Xem Nhiều 5/2023 #️ Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá Chia Sẻ Từ Chuyên Gia # Top 10 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá Chia Sẻ Từ Chuyên Gia # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá Chia Sẻ Từ Chuyên Gia mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gà nòi, gà thịt hay gà đá đều gọi chung là gà cần có thức ăn và nước uống để sống. Tuy nhiên, để có mặt trên đấu trường thì một sư kê cần phải có một kỹ thuật nuôi gà đá để chiến kê luôn được sung sức. Vì thế, nuôi gà đá đòi hỏi một quá trình và phương pháp khó khăn hơn nhiều. Hãy theo dấu chân chuyên gia để cùng đi tìm hiểu từng bước trong kỹ thuật nuôi gà đá.

7 yếu tố trong kỹ thuật nuôi gà đá hay

Chuồng trại là cách để ngăn cho gà chiến đá lộn nhau gây thương tích. Có hai cách để nhốt gà đá: Một là cách nhốt gà trong chuồng, hai là cách nhốt gà trong bội.

Để không gây cảm giác tù túng cho gà thì chuồng phải đảm bảo về chiều cao, chiều rộng. Để cho gà được tự do đi lại và quạt cánh bất cứ lúc nào. Thông thường, diện tích chuồng gà phải rộng từ 2-4m, chiều cao từ 1 thước trở lên.

Nền chuồng phải bằng phẳng, được làm bằng đất nện cứng, vừa giúp cho gà khỏi bị hư móng, hư chân mà lại thuận tiện cho quá trình dọn dẹp. Chuồng gà theo đúng kỹ thuật nuôi gà đá thì phải có xu hướng hơi nghiêng để tránh nước đọng. Cách mặt đất khoảng chừng ba tấc, có đặt cây sao chắc chắn để cho gà đấu. Xung quanh chuồng phải kín đáo sao cho vẫn đáp ứng được mát về mùa hè và ấp áp về mùa đông.

Thứ hai là bội gà, được đan bằng tre, nứa hoặc bằng sắt có hình dáng như cái nom bắt cá, có nhiều kích thước khác nhau. Việc nhốt trong bội chắc chắn sẽ không thể nào tạo cảm giác thoải mái như ở trong chuồng. Vì thế các sư kê cần phải chọn các bội đủ lớn để gà nhốt bên trong có thể xoay mình dễ dàng. Nhưng việc nuôi gà trong bội thường không được khuyến khích nên nếu không có điều kiện xây chuồng. Thì một ngày phải thả gà ra từ 2-3 lần để gà không bị cuồng cẳng.

Trại nuôi gà đá dành cho những người đúc chiến kê thì 5,7 con trở lên. Được thiết kế giống như nhà ở, bên trong thiết kế hai dãy chuồng quay mặt vào nhau được ngăn cách nhau bởi một lối đi rộng. Đối với trại gà để đảm bảo được độ mát mẻ thì thường được lợp bằng mái ngói hoặc mái lá.

Trong kỹ thuật nuôi gà đá theo mô hình trại nuôi phải đảm bảo tiêu chí về vách ngăn kín đáo giữa các chuồng để gà hai bên chuồng sát nhau không thấy được mặt nhau. Điều này sẽ hạn chế được tối đa việc gà xoi lỗ đá nhau, dẫn đến tình trạng bể mỏ, hư chân, hại sức. Hơn nữa làm chuồng theo mô hình này vừa đỡ tốn kém mà lại dễ dàng chăm sóc cho gà.

Thức ăn cho gà đá chủ yếu vẫn là thóc, lúa. Nhưng để cho gà phát triển được toàn diện thì cũng cần bổ sung chất đạm cho gà bằng các nguyên liệu như là sâu super worm, dế, thịt bò, lươn, trạch nhỏ…, rau xanh. Ngoài ra, cũng cần có một số loại vitamin cần thiết. Lượng chất dinh dưỡng sẽ được điều chỉnh theo thể trạng, cân nặng và quá trình sinh trưởng của gà.

Về thóc, lúa người chăn nuôi cần lưu ý trước khi cho gà ăn. Cần phải loại bỏ hạt lép, đãi sạch tạp chất sau đem phơi khô, sau đó mới cho gà ăn. Mỗi ngày nếu có thời gian cho gà ba bữa đúng giờ là tốt nhất, gà ăn xong bỏ máng ra ngoài thì gà sẽ ăn được nhiều hơn. Còn không thì phải đảm bảo lúa đủ cho gà ăn ở bất cứ thời điểm nào.

Nước uống của gà phải là nước sạch, máng uống nước phải được cọ rửa sạch cho hợp vệ sinh. Đặc biệt lưu ý về việc cho gà uống nước về đêm. Việc này sẽ giúp cho sức khỏe gà dẻo dai và mau nở cần. Cách cho gà uống nước về đêm như sau:

Ôm gà thật chặt và bắt gà há mỏ

Dùng một ống trúc nhỏ đựng đầy nước

Nhẹ nhàng cho ống vào miệng gà cho đến khi bầu diều to thì thôi.

Trong kỹ thuật chăm sóc gà đá không thể bỏ qua bước tắm cho gà. Không giống như vịt, chim thì sở thích của gà là tắm cát, vùi mình trên nền cát mỏng. Nhưng trong mùa hè nóng nực thì cũng cần phải tắm cho gà để giảm nhiệt cho cơ thể. Đồng thời loại bỏ được các vi khuẩn bám trên lông gà. Ngoài sử dụng nước sạch để tắm thì cũng có thể sử dụng nước trà xanh cũng rất tốt.

Quần sương là một trong những quá trình luyện tập của gà đá. Quá trình này sẽ được diễn ra vào lúc buổi sớm tinh mơ khi trời vẫn còn sương. Gà sẽ được tự do đi lại cho giãn gân cốt, thoải mái đập cánh để cơ thể được dẻo dai.

Lưu ý: tránh gà gặp mái hoặc đụng độ gà khác. Bên cạnh đó, nếu gió lạnh thì cũng không nên cho gà quần sương vì dễ bị cảm gió.

Dầm cán là cách tốt nhất để chân gà trở nên cứng cáp hơn so với bình thường. Có nhiều cách để cho gà dầm cán cho gà:

Nhưng cách 1 được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả đem lại rất tốt. Đối với cách này sẽ dùng nước tiểu pha loãng cùng với củ nghệ đâm nhỏ pha với chút muối và phèn chua. Ngâm trong chậu chứa ngập đến đầu gối của gà là được. Ngâm trong thời gian 15 phút mỗi ngày để chân gà thêm chắc khỏe.

Sau khi xổ gà và kết thúc quá trình vỗ đờm và tắm rửa cho gà thì sẽ đi tới việc vô nghệ cho gà. Công việc vô nghệ sẽ giúp cho gà có một làn da đỏ rực, da trở nên dày hơn để chống chịu được các vết mổ. Bên cạnh đó còn giúp cho thân hình của gà được săn chắc hơn bao giờ hết. Đây cũng là một nuôi gà chọi săn chắc hiệu quả mà lại còn mang về một làn da dày và đỏ.

Lưu ý: Vô nghệ chỉ áp dụng với gà khỏe mạnh. Tuyệt đối không vô nghệ khi gà bệnh hoặc gà quá gầy.

Hỗn hợp dùng để vô nghệ cho gà chủ yếu với 2 thành phần chính là nghệ + rượu. Được ngâm trong khoảng 1 tháng mới bắt đầu sử dụng. Xoa đều các bộ phận mình gà, cần cổ, đùi, đặc biệt là những vùng nhiều mỡ để giúp cho gà có thân hình thon gọn. Sau đó để trong vòng 1 ngày thì đem xả nghệ bằng nước trag tươi

Quá trình vô nghệ sẽ được thực hiện vài ba lần sau đó nghỉ một thời gian mới tiếp tục thực hiện. Để tránh vô nghệ nhiều lần liên tiếp khiến gà sẽ rôm, cứng nhắc và yếu ớt thấy rõ.

Kiến thức về kỹ thuật nuôi gà đá hầu hết đã được chia sẻ trong nội dung ở trên. Hy vọng rằng mọi người sẽ có sự phân biệt rõ ràng trong quá trình nuôi gà đá với nuôi gà thịt. Ngoài ra, nếu bạn muốn biết về cách nuôi gà đá sung sức thì truy cập ngay vào vào website chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong suốt quá trình nuôi gà.

Chia Sẻ Từ Chuyên Gia Về Kỹ Thuật Nuôi Gà Mỹ

Gà Mỹ nằm trong danh sách các loại gà có giá trị kinh tế cao. Giống gà này nhanh nhẹn, khả năng ra đòn chuẩn xác và tốc độ tốt nên rất được giới chơi gà ưa chuộng. Bài viết này chia sẻ đến các hộ nuôi kỹ thuật nuôi gà Mỹ đúng chuẩn để gà sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt là giúp bà con thu được hiệu quả kinh tế cao.

Kinh nghiệm nuôi gà mỹ con từ lúc tuyển con giống là cần phải đáp ứng được cả 4 yếu tố: “nhất thủ, nhì vĩ, tam hình, tứ túc”.

Nhất thủ nghĩa là lúc chọn con giống nên chọn những gà mà đầu và mặt thể hiện rõ sự lì lợm, mặt phình ra và da thì căng đỏ. Mỏ, cổ phải to. Còn Nhì vĩ ở đây là nói về phần lông của gà. Lông mã càng dài, càng phủ rộng toàn thân xuống đến hông và đuôi càng tốt. Tam hình ý chỉ đến ngoại hình và hình thức bên ngoài phải bắt mắt, phần lườn gà phải có độ sâu. Tứ túc nghĩa là chân vảy tròn và bàn ngón chân thì rộng.

Kinh nghiệm nuôi gà mỹ là phải dựa trên các giai đoạn phát triển cả gà để xây chuồng hợp lý. Nhưng cần tính toán trước, đảm bảo chuồng khi xây dựng xong phải đủ rộng, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông cho gà.

Thức ăn và nước uống cho gà

Gà còn nhỏ thì lượng thức ăn cũng vừa đủ. Chia làm nhiều bữa trong ngày. Nước uống cũng cần là nước sạch, thay thường xuyên. Đó là kinh nghiệm nuôi gà mỹ con.

Gà dò và gà trưởng thành thì chế độ ăn cũng cần tăng lên. Bên cạnh đó cũng cần chú ý chăm sóc, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà thông qua các loại thức ăn: gạo lức, lúa mạch, đậu này, bắp xay…

Thời gian cho ăn nên chia thành hai bữa chính: Bữa sáng trước 7h và buổi chiều trước 16h.

Gà mỹ nuôi muốn có được phong độ và sức khỏe tốt nhất thì người nuôi cần phải chú ý đến một số bài huấn luyện gà. Chẳng hạn như:

Massage chân cho gà: Khi massage chân thì dùng ngón cái và trỏ để xoa bóp đều phần khớp xương cho gà. Các ngón còn lại thì xoa phần đùi, phần ngực. Thực hiện liên tục khoảng 10 lần để đùi và thân gà thêm săn chắc.

Tập thăng bằng: Bài tập này rất quan trọng giúp gà lấy lại thăng bằng nhanh khi giao chiến. Vì thế, người nuôi phải hết sức chú ý đến bài tập này.

Tập cánh bay thẳng: Dùng 2 tay ôm 2 cánh gà rồi cho lùi xa dần khoảng cách 1 bước chân so với bàn tập. Số lần và khoảng cách tăng dần sẽ giúp tăng thể trạng cho gà. Đây là bài tập rất tốt cho cơ ngực.

Với những kinh nghiệm nuôi gà mỹ được chúng tôi chia sẻ đầy đủ như trên hi vọng sẽ giúp bà con chăn nuôi thật hiệu quả và đạt kết quả cao.

Chia Sẻ Từ Chuyên Gia: Hướng Dẫn Nuôi Gà Tre Đá Đúng Cách

Anh em nào đam mê gà tre đá, muốn tìm hiểu cách nuôi và chăm sóc đúng cách, mang lại hiệu quả cao với mong muốn tham gia đá gà trực tiếp thì hãy theo dõi ngay bài viết này, nó được chia sẻ từ các chuyên gia trong nghề, chắc chắn sẽ cho bạn những kiến thức hữu ích.

Đối với gà tre con mới nở, sức đề kháng còn khá yếu, nếu nuôi trong thời tiết mùa hè oi bức thì không sao. Nhưng trong trường hợp nuôi vào mùa đông anh em cần sử dụng bóng đèn 6W 24/24 để sưởi ấm cho gà liên tục trong vòng 7 ngày đầu.

Lưu ý, đối với gà tre còn nhỏ, không cần nuôi trong diện tích chuồng quá lớn, sẽ khiến bạn không kiểm soát được, ngoài ra còn dẫn đến nhiều nguy hại như trúng gió, nhiệt độ chuồng không đủ ấm,… Thay vào đó nên cho sử dụng chuồng diện tích nhỏ, phía dưới cần lót thêm trấu để tránh virus sinh sôi nảy nở.

Ngoài chế độ chăm sóc phù hợp thì để nuôi gà tre đá có lực từ nhỏ, các kê sư nên cho sử dụng cám công nghiệp, đồng thời phòng bệnh để hạn chế các bệnh nguy hiểm khi lớn lên, chẳng hạn như bệnh gà rù, đậu gà, H5N1….

Chế độ dinh dưỡng cho gà tre đá

Khi gà tre bắt đầu bước vào giai đoạn sinh trưởng thì ngoài thức ăn chính như cám, lúa, thóc… thì cần bổ sung thêm mồi như: dế, sâu super worm, thịt bò, tép, lươn, trạch….

Rau xanh cũng rất tốt cho chiến kê, nên cho chúng sử dụng: rau muống, xà lách, giá…. Chúng vừa giúp gà đảm bảo lượng thức ăn trong ngày mà không gây tăng cân.

Lưu ý gà con từ 20 ngày tuổi nên tách mẹ và chăm sóc riêng, vừa đảm bảo sức khỏe cho chiến kê vừa cản mái sớm để không bỏ lỡ những chiến binh tốt.

Đảm bảo chế độ chuồng nuôi khi chăm sóc gà tre

– Chuồng có máng: Là các loại chuồng bằng sắt hoặc bằng gỗ. Thường áp dụng cho gà cảnh chứ không nên dùng cho gà tre đá.

– Chuồng không máng: Loại chuồng được rải một lớp đệm lót bằng trấu, cát hoặc xỉ than ở dưới nên. Loại chuồng này được xây bằng gạch với diện tích khá rộng và bổ sung máng rời.

(Chia Sẻ) Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Tây Huba Thịt (Phần 2)

7. Nuôi dưỡng, chăm sóc

Ở 3 – 4 tuần tuổi đầu, gà tây được cho ăn thức ăn hỗn hợp. Sau đó chúng ta có thể thay đổi: gà ăn ngô, gạo. Yêu cầu về protein có thể đáp ứng đủ bằng đậu tương, nguồn protein rau khác và nguồn protein động vật. Cần cho gà ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn luôn được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gà. Mỗi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng để tận dụng cám cũ.

Thức ăn phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi. Thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, Premix vitamin, khoáng vi lượng. Không dùng nguyên liệu bị nấm mốc, nhiễm độc tố aflatoxin, hoặc bột cá có hàm lượng muối cao. Dùng đỗ tương phải rang chín gà mới tiêu hoá được, nếu không gà ăn vào sẽ bị rối loạn tiêu hoá.

Bảng 3. Giá trị dinh dưỡng nuôi gà tây thịt

Gà tây cần nước chất lượng tốt liên tục, sạch. Thiếu nước có thể gây nên rối loạn, đặc biệt là mới nuôi và khi nhiệt độ nóng.

Cần cho gà uống nước sạch và để tăng sức đề kháng, trong những ngày đầu nhiệt độ nước phải từ 20 – 22 o C và nên pha vào nước 5 g đường gluco + 1 gram vitamin C/1 lít nước. Sử dụng chụp nước uống tự động bằng nhựa, chứa 3,5 lít nước cho 100 con. Vị trí đặt chụp nước có khoảng cách thích hợp với khay ăn để thuận tiện cho gà ăn uống.

Nước cần phải luôn luôn sạch, phải thay vài lần trong một ngày khi thay nước thì máng nước phải được thay đổ hết, rửa sạch và đổ đầy nước mới một ngày một lần bất kể loại nước uống nào. Đối với gà tây tốt nhất là dùng nước máng chảy.

Trong thời gian ở trên bãi chăn luôn phải có đủ nước, nếu trên bãi chăn không có nguồn nước thì phải chứa vào máng uống. Điều này rất quan trọng trong những ngày nóng vì thiếu nước gà tây chịu nóng rất khó khăn.

– Trong chuồng nuôi nên hạn chế sử dụng tới mức tối thiểu thiết bị tạo nên tiếng ồn. Tránh tiếng động lớn đột ngột.

– Chúng ta phải làm việc trong chuồng nhẹ nhàng, tránh làm gà bị kích động. Gà tây dễ thích nghi với giọng nói của con người, chúng sẽ dần dần nhận biết người chăm sóc của chúng, người lạ mặt không được làm náo động đàn gà.

Điều kiện để tránh mổ lông:

Mật độ đàn thấp; Chia thành nhiều nhóm nhỏ; Nhiệt độ ổn định; Độ ẩm (tối ưu) thấp; Chế độ ánh sáng thích hợp; Chất độn chuồng khô, sạch; Thức ăn chuẩn, đủ số lượng.

– Mùn cưa hoặc rơm (cắt khoảng 5 – 6cm), sạch, khô, không bụi và mốc là những vật liệu tốt nhất làm chất độn chuồng.

– Làm tơi chất độn chuồng 2-3 lần/1 tuần.

– Chất độn chuồng không được ướt. Chất độn chuồng ướt hoặc quá bẩn cần được thay mới.

– Khi thay mới chất độn chuồng (và mọi công việc khác) cần tiến hành đưa gà tây ra ngoài.

– Thường xuyên kiểm tra chất độn chuồng quanh máng uống.

– Gà tây Huba từ 3 tuần tuổi cần phải được tập chạy. Tránh không cho gà tập chạy ở nơi có bệnh, cỏ có cát, bùn đất.

– Từ 6 – 7 tuần tuổi, có thể tập cho gà tây Huba ăn cỏ ở những phòng chứa (nhà kho).

– Sau 6 – 7 tuần tuổi, gà cần phải được đưa đến nơi có cỏ tốt.

– Bãi cỏ phải cách ly đối với xe cộ và người đi lại, và không tiếp xúc với loài gia cầm khác.

– Nếu không có bóng râm tự nhiên trên đồng cỏ, cần phải làm những bóng râm di động để có thể chuyển từ bãi này sang bãi khác. Diện tích bóng râm bảo đảm 1m 2/con.

Ghi chú:Trong chăn nuôi gà tây lấy thịt ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý cho gia cầm phát triển đòi hỏi mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt khối lượng giết thịt càng sớm càng tốt.

Để nuôi gà tây vỗ béo thì sau khi nuôi gà tây choai kéo dài đến 10-12 tuần tuổi sau đó chúng được chuyển tới cơ sở vỗ béo. Lúc này gà tây trống nặng khoảng 2,5-3 kg, gà tây mái nặng khoảng 1,5-2 kg và chúng có sức chống bệnh tốt, rất ít đòi hỏi những điều kiện khắt khe. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng như đã nêu ở trên, gà nuôi thịt thì được ăn tự do suốt ngày đêm (ăn càng nhiều càng tốt) cho đến khi giết thịt.

Thời gian chiếu sáng: ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, đêm thắp bóng điện. Sau 4 tuần có thể thả gà ra sân chơi giúp gà tăng cường vận động, cơ săn chắc.

Bảng 4. Khẩu phần thức ăn phối chế nuôi gà tây thịt

Bảng 5. Lịch phòng Vắc-xin và thuốc cho gà tây nuôi thịt

Phòng bệnh đường ruột bằng một trong các kháng sinh sau:

– Octamix (amoxycilin+colistin) 1g/4- 6 lít nước.

– Doxycicline: 20 mg/ 1kg P.

Kết hợp cho uống các loại Vitamin tổng hợp.

Nhỏ vắc-xin IB + ND Ma5 Clo30, hoặc vắc-xin Lasota, lần 1, nhỏ mắt, mũi (phòng bệnh Newcastle và Viêm phế quản truyền nhiễm).

Phòng bệnh đường hô hấp bằng:

Tylosin 1g/1lít nước hoặc Tiamulin 100mg/1lít nước.

Tiêm vắc-xin cúm gia cầm lần 1 – Tiêm dưới da cổ

Cho uống điện giải hoặc vitamin tổng hợp

Trộn Orgacid hoặc bổ sung Allzym cho đến lúc giết thịt

Phòng bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau:

– Rigercocin 1g/ 4- 6 lít nước.

– Vetpro 1g/ 1lít nước.

– Baycox 1g/ 1lít nước. Cho uống 2 ngày liên tục.

Vắc-xin IB + ND Ma5 Clon 30 hoặc Lasota, lần 2 nhỏ mắt mũi, cho uống các loại Vitamin tổng hợp.

Vắc-xin Gumboro A hoặc 228E lần 2, nhỏ mắt mũi hoặc cho uống.

TS. Nguyễn Duy Điều Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá Chia Sẻ Từ Chuyên Gia trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!