Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Chọn Giống Gà Chọi Tốt Nhất mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chọn gà chọi không phải là chuyện đơn giản nó là cả một vấn đề với nhiều năm kinh nghiệm mình sẽ chia sẻ cho các bạn các chọn gà chọi sao cho hợp lý và đúng đắn nhất có thể giúp các bạn chọn cho mình những chiến kê tốt nhất từ đó bạn sẽ có những kinh nghiệm để chọn gà cho lần sau, hãy theo dõi đá gà trực tuyến để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhất từ trước đến nay.Những cách chọn gà chọi cực hay.
Gà mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như: Mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt.
Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu cầu.
+ Cách chăm sóc:
Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%.
Gà trưởng thành: Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm sau:
Quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: Đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn v.v… Từ 1,8 – 2kg ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: Lươn, thịt bò, gân bò v.v…
Lưu ý: – Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.
– Chọn giống gà chọi là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.
– Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi.
– Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.
– Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.
– Vài ba ngày phải cho gà chọi một lần để tập luyện cho chúng sức bền cũng như làm quen với việc chọi gà làm cho chúng sung lên khi gặp “đối thủ” của mình. Giống như đội tuyển bóng đá vậy thôi nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.
– Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.
– Mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Miền Bắc có gà Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Miền Nam có gà Châu Thành (Bến Tre), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bà Điểm… Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Ở miền Trung chơi đá gà đòn, thế và chỉ đá gà nòi (không đá gà kiến, gà pha, ga ri…).
– Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Khánh Hòa có gà Phan Rang; Phú Yên có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh; đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà Bình Định phải kiêng dè, thận trọng.
– Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà.
– Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông “chó giống cha, gà gống mẹ” là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài.
Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường.
* Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
* Cổ to, dài, thẳng.
* Lưng rộng, cánh dài.
* Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
* Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.
– Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.
– Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”.
– Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:
– Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Gà sợ nhau tiếng gáy” là do đó mà ra. – Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh gà ây mới quý; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là linh kê…
– Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài nhưng làm sao biết được? Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: “Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”. Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.
– Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộcautolinker.com autolinking image loại hiếm quý, gan dạ, đại tài.
– Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách *** lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
– Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả….
– Chăm sóc gà rất khó đò hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn.Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn. ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh. Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ:hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long…Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy:gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp..vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.
Làm Thế Nào Để Chọn Được Một Chú Gà Chọi Tốt ?
Chơi gà chọi là cả một nghệ thuật. Thú chơi gà chọi là một trong những thú chơi lâu đời mà người xưa rất ưa chuộng. Không chỉ là thú tiêu khiển ưa thích của người dân Việt xưa mà nó còn có ý nghĩa nêu cao tinh thần thượng võ, hàm chứa những nét văn hóa lâu đời của người Việt kéo dài cho tới ngày nay.
Vậy làm thế nào để chọn được một chú gà chọi tốt ?
Người ta thường nói chọn gà thì phải “Xem tông, xem giống”. Yếu tố đầu tiên là gà chọi phải có tông dòng, tức bố mẹ nó ra sao, hoặc ít nhất anh em nó có thành tích như thế nào, tránh tình trạng thắng đòn nhưng thua bản lĩnh dẫn đến chạy ngang trên đấu trường, không bao giờ người ta chơi loại gà không rõ xuất xứ mà thường biết chúng thuộc giống gì, ở đâu và do ai nắm giữ. Gà mẹ phải có sức chịu đòn tốt nhất, bền bỉ dẻo dai. Gà bố phải là gà nòi có những cú đá hiểm hóc. Đó là một trong những bí quyết trong thời điểm chọn gà bố mẹ. Thời điểm này, điều tối kỵ trong việc “đúc” gà là cho gà bố mẹ quan hệ đồng huyết (lai gần), như thế gà chọi sẽ thái hóa giống và không sinh được gà “tài”.
Sau khi trứng nở, trong một bầy gà vừa nở, người ta sẽ chọn con gà tách bầy đi kiếm ăn một mình, hoặc về đêm không rúc vào nách mẹ ngủ mà nằm ngủ đối mặt với mẹ (gọi là gà chầu mỏ). Nếu không có điều kiện chọn gà từ lúc sơ sinh thì sau khi lựa chọn tông dòng, chúng ta bắt đầu tiến hành xem tướng gà chọi để chọn được một chiến kê hay.
Kinh nghiệm xem tướng gà ông cha ta thường có câu “Nhất thủ, nhì vĩ, tam hình, tứ túc” hay câu “Đầu công, mình cốc, mắt hạt chai. Đùi dài quản ngắn, kém ai ở đời”
Nhất thủ : Tức là xem đầu-mặt gà chọi:
Ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào một con gà, chúng ta sẽ nhìn vào phần đầu mặt của nó. Một chú gà chọi hay thì vẻ mặt, ánh mắt phải toát lên một thần thái của sự gan lì và linh hoạt, không thể nháo nhác hay ngô nghê được.
+ Đầu gà phải nhỏ thon dài theo cổ (nếu đầu bằng cổ thì càng tốt).
+Mặt gà chọi: linh hoạt, thể hiện sự gan lì, mặt tam giác giữ dằn, da mặt đỏ bóng, má phình, sọ thắt ( nhìn từ trên đầu gà xuống, xương sọ nhỏ hơn xương gò má). Tảng lồi gà đánh đầu trên, gáy dài gà chui luồn đầu dưới.
+Mào gà chọi: Mào vua, mào dâu nhỏ và dựng thẳng, không ngả sang 2 bên.
mào công thường gà đi trên, mào hộp gà chui luồn, nên chọn gà có mào công, mào vua hoặc mào chỉ thiên.
+Mắt gà chọi: Mắt to, hốc mắt cao để bảo vệ mắt, màu mắt sáng, lựa chọn là mắt trắng dã, mắt ếch (trắng dã điểm đen), mắt vàng thau, mắt rắn hổ, con ngươi càng nhỏ càng tốt. Hình dáng hốc mắt lựa chọn là: mắt xếch hung dữ, mắt chữ nhật gan lì, mắt hạt cau nhanh nhẹn hoạt bát, phải có đuôi mắt và ánh mắt càng trong càng tốt.
+ Mỏ: vừa phải, không dài và to quá, cân bằng với đầu gà, nhìn thấy chắc chắn(nếu mỏ xuôi thì đuôi phải dỏng); khoé miệng rộng.
+Hầu gà chọi: gà hầu bò thường phải nhanh đầu và không để đối phương cắn hầu nó. Gà vét hầu thì đòn thế thao lược.
+Tai gà chọi: trong giao đấu hay gặp phải đối thủ săn đầu mặt, nên chọn gà lỗ tai nhỏ và được phủ kín lông, giảm thiểu khả năng ù tai.
+Mũi: mũi gà to, cánh mũi hở. +Cần cổ gà chọi: Xương cổ liền lạc, tức là dùng tay nắn vào xương cổ không có đốt xương. Xương cổ càng to càng tốt, độ dài trung bình trở lên, nếu cần cổ to dài thì không có chằng cần sẽ tạo thế linh hoạt hơn. Nếu xương cổ trung bình nhất thiết phải có chằng cần, gà có 2 chằng cần càng quý. Thế của cần cổ thường chọn là thế nghiêng 45 độ.
Nhì vĩ – Xem lông gà chọi:
Gà có nhiều màu, thông thường là loại màu đơn như Tía, Ô, Bạch nhạn, Mơ, Bịp và cùng với nó là loại màu kép như Ô Tía, Ô Mơ, Xám Hồng, Xám đen, Tía lửa… Xưa kia, giới gà yêu thích gà Ô Nam Bộ gan lì, khoái gà Lỗ mồng Bắc Kỳ chơi biến hóa, lại tôn sùng những chiếc vẩy giát tiên đoán đòn độc nơi các chú gà Xám Mơ…Cần chọn màu lông thích hợp mới có được chú gà tốt. +Sắc Lông: Nhất điều ô (màu gà điều), nhì xám khô (gà màu xám nhưng lông không bóng), 3 ô ướt (lông gà màu đen bóng nhoáng).
+Hình dáng: Lông mã càng dài, phủ rộng xuống hông và đuôi càng tốt. Lông cánh rộng bản, dài tối thiểu chớm phao câu, nếu bao trùm phao câu thì tốt. Lông đuôi nhiều, dài giữ thăng bằng cho gà.
Tam hình – Hình dáng gà chọi:
Đây là yếu tố quan trọng nhất, một chú gà chọi hay thì ít nhất phải có thân hình vững chắc khỏe mạnh. Khi cầm gà lên thân hình phải vững chắc, không thể lỏng lẻo được. Lườn gà sâu như lườn tàu, gà trường sức khỏe mạnh, không chọn gà vẹo lườn, phao câu to dính liền vào thân gà, ghim gà khít tối đa chỉ cho phép vừa một ngón tay, nếu ghim hở gà sẽ bở hơi và đánh kém tin đòn.
Đùi gà to khỏe nặng đòn, nếu đùi gà hướng về trước ngực gà sẽ đi trên, đùi gà so với thân có hướng gần với phía đuôi hơn gà sẽ chui luồn chạy dưới, thế đứng của gà cũng rất quan trọng, gà đứng chùng kheo thì đá sâu chân nặng đòn, nếu đứng chạm gối đá tin chân, đứng thiết lĩnh tướng quý… không chọn đầu gối gà có hình dáng như củ lạc.
Tứ túc – Chân vảy:
Bàn ngón rộng, chân đế mỏng giúp gà linh hoạt. cựa đóng sát cụm bàn ngón, không nên chọn cựa lục đinh sẽ làm mất đi một đòn đâm cựa hiểm độc của gà. Nếu chân tròn vảy phải mỏng đánh điện giật nhanh thần tốc, chân vuông sắc cạnh vảy có thể dày hơn nhưng không được dày quá đánh đau nhưng lâu giải quyết trận đấu, chân vảy phải khô như chân gà chết. khoản rút ngắn, hình thắt cổ chày.
Dân chơi gà thường có câu: “Nhất thời chân chúm bỏ ra, nhì thời lắc mặt thứ ba né lồng” Có nghĩa là: Khi gà bước đi, chân chúm lại, mặt lắc qua lắc lại liên tục, hoặc mỗi buổi sáng sau khi được phun nước cứ đi vòng quanh lồng (gà né lồng).
Về vi vảy, nên chọn gà có vảy mặt tiền sạch sẽ, tốt nhất là 2 hàng trơn, no hậu, hàng biên hàng kẽm đầy đủ sáng sủa thẳng hàng, nếu độc biên càng tốt, độ nổi thẳng hàng, vảy khô như gà chết.
BSTY. Hồ Thị Thương
BBT Hatthocvang Viet Nam
Tags:
Chọn Giống Gà Tây Như Thế Nào Để Tối Ưu?
Chọn giống gà Tây: Nếu mục đích chăn nuôi gà tây để sản xuất và sinh lợi về lâu dài, chắc chắn người nào cũng muốn có trong tay một đàn gà hội đủ những đặc tính tốt để làm giống.
Ước muốn này rất đúng, nhưng thực hiện được lắm khi không phải là chuyện dễ. Vì rằng có nhiều tiền bỏ ra mua một lần chưa chắc đã có, mà dù có mua được thì tất cả chưa hẳn đã hợp với ý mình.
Vậy tốt hơn hết như phương cách của nhiều người chăn nuôi đi trước đã làm: Nên kiên nhẫn chọn lựa dần dần các thế hệ nối tiếp trong những đàn gà để cuối cùng ta sẽ được đàn gà giống ưng ý.
Tham khảo khoá học nuôi gà trọn bộ miễn phí
Nhưng muốn làm nên việc đó, trước hết ta phải có trong chuồng một gà tây giống thật tốt để làm “nền” vì cha mẹ có tốt, có rắc dòng thì đàn con cháu của chúng sau này mới có những con mang đúng đặc tiếng tốt của cha mẹ được.
Trong bài viết này các bạn sẽ được tham khảo những tiêu chuẩn để chọn lựa gà tây trống mái tốt dùng làm giống:
Chọn dòng giống
Như các bạn đã biết, gà tây có nhiều giống: Có giống lớn con, nặng cân, có giống nhẹ cân nhưng phẩm chất thị thơm ngon, có giống sinh sản kém, có giống được nhiều người chọn nuôi. Đó là chưa nói đến sắc lông, vóc dáng khác nhau của từng giống. Từ đó tuỳ vào ý thích của mình, tuỳ vào sự tính toán khôn ngoan và mục đích chăn nuôi ra sao mà chọn lựa giống gà như ý mà nuôi. Cần nhất là cố chọn cho được gà rặc giống và nên chọn nhiều dòng gà khác nhau, từ nhiều nơi để tránh đồng huyết. Vẫn biết tác hại của sự đồng huyết của loài động vật có lông vũ không nặng bằng các loài động vật có vú, những tránh được vẫn là điều hay, nên làm.
Chọn ngoại hình
Bước thứ nhất là chọn dòng giống và bước kế tiếp là chọn ngoại hình. Gà tây trống mái cần phải có ngoại hình đẹp, thân xác to cao mạnh khoẻ tương xứng với dòng giống của chúng. Sắc lông phải mượt mà, tươi tắn có ánh sắc, tướng đi tướng đứng chững chạc.
Chọn sức khoẻ
Gà trống mái cần có sức khoẻ tốt, cử chỉ lanh lợi, năng động. Các bộ phận từ phần đầu đến phần chân không bị một chứng tật gì.
Chọn tính nết
Cần chú trọng nhiều đến cách ăn nết ở của gà tây. Gà có nết ăn tốt là không kén ăn. Khi có nết ăn như vậy, gà không phàm ăn, chỉ chọn lựa thức ăn ngon và bỏ lại những thức ăn dở. Và nết ở là mỗi chiều tối biết trở về chuồng ngủ, chứ không ngủ lang chạ ngoài sân, ngoài vườn, hoặc nhập bầy với gà hàng xóm. Gà mà có tính ngủ lang như vậy cũng thường đẻ hoang nơi này nơi khác, khiến hàng ngày chủ nuôi phải mất công theo dõi để nhặt trứng về. Những con gà tây, nhất là gà mái tính nết như vậy thật không ai ham.
Thực tế cho thấy một số ít gà tây tuy đã được thuần hoá lâu đời, nhưng bản tính của chúng cũng còn ít nhiều mang tính hoang dã của gà rừng tổ tiên chúng. Đối với những gà này nên loại bỏ, nhưng nếu cần nuôi làm giống thì nên nuôi nhốt trong ngăn chuồng tương đối rộng để tập dần cách ăn nết ở, giúp chúng đi vào nề nếp một thời gian cho quen dần.
Tiêu chuẩn chọn giống gà Tây trống
Nên chọn gà rặc giống, có sức khoẻ tốt, cao to mập mạp, mào màu đỏ, mắt sáng long lanh, ngực nở, lưng rộng, bộ lông bóng mượt có ánh sắc, đôi chân to chắc và cứng cáp cử chỉ nhanh nhẹn, năng động.
Những con gà trống vẹo lường, vẹo đuôi, bộ lông xơ xác dễ giòn dễ gãy, chân yếu lại có tật dị vòng kiềng dù dòng giống tốt đến đâu cũng nên loại bỏ, đừng tiếc.
Tiêu chuẩn chọn giống gà Tây mái
Những tiêu chuẩn để chọn giống gà Tây mái cũng như cách chọn giống gà Tây trống. Chỉ thêm vài chi tiết như tính hiền, ít gây sự gà đồng loạt, phàm ăn, và là con của gà mẹ sinh sản tốt, nuôi con giỏi. Nên chọn những gà có đít xệ, hông rộng, hai ghim sau đuôi đều nhau và có độ hở rộng.
Những gà trống mái được chọn lựa để làm giống này cần được nuôi dưỡng chu đáo, hàng ngày vẫn chăn thả ra vườn, trưa chiều nên lùa về chuồng cho ăn bổ sung thêm để bảo đảm lúc nào cũng được no nê với thức ăn bổ dưỡng. Nơi ngủ của chúng phải sạch sẽ ấm áp trong mùa mưa, lạnh và mát mẻ trong mùa hè oi bức. Cần thường xuyên theo dõi sức khoẻ và tăng cường vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn của chúng trong mùa sinh sản.
Trên lý thuyết, một trống có thể phủ tốt đến mười mái, nhưng để đảm bảo trứng có nhiều cồ, ta nên bắt cặp một trong bốn mái mà thôi.
Cách chọn gà con làm giống
Cũng như các loài chim thú khác, cha mẹ dù tốt đến đâu, nhưng bầy con của chúng thường ít khi mang đúng những đặc tính tốt của cha mẹ. Gà tây cũng vậy. Nghĩa là gà cha mẹ tốt, nhưng bầy con của chúng chỉ có một số ít con tốt như gà cha mẹ mà thôi. Vì vậy, muốn chọn gà tây con để giống, ta phải bỏ công chọn lựa thật kỹ.
Cách chọn lựa càng kỹ bao nhiêu, càng khắt khe với sự dễ tính của mình bao nhiêu càng đem lại kết quả tốt bấy nhiên. Khi chọn lựa, không cho phép ta cẩu thả và gấp gáp nóng vội, nhờ đó mới được việc.
Phải chọn gà làm giống từ trứng
Nhiều người cẩn thận, chọn lựa gà con làm giống từ lúc chúng còn là những quả trứng trước khi đem ấp. Họ chọn những quả trứng vừa to vừa nặng, vỏ dày, không móp méo, đầu chứa túi khí không quá lớn và phần nhọn của trứng cũng không vót quá.
Chọn gà con một tuần tuổi
Phải theo dõi sức khoẻ của gà tây con từ lúc khẻ mỏ cho đến khi được một tuần tuổi. Chỉ chọn những gà con ra đời đúng ngày (ngày thứ 28 kể từ ngày ấp) và tự đó đủ sức khoẻ mỏ để chui ra khỏi vỏ trứng được. Trên thân mình gà tây con đó không mang một tật bệnh gì và trong tuần tuổi đầu nó sống mạnh khoẻ hơn những con gà khác.
Cách Chọn Gà Để Giống Tốt
Gà trống tốt là gà có khả năng phủ mái hăng, cho trứng nhiều cồ, gà con nở ra khoẻ mạnh. Trong khi đó gà mái tốt đẻ sai, trứng to, sinh lợi cho người nuôi.
Chọn gà để giống ngoài việc chọn giống tốt, rặt giống còn phải chọn gà khoẻ mạnh, không tật bệnh, ăn uống có nết và phàm ăn.
Tuyển chọn cho được một đàn đạt chuẩn như vậy dù với người chuyên môn cũng không phải là chuyện dễ dàng làm được trong ngày một ngày hai.
Nên gầy bầy gà để giống trong đó gà mái mới 5 đến 6 tháng tuổi, lứa bắt đầu rớt trứng, gà trống mới 8 tháng tuổi, lứa tuổi bắt đầu phối giống tốt nhất, hăng nhất và trứng có nhiều cồ. Trống mái cũng ở lứa tơ như vậy vừa đẻ sai vừa ‘đúc’ ra con tốt, khoẻ mạnh dễ nuôi.
Nên chọn những con gà đạt tiêu chuẩn sau đây:
Vóc dáng to cao, oai vệ, tốt mã, lông mình mướt mát
Thân mình không nặng nề vì quá mập, vai nở, ngực rộng, mỏ to mà ngắn, mắt sáng, cánh hơi xệ, bắp đuôi nở lớn và cong lên
Mắt sáng, mồng đỏ tươi và dựng đứng lên
Chân cao, vảy mịn và có màu sáng
Tính năng động, hăng hái, xông xáo, luôn luôn cặp kè bên con mái
Trống tốt là trống hăng hái trong việc truyền giống và trứng có nhiều cồ
Ngoại hình đẹp, mồng đỏ tươi và mềm mại
Sởn sơ, lanh lẹ, thân mập vừa phải
Bụng lớn, đít hơi xệ – dấu hiệu buồng trứng nở nang, đẻ sai
Hậu môn rộng, niêm mạc hậu môn màu hồng
Mắt lộ hình bầu dục sáng tươi, con người hẹp nhưng ngời sáng
Chân nhỏ, mỏ ngắn, thẳng chứ không cong quặm xuống
Đi đứng lanh lẹ, năng động
Mái tốt còn là mái đẻ sai, năng suất trứng phải đạt từ 180 trứng trở lên và trứng lớn mới đạt tiêu chuẩn
Dù gà trống, gà mái đều đạt chuẩn nhưng khi chúng được ba năm tuổi ta cũng nên loại ra để vỗ béo bán thịt. Vì rằng gà trống ba tuổi đã già, không còn khả năng phủ mái tốt, trứng lại ít cồ ấp nở với tỉ lệ thấp. Nếu tiếc mà nuôi tiếp thêm một thời gian nữa thì lúc ấy có loại ra bán thịt cũng kén người mua vì nó đã quá già, thịt dai.
Gà mái sau ba năm sinh sản, dù giống siêu trứng cũng đẻ không còn đều, năng suất trứng kém, kéo dài thời gian nuôi chỉ lỗ thức ăn, nên đem bán thịt là vừa. Sau ba năm tuổi, gà mái đã có bộ lông xác xơ, cựa đã lú ra dài nên cũng kén người mua, mà có bán được cũng với giá thấp.
Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Chọn Giống Gà Chọi Tốt Nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!