Xem Nhiều 3/2023 #️ Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo. Chuồng Nuôi, Thức Ăn Cho Gà Đông Tảo # Top 11 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 3/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo. Chuồng Nuôi, Thức Ăn Cho Gà Đông Tảo # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo. Chuồng Nuôi, Thức Ăn Cho Gà Đông Tảo mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Chọn giống gà Đông Tảo

Chọn gà giống luôn là bước cực kỳ quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển đàn gà sau này. Vì thế bà con nên lưu ý những vấn đề sau:

a. Đối với gà trưởng thành

Bà con nên chọn những con giống khỏe mạnh; chân thật to, đỏ, thẳng đều; đảm bảo chân không bị bệnh phù. Mặt, mũi, ngoại hình cân đối; màu lông đẹp.

b. Đối với gà con

Thường thì chọn theo kinh nghiệm vì tuổi càng nhỏ thì càng khó có biểu hiện cụ thể để lựa chọn con thuần chủng. Để an tâm bà con hãy tìm mua ở những cơ sở uy tín, đáng tin cậy.

Nếu mua gà con mới nở, bà con cần làm lồng úm để giữ ấm cho gà giai đoạn gà còn đang yếu. Với quy mô 100 con gà con thì cần làm lồng úm có kích thước: 2x1x0,5 m.

Lồng úm phải kín gió, có lắp bóng đèn vàng, và được vệ sinh khử trùng sạch sẽ trước khi thả gà con vào úm.

3. Làm chuồng nuôi gà đông tảo

Có 3 mô hình làm chuồng: nếu có diện tích lớn thì cho gà thả vườn, nếu diện tích hẹp thì vừa nhốt vừa thả ở một khoảnh sân nhỏ, nếu không có diện tích thì nuôi nhốt hoàn toàn.

Nếu có 1 diện tích đủ rộng thì bà con nên nuôi gà Đông Tảo theo hình thức thả vườn vì chúng cần vận động để thịt ngon hơn và chân sẽ to hơn.

Nên chọn vị trí xây chuồng nơi cao ráo, thoát nước tốt, tránh gió lùa, ấm vào mùa có thời tiết lạnh. Hướng Đông hoặc Đông Nam để đón ánh nắng và tránh gió.

Vật liệu làm chuồng không cần loại đắt tiền, có thể tận dụng các loại tre nứa.

Nền chuồng nên đổ xi măng để dễ vệ sinh và tránh bị ẩm đọng nước.

Nên xây tường chuồng bằng gạch để đảm bảo độ bền, chiều cao cỡ 50 cm. Quây lưới xung quanh chiều cao khoảng 3 – 3,5 m.

Diện tích vườn cần thiết nếu nuôi 100 con là 40 – 60 m 2.

Chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống trong khuôn viên chuồng đảm bảo đủ cung cấp cho số lượng gà được nuôi.

4. Thức ăn cho gà Đông Tảo

Đối với những chú gà mới sinh 1 ngày tuổi, nên cho chúng ăn tấm hoặc có thể ăn bắp nhuyễn để ổn định tiêu hóa kết hợp với bổ sung đường và Vitamin C vào trong nước để cho gà uống.

Sang ngày tiếp theo, đã có thể cho gà ăn cám công nghiệp loại cho gà con (độ đạm trên dưới 20%).

Gà được 1 tháng tuổi cho ăn thức ăn công nghiệp có độ đạm loại 15%, có thể cung cấp thêm 1 lượng nhỏ các loại ngũ cốc như thóc, cám hay đạm động vật như trùn, giun … vào thời điểm trước khi ngủ.

Thời gian chuẩn bị xuất chuồng có thể tăng cường thức ăn hỗn hợp trộn sẵn cám, bắp. Cho ăn cả ngày không giới hạn lần ăn.

Đến khi gà được 1 tháng tuổi, bắt đầu cho thả vườn, chú ý thời gian thả nên vào khoảng từ 8 – 9h sáng.

Cũng giống như những giống gà khác, gà Đông Tảo cũng gặp một số bệnh thông thường của gà. Vì thế, để đàn gà khỏe mạnh, phòng chống được dịch bệnh thì ngoài vấn đề chăm sóc, cho ăn, bà con cũng nên chú trọng đến vấn đề vệ sinh chuồng trại.

Rải trấu và dùng men vi sinh để xử lý phân. Khoảng 6 tháng thay đệm lót 1 lần.

Mỗi ngày nên vệ sinh máng ăn máng uống, thay nước 1 lần.

Đảm bảo che chắn tốt cho đàn gà, tránh gió lùa vì gà sẽ bị viêm phổi rất khó chữa trị.

Tiêm phòng đầy đủ cho gà từ giai đoạn gà con đến giai đoạn trưởng thành, bố mẹ.

Kỹ Thuật Làm Chuồng Nuôi Gà Đông Tảo

Khi bắt tay đầu tư vào chăn nuôi gia súc gia cầm thì bước quan trọng quyết định rất nhiều trong sự thành công của chăn nuôi là phải chuẩn bị được đảm bảo chuồng trại thật tốt. Nắm được một số đặc điểm của giống gà Đông Tảo so với gà thường như ít lông, khả năng chịu lạnh kém, dễ bị bệnh do đó trong khâu thiết kế chuồng gà nên lưu ý những điểm sau:

1. Cách chọn hướng và địa điểm làm chuồng.

Làm chuồng gà đông tảo nên bố trí gần nhà và bếp để tiện quản lý, chăm sóc và bảo vệ, làm gần vườn cây, đồi rừng để tiện chăn thả. Chuồng nên làm theo hướng đông nam hoặc hướng nam để đón ánh sáng chiếu vào sàn, đảm bảo luôn khô, thoáng… có rèm, liếp che chắn mưa, gió.

Chuồng luôn đảm bảo khô, thoáng, đủ ánh sáng

2. Nguyên liệu làm chuồng gà.

Chủ yếu là tường vách đất (nhào rơm và bùn trát) hoặc có thể làm tường ngăn bằng phên liếp, ván gỗ, xây gạch, đá ong… Mái lợp bằng tôn trống nóng,mái tranh, rơm rạ, lá cọ, ngói, tôn xi măng… Chọn tre nứa già làm sống chuồng,nên dùng những cây tre đực thẳng, luống nhỏ, chắc làm cột, khung đỡ. Nhưng đoạn giữa và gần ngọn làm sàn chuồng và ken xung quanh làm vách.

3. Quy cách nuôi gà Đông tảo từ 1 – 45 ngày tuổi

Lồng úm gà Đông Tảo

Úm trên trấu hay sàn lưới

Ba ngày đầu nên lót giấy xoi lỗ nhỏ để gà Đông Tảo con không bị trượt, dễ

bẹp chân.

Lồng úm nên bố trí trong 1 căn phòng đảm bảo khô ráo, kín gió, và tránh

sương xuống hoặc nước mưa. Đảm bảo ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.

Lồng úm gà Đông Tảo

Mật độ úm Gà đông tảo

Tuần thứ nhất: 50 con/ mét vuông

Tuần thứ hai: 30 con/ mét vuông.

Tuần thứ ba: 20 con/ mét vuông.

Luôn đảm bảo chuồng rộng dãi thoáng ,trách quá trật ảnh hưởng tới sức khoe và sức lớn của gà.

Nhiệt độ úm:

Sưởi ấm lồng úm 15 đến 30 phút trước khi đưa Gà con vào lồng úm.

Gà 1-3 ngày tuổi: 35oC

Gà 4-7 ngày tuổi: 32oC – 35oC

Gà 8-14 ngày tuổi: 28oC – 32oC

Trong thời gian úm cần quan sát: nếu Gà túm tụm vào 1 góc chuồng hay ở chỗ đèn úm là biểu hiện chúng bị lạnh. Nếu Gà tản ra đều, ăn uống bình thường là nhiệt độ đủ ấm. Điều chỉnh nhiệt độ trong lồng úm bằng cách nâng lên hoặc hạ thấp bóng đèn tuỳ theo điều kiện nhiệt độ ngoài trời. nếu trời mưa lạnh và ban đêm thì hạ thấp bóng đèn xuống. Khi trời nắng ban ngày thì nâng cao bóng đèn lên.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo

Hiểu biết đặc tính và kỹ thuật chăm sóc hạn chế được rủi ro trong chăn nuôi

Hiện nay thị trường gà Đông Tảo phát triển khá mạnh từ Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu kinh tế và định hướng phát triển của Quý khách hàng mà chúng ta nên lựa chọn gà Đông Tảo với chất lượng phù hợp

Gà Đông Tảo thuần chủng hiện nay, số lượng đã tăng lên so với các năm gần đây, nhưng số lượng gà Đông Tảo thuần chủng vẫn không nhiều (kể cả xã Đông Tảo, Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) so với gà Đông Tảo lai. Gà Đông Tảo thuần chủng: chân to và đa số không có cựa, đẹp hơn, màu sắc đỏ, chân to, trọng lượng lớn, thịt ngon nhưng đẻ ít, khó nuôi hơn gà Đông Tảo lai nên giá cả của gà Đông tảo thuần chủng cao gấp nhiều lần so với gà Đông Tảo lai (lai càng nhiều giá càng rẻ).

Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao chọn được con gà Đông Tảo thuần chủng? Theo ý kiến cá nhân, Quý Khách hàng nên đến tham quan trực tiếp tại nhiều trang trại, cở sở để có cách nhìn tổng quát về gà Đông Tảo để lựa chọn con giống phù hợp với nhu cầu. Đồng thời Quý khách hàng nên mua con giống ở những trang trại, cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn, uy tín lâu năm. Ngoài chất lượng con giống và giá cả cạnh tranh, ngày tuổi con giống được đảm bảo thì đa số họ còn tiêm phòng đầy đủ từ con giống cha mẹ đến con giống mới nở (đơn giản để giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh cho đàn gà của chính họ).

Lưu ý: Gà Đông Tảo thuần chủng hầu hết không cựa

Ngược lại, đối với Quý khách hàng không có thời gian hoặc nuôi theo phong trào cho vui thì nên mua gà Đông tảo lai tốt hơn vì dể nuôi, giá rẻ, đẻ nhiều, ăn thịt cũng ngon

Một số vấn đề tế nhị khác, Quý khách hàng cần trao đổi thêm chúng tôi sẳn sàng trao đổi trực tiếp tại Trang Trại Tây Ninh

Thông thường là giá rất rẻ nên chúng ta dể dàng mua. Nên chọn con con giống khỏe mạnh, vừa túi tiền là được

b)Đối với gà Đông Tảo giống thuần chủng: giá cao hơn gà lai và việc lựa chọn khó khăn hơn rất nhiều.

– Đối với gà làm giống trưởng thành: chọn con giống khỏe mạnh, màu đỏ tươi, chân to (nên chọn con chân tròn) tuổi gà càng ít càng tốt. Gà trống chọn con nào đạp mái tốt. Gà mái đẻ tốt. Việc lựa chọn cũng mang tính chất tương đối vì gà càng đẹp khả năng sinh sản càng kém và càng khó nuôi.

Riêng gà Đông Tảo chân thật to lớn mà chúng ta để ý thật kỹ sẽ thấy chân bị phù vì bị bệnh từ trong xương. Những con gà bị bệnh phù này không có khả năng sinh sản, chất lượng thịt kém. Một số người bán “không biết” thì cho đó là “gà Đông Tảo chân khủng” hay “gà Đông Tảo siêu khủng” được bán giá rất cao…

– Đối với gà Đông Tảo giống dưới 3 tháng khó phân biệt được gà đẹp xấu tuy nhiên gà Đông Tảo dưới 3 tháng mà chân bị bệnh phù thì không nên chọn như chúng tôi trình bày ở trên

– Phân biệt gà Đông Tảo thuần chủng và gà Đông Tảo lai

Vì lý do khó lựa chọn được con giống đẹp nên Quý khách hàng chưa có hoặc ít kinh nghiệm nên tham quan và nhận xét ở nhiều nơi. Đồng thời nên chọn mua con giống đẹp ở những trang trại, cơ sở uy tín. Vì gà con đẹp xấu hầu như chỉ người bán họ mới biết, trong khi người mua thì phải chờ đợi vài tháng cho ăn tốn cơm, tốn gạo, hy vọng… để rồi “ôm bệnh tức” vì “bị lừa”!!!)

– Gà Đông Tảo trưởng thành làm kiểng: chọn chân to, đỏ, thẳng, đều, đảm bảo chân không bị bệnh phù. Mặt mũi, tướng tá cân đối, màu lông đẹp. Gà Đông Tảo càng già chân càng to và khả năng sinh sản cũng giảm dần theo độ tuổi nhưng lưu ý gà già quá nên yếu đứng không nỗi…

– Gà Đông Tảo con: chọn theo kinh nghiệm, gà càng nhỏ càng khó chọn. Do đó, cách tốt nhất là chúng ta nên mua ở những trang trại cơ sở uy tín.

4. Kinh nghiệm làm chuồng nuôi gà Đông Tảo

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Thịt. Cách Nuôi Gà Đông Tảo Sinh Sản

Chuẩn bị chuồng nuôi

Nên chọn vị trí xây chuồng cao ráo, thoáng mát vào những ngày nóng và ấm áp vào những ngày lạnh, mặt chuồng ngoảnh hướng đông hoặc đông nam. Nền chuồng làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, tránh được ẩm là tốt nhất. Nếu nuôi gà theo hình thức bán chăn thả thì nền chuồng nên đổ bê tông hoặc lát gạch, sân vườn để nền đất, tốt hơn nữa là có thêm cả cây cỏ.

Bà con cũng cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chứa thức ăn, nước uống trong khuôn viên nuôi gà. Bao quanh khuôn viên, bà con nên bố trí sẵn rèm che, vải hoặc bạt để dùng khi thời tiết không thuận lợi.

Tường chuồng nuôi có thể xây cao hoàn toàn bằng gạch hoặc xây lửng 0,5m, quây lưới xung quanh đến độ cao khoảng 3 – 3,5m.

Chuẩn bị lồng nuôi gà

Với gà đẻ, lồng nuôi gà (chuồng nhỏ của gà) làm bằng lưới đan xung quanh, một chuồng rộng 2m 2 sẽ được chia ra thành 4 ngăn và nuôi được 2 con/ ngăn, là không gian để gà ngủ nghỉ, ăn uống. Tốt nhất là bà con chuẩn bị máng ăn, máng uống dài chạy theo chiều dọc của chuồng và máng ăn nằm dưới máng uống sẽ rất tiện.

Hệ thống đèn chiếu sáng

Bà con cũng nên lưu ý đến hệ thống đèn chiếu sáng vì nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nuôi gà con (không phân biệt gà thịt hay gà nuôi theo hướng sinh sản) và để tạo cho gà thói quen giới tính đúng ngày giờ, đẻ nhiều và duy trì được năng suất đẻ (đối với gà sinh sản). Chế độ chiếu sáng tham khảo như sau:

Gà ≤ 2 tuần tuổi: 24/24.

Gà 3 – 7 tuần tuổi: 23/24.

Giai đoạn gà 8 – 11 tuần tuổi: giảm dần thời gian chiếu sáng cho tới khi đạt 13/24

Gà 12 – 18 tuần tuổi: sử dụng ánh sáng tự nhiên, không cần thắp sáng

Đối với gà đẻ, khi gà được 19 – 22 tuần tuổi, lại tăng cường chiếu sáng từ 13/24 đến 17/24 giờ và duy trì chiếu sáng trong suốt thời gian gà đẻ.

Nếu mua gà trưởng thành làm giống, ngoài việc mua ở cơ sở uy tín, bà con cũng có thể căn cứ ngoại hình của gà để chọn giống: chọn những con giống khỏe mạnh, chân to tự nhiên (không phải to do phù), đỏ, thẳng đều, ngoại hình cân đối, màu lông đẹp.

Muốn gà cho hiệu quả kinh tế cao, nguyên tắc đơn giản mà bà con nào cũng thuộc nằm lòng là cho ăn đủ chất, đúng loại thức ăn và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của gà ở từng độ tuổi.

Gà mới sinh 1 ngày tuổi, bà con cho ăn tấm hoặc có thể ăn bắp (ngô) xay nhuyễn, kết hợp bổ sung đường và Vitamin C vào nước uống.

Gà từ 2 ngày tuổi đã có thể cho ăn cám công nghiệp của gà con (theo độ tuổi), cùng với cho ăn bổ sung các loại ngũ cốc như thóc, cám hay đạm động trước khi gà đi ngủ.

Với gà thịt, vào giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng, có thể tăng cường thức ăn hỗn hợp trộn sẵn cám, bắp, cho gà ăn cả ngày không cần giới hạn số lần ăn. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau băm nhỏ để thịt gà săn, chắc, ngon.

Trong khi đó, gà nuôi sinh sản cần được tăng cường các thức ăn giàu chất xơ, canxi, đặc biệt là rau mầm (giá đỗ) để thúc đẩy cơ quan sinh sản phát triển. Các nguồn dinh dưỡng tự nhiên sẽ là nguồn dinh dưỡng bền vững, giúp gà đẻ trứng có chất lượng cao hơn, tránh cho gà khỏi nguy cơ mắc bệnh trĩ không đẻ được hơn là nguồn thức ăn công nghiệp.

Bên cạnh thức ăn, bà con cũng cần nhớ cho gà uống đủ nước sạch.

Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại, và các dụng cụ ăn uống của gà là yếu tố đóng vai trò đảm bảo gà của bà con ít bị bệnh dịch, có sức khỏe tốt và nhanh lớn. Tốt nhất là bà con không cho người lạ ra vào chuồng gà, nếu vào phải mang quần áo khử trùng.

Cũng quan trọng như vậy, tiêm vaccine đầy đủ cho gà để tránh các bệnh Marex, dịch tả, viêm phế quản, Gumboro, đậu, cầu trùng, E-coli, thương hàn, dịch tả, phù đầu, hội chứng giảm đẻ là việc bà con tuyệt đối phải làm đầy đủ và đúng thời điểm.

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo. Chuồng Nuôi, Thức Ăn Cho Gà Đông Tảo trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!