùng lặp của nhãn hiệu với các nhãn hiệu đã đăng ký…

Công bố đơn hợp lệ: Hồ sơ sau khi được thẩm định hợp lệ về hình thức sẽ được công bố để công khai thẩm định

Quá trình thẩm định về nội dung: Đây là bước đánh giá quan trọng để xem xét mẫu nhãn hiệu của bạn có đạt đủ điều kiện để được pháp luật bảo hộ hay không

Sau khi hồ sơ đăng ký của bạn đã vượt qua các vòng thẩm định trên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ và công bố văn bằng của bạn trên trang thông tin quốc gia về sở hữu công nghiệp, chính thức đánh dấu sự bảo vệ tuyệt đối của luật pháp sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của bạn.

Toàn bộ quy trình thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền kéo dài từ 12-14 tháng nếu không xảy ra các phát sinh. Thực tế, quá trình này có thể kéo dài đến hơn 18 tháng nếu hồ sơ của bạn vướng phải các sai sót.

Để tránh khỏi các phiền toái này, hồ sơ đăng ký của bạn cần nhận được sự hướng dẫn từ các đơn vị có chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về pháp luật. Không ai nắm rõ các bước đăng ký nhãn hiệu hơn Phan Law, với trên 10 năm kinh nghiệm hoạt động.

Đại diện sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận. Chúng tôi tự tin đem đến những giải pháp tốt nhất cho vấn đề bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

Tại Sai Cần Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Mỹ?

Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hàng năm, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng tỷ đô la sang thị trường này. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, ngày càng nhiều doanh nghiệp đang dần khẳng định vị thế của mình.

Bên cạnh đó cũng phát sinh vấn đề, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro và thiệt hại. Vậy mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là gì và lợi ích nó mang lại ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

Lợi ích của đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở mỹ mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Sau khi nhãn hiệu được đăng ký ở Mỹ, doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đạt được một số lợi ích như sau:

Doanh nghiệp có quyền sử dụng nhãn hiệu tại lãnh Mỹ; quyền độc quyền này có thể chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng li xăng (thông qua những hợp đồng này, doanh nghiệp có thể thu được những khoản tiền tương đối lớn).

Nhãn hiệu được pháp luật nước đăng ký nhãn hiệu bảo hộ, giúp tăng hiệu quả kinh doanh;

Tạo ra thế cân bằng khi đàm phán hay cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ tại Mỹ;

Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường Mỹ, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

Thách thức đối với doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ

Doanh nghiệp thường có suy nghĩ xây dựng thương hiệu vững chắc rồi mới đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Thực tế, đó là ý nghĩa sai lầm khi bị các bên đăng ký khác chiếm chỗ.

Các bên đăng ký chiếm chỗ thường là:

– Doanh nghiệp của Việt Kiều hoặc người Việt Nam ở Mỹ;

– Doanh nghiệp Mỹ đã hoặc đang là đối tác của chính các doanh nghiệp Việt Nam;

– Doanh nghiệp Mỹ và doanh nghiệp các nước có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Quý khách cần cân nhắc sớm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Mỹ

Các đối tượng nêu trên thường đăng ký chiếm chỗ nhằm một số mục đích có tính thương mại sau:

– Kiếm lợi từ việc yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu phải mua lại nhãn hiệu của mình với giá cao;

– Ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá hoặc việc kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam;

– Sử dụng uy tín có được từ nhãn hiệu đối với bộ phận người tiêu dùng biết đến danh tiếng của nhãn hiệu đó;

– Bôi xấu nhãn hiệu nhằm làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp thực tế sử dụng nhãn hiệu đó.

Tóm lại việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ nhằm giúp doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều lợi thế hơn trong kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh công bằng. Nếu quý khách có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ vui lòng liên hệ với Phan Law Vietnam để biết thêm chi tiết.

Hồ Sơ Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Đối Với Hàng Nhập Khẩu Từ Nước Ngoài

Nhằm đa dạng hóa các mặt hàng tại thị trường trong nước cũng như tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa mà ngày càng có nhiều sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như hạn chế tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, mà nhiều chủ thể kinh doanh cũng đang tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho các hàng hóa nhập khẩu này. Hiểu được nhu cầu đó, bài viết sau đây Phan Law sẽ cung cấp thông tin về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài nhé.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài

Tương tự như các sản phẩm hàng hóa nội địa, thì chủ thể kinh doanh hàng nhập khẩu để được cấp văn bằng bảo hộ cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với các tài liệu sau:

Tờ khai xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành);

Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ (nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3x3cm và không quá 8x8cm);

Danh mục hàng hóa cần được gắn nhãn hiệu tương ứng;

Tài liệu chứng minh xuất xứ hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu;

Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu cần);

Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra nếu khách hàng là pháp nhân Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện thì phải bổ sung thêm Giấy ủy quyền. Còn trường hợp pháp nhân nước ngoài nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thì bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thay mình nộp đơn.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mà chúng tôi liệt kê như trên, quý khách có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ trụ sở Cục SHTT tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Quy trình nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa nhập khẩu

Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thì đơn đăng ký của quý khách hàng sẽ trải qua quá trình xét nghiệm đơn. Dù là sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài song do được cấp văn bằng có hiệu lực tương đương so với hàng hóa trong nước nên nhãn hiệu của bạn cũng sẽ phải trải qua các giai đoạn thẩm định đơn. Cụ thể:

Thẩm định hình thức đơn

Lúc này đơn sẽ được xét nghiệm hình thức gồm chủ đơn có hợp pháp hay không, mẫu nhãn hiệu đúng với kích thước quy định, thông tin về hàng hóa, dịch vụ đăng ký,… Vì đây là hàng hóa nhập khẩu nên quý khách hàng phải chắc chắn hàng hóa nhập khẩu hợp pháp và mình là người có quyền và nghĩa vụ hợp lệ với số hàng đó.

Sau khi xét nghiệm đơn dù đơn hợp lệ hay không hợp lệ (khoảng 1 tháng), Cục cũng gửi thông báo tới người nộp đơn. Trường hợp không hợp lệ sẽ gửi kèm lý do và yêu cầu phúc đáp trong thời hạn nhất định.

Trường hợp đơn hợp lệ thì Cục sẽ công bố đơn trên công báo SHCN sau từ 1-2 tháng.

Thẩm định nội dung đơn

Cục sẽ tiến hành đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu trong đơn theo các quy định pháp luật có sẵn (đánh giá khả năng phân biệt, có trùng hay tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ). Qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng với nhãn hiệu đó.

Nếu đáp ứng các điều kiện đã được quy định, Cục sẽ ra quyết định cấp bằng và gửi thông báo tới người nộp đơn. Ngược lại nếu không đáp ứng, người nộp đơn sẽ nhận được thông báo từ chối kèm lý do và yêu cầu phúc đáp.

Quá trình thẩm định nội dung có thể kéo dài khoảng 9 tháng hoặc dài hơn.

Sau đó, Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu sau 2 – 3 tháng tính từ ngày có quyết định cấp bằng.

Trên đây là thông tin về hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng như quy trình thực hiện đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Quá trình nộp đơn tương đối phức tạp và kéo dài, mất rất nhiều thời gian và tiền của.

Do đó, để tiết kiệm được các chi phí này quý khách hàng nên nhờ sự trợ giúp của những đơn vị có chuyên môn cao về lĩnh vực sở hữu trí tuệ hỗ trợ. Vui lòng liên hệ ngay Phan Law để được chúng tôi tư vấn chi tiết nhất nhé.

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Các Bước Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hóa Đúng Chuẩn Nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!