Xem Nhiều 5/2023 #️ Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến Để Mau Lớn Khỏe Mạnh Nhất # Top 10 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến Để Mau Lớn Khỏe Mạnh Nhất # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến Để Mau Lớn Khỏe Mạnh Nhất mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Cách chọn giống gà chọi

Chọn giống gà chọi là điều kiện tiên quyết để có được những chú gà chọi chiến khỏe mạnh. Chỉ khi con giống của bạn thực sự khỏe mạnh và chất lượng thì quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc mới phát huy được hết giá trị của nó.

Cách chọn giống gà chọi có những yêu cầu rất khắt khe. Chọn lọc giống thông qua những chỉ số về trọng lượng cơ thể và ngoại hình của những con gà thuộc thế hệ ông bà. Những con gà xác định để làm giống cần thực sự khỏe mạnh, có thân hình cân đối, không bị khuyết tật, dị tật.

Giống gà chọi có 2 loại là gà đòn và gà cựa. Gà đòn là loại gà có tính gan lì cao, thân hình cao lớn, vạm vỡ, mắt sâu, cổ trụi, chân cao. Vùng chân của nó có màu vàng nghệ. Còn gà cựa lại mang đặc điểm chân nhỏ những cựa rất dài và nhọn, mắt rất tinh nhanh.

Kỹ thuật nuôi gà chọi – Cách chọn gà chọi chiến khỏe mạnh

Để có được những chú gà máu chiến, khỏe mạnh phụ thuộc rất lớn vào việc chọn giống từ những con gà chọi con mới được 1 ngày tuổi. Các bước làm như sau:

– Sau khi gà con được ấp nở ra, cần xác đinh đâu là gà trống, đâu là gà mái rồi tách riêng chúng ra.

– Sau đó tiến hành cân 10% trong tổng số gà con đã nở để xác định được khối lượng trung bình của đàn gà.

– Lấy khối lượng ấy làm khối lượng chuẩn để chọn tiếp những con gà mới nở có trọng lượng tương đương để chăm sóc theo chế độ đặc biệt.

Những con gà con 1 ngày tuổi được chọn làm gà giống cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Thân hình cứng cáp, mỏ nhọn, chân linh hoạt, lông tơi xốp, không bị hở rốn, dáng đi nhanh nhẹn, thân hình cân đối, phần cơ ngực nhỏ và thon.

– Không mắc các dị tật như mắt kém, mỏ bị vẹo, cổ không thẳng, không có phao câu, cơ ngực không phát triển, dáng đi không bình thường

3. Chọn gà con để giống

Chọn gà con để nuôi gây giống bạn cần chọn cả gà trống và gà mái.

– Với gà trống cần có những ưu điểm sau: nhiều đòn hiểm, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, độ bền cao, chân đẹp, dáng đẹp

– Với gà mái cần có những đặc điểm sau: Các cụ xưa đã có câu “Chó giống cha/ Gà giống mẹ” cho nên việc lựa chọn gà mái để gây giống quyết định rất lớn đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng của gà chọi chiến. Nên chọn những con gà mái để làm giống khi chúng có thân hình thon nhỏ, mỏ cân bằng với đầu, đầu nhỏ và thuôn dài theo cổ, mũi to, cánh mũi lớn, long cánh dài, cánh úp dọc theo thân, nhanh nhẹn, không có dị tật về xương ngực, xương lưỡi hái…

– Kinh nghiệm 1: Xách gà lên ở cổ nếu đó là gà trống thì sẽ xuôi chân. Ngược lại đó là con gà mái sẽ co chân lên gạc.

– Kinh nghiệm 4: Xem lông cánh. Khi bạn bắt gà con lên, xòe phần lông ở cánh chúng ra, nếu đó là gà mái thì chỉ có 1 lớp. Nếu đó là con gà trống thì trên cánh có 2 lớp lông.

Để có những con chọi chiến khỏe, đá hăng, hiếu chiến thì khâu thiết kế chuồng trại cũng vô cùng quan trọng.

1. Xây chuồng gà đơn giản

Chuồng gà chọi chiến cần phải làm ở nơi rộng rãi, sáng sủa, cao ráo và thông thoáng và đạt những yêu câu sau

Kỹ thuật nuôi gà chọi – Cách xem lông cánh để xác định trống mái

1.1 Cách xây chuồng trại đơn giản

– Chuồng gà được lớp bằng mái tôn hoặc tấm lợp, có độ nghiêng khoảng 30 độ để dốc nước và phía trước nhô ra khoảng 30cm để không bị hắt nước vào gà khi trời mưa.

– Chuồng được xây bằng gạch, chia thành những ô nhỏ, mỗi ô có diện tích khoảng 4m2.

– Phía trước của chuồng làm bằng sọc sắt, 3 phía còn lại xây gạch kín để hạn chế bị gió lùa vừa đảm bảo thoáng cho gà. Nếu bạn nuôi nhiều và xây chuồng theo dãy thì giữa các ô dùng lưới để chắn.

– Nền chuồng gà nên dùng đất để đầm hoặc láng xi măng. Trên nền chuồng rải cát dày và mịn và dày khoảng 12-20cm để hạn chế tổn thương đến chân của gà

2. Dùng bội nuôi gà chiến

3. Dùng lồng úm nuôi gà chọi con

Kỹ thuật nuôi gà chọi – Cách làm chuồng gà đơn giản

Dùng lồng úm để nuôi gà chọi con cũng đòi hỏi các yêu cầu:

– Sàn chuồng phải cao cách mặt đất ít nhất 0,5m để dễ dàng vệ sinh, không bị ẩm ướt, kích thước của lồng úm vào khoảng 2mx1mx0,5m để nuôi khoảng 100 chú gà con

– Bên trong sàn chuồng dùng vỏ trấu, rơm khô hoặc mùn cưa đã được phơi khô và khử trùng để giữ độ ấm cho chân và không gây tổn thương đến chân cả gà.

– Xung quanh lông úm có rèm che hoặc cót để tránh bị gió lùa và bóng đèn sưởi có công suất từ 60w đến 100w

Kỹ thuật nuôi gà chọi – Các trang thiết bị nuôi gà chọi chiến cần thiết

– Máng ăn, máng uống: được bố trí cố định, hợp lý và phải vệ sinh thường xuyên.

– Bóng đèn sưởi: thường dùng đèn úm có công suất 60w đến 100w để giữ ấm cho gà, kích thích gà ăn nhiều mau lớn và khỏe mạnh.

Kỹ thuật nuôi gà chọi – Thức ăn cho gà chọi con

Nguồn thức ăn đảm bảo cho gà chọi con quyết đinh đến vóc dáng, độ sung mãn của gà đá. Hơn nữa, gà chọi con hệ tiêu hóa chưa thật ổn định cho nên trong quá trình chăm sóc bạn càn chú ý thay đổi chế độ ăn cũng như điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Tuần thứ 2: Khi gà đã lớn hơn, hoạt bát hơn thì chế độ ăn cũng có sự thay đổi. Thức ăn của gà con lúc này là thóc xay đem nấu với rau xanh và thịt băm chín, chia thức ăn thành 3-4 bữa cho gà ăn.

Tuần 3: Lúc này gà con bắt đầu thay lông nên cần cung cấp dinh dưỡng đầu đủ. Thức ăn cho gà con ở độ tuổi này bên cạnh thóc, ngô, cám, rau xanh thì nên bổ sung thêm thịt, cá, lươn, ốc, ếch băm nhỏ, nấu chín… chia thành 3 bữa trong ngày.

Tuần 4 trở đi: Khi gà đã đủ cúng cáp, bạn thả chúng ra để tự kiếm ăn. Bên cạnh thức ăn cung cấp tinh bột thì nên bổ sung thêm thức ăn cung cấp đạm, dinh dưỡng như lòng đỏ trứng, cá, thịt, lươn… chia thành 2 bữa trong ngày là sáng và tối.

Kỹ thuật nuôi gà chọi – Nước uống cho gà chọi con

– Nước uống rất quan trọng với gà con mới mở. Khi gà mới nở bạn cho uống dung dịch bao gồm với 5g đường glucoza + 1g vitamin C pha với 1 lit nước.

Kỹ thuật nuôi gà chọi – Thức ăn cho gà chọi con

– Nước gà uống hàng ngày phải đảm bảo thật sạch, hợp vệ sinh, nhiệt độ nước dao động trong khoảng 25 – 28 độ C.

– Máng đựng nước cho gà uống cần vệ sinh ít nhất là 4 lần/ ngày để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại.

Kỹ thuật nuôi gà chọi – Cách chăm sóc gà chọi chiến

1. Đối với gà chọi chiến mới nở

Để đảm bảo kỹ thuật nuôi gà chọi được đúng nhất. Gà chọi chiến mới bóc trứng là giai đoạn cần được chăm sóc kỹ lưỡng nhất để đảm bảo tiền đề cho gà phát triển về sau. Cần cho gà ăn và uống theo khoa học, đảm bảo nhiệt độ nước thích hợp, nuôi nhốt ở nơi thoáng nhưng hạn chế tối đa gió lùa. Dùng đèn úm để kích thích gà ăn nhiều và giữ ấm cho cơ thể gà con. Trong nước cho gà con uống cần pha thuốc cúm để phòng bệnh, nên bổ sung các loại cám công nghiệp hạt nhỏ dành cho gà con từ 1-15 ngày tuổi để ổn định đường ruột.

Thức ăn, bữa ăn dành cho gà chọi con mới nở cũng khác nhau theo từng tuần. Thức ăn bao gồm tinh bột, rau xanh và thực phẩm cung cấp đạm.

– Gà con khi nuôi được 10 – 15 ngày tuổi sẽ xảy ra tình trạng mổ nhau và bới thức ăn vì vậy người nuôi nên bấm mỏ. Khi bấm mỏ thì nên dùng dao kéo bằng sắt hơ nóng rồi bấm ½ mỏ tính từ ngoài vào. Hoặc người nuôi có thể dùng máy cắt mỏ chuyên nghiệp.

2. Đối với gà chọi 2 tháng tuổi, gà chọi 3 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình chăn nuôi gà chiến. Nó quyết định đến thể hình, thể trạng, sức dẻo dai của gà chọi. Lúc này, gà đã có sự phân biệt giới tính rõ ràng. Với gà trống bắt đầu tập gáy còn gà mái thì lông óng mượt thì phát triển buồng trứng. Gà mái giai đoạn này cần được chăm sóc kĩ lưỡng, đảm bảo nguồn thức ăn đủ chất dinh dưỡng và can xi cho quá trình sản sinh trứng. Bên cạnh tóc, ngô, gạo bạn nên bổ sung thêm rau xanh, thức ăn có chứa chất đạm như thịt, cá, ốc, ếch… Đến giai đoạn này rồi thì không nên cho gà ăn cám công nghiệp sẽ phá vỡ hình dáng, gà nhiều mỡ, gây cho gà tính lười, không muốn đào bới, kiếm thức ăn.

3. Đối với gà chọi 6 tháng tuổi trở lên

Lúc này gà chọi chiến đã hoàn thiện phát triển về form dáng, bắt đầu xuất hiện đòn thế vì vậy chế độ ăn vẫn giữ nguyên khi chúng được 2-5 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần quy định về giờ ăn và thức ăn cho từng giờ. Không nên cho gà ăn quá no để tránh sinh tính lười, mất đi khả năng chiến đấu, khả năng sinh tồn bản năng. Ngoài ra, bắt đầu cho gà tham gia luyện tập để phát triển đòn hiểm.

Lưu ý cách chăm sóc, phòng bệnh khi nuôi gà chọi chiến

– Tiêm phòng vacxin cho gà chọi con đầy đủ để tăng sức đề kháng như hen- bại liệt, đậu…

– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cấn thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của gà. Mỗi giai đoạn cần một thực đơn với lượng thức ăn phù hợp. Ngoài việc bổ sung thông qua thức ăn hàng ngày thì bạn có thể bổ sung thông qua các loại thuốc.

– Hình thành thời gian cho ăn hợp lý để giúp gà có thói quen ăn uống và tự kiếm mồi.

– Với gà trên 6 tháng tuổi bạn cần tỉa lông định kỳ, cắt tai và phơi nắng.

Kỹ thuật nuôi gà chọi – Các lưu ý khi nuôi gà chọi chiến

Cách Nuôi Gà Chọi Con Mạnh Khỏe, Mau Lớn

Gà chọi con mạnh khỏe, bách chiến bách thắng là niềm mong mỏi của bất kì người nuôi gà chọi nào. Thế giới mẹo vặt sẽ mách bạn những cách nuôi gà chọi con mạnh khỏe, mau lớn. Thật đơn giản và hiệu quả để có được những chú gà chiến mạnh mẽ nhất.

Tầm quan trọng của việc nắm giữ bí quyết nuôi gà chọi con mạnh khỏe.

Không chỉ lĩnh vực gà chọi, mà nếu bạn muốn nuôi bất kì thú nuôi nào, việc năm vững phương pháp cũng là vô cùng quan trọng để tạo nên được hiệu quả. Nuôi gà chọi cần có chế độ chăm sóc chuyên sâu và khoa học. Đặc biệt với những người nuôi gà chọi với mục đích kinh tế, thì càng cần phải đảm bảo nắm vững kiến thức từ đặc điểm, lối sống, thức ăn, chiến thuật huấn huyện…thì mới khiến khách hàng chọn lựa những chú gà của mình.

Cách nuôi gà chọi con mạnh khỏe nói dễ không dễ, nói khó không khó. Nắm giữ được bí quyết chính là phương pháp tối quan trọng để bạn có thể kiểm soát được những chú gà của mình. Nhất là những người mới nuôi gà chọi, thì cũng có thể nói là trầy trật để có được một chú gà chiến mạnh khỏe.

Với gà chọi, mỗi giai đoạn bạn cần phải có được những bí quyết nuôi dưỡng khác nhau. Sau giai đoạn chọn giống cũng lắm công phu, chính là việc bạn cần phải đủ kiên nhẫn để nuôi dưỡng và huấn luyện chú gà chọi của mình sao cho thành thục, trở thành một chú gà chiến mạnh khỏe và đủ sức đánh bật bất kì đấu thủ nào.

Cách nuôi gà chọi con mau lớn, khỏe mạnh bắt đầu từ việc bạn phải đảm bảo dinh dưỡng cho chúng.

Từ giai đoạn gà con mới nở, cho đến khi gà đạt trọng lượng khoảng 0,5kg, cách ăn uống của gà khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng kết hợp 30% thức ăn công nghiệp, cộng với thóc, gạo nhà sẵn có, thêm ít rau xanh và tốt nhất nên để gà ăn tự do cộng với thả rông gà để gà bắt đầu có cơ bắp săn chắc, mạnh khỏe, linh hoạt hơn.

Nhưng từ giai đoạn gà được 0,5kg, là giai đoạn bạn cần phải bồi dưỡng, huấn luyện để trở thành gà chọi đúng nghĩa. Lúc này, cần đảm bảo khẩu phần của gà như sau:

Lúa: 0,25kg

Rau, giá: 0,1kg

Lươn, thịt bò: 0,1kg

Nhiều người chăm gà chọi con rất kĩ, họ còn cho ăn thêm giun, ngũ cốc, trứng gà, trứng lộn…để tăng cường sức chiến đấu cho gà. Nhiều người thường xuyên nấu thuốc bắc với nghệ, gừng…để xoa lên mình gà, giúp gân cốt chắc khỏe và khi chiến đấu vết thương mau lành hơn. Tuy nhiên nếu bạn nuôi kĩ quá, gà mập mạp thì sẽ không dẻo dai mà thường bị nhanh đuối sức khi chiến đấu.

Theo quan niệm từ xưa, khi gà đủ 1 tuổi, người ta sẽ bắt đầu huấn luyện kĩ năng chiến đấu cho chúng, và cũng có thể sử dụng nhiều thuốc kích thích, giúp gà chiến đấu mạnh mẽ hơn. Thế nhưng, điều này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tuổi thọ của gà.

Ngày nay, người nuôi gà chọi đã nắm phương pháp tốt hơn, nuôi và huấn luyện gà chọi đúng kĩ thuật hơn, khoa học hơn. Vì vậy, có thể huấn luyện gà chọi chiến đấu khi gà đạt 4-5 tháng tuổi.

Kĩ thuật huấn luyện gà chọi cần tuyệt đối tuân thủ theo quy trình, không thể dục tốc bất đạt được. Đồng thời, khi gà vào tuổi chiến đấu, thì càng cần phải chú ý đến thức ăn của gà. Bổ sung nhiều đạm, vitamin, tuy nhiên tránh cho nhiều đạm quá, gà tăng cân nhanh không tốt. Đồng thời, cách nuôi gà chọi con mạnh khỏe tốt nhất là bạn nên để gà có chút không gian tự do để vận động, nuôi suốt trong chuồng không phải là biện pháp hay.

Source: Cách nuôi gà chọi con mạnh khỏe, mau lớn

Cách Nuôi Gà Chọi Chiến Nhanh Lớn Khỏe Mạnh Hiếu Chiến

Cách nuôi gà chọi không khó nhưng làm thế nào để nuôi và huấn luyện một chú gà chọi trở thành một chiến binh dũng mãnh thì không đơn giản tẹo nào. Hôm nay Wikicachlam sẽ chia sẻ cách nuôi gà chọi chiến nhanh cho những bạn mới chơi.

Hướng dẫn cách nuôi gà chọi chiến nhanh lớn khỏe mạnh hiếu chiến

1. Chế độ dinh dưỡng cho gà

Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của gà mà cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Gà chọi con bạn hãy cho ăn thức ăn hỗn hợp gồm: 10% cám gạo+ 30% lúa + 20% ngô + 20% cá tươi nấu chín + 20% rau xanh. Ngoài ra bạn nên thả cho gà con đi kiếm ăn tự do để cho xương cốt cứng cáp.

Đối với gà chọi đã lớn thì hãy bổ sung thêm rau xanh vào bữa ăn mỗi ngày cho gà chọi. Gà trống thi đấu một ngày cần: 0,25 kg lúa, 0,1 kg rau và 0,1 kg thịt bò, lươn.

Ngoài ra thì bạn có thể cho gà chọi ăn thêm ngũ cốc, côn trùng, trứng vịt lộn, tép,..

Những loại thức ăn trước khi cho gà chọi ăn cần phải đảm bảo sạch sẽ, nếu là thóc thì phải đãi sạch vỏ chấu rồi ngâm nước từ 8-12h rồi xả lại bằng nước sạch và để ráo. Khi cho gà ăn hãy trộn thêm men tiêu hóa, vitamin, khoáng chất để giúp gà có sức khỏe tốt.

Một ngày bạn chỉ nên cho gà chọi uống nước 2 lần. Vào mùa đông thì không cần cho gà uống nước, nước đã có trong thóc ngâm khi cho gà ăn.

Khi gà chọi bắt đầu bước vào chế độ tập luyện để chiến đấu thì nhất định cơ thể phải không được tích trữ mỡ thừa và nhiều nước. Trong thời kỳ chiến đấu, hãy cho gà ăn thóc và giá đỗ vào sáng sớm, buổi chiều cho ăn rau xanh. Trước khi đi ngủ thì cho gà ăn thêm thóc và uống nước.

Để giúp gà có hệ tiêu hóa tốt thì bạn hãy cho gà uống viên nén tổng hợp, cho ăn thêm thịt cá nấu chín trộn tỏi băm.

2. Cách chăm sóc gà chọi

Gà chọi nuôi được 10 tháng thì có thể cho đi chiến đấu, chỉ nên cho gà chiến đấu vào tháng 12 đến tháng 4 âm lịch, sau thời gian này gà sẽ thay lông và sức chọi sẽ yếu đi.

Khi gà chọi đủ lông đủ cánh thì bạn hãy tiến hành tỉa bớt lông cổ, lông nách, lông hậu môn cho gà, riêng lông đầu bạn hãy tỉa sạch và bôi hỗn hợp: nghệ+ muối + ngải cứu + phèn chua + rượu + nước lên.

Cần thường xuyên tắm rửa cho gà chọi 2-3 lần/ ngày vào mùa hè và 1 lần/ ngày vào mùa đông.

3. Cách huấn luyện gà chọi

Ngoài chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý thì để gà chọi đá tốt bạn hãy thường xuyên tập luyện cho nó.

Bài tập cơ bản là bạn hãy đeo chì dát mỏng đã được bọc vải vào chân gà để rèn khả năng chịu được áp lực từ các đòn tấn công của đối thủ.

Không nên nhốt gà chọi quá lâu, hãy để cho chúng chạy nhảy tự do để rèn tính linh hoạt, trước ngày thi đấu bạn hãy cho gà chọi thử với các chú gà khác 3 ngày/ lần.

Wiki Cách Làm

Bí Quyết Nuôi Gà Chọi Con Khỏe Mạnh, Nhanh Lớn

Nếu dùng gà để thi đấu thì phải chọi gà chọi con khỏe mạnh, không có dị tật, mỏ, chân chắc và cực kỳ nhanh nhẹn. Còn nuôi thương phẩm thì không cần phải đòi hỏi quá khắt khe.

Để phân biệt gà trống, gà mái trước khi thực hiện bí quyết nuôi gà chọi con dùng trong thi đấu. Thì có 3 cách phân biệt như sau:

Cách 1: Nắm cổ của gà con đưa lên cao. Nếu chân gà duỗi thẳng là gà trống, còn chân gà mà co lên thì là gà mái.

Cách 2: Đặt gà nằm ngửa trong lòng bàn tay. Gà mà quẫy đạp một lúc rồi ngừng là gà mái. Còn gà quẫy đạp liên tục là gà trống

Cách 3: Dùng hai ngón tay kẹp chân treo ngược gà chọi con lại. Nếu gà quẫy để cố giữ thăng bằng là gà mái. Còn gà mà nằm im thì là gà trống.

Bài nên đọc: Bí quyết nuôi gà tre đá hay – giai sức

Muốn gà chọi con được phát triển theo cách tốt nhất thì mọi nhu cầu về ăn uống, nơi ở đều được đáp ứng ở điều kiện tốt nhất. Điều này vừa giúp tránh được bệnh tật mà lại giúp gà lớn nhanh, sức đề kháng tốt hơn.

Khi gà còn nhỏ thì nên cho ăn cám công nghiệp để gà phát triển nhanh và có đầy đủ dưỡng chất. Sau khoảng 1,5 tháng tuổi thì bắt đầu bổ sung thêm thóc, cơm, gạo, rau xanh, dế, lươn, giun…kết hợp với việc giảm dần cám công nghiệp. Khi gà tách mẹ thì loại bỏ hoàn toàn lượng cám công nghiệp ra khỏi khẩu phần ăn của gà. Từ 6 tháng trở lên thì cho gà ăn 1-2 bữa thịt bò, lươn, trạch, cá chép hoặc sâu super worm tạo độ cứng cáp và sung mãn cho gà tre đá

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia của chúng tôi thời điểm cho gà ăn tốt nhất vào lúc 9h sáng và 4-5h chiều. Đối với gà con mới nở có thể tăng lên 3 bữa 1 ngày.

Hoàn toàn là nước sạch có bổ sung thêm glucozo và vitamin để tăng cường sức đề kháng. Lưu ý dụng cụ đựng nước uống cho gà phải được vệ sinh thường xuyên tránh để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho gà.

Trong thời gian đầu nên thắp sáng 24/24 để giữ ấm cho gà. Sau nhiệt độ sẽ giảm dần theo sự phát triển của gà. Nếu trong chuồng úm thấy gà tập trung sát vào bóng đèn thì có nghĩa gà đáng bị lạnh cần thay đổi bóng công suất lớn. Ngược lại, gà tản ra xung quanh, há mỏ thì gà đang bị nóng quá nên giảm công suất bóng đèn.

Độ ẩm trong chuồng từ 60-75% là tốt nhất. Đảm bảo hơi nước có trong phân gà dễ thoát ra, giữ cho chuồng luôn khô ráo và không bị ẩm mốc.

Tuần 1: mật độ chuồng úm thường là 50 con/ m2

Nguyên tắc phòng tránh bệnh dịch cho gà chọi con

Phòng bệnh cũng là một trong các bí quyết nuôi gà chọi con hiệu quả. Không bệnh tật, gà sẽ càng mau lớn và khỏe mạnh, dễ dàng bước vào quá trình luyện tập tốt nhất

Cho gà uống kháng sinh phòng bệnh CRD, thương hàn, E.coli, viêm rốn… ở giai đoạn đầu

Bổ sung vitamin A, D, E vào nước uống để tăng sức đề kháng

Sát trùng cho gà bị hở rốn bằng cồn iot 0,5% để tránh vi khuẩn xâm nhập

Khử trùng, tiêu độc, sát trùng chuồng úm bằng vôi bột hoặc các loại thuốc chuyên dụng trước khi úm gà.

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Chiến Để Mau Lớn Khỏe Mạnh Nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!