Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Đá mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật nuôi và chọn giống gà đá (gà chọi)
Đây là khâu cực kỳ quan trọng, là nền tảng cho việc bạn có lựa chọn đúng giống gà tốt nhất hay không? Việc chăn nuôi giống gà đó có hiệu quả hay không?
Nói tới gà đá thì chắc nhiều người sẽ có suy nghĩ gà đá thì con nào cũng giống con nào. Nhưng với suy nghĩ đó thì hoàn toàn sai lầm. Vì loài gà đá cũng như những loài động vật khác, sẽ có những con đá hay và con đá dỡ, nên để sở hữu được con gà chọi tốt nhất thì phải lựa chọn chúng từ những quả trứng tốt nhất, điều đó đồng nghĩa bạn phải lwuaj được được một chú gà bố chọi thật hay và để làm giống.
Để gây được giống tốt thì điều đương nhiên là cũng phải lựa chọn được chú gà mái cùng bầy với gà trống để gây giống.
Bước sau cùng để nhận biết chính xác con nào là chọi tốt nhất trong bầy thì phải qua một lần sàng lọc, cho chúng chọi thử với nhau để chọn ra con đá giỏi nhất.
Kỹ thuật luyện tập cho gà đá như thế nào?
Dù là chú gà đá hay đến mấy mà không được luyện tập thì cũng như người học võ làm sao có sức để ra và chịu đòn. Vì vậy để gà luyện tập cách tốt nhất nên nuôi gà trong một không gian rộng, thông thoáng, cung cấp đầy đủ ánh sáng, oxy. Tránh việc nuôi gà trong lồng, vì tạo ra không gian như nhà tù khiến gà không được khỏe mạnh, cơ bắp không được dẻo dai sẽ dẫn việc dễ mất sức khi thi đấu.
Nên cho gà tập luyện 3 lần/ tuần để tạo nên sức bền, và thích nghi môi trường, công việc chọi gà để mỗi lần thi đấu đối thủ sẽ sung hơn.
Để đảm bảo hiệu quả chọi cũng như tránh việc thương tích nên đeo chì vào chân gà, sẽ bảo vệ gà tốt nhất. Vì chì đã được dát mỏng, có thêm lớp vải mềm quấn vào chân.
Kỹ thuật cung cấp thức ăn – chất dinh dưỡng
Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, giúp gà có sức dẻo dai, bền hơn thì ngoài những thức ăn từ thóc nên bổ sung thêm các loại côn trùng như thằn lằn, ếch nhái, giun đất..hay các ngũ cốc để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp gà sung hơn, đá khỏe hơn.
Với những mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn được tầm quan trọng trong việc lựa chọn giống gà đá (gà chọi), cũng như nắm bắt được quá trình tập luyện, nuôi gà, cách lựa chọn thức ăn để có một chú gà đá khỏe mạnh, chọi giỏi nhất.
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Trắng
Kỹ thuật chăn nuôi gà trắng hiệu quả sẽ nâng năng suất ngành chăn nuôi ngày một phát triển trên thị trường.
Kỹ thuật chăn nuôi gà trắng hiệu quả
Trước khi đưa gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như máng ăn, máng uống, rèm quây, sưởi chụp…chuẩn bị đầy đủ và cũng phải an toàn vệ sinh
Phải xây dựng đúng kỹ thuật, đảm bảo đủ độ thông thoáng, chọn hướng thích hợp.
Sử dụng các dung dịch, thuốc sát trùng quanh khu chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Để tạo độ ấm cho gà thì rải lớp đệm lót bằng trấu hoặc phoi bào độ dày 8 – 10cm đã được phơi khô, khử trùng đảm bảo an toàn vệ sinh
Trước khi thả gà vào chuồng thì chuẩn bị sẵn cho gà một máng nước với nhiệt độ dao động từ 150 – 300C
Đảm bảo đủ ánh sáng, độ ấm cho gà trước 30 – 60 phút.
Cần kiểm tra mọi trang thiết bị đầy đủ từ máng ăn, máng uống, dụng cụ thú y…đảm bảo đầy đủ và vệ sinh trước khi đưa gà về nuôi
Các hệ thống hỗ trợ chắn gió, bão, bạt che tránh mưa, nắng
Cho hệ thống cấp nhiệt trong chuồng (đèn sưởi, đèn điện, bếp dầu, replica mido watches bếp than củi…) hoạt động trước khi đưa gà về nuôi từ 3-4 giờ.
Chuẩn bị nước để sẵn trong quây từ 2-3 giờ trước khi đưa về nuôi. Bổ sung máng uống cho gà ở 2 tuần đầu, mỗi máng (2-4 lít nước) phục vụ cho 100 gà, cho 50 gà nếu dùng máng nhỏ hơn.
Khi gà về, phải chuyển nhanh gà vào quây, thả gà con dưới chụp sưởi.
Để tránh tình trạng gà bị bội thực, chết thì nên tạo cho gà thói quen uống nước, sau 1-2 giờ cho tất cả gà uống nước rồi mới đổ thức ăn vào khay.
Phải thường xuyên quan sát đàn gà trong 7-10 ngày đầu để biết tình hình sức khoẻ, sức ăn uống, chế độ nhiệt cho gà. Quan sát nếu thấy gà con tụm lại dưới chụp sưởi thì phải tăng công suất bóng điện hoặc hạ thấp chụp. Nếu đàn gà tản xa chụp, thở nhiều thì giảm công suất điện hoặc mở rộng quây. Chú ý quan sát gà vào ban đêm vì nhiệt độ chuồng thường thay đổi đột ngột về đêm.
Nếu gà bị lạnh, hoặc bị nóng đều làm giảm ăn uống của gà dẫn tới chậm lớn và mắc bệnh.
Cần thống kê, ghi chép cụ thể số lượng gà nuôi, nguồn gốc, ngày nhận gà, ngày gà nở, địa chỉ nhận cũng như số lượng thức ăn, các loại thuốc…Thường xuyên kiểm tra xem gà có các dấu hiệu bất thường để có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Ngoài thức ăn công nghiệp thì để tiết kiệm chi phí, đảm bảo giá thành sản xuất, thì chế biến thức ăn cho gà sẽ rất tốt. Vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng vừa cân bằng giá thành
Gà không ưa ăn mặn nên khi pha chế thức ăn cần chú ý chế biến hợp lý, thức ăn có muối không quá ½%
Cân bằng tỷ lệ protein, đạm động vật trong mỗi khẩu phần ăn
Không sử dụng các loại thức ăn bị mốc, hư hỏng cho gà
+ <4 tuần tuổi: 24con /m2
+ Từ 5 – 7 tuần tuổi: 10 – 12 con/m2
Thường xuyên kiểm tra sự thay đổi của gà để có cách chăm sóc tốt nhất, tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng điều trị bệnh, chú ý thời tiết để đảm bảo sự sinh trưởng phát triển của gà. Với kinh nghiệm trong kỹ thuật chăn nuôi gà hiệu quả sẽ là bước thành công cho sự phát triển ngành chăn nuôi.
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Ta
Ưu điểm từ nuôi gà ta
Gà ta có sức đề kháng cao rất dễ nuôi, bạn có thể thả vườn hoặc làm quy mô trang trại, sử dụng cám công nghiệp hoặc có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn của gia đình như ngô, thóc, rau, cỏ, giun… giúp tiết kiệm tối đa chi phí ban đầu.
Phương pháp nuôi gà ta thả vườn vừa tiết kiệm kinh phí lại tạo khả năng kháng bệnh cao cho gà, thịt săn chắc cho giá bán cao trên thị trường.
Phân gà có thể tận dụng làm phân bón cho cây trồng hoặc đem bán tăng thêm thu nhập.
Gà cho tỷ lệ nuôi sống tới 98 – 99% tròng vòng 3 tháng. Tiêu tốn thức ăn 2,7 -2,9kg/1 kg tăng trọng. Trọng lượng gà đạt được ở 90 ngày tuổi trung bình từ 1,5 – 1,8kg/1 con.
Chính vì có nhiều ưu điểm hơn so với các loại gà chăn công nghiệp nên chăn nuôi gà ta đang được nhiều người nông dân lựa chọn
Cách chọn gà ta giống
Gà ta là loại gà cho thịt thơm ngon, có sức đề kháng cao, dễ nuôi thích nghi được với mọi khu vực khí hậu khác nhau. Khi chọn gà nên chọn những con chân vàng, da vàng, có màu lông bóng mượt, mắt sáng, nhanh nhẹn khỏe mạnh, chân to, không hở rốn. Gà ta khi trưởng thành cho trọng lượng đạt từ 1,5 – 1,8kg phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Kỹ thuật nuôi gà ta
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng thuốc sát trùng phoóc môn hoặc Creezin. Dùng cót tre mỏng cao 45cm quây tròn có đường kính tùy thuộc vào số lượng gà. Sử dụng trấu hoặc bào cưa, rơm dạ cắt ngắn 5cm rải dày 10 -15cm. Sưởi ấm bằng bóng điện 75 -100w treo ở giữa quây cót cách mặt nền 50cm để đảm bảo nhiệt độ ấm cho gà. Ngoài nguồn điện bạn có thể dùng bếp than, bếp trấu, bếp củi nhưng cần làm hệ thống cho khí CO2 ra ngoài.
Chú ý mật độ nuôi:
Mùa thu đông: 1-10 ngày tuổi nhốt 40-50 con/m2; 11-30 ngày tuổi nhốt 20-25 con/m2; 31-45 ngày tuổi nhốt 15-20 con/m2; 46-60 ngày tuổi nhốt 12-15 con/m2; Gà dò 10-15 con/m2; Gà sinh sản 4-5 con/m2. Mùa hè nóng nực có thể giảm 10% số lượng gà.
Nhiệt độ sưởi ấm cho gà: từ 30 -32 độ C dùng cho gà từ 1-3 tuần tuổi, nhiệt độ sẽ được giảm dần theo sức tăng trưởng của gà.
Quan sát sự thay đổi của gà để tăng giảm nhiệt độ cho phù hợp. Nếu thấy ở gần nguồn nhiệt là thiếu nhiệt, tản ra xa nguồn nhiệt nằm bẹp há niệng là do nhiệt độ nóng quá. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường là nhiệt độ đã phù hợp. điều chỉnh nhiệt độ bằng cách nâng, hạ bóng hoặc giảm cường độ ánh sáng.
Thay độn chuồng thường xuyên, tránh hiện tượng ướt chuồng gây nhiễm khuẩn bệnh tật cho đàn gà.
Thời gian chiếu sáng cho gà là 24/24h đối với gà từ 1-10 ngày tuổi, sau đó giảm dần mỗi tuần 20 – 30 phút/. Cường độ ánh sáng thay đổi theo độ tuổi của gà. Mùa đông cần bổ sung ánh sáng để kích thích gà ăn nhiều đẻ sớm, đẻ rộ hơn.
Thức ăn: Lượng thức ăn một ngày đêm: 1-10 ngày tuổi cho ăn 6-10g/1 con; 11-30 ngày tuổi cho ăn 15-20g; 31-60 ngày tuổi cho ăn 30-40g. Gà dò 61-150 ngày cho ăn 45-80g/con. Gà sinh sản: gà mái 100g/con, gà trống 110g. Số bữa ăn đối với gà con là 6 bữa/ngày đêm, gà dò và gà mái sinh sản 2-3 bữa/ngày đêm.
Gà ta thường nuôi thả hoặc bán chăn thả. Nếu vườn thả rộng, dồi dào thức ăn (rau, cỏ, giun, dế, cào cào,…) thì nên bớt lượng thức ăn tinh. Quan sát diều gà buổi chiều trước lúc vào chuồng để biết gà no hay đói, cần cho ăn thêm nhiều hay ít và chú ý phòng bệnh cho gà.
Lưu ý:
Không nên nuôi chung gà thịt với giống với gà con cùng 1 nơi như thế sẽ khó quản lý chăm sóc và ngừa bệnh.
Gà giống mới mua về cần phải áp dụng những biện pháp tiêm chủng, cho uống thuốc và vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Đẻ Trứng
Khâu chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi
Cần chuẩn bị rèm che, máng ăn, máng uống, lồng gà nếu cần thiết. sử dụng rèm che để chắn gió lùa, mưa nắng. Máng ăn máng uống là loại máng dài khoảng 10cm bằng nhựa hoặc bằng kim loại.
Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi cần được sát trùng sạch sẽ: rắc vôi và phun thuốc sát trùng lên toàn bộ chuồng, lồng, rèm, máng ăn, máng uống, rèm che, tường, trần. Sử dụng thuốc sát trùng con cò hoặc formol 2% với liều lượng 1 lít/m2. Các thiết bị nhỏ phải được cọ rửa sạch sẽ, sau khi sát trùng chuồng trại cần để khô từ 7 – 10 ngày mới cho gà vào chăn nuôi.
Chuồng trại cần sát trùng sạch sẽ đề gà phát triển tốt nhất
Trước mỗi cửa ra vào của chuồng cần có hố sát trùng, hạn chế người qua lại ra vào nhiều.
Giai đoạn gà hậu bị
Đối với gà đẻ trứng thì đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến năng suất đẻ trứng, cho trứng to hay nhỏ nên bà con cần hết sức lưu ý đến 2 yếu tố (chế độ ăn và ánh sáng) thực hiện đúng phương pháp để đem lại thu nhập cao.
* chế độ ăn: cung cấp đây đủ chất dinh dưỡng cho gà theo từng giai đoạn phát triển.Ở giai đoạn gà từ 1-9 tuần tuổi bà con cho gà ăn loại cám hỗn hợp con cò 26 hoặc 21. Có thể sử dụng cám hỗn hợp để tiết kiệm chi phí theo tỷ lệ sau: sử dụng 100kg cám trộn trong đó có 32% cám Con CòC25, 53% ngô, 10% tấm, 5% cám gạo. Cho đến tuần thứ 9 kiểm tra trọng lượng gà đạt 730g/con tương đương với khả năng tiêu thụ 52g/con/ ngày là đạt tiêu chuẩn.
Gà từ 10 tuần tuổi đến 19 tuần tuổi: Trong giai đoạn này sử dụng cám hỗn hợp Con CòC27 hoặc cám đậm đặc Con CòC25 với tỷ lệ pha trộn là Trong 100kg cám hỗn hợp có 26% C25 , 34% là ngô, 25o/o là thóc xay, 1 5% cám gạo. Trọng lượng gà đạt được ở 19 tuần tuổi là 1620g/ con, tiêu thụ hết 85g cám trộn/ con/ ngày.
Kỹ thuật kiểm tra mức độ tăng trọng của gà hậu bị
Cần theo dõi định mức thể trọng của gà theo từng giai đoạn tuổi để gà hậu bị đạt tiêu chuẩn bước vào giai đoạn gà đẻ trứng cho năng suất cao.
Cần bố trí đủ máng ăn, máng uống và mật độ theo quy định để gà phát triển đồng đều. Cứ 2 tuần cân gà 1 lần, cân vào lúc đói cho kết quả chính xác nhất giúp bà con dễ dàng phân đàn và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp
Đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho gà đẻ trứng có năng suất cao
Đàn gà hậu bị tốt là ở độ 19 tuần tuổi gà có trọng lượng chuẩn = 5% và đạt tỷ lệ đồng đều là 80% so với tông đàn gà.
Chế độ chiếu sáng rất quan trọng, đây chính là yếu tố giúp gà thuần thục giới tính đúng ngày, đẻ sai và duy trì năng suất đẻ. Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào độ tuổi của gà:
Lưu ý: ở tuần 19 -22 tuần tuổi sử dụng cường độ ánh sáng là 4w/m2 với thời gian chiếu sáng là 16h và duy trì suốt thời kỳ gà đẻ.
Kỹ thuật chăm sóc gà ở giai đoạn đẻ trứng
* Các loại thức ăn: sử dụng thức ăn là cám đậm đặc Con Cò C24 hoặc cám đậm đặc Con Cò C21 hoặc cám đậm đặc Con Cò 210 (của CTY Thức ăn gia súc Con Cò)
– Gà từ 20 tuần tuổi: Sử dụng cám Con Cò C210, pha trộn theo tỷ lệ sau: Cứ 100g cám hỗn hợp trộn có 37% C210, 23% ngô, 40% cám gạo hoặc trộn theo tỷ lệ 33% C210, ngô 40%, cám gạo 25%.
– Gà trên 40 tuần tuổi sử dụng cám hỗn hợp trộn theo tỷ lệ pha trộn như sau : Cứ 100kg? cám hỗn hợp trộn có 33% cám Con CòC21 0, 27% ngô, 40% cám gạo. Cho gà ăn 2 lần trong ngày: Lần 1: 75% thức ăn vào buổi sáng, lần 2-3 lần 25% vào buổi chiều.
* Nước uống phải luôn đảm bảo số lượng 250ml/con, luôn sạch và mát 26 độ C. duy trì 16h chiếu sáng/ ngày.
Tiếp tục theo dõi thể trọng gà, trong giai đoạn này, phải tăng trọng chậm đặc biệt? trong 5 – 6 tháng đầu thời kỳ đẻ. Ngược lại sự giảm trọng lượng trong thời kỳ này thường? dẫn tới sự sụt đẻ và thay lông. Loại bỏ những gà không đủ tiêu chuẩn như đầu to hay quá? dài, mào kém phát triển và có vảy trắng…
Tiêm chủng thuốc vắc xin phòng bệnh cho gà theo định kỳ
Lịch tiêm phòng cho gà đẻ trứng
Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Đá trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!