Xem Nhiều 5/2023 #️ Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” # Top 8 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đá gà là thú tiêu khiển trong xã hội loài người từ rất xa xưa, thu hút cả bậc đế vương. Hình ảnh các cuộc đá gà, đấu vật… đã được khắc họa nhiều di tích lịch sử nổi danh thế giới. Một trong những nguyên nhân khiến con gà hiển hách không kém gì anh hùng danh tướng cổ kim như vậy bởi nó “có võ”. Nghe hơi “lạ lỗ tai”! Nhưng nếu có dịp đến trường gà, chúng ta sẽ được thưởng thức không ít chiêu thức độc đáo của mấy chú gà nòi chẳng khác gì võ sĩ nơi sàn đấu.…

Cú “Hồi mã thương”

HLV Tô Xuân Trường (môn phái Vịnh Xuân Kim Long), HCV Hội thi Võ cổ truyền toàn quốc trong thế Kim kê độc lập..

Xem các tuồng tích trên sân khấu hát bội hoặc cải lương, thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy cảnh sau một chập giao đấu nơi chiến trường, 1 trong 2 vị tướng bỗng dưng bỏ chạy 1-2 vòng rồi bất ngờ xoay người đâm thương ngược trở lại phía sau để hạ gục đối thủ đang mải mê đuổi theo. Ở trường gà cũng thế, quần thảo, chèo kéo lẫn nhau một hồi, bỗng một con rút đầu ra giả thua bỏ chạy, con kia “tưởng bở” lật đật rượt theo. Không ngờ, con gà đang chạy bất ngờ dừng chân, quay đầu lại đá thật mạnh vào đầu, cổ, mắt, thân đối phương đang bất cẩn xông đến.

Lãnh đủ một vố đau như vậy, không chịu nổi, con gà đuổi theo bị loại khỏi vòng chiến, bằng không cũng suy giảm thể lực… Thì ra, chú gà đã giở trò trá bại (giả thua) để chơi cú hồi mã thương – miếng võ sở trường của dòng họ La (nổi tiếng nhất là La Nghệ, La Thành, La Thông) trong truyện Thuyết Đường của Trung Quốc.

Còn trên đấu trường thì sao? Người võ sinh thu chân phải vòng qua gối trái để tọa tấn (tấn ngồi), xoay người một vòng ngược chiều kim đồng hồ rồi đứng lên và cùng lúc 2 tay chụp thẳng tam công (ngón trỏ, giữa và cái) vào mặt đối thủ đang xông đến… Hoặc từ đinh tấn, võ sinh nhảy lùi về sau trụ chân phải, chân trái co lên cao, sau đó xoay người, hạ chân trái xuống và xỉa thẳng 2 tay về phía trước… So sánh thường khập khiểng nhưng đó chính là những cú hồi mã thương trong bài Hùng kê quyền!

Hùng kê quyền

Hùng kê là bài quyền (còn gọi là bài thảo) do lão võ sư Ngô Bông (Quảng Ngãi) giới thiệu tại Hội nghị chuyên môn Võ cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm1993. Tương truyền bài thảo này do Nguyễn Lữ (em của Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc và Vua Quang Trung Nguyễn Huệ) chế tác sau nhiều lần quan sát các trận đá gà. Nguyễn Lữ sinh năm 1754, từng được thầy Trương Văn Hiến truyền dạy miên quyền (nhu quyền) – chuyên dùng sức nhẹ để thắng mạnh-hợp với phụ nữ và người tính khí ôn hòa. Hiện nay, võ phái An Bình (gốc Tây Sơn – Bình Định) tại TPHCM vẫn đang thờ Tướng quân Nguyễn Lữ.

Võ sư Nguyễn Công Tâm (Hội Võ cổ truyền TPHCM) cho biết: “Hùng kê quyền vận dụng nhiều thế miếng của gà nòi (gà đá, gà chọi) thành những đòn thế chiến đấu có giá trị cao: nhanh, biến hóa, phòng thủ, đánh xa, đánh gần, giả thua…”.

…với cú đá bay.

Về thủ, võ sinh đứng theo nhiều thế tấn (tạm hiểu là thế đứng thăng bằng trong võ thuật) khác nhau, trong đó có kê tấn: đứng chân phải, chân trái co lên cao, bàn tay thủ bộ kê thủ (gập 4 ngón: cái, giữa, áp út, út) đồng thời 2 cánh tay dang rộng như 2 cánh gà trông rất oai phong, hùng dũng để vừa ghìm đòn, vừa hù dọa đối phương… Lối thủ này kín toàn thân và đối thủ có thể lãnh trọn ngọn cước cùng cú xỉa vào mắt nếu vô ý xông vào.

Lúc tấn công, võ sinh có thể tung liên tục 2 cú song phi cước bên phải và trái. Khi bay đá, 2 bàn tay vỗ vào nhau như gà tung 2 cánh bay đá 2 chân. Đây phải chăng là miếng xạ rơi (quăng) của gà nòi khi 2 bên vừa xáp độ, sức lực còn dồi dào? Ông Vương Hồng Sển giải thích miếng xạ rơi như sau: “Quăng hay xạ rơi: không cắn gà nọ, chỉ cánh bay lên, chân xạ tới, vừa chân vừa cựa phóng hết, xạ hết vào mình gà địch, không khác trận “vũ bão” của võ sĩ thiện nghệ “ban cho” kẻ đối phương”.

Khi nhập nội (đánh gần), võ sinh thực hiện các thủ pháp (đòn tay) như tấn công (đánh bằng cạnh bàn tay), tam công, nhất chỉ (xỉa, mổ, đâm bằng ngón trỏ hoặc biến thế bằng cách dùng ngón cái như cựa gà) để đánh vào mắt, yết hầu… Cũng có khi chân phải thu về quy tấn (tấn quỳ), xoay người đứng lên tấn công vào mặt đối phương bằng kê thủ phải và trái rồi đánh chỏ thốc vào thân đối thủ. Lối đánh này gần giống như “đòn vỉa” (có nơi gọi là vô vỉa) của gà nòi, nghĩa là luồn đầu vào nách con gà kia, dùng mỏ nắm cổ nắm vai, nắm lông lưng và đá thốc lên. Dính đòn vỉa nhiều lần, con gà kia sẽ bị yếu gân cốt, đá không còn mạnh nữa, thậm chí còn bị gãy cánh…

Các thế võ gà còn xuất hiện ở một số bài quyền khác – Kim kê độc lập trong bài Mai hoa quyền. Mê đá gà và yêu thích thế võ này, ông Đặng Văn Anh (1921-1998) lấy tên võ đường mình là Kim Kê – Tây Sơn Nhạn, đào tạo nhiều võ sĩ đấu đài nổi tiếng tại TPHCM. Ở miền Trung, các võ sư Nguyễn Hồng (Quảng Ngãi), Kim Đình (Bình Định)… cũng là dân chơi gà đòn đồng thời thường trá bại để xoay người tung cú chỏ lật hoặc đá hậu (nghịch lân cước) rất có hiệu quả trong một số trận đấu…

Kê quyền trong võ lâm Trung Quốc

Trong võ thuật Trung Quốc, Trần gia Thái cực quyền cũng có thế Kim kê độc lập và Hàn kê bộ ở Mai hoa Đường lang môn. Tại tỉnh Phước Kiến (miền Nam Trung Quốc), Kê quyền rất nổi tiếng với các thế Kim kê chủy mễ (gà vàng mổ gạo) – một tay khóa tay đối phương, bàn tay kia chụm lại mổ vào mắt; Kim kê song đẩu sí (gà vàng rung 2 cánh) – 2 bàn tay đè 2 tay đối phương xuống rồi thuận lực xỉa đầu ngón tay vào mắt đối thủ; Kim kê đối mục (gà vàng nhìn nhau) – một tay khóa tay đối thủ, cổ tay kia đánh vào hông; Liêu âm thủ – bàn tay vổ vào hạ bộ. Kê quyền cũng sử dụng 2 cánh tay như 2 cánh chim – gạt qua 2 bên và tung chân đá lên hạ bộ. Đá là sở trường của loài gà nên Kê quyền còn dạy cho võ sinh luyện tập Nhật nguyệt cước – nhảy đá liên tục 2 chân.

Ở miền Bắc Trung Quốc, ba chi phái Tâm Ý Lục hợp quyền (tỉnh Hà Nam), Hình Ý quyền (tỉnh Hà Bắc) và Đới thị Tâm Ý quyền (tỉnh Sơn Tây) đều sử dụng Hình kê quyền. Tâm Ý Lục hợp quyền tung chiêu Kê đẩu mao (gà rung lông) – tay tấn công vào hạ bộ biểu thị cho động tác gà dùng cánh để đàn áp đối thủ hoặc Kê bào thực (gà bới đất tìm thức ăn) – kéo tay đối thủ xuống và dùng vai đánh vào thân. Xa thị Hình Ý quyền dùng chân đạp vào vùng hạ đẳng, tay tấn công vào mắt như gà vừa đá vừa mổ. Nói chung, những thế Kê quyền thường bắt chước các điệu bộ mổ, phất cánh và đá rất lợi hại của loài gà.

Võ thuật xuất phát từ nhu cầu tự vệ để sinh tồn. Quan sát hoạt động bản năng của các loài vật, những hiện tượng thiên nhiên… cộng với tư duy, con người đã chế tác ra nhiều thế miếng. Chính vì vậy mới có Hầu quyền, Hạc quyền, Hổ quyền, Xà quyền, Kê quyền… Những chiến binh ngày trước đeo những chiếc móng sắt ở tay hay hiệp sĩ vùng Cận đông sử dụng thanh kiếm cong đều mang hình ảnh cái cựa gà. Hoặc nhìn cây liễu mềm mại quằn thân xuống rủ bỏ lớp băng tuyết nặng trĩu để vươn lên, ông Kano Jigoro (người Nhật) đã sáng tác ra môn võ Judo (Nhu đạo). Mỗi môn võ, thế võ đều có giá trị riêng trong từng tình huống cụ thể, quan trọng nhất đối với người học võ vẫn là sự tinh luyện để vận dụng khi “đụng trận”.  

THIỆN TÂM – HOÀNG THỊNH

Vitamin B1 Cho Gà Đá Sung Sức Không Thể Thiếu

Chắc nhiều sư kê chưa hiểu rõ bản chất của vitamin B1 có tầm quan trọng với gà chọi như thế nào. Không riêng gì gà chọi mà trong cuộc sống những sinh vật nào có sự sống kể cả con người. Đều cần đế loại vitamin này cho cơ thể. Đối với gà đá thì vitamin B1 đóng vai trò là chất chuyển hóa năng lượng. Giúp chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể gà chọi. ngoài ra còn chức năng liên kết các tế bào nâng cao sức khỏe gà chọi.

Chiến kê được cung cấp, bổ sung đầy đủ Vitamin B1 sẽ có một cơ thể cân đối. Gà phát triển cơ bắp săn chắc theo đúng lứa tuổi nhờ sự liên kết tế bào. Điều này cũng có nghĩa là gà sẽ tăng cơ và lực đá vượt trội hơn những chiến kê khác. ngoài ra còn giúp gà chọi tỉnh táo và sáng mắt hơn khi đi đá gà trực tiếp ngoài đấu trường.

Gà chọi không được cung cấp đầy đủ vitamin này sẽ có dấu hiệu suy nhược. Thần kinh gà yếu và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Chân gà có dấu hiệu bị co quắp, đi xiêu vẹo, đứng không vững và gà bị vẹo đầu. Gà mất khả năng bay nhảy cũng như khả năng bám đậu cũng mất dần. Gà chỉ có thể nằm một chổ và nguy cơ chết cao. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác để sư kê có thể nhận biết như:

Gà ủ rũ, xù lông, chán ăn (ăn rất ít), đứng một góc tách bầy.

Gà có dấu hiệu của ăn không tiêu, chướng diều giống như đang mắc bệnh tiêu hóa.

Gà xuống sức nhanh trong thời gian ngắn, đi đứng không vững, chân co quắp lại.

Dùng Vitamin B1 quá liều

Không chỉ việc thiếu vitamin gà mới có những dấu hiệu xuống sức. Việc lạm dụng thuốc, sử dụng quá liều cũng sẽ dẫn đến những tác hại xấu cho cơ thể gà như:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm Vitamin B1 cho gà đá. Được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như: dạng viên hay dạng nước. Chúng ta dễ dàng tìm mua ở bất kỳ tiệm thú y nào cũng đều có. Tuy nhiên điều đáng lưu ý ở đây là không nên dùng trực tiếp cho gà đá. Nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra các bệnh về tiêu hóa rất cao. Chỉ nên sử dụng bằng cách trộn với thức ăn hoặc hòa tan với nước uống cho gà sử dụng.

Trường hợp dùng vitamin B1 dạng nước cho gà chỉ nên dùng khi gà có dấu hiệu hụt vitamin B1. Ở dạng này gà có thể hấp thu nhanh hơn. Còn trường hợp thông thường thì chỉ nên bổ sung dạng viên mỗi tuần một lần. Việc cho gà ăn các thự phẩm giàu B1 tự nhiên sẽ tốt hơn. Trong tự nhiên vitamin B1 có trong: các lại ngũ cốc cho gà, các mồi tươi nhất là tim và gan. Cần có cách bổ sung hợp lý để gà không bị dư thừa, cũng như tăng cân mất kiểm soát.

Bài viết đã tổng hợp tất cả thông tin về Vitamin B1 cho gà đá. Anh em có thể tham khảo để biết thêm chi tiết, có cách áp dụng cho chiến kê của mình. Đảm bảo duy trì cho gà chọi luôn có một sức khỏe tốt và phong độ cao. Luôn trong tư thế sẵn sàng ra đấu trường đá gà trực tiếp. Chúc anh em thành công!

Những Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Ngày Lễ Tạ Ơn

Những món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Tạ ơn

Gà tây

Món ăn đầu tiên được nhắc đến và cũng là hình ảnh gắn liền với ngày lễ tạ ơn đó chính là món gà tây. Gà tây được chế biến bằng cách làm sạch rồi bỏ chân và đầu, sau đó ướp thịt gà với các gia vị khác như rượu vang, gừng, hành tây thái lát sau đó để trong tủ lạnh qua đêm để gia vị có thể ngấm vào thịt. Sau đó, người ta sẽ nhồi cà rốt và khoai tây cắt miếng vào bụng của con gà rồi đem nướng trong khoảng 1 giờ. Cứ 20 phút trôi qua gà tây sẽ được quét thêm một lớp mật ong để có màu vàng bóng thật hấp dẫn.

Đậu đũa đút lò

Không chỉ có gà tây mà đậu đũa đút lò cũng là một món ăn nổi tiếng được ưa chuộng bởi người dân ở khắp nước Mỹ trong mỗi dịp lễ Tạ ơn. Đây thực chất là một món ăn phụ, được chế biến từ đậu đũa đông lạnh trộn với canh nấm có pha sữa tươi, rắc hành rán rồi sau đó đút lò.

Khoai tây nghiền

Món ăn này không chỉ được ưa chuộng ở phía Bắc Mĩ nói chung mà còn rất phổ biến ở các nước châu Á vì độ ngậy và thơm của nó. Khoai sẽ được luộc chung với tỏi, thêm bơ và sữa tươi sau đó được nghiền nát, có thể cho thêm một ít thịt hun khói phụ thuộc vào khẩu vị của bạn.

Bánh bí đỏ

Đây cũng là một món tráng miệng không thể thiếu trong ngày lễ này. Lễ Tạ ơn diễn ra vào thời điểm giao mùa (cuổi thu đầu đông) cho nên bánh bí đỏ khiến cho người ta cảm nhận mùa thu vẫn đang ở đâu đó giữa cái lạnh giá mùa đông đang đến gần. Món bánh bí ngô được yêu thích bởi hương vị dễ chịu của quế, đinh hương, nhục đậu khấu và gừng.

Nước sốt nam việt quất

Sự hòa quyện của việt quất, đường, vỏ chanh và nước dường như đã tạo nên chút hương vị ngọt ngào mê đắm cho ngày lễ Tạ ơn. Hỗn hợp được đun dưới lửa nhỏ cho đến khi sánh lại, được ăn kèm với gà tây, khiến cho món gà trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ

Hotline : 0168.566.5626 – 0981.888.600 (Mr Sơn)

Email: liam.foodphotography@gmail.com

Website: https://www.chupanhmonan.com/

Vì Sao Gà Tây Là Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Lễ Tạ Ơn?

Gà tây từ lâu đã trở thành một món ăn đặc trưng của Lễ Tạ ơn. Thậm chí, chỉ cần nhắc đến Lễ Tạ ơn là người ta sẽ nghĩ ngay đến bàn tiệc với món gà tây hấp dẫn.

Ở Hoa Kỳ, hoạt động phổ biến nhất trong dịp Lễ Tạ ơn là các thành viên trong gia đình sum họp bên một bữa ăn khá thịnh soạn. Món điển hình của dịp lễ này bao gồm nhân bánh mì, khoai tây, mứt nam việt quất, bánh bí ngô và không thể thiếu gà tây. Vì sao “tâm điểm” của bàn tiệc luôn là gà tây? Món ăn này có ý nghĩa gì?

Lễ Tạ ơn đầu tiên

Nhiều người cho rằng, thực đơn lễ Tạ ơn ngày nay bắt nguồn từ một sự kiện được gọi là “Lễ Tạ ơn đầu tiên” vào năm 1621.

Vào thời điểm ấy, tại thuộc địa Plymouth ở Massachusetts (Hoa Kỳ), những người hành hương Anh chia sẻ bữa ăn với những người da đỏ Wampanoag bản địa. Hành động trên nhằm tỏ lòng biết ơn đối với người da đỏ và mừng vụ mùa đầu tiên ở vùng đất mới.

Dù vậy, dường như chưa có một bằng chứng rõ ràng nào khẳng định gà tây là món chính trong tiệc Tạ ơn.

Để tổ chức tiệc “tạ ơn đầu tiên”, người da đỏ Wampanoag đã mang theo thịt hươu và những người di dân đến từ Anh cung cấp món ăn từ thịt của loài gà hoang dã. Nói chính xác hơn, đây có thể là nguồn gốc của món “gà tây” sau này – một loài vật bản địa của khu vực này.

Hơn nữa, những người di dân dường như không coi bữa ăn này là một cột mốc đặc biệt để kỷ niệm.

3 lý do vì sao gà tây là món ăn đặc trưng vào Lễ Tạ ơn

Đến đầu thế kỷ 19, gà tây đã trở thành một món ăn phổ biến để phục vụ trong những buổi tiệc tạ ơn. Có một số lý do có thể giải thích cho điều này.

Đầu tiên, gà tây có rất nhiều. Một chuyên gia ước tính rằng có ít nhất 10 triệu con gà tây ở Mỹ vào thời điểm tiếp xúc với châu Âu.

Thứ hai, gà tây trong trang trại gia đình hầu như luôn có sẵn để giết mổ. Trong khi bò và gà mái có ích hơn vì chúng tạo ra sữa và trứng. Gà tây thường chỉ được nuôi để lấy thịt và do đó có thể dễ dàng để chế biến món ăn.

Thứ ba, một con gà tây thường đủ lớn để cả gia đình cùng thưởng thức.

Nhiều người cũng cho rằng gà tây có giá tương đối. Mặc dù, gà tây hoang dã được coi là có nguy cơ tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20, nhưng số lượng của nó đã nhanh chóng phục hồi lên đến hàng triệu con.

Các phương thức chăn nuôi hiện đại cũng giúp gà tây vừa lớn hơn, vừa rẻ hơn. Do đó, chúng tiếp tục ở vị trí đầu bảng trong danh sách các món ăn quan trọng của dịp Lễ Tạ ơn.

Ngày nay, mối liên hệ văn hóa giữa người dân thuộc địa Plymouth, món gà tây và Lễ Tạ ơn đã trở thành một phần không thể tách rời và là kiến thức không thể thiếu trong giáo dục học sinh Hoa Kỳ

Những năm gần đây tại Việt Nam, Lễ Tạ ơn được tổ chức khá phổ biến ở các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn đa quốc gia vì ngày càng có nhiều đơn vị có đội ngũ chuyên gia, nhân viên là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Nhiều người Việt Nam cũng bắt đầu quen dần với dịp lễ này và không khỏi thắc mắc vì sao gà tây lại được lựa chọn là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc ngày Lễ Tạ ơn.

Mong rằng, với những thông tin được chia sẻ qua bài viết trên, bạn có thể hiểu hơn về nguồn gốc của món gà tây rất phổ biến trong Lễ Tạ ơn.

Bạn đang xem bài viết Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!