Xem Nhiều 3/2023 #️ Lo Bệnh Cúm Từ Gà Đá # Top 3 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 3/2023 # Lo Bệnh Cúm Từ Gà Đá # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lo Bệnh Cúm Từ Gà Đá mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dù đã có quy định cấm nuôi gia cầm trong khu dân cư, nhưng hiện vẫn có nhiều hộ dân ở TP.Biên Hòa nuôi gia cầm, đặc biệt là nuôi gà đá, gà tre cảnh. Người nuôi ít chỉ 1-2 con, còn nuôi nhiều số lượng có thể lên đến 5-7 con. Tình trạng nuôi gà vẫn diễn ra bình thường, bất chấp nguy cơ dịch cúm gia cầm đang bùng phát.

Gà đá, gà tre cảnh được người nuôi đem từ nơi này sang nơi khác để đá ăn tiền, hay trình diễn giải trí dễ trở thành nguồn lây nhiễm cúm gia cầm nhanh và nguy hiểm.

* Gà đá không sợ bệnh?

Tại đường Nguyễn Ái Quốc, đoạn từ nhà sách Nguyễn Văn Cừ đến Công viên 30-4 (phường Hố Nai), chúng tôi ghi nhận việc nuôi gà đá, gà tre cảnh vẫn diễn ra bình thường. Những con gà tre dáng nhỏ bé được người nuôi nhốt vào trong lồng sắt, hoặc thả chạy rong khắp nơi trên vỉa hè.

Người dân thoải mái trao gà đá đã chết cho nhau để đem về làm thịt.

Vào mỗi buổi sáng, nhiều người thản nhiên vệ sinh lồng gà bằng cách mang ra ngoài đường rửa, rồi đổ phân ngay miệng cống thoát nước bên đường, khiến mùi hôi bay khắp khu dân cư, nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm rất dễ xảy ra nếu những con gà này mang mầm bệnh. Dịp cuối tuần, đi sâu vào một số con hẻm ở khu vực này, rất dễ bắt gặp cảnh từng nhóm người ngồi quanh những chú gà tre màu sắc sặc sỡ để bình phẩm vật cảnh của nhau.

“Tôi nuôi 2 con gà tre để giải trí khi công việc căng thẳng. Người ta nuôi với số lượng đàn nhiều còn lo vấn đề dịch bệnh, chứ tôi chỉ có vài con thì lo lắng gì. Những lúc rảnh rỗi, tôi vẫn chải lông và cho chúng ăn uống như vật cưng mà có thấy bị bệnh gì đâu?” – ông Nguyễn Văn Tư (ngụ phường Hố Nai) chia sẻ.

Nhiều người dân tại phường Bửu Long cũng cho biết, cứ vào sáng sớm tiếng gà gáy râm ran lại vang lên từ sân vườn của không ít hộ gia đình lân cận. “Thấy giống gà tre bình thường ít khi mắc bệnh, chúng chỉ quanh quẩn trong nhà nên tôi nuôi chúng cho vui. Chuồng gà được nhốt cách ly ở tầng thượng nên vấn đề nhiễm cúm H5N1 tôi thấy không đáng ngại lắm” – ông Đỗ Văn Chí (ngụ phường Bửu Long) cho hay.

Ở các vùng nông thôn, việc nuôi gà đá diễn ra phổ biến hơn. Ngay tại Trạm xe buýt Nhơn Trạch (nằm sát đường tỉnh 25B, thuộc xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch), chúng tôi thấy rất nhiều gà đá và có cả gà mái, gà con. Trên bãi đất rộng hơn 20m2, có đến 30 chiếc lồng sắt, mỗi lồng nhốt 1 con gà đá loại lớn. Theo một chủ gà, gà đá có sức đề kháng cao hơn gà nuôi làm thịt. Việc chăm sóc gà đá cũng dễ dàng, người nuôi có thể ở bên gà nhiều giờ mà không ngại về lây nhiễm bệnh tật.

Chải từng sợi lông cho con gà đá màu đỏ nặng hơn 3kg, anh Tuấn (ngụ xã Long Tân) cho biết: “Những lúc rảnh, tôi có thể ôm gà chạy từ đây lên Biên Hòa hay về Vũng Tàu để đá chơi. Nói thật, gà đá tôi ít khi cho sử dụng thuốc, bởi nếu chích thuốc phòng dịch như mấy ông thú y tuyên truyền thì gà không chơi được nữa. Mỗi lần đá xong, tôi sẽ lấy ít nước muối loãng xoa nhẹ vào chỗ da gà bị thương là hôm sau có thể đá tiếp”.

Trong lúc anh Tuấn đang chăm sóc cho con gà “độ” của mình thì bạn của anh xách đến con gà chọi đã chết từ hôm trước rồi buông lời: “Nhậu không mày? Hôm qua con này còn đá sung lắm, vẫn đá ngon ơ. Vậy mà sáng nay kiểm tra thấy nó toi rồi. Bỏ phí lắm, làm thịt nó uống rượu thì ngon hết biết”.

Không dám làm thịt gà bệnh để nhậu, anh Tuấn đã lắc đầu từ chối bạn. Thấy vậy, bạn của anh Tuấn bèn xách con gà chết đi đến chỗ khác.

* Cần nâng cao ý thức

Dịch cúm gia cầm H5N1 đang diễn biến phức tạp, trong khi các cơ quan quản lý đang chỉ đạo gắt gao, kiểm soát tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm lấy thịt ở quy mô lớn thì vấn đề phòng ngừa, chống lây nhiễm cúm gà từ chăn nuôi lẻ tẻ ở các khu dân cư vẫn đang bỏ ngỏ.

Bên cạnh đó, sự chủ quan và thiếu kiến thức của người dân sẽ tạo điều kiện cho bệnh cúm gà dễ dàng lan truyền trong cộng đồng. Khi có gà mắc bệnh, thay vì báo với chính quyền, cơ quan chức năng để đưa đi tiêu hủy, nhiều người chế biến chúng thành thức ăn. Họ đưa ra lý do hết sức hồn nhiên: “Gà nuôi vài con, chết thì đem thịt, có gì đáng lo đâu?”.

Nuôi gà đá ngay sát đường tỉnh 25B, thuộc xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch.

Bà Lê Thị Thu Tâm, Chủ tịch UBND phường Bửu Long, cho biết: “Từ khi có thông tin dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều địa phương, UBND phường đã tổ chức họp với ban điều hành các khu phố triển khai rà soát lại những điểm nuôi gà. Mỗi khi có cán bộ xuống kiểm tra, người nuôi thường ôm gà bỏ chạy nên rất khó tịch thu, xử lý.

Theo bà Tâm, chính quyền địa phương đã yêu cầu người nuôi gà đá, gà tre cảnh phải có cam kết về các điều kiện nuôi nhốt để không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.

Một chủ quán nhậu trên đường Bùi Văn Hòa (TP.Biên Hòa) cho biết: “Món gà đá được rất nhiều thực khách ưa chuộng nên nguồn hàng hiện khá khan hiếm. Chúng tôi nhận tiêu thụ tất cả các con gà đá to, nhỏ khác nhau. Gà đá đã chết qua vài kỹ thuật sơ chế vẫn là một món ăn rất ngon”.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, khẳng định: “Rất có thể những con gà đá, gà tre cảnh mà người nuôi đảm bảo an toàn với dịch bệnh kia đã nhiễm cúm gia cầm. Tình trạng người nuôi với số lượng rất ít, khi gia cầm bị chết không đem tiêu hủy mà dùng làm thức ăn vẫn còn nhiều. Thực tế, vấn đề kiểm soát việc nuôi gà đá trong khu dân cư gặp rất nhiều khó khăn. Các hộ nuôi thường không chú ý đến khâu phòng dịch nên nguy cơ bùng phát dịch rất cao”.

Cũng theo ông Quang, tiêm phòng vaccine chỉ là một trong các biện pháp để phòng dịch, vấn đề chính vẫn là người nuôi phải áp dụng đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh luôn được đưa lên đầu. Bên cạnh đó, người dân không nên sử dụng các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch của cơ quan thú y; không tiếp tục chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ. Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân về những nguy cơ, tác hại của virus cúm gia cầm có khả năng lây lan trên người và gia cầm, nhằm nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Thanh Hải

Thuốc Chữa Gà Đá Bị Cúm

Nguyên nhân gà chọi bị cúm

Bệnh sốt từng cơn ở gia cầm (Bệnh sốt rét- avian malaria hay còn gọi là bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà). Đây là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gallinaceum sống ở trong hồng cầu gà gây ra. ổ dịch thường phát sinh trong mùa mưa và ở những vùng nhiều muỗi. Bệnh không phải là mới nhưng ít gặp nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh này.

Bệnh thường xảy ra ở gà chọi trên 35 ngày tuổi với tỷ lệ chết 22 – 40%.

Khi bị bệnh, gà sẽ có những biểu hiện như:

Gà sẽ bị thiếu máu nặng, đặc biệt ở mặt và mào cho nên thấy đầu gà thường thâm.

Có hiện tượng sốt cao từng cơn (43 – 43,50 C) ở gà, thăm khám thấy lạnh, sau cơn sốt thân nhiệt lại bình thường.

Gà yếu, ủ rũ, hay nằm tụm lại với nhau, giảm hoặc bỏ ăn, rùng mình, liệt chân, nếu nhiễm bệnh nặng sẽ co giật và hay chết vào ban đêm (thường trong khoảng 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng).

Triệu chứng đặc trưng là: ỉa phân xanh, khi ghép cầu trùng, E. coli… thì gà bệnh tiêu chảy phân màu xanh, trắng, đỏ…

Bệnh tích của gà chọi khi nhiễm cúm

Gan và lách sưng to, đổi màu (từ màu sôcôla đến màu đen). Xuất huyết dưới da. Các cơ quan nội tạng và thịt nhợt nhạt, mề (có khi cả diều) chứa thức ăn có màu xanh.

Có thể khi xét nghiệm thấy bạch cầu không tăng nhưng hồng cầu lại giảm. Tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu (Để yên sau vài giờ trong bát tiết của gà bệnh thấy rất nhiều ký sinh trùng nhỏ, màu trắng chuyển động).

Mặc dù là bệnh ký sinh trùng đường máu nhưng dùng kháng sinh kết hợp các thuốc bổ trợ điều trị cho hiệu quả cao.

CRD-pharm và Ery-pharm thì những loại thuốc trị gà bị gió được sử dụng thường xuyên nhất. Cho cả đàn uống/ ăn 5 ngày 1 trong các loại kháng sinh sau: CRD-pharm (1g/1lít nước hoặc 2g/1kg thức ăn), D.T.C vit (2g/1 lít nước hoặc 4g/1kg thức ăn) hoặc Ery-pharm (5g/lít nước hoặc 10g/kg thức ăn) để diệt ký sinh trùng.

Ngoài ra, bạn cũng nên cho cả đàn uống 5 – 7 ngày thuốc Phar C vimix với liều lượng 1 -2g/lít nước để tăng sức đề kháng và giải độc.

Trong trường hợp gà đã sốt cao cho cả đàn uống thêm thuốc Phartigum B với liều dùng 2g/lít nước, liên tục 5 ngày.

Với gà chọi ốm nặng: Tiêm thêm 1 – 2 mũi kháng sinh Supermotic (1ml/5kgP, 1 lần/ngày), dùng Phar-nalgin C hoặc Phar-complex C và nước cất pha loãng trước khi tiêm. Sau khi dùng kháng sinh tiếp tục cho uống 5 – 7 ngày thuốc Pharcalci – B12 (10 – 20ml/lít nước) và thuốc Pharboga T (1g/lít nước) để giải độc gan thận và giúp gà nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Chú ý: đặc biệt không được cho gà bệnh uống nước đường glucose.

Các biện pháp phòng tránh: hộ lý, diệt muỗi

Tiến hành song song công tác hộ lý và dùng thuốc điều trị như sau:

Hộ lý, diệt muỗi bằng cách:

Vệ sinh xung quanh trại để hạn chế muỗi như cắt cỏ càng ngắn càng tốt, khơi thông cống rãnh.

Dùng đèn bẫy muỗi vào ban đêm.

Dùng Etox-pharm, pha 1ml/2lít nước, phun đều lên bề mặt chuồng nuôi, xung quanh chuồng nuôi. Thuốc không ảnh hưởng đến gà, ngoài muỗi, thuốc còn diệt được ruồi, kiến gián, chấy rận, mạt gà và nhiều loại côn trùng khác.

Với bài viết cách chữa gà đá bị cúm này chúng tôi hi vọng sẽ giúp các bạn biết cho gà bị cúm uống thuốc gì.

Hướng Dẫn Cách Trị Bệnh Sưng Mắt Gà Đá Cựa Từ A

Bạn đã biết cách trị bệnh sưng mắt gà đá cựa đơn giản ngay tại nhà chưa? Khi đá gà trực tiếp không thể tránh khỏi tình trạng gà bị trúng cựa. Nhẹ thì xây xước bên ngoài, có thể trị được. Nặng thì chết ngay sàn đấu. Nếu gà bạn bị trúng cựa vào mắt cần chữa trị kịp thời tránh bị viêm nhiễm, gây mù lòa, lúc đó không còn chơi được nữa.

Đá gà cựa sắt – Hình thức cá độ cực kỳ được ưa chuộng hiện nay

Link đăng ký xem đá gà cựa sắt S388: Link 1 – link 2- link 3

Gà đá cựa cắt chắc hẳn đã không còn xa lạ với anh em mê gà chiến hiện nay đúng không nào? Ở hình thức chiến đấu này, hai chiến kê được trang bị thêm cựa sắt.

Ưu điểm của loại hình đá gà này đó là nhanh chóng. Các trận đấu thường chỉ khoảng 5 – 10 phút. Thậm chí chỉ trong vòng một nốt nhạc. Với những ai cá độ đá gà sẽ có thể theo dõi nhiều trận hơn.

Ngoài ra không thể không nhắc đến các trận đá gà cựa sắt đều khá mãn nhãn, đẹp mắt và máu lửa. Tăng sự cuồng nhiệt và mong chờ cho người chơi.

Hấp dẫn là thế, cuồng nhiệt là thế. Nhưng không thể phủ nhận rằng đá gà cựa sắt ẩn chứa rất nhiều tổn thất cho các sư kê. Nặng nhất là gà chết, gục ngã ngay tại sàn đấu. Nhẹ thì bị trọng thương. Nếu vết đâm không quá sâu và chữa trị kịp thời có thể đá lại bình thường.

Ngược lại nếu trúng vào những nơi nguy hiểm như hầu, mắt,… rất khó trị. Chữa không khéo có thể dẫn đến mù lòa, không đá được nữa.

Vậy nên khi gà đi đá về cẩn kiểm tra cẩn thận hết toàn bộ cơ thể. Đối với chỗ nào bị sưng, bầm tím, cần chườm nước muối ấm để làm tan máu bầm. Sau đó sử dụng thuốc trị tan. Cho uống vacxin phòng bệnh. Đồng thời có chế độ nghỉ ngơi, bồi bổ phù hợp.

Riêng với gà bị thương nặng thì phải tìm hiểu rõ bệnh rồi sử dụng thuốc cho phù hợp. Hoặc có thể tìm sự trợ giúp của bác sĩ thú y.

Cách trị bệnh sưng mắt gà đá cựa đơn giản ngay tại nhà

Cách trị bệnh sưng mắt gà đá cựa rất đơn giản. bạn cho gà uống thuốc trị hen khẹc. Đồng thời kết hợp thêm thuốc nhỏ đau mắt dành cho trẻ em. Cho gà ở trong chuồng úm có đèn sưởi ủ ấm một tuần. Lưu ý trước khi dùng thuốc có thể vệ sinh phần bị sưng. Dùng nước muối ấm pha loãng chườm vào chỗ vết thương.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số loại thuốc khác như polydexa – nhỏ vào mắt gà vài hôm là khỏi. Về liều lượng thì làm theo hướng dẫn. Hoặc có thể mua thuốc sán rắc vào với cho uống. Tuy nhiên cách này chúng tôi chưa áp dụng thử, chỉ nghe vài sư kê hướng dẫn, nên chưa dám chắc kết quả có tốt không. Nếu không an tâm bạn nên dùng cách trên. Vì nếu nhỏ trực tiếp vào mắt gà rất dễ khiến bệnh nặng hơn.

Ngoài sưng mắt do đá cựa về thời tiết chuyển mùa cũng có thể gây bệnh sưng mắt ở gà chiến. Cách chữa áp dụng như trên vẫn được.

Tổng Hợp 20 Cách Làm Món Ngon Từ Thịt Gà Ăn Thả Ga Không Lo Ngán

1. Gà nấu măng chua Nguyên liệu:

Gà ta: 500gr 1 bộ trứng gà non Măng chua: 300gr Hành, ngò gai Ớt trái Gia vị: Nước mắm, bột nêm, gừng, xả

Cách làm:

Thịt gà bạn nên chọn thịt gà ta nấu sẽ ngon hơn vì thịt gà công nghiệp sẽ bở nấu không ngon. Thịt nên chọn phần đùi gà hoặc lườn là ngon nhất, mua về rửa sạch, sát với muối, chặt miếng vừa ăn, ướp với nước mắm, hạt nêm, gừng và xả để thịt ngấm 20 phút .

Măng chua rửa lại với nước cho bớt chua, nếu muốn giảm chua thì có thể cho đun với nước sôi để giảm chua và khử độc. Măng xé nhỏ, dài theo thớ, không nên xé miếng to như thế vừa không ngon lại nhìn không hấp dẫn.

Xào măng: Cho dầu vào chảo đun nóng già cho măng vào xào, đảo đều tay, nêm chút nước mắm, bột nêm cho vừa, xào măng thật kỹ, xào khi nào măng săn lại là được. Măng rất ăn dầu ăn nên bạn tùy vào lượng măng mà cho lượng dầu vừa phải , không nên cho nhiều sẽ khiến dầu ăn nổi váng trên bề mặt nước canh, như vậy sẽ tạo cảm giác ngấy.

Phần thịt gà, khi ướp xong thì bạn cho gà vào xào, trứng Gà non , đun thịt gà đảo đều cho gia vị được đều, khi nào gà gần chín thì cho măng vừa xào vào xào cùng.

Đảo khoảng 5 phút để gà và măng ngấm gia vị với nhau sau đó bạn cho khoảng 2 bát tô canh nước nóng vào.

Đun sôi nồi gà và măng, hớt bọt nếu có, xong cho nhỏ lửa đun âm ỉ khoảng 5 đến 10 phút sau, nêm lại gia vị cho vừa ăn với khẩu vị.

Tắt bếp cho hành, ngò gai ớt xắt vào là món ăn đã hoàn thành.

2. Gà nướng chao Nguyên liệu: Cách làm:

Bước 1: Thịt gà sau khi mua về rửa sạch, lọc bỏ xương ở phần thịt gà như vậy thịt sẽ nhanh chín hơn và cách chế biến cũng nhanh và đơn giản hơn.

Bước 3: Bước tiếp theo rưới nước sốt vừa pha chế ở trên vào phần thịt gà.

Bước 5: Cho gà vào túi nylon thực phẩm loại to, sau đó dưới phần nước sốt còn lại cùng gừng và hành vào thịt gà, rồi cho vào tủ lạnh để qua đêm. Nếu không có thời gian có thể để gà trong tủ lạnh khoảng 1 giờ đồng hồ.

Bước 6: Chuẩn bị khay và lò nướng, lót giấy bạc.

Bước 7: Sau đó cho thịt gà vào nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong vòng 40phút…. Nếu có lò nướng than thì ngon hơn.

Bước 8: Khi thịt gà chín, lấy ra cắt thành từng miếng… kèm đồ chua dưa leo ăn rất ngon cơm

– 1 chén hành cắt nhỏ

– 50g gừng non, băm nhỏ

– 1 muỗng canh tỏi băm

– 1 muỗng canh dầu hào

– 1 muỗng canh dầu mè

Cách làm:

Gà làm sạch,dùng khoảng 2muỗng cà phê muối+1 muỗng súp rượu trắng ướp gà,ướp từ trong ra ngoài cho gà thấm, sau đó để gà qua đêm.

Khi gà đã ướp qua 1 đêm, mang gà ra hấp cách thủy khoảng 1/2 tiếng là gà chín, cho gà ra đĩa, trút phần nước hấp gà ra chén (vì khi hấp gà, gà sẽ có phần nước tước ra, mình sẽ dùng phần nước hấp gà này làm nước sốt) phết lên da gà một lớp dầu mè để da gà được bóng đẹp và không bị khô.

Khi gà nguội chặt gà ra từng miếng bày ra đĩa, cho phần hành lá cắt nhỏ và gừng băm lên đỉnh, dùng 3-4 muỗng canh dầu hơ nóng, rưới phần dầu này lên phần gừng hành cho chín tái, tiếp đó cho 1 muỗng dầu mè vô chảo để nóng, cho tỏi vào phi thơm.

Cho phần nước hấp gà vào nấu sôi, nêm dầu hào và ít đường, nếu lạt thêm tí muối, cho tí bột năng hòa nước, cho vào để có nước sốt, khi nước sốt đã được rưới nước sốt vào đĩa gà.

Vậy là hoàn tất món gà hấp mỡ hành. Khi ăn trộn nhẹ để gà thấm nước sốt và ăn chung với phần mỡ hành và gừng.

4. Gỏi gà trộn rau răm

Thịt gà là món ăn quen thuộc của nhiều người, trong đó có món gà trộn rau răm.Thịt gà ta xé phay rồi trộn với rau răm, thêm chút chanh, giấm, tiêu, ớt… nữa là một món ăn rất quen thuộc với hầu hết mọi miền quê. Tuy quen là vậy nhưng hễ nhắc đến ai nấy cũng đều thèm chảy nước miếng, chỉ những người đã quá no bụng mới có thể hững hờ với món này mà thôi.

– Bắc nồi nấu gà, đổ vào nồi 2 lít nước, nêm 1 thìa cafe đường, nửa thìa cafe muối, nửa thìa cafe bột ngọt. Đun sôi nước rồi thả gà vào luộc cho chín.

– Gà chín thì vớt ra ngâm ngay vào nước nguội, bước này giúp gà trắng và da gà vàng. Tiếp đó lọc xương xé hết thịt ra thành từng sợi, từng miếng nhỏ vừa ăn.

– Hành tím lột vỏ, xắt lát mỏng sau đó cho vào chảo dầu phi vàng thơm.

– Trộn gà, rau răm, hành tây, hành tím phi vàng vào với nhau.

Pha nước mắm trộn:

+ Pha hỗn hợp gồm đường, tỏi, ớt băm, chanh, tiêu, nước mắm, nếm lại cho hương vị không bị gắt và quan trọng là không bị lạt (thà mặn một chút còn hơn bị nhạt) là được. Hỗn hợp này đem rưới lên phần gà đã trộn với hành, rau răm rồi thò tay sạch vào trộn đều. Món này chịu khó trộn bằng tay mới đều, mới ngấm.

5. Gà mía muối

Gà mía muối là đặc sản đã có từ rất lâu đời và cho đến nay đây vẫn là một trong những món ngon từ gà rất được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và dễ chế biến.

Nguyên liệu: Cách làm:

Bước 1: Lọc bỏ phần xương rồi ướp thịt gà với 1 chút muối

Bước 2: Giờ thì cuộn và bọc thịt gà bằng giấy bạc rồi nướng ở 150 độ C trong 10 phút cho thịt chín.

Bước 3: Ngâm hành lá, gừng, quả sơn trà, lá nguyệt quế, hoa hồi, hạt kỳ tử trong 1,5l nước nóng khoảng 5′. Sau đó, cho thêm chút rượu và đường vào rồi đun sôi trên bếp.

Bước 4: Đợi thịt nguội, bóc giấy bạc ra rồi ngâm thịt vào hỗn hợp nước vừa pha ở bước 3 trong 1 ngày và để trong tủ lạnh.

Bước 5: Sau khi ngâm xong, vớt thịt gà ra và cắt miếng thưởng thức. Trang trí thêm mỗi miếng thịt gà một hạt kỳ tử cho đẹp mắt. chiếc đùi gà mía.

6. Gà chiên sốt Nguyên liệu:

– 450g thịt đùi gà – 7ml dầu mè – 15ml xì dầu – 1 quả trứng – 60g bột ngô – 450g thịt đùi gà Nước sốt: – Tỏi, gừng, gốc hành lá băm nhỏ – 130ml nước dùng gà – 30ml xì dầu – Bột ngô, tương ớt, đường – 1 bông cải xanh

Cách làm:

– Trộn đều dầu mè, lòng trắng trứng, xì dầu với bột ngô. – Thái thịt gà thành từng miếng nhỏ rồi đem ướp với hỗn hợp bột ở trên trong khoảng 20′. – Chế biến nước sốt: cho nước dùng, xì dầu, bột ngô, tương ớt, tỏi, đường vào bát rồi khuấy đều cho tan hết. – Cho một ít dầu vào chảo rồi phi thơm gừng và tỏi băm. – Thêm tất cả các nguyên liệu còn lại trong phần nước sốt vào, khuấy đều và đun tới khi hỗn hợp sôi trở lại. – Chuẩn bị một chảo dầu nóng rồi lần lượt cho gà vào chiên sao cho gà vàng giòn. Chú ý để gà ráo dầu ăn sau khi chiên. – Cuối cùng, khi ăn, nhúng gà trực tiếp vào phần nước sốt là xong. Khi ăn bạn chuẩn bị sẵn một ít bông cải xanh luộc, hành lá cắt nhỏ và bát cơm nóng. Phần sốt sẽ làm món gà trở nên vô cùng đặc biệt.

7. Gà hấp xì dầu

Gà hấp xì dầu cũng là một món ăn khá đơn giản chỉ việc đem gà ướp với xì dầu rồi đem hấp là có một món ăn rất hấp dẫn có thịt mềm, vị đậm đà cho bữa cơm gia đình bạn rồi

Nguyên liệu: Cách làm:

Gà đem rửa sạch lại rồi lau khô

Gừng rửa sạch, thái lát. Hành lá rửa sạch cắt riêng phần đầu trắng ra. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

Nhồi phần đầu trắng hành và gừng vào trong bụng con gà

Trộn đều 6 thìa canh xì dầu cùng với 1 thìa canh đường và tỏi băm

Sau đó, quét đều hỗn hợp xì dầu trên lên khắp mình con gà, để ướp khoảng 30 phút cho ngấm đều gia vị.

Sau khi ướp, cho gà vào lò vi sóng quay 2 phút cho mặt da gà se lại rồi đem gà đi hấp khoảng 30 phút cho gà chín là được

Gà hấp xì dầu gà hấp xì dầu . Khá đơn giản .

Thịt gà chín mềm, ngấm đều gia vị xì dầu rất đậm đà và ngon miệng .

8. Lòng gà non xào cay Nguyên liệu: Cách làm:

– Lựa lòng gà có trứng non, rửa sạch, cắt vừa ăn.

– Ướp lòng gà với hành, tỏi, nước mắm để thấm 15 phút.

– Phi thơm tỏi, ớt bột rồi cho lòng gà vào xào.

– Chế nước xâm xấp nấu lòng gà vừa chín tới, nêm lại cho vừa ăn.

– Lòng gà xào cay ăn với cơm và hành ngâm chua.

9. Gà sốt Nhật Bản Nguyên liệu: Cách làm:

Bước 1: Thịt gà rửa sạch, để ráo, lọc bỏ da.

Bước 2: Cho đùi gà vào chảo, không cần thêm dầu ăn.

Bước 3: Tỏi, gừng bỏ vỏ, băm nhỏ.

Bước 4: Pha xì dầu với đường, rượu gạo, dầu vừng, tỏi, gừng và nước ép dứa vào một bát riêng, trộn đều.

Bước 5: Rưới nước sốt đã pha ở bước 4 lên thịt gà trong chảo.

Bước 6: Đậy chảo bằng tờ giấy bạc, bật lửa vừa đun khoảng 8 phút thì vặn lựa nhỏ.

Bước 7: Thỉnh thoảng bạn lật đùi gà để gà được chín đều.

Bước 8: Đun đến khi nước sốt sệt lại, gà chín vàng.

Bước 9: Thì bạn rắc vừng đã rang thơm lên bề mặt đùi gà. Gắp ra đĩa dùng nóng.

10. Cánh gà nướng tương ớt Nguyên liệu: Cách làm:

– Cánh gà mua về rửa sạch, chặt làm đôi, ướp vào cánh gà tỏi giã nhuyễn, tương ớt, mật ong, muối, nước mắm, đường. Trộn lẫn, ướp tầm khoảng 2 giờ đồng hồ để gia vị thấm.

– Khay nướng lót giấy nướng, để cánh gà vào khay, cho vào lò nướng ở nhiệt độ 190 độ C trong vòng 30 đến 40 phút, tùy theo nhiệt độ của lò. Đến lúc nào thấy cánh gà vàng mặt là được. Khi nướng, bạn nhớ trở đều hai mặt cánh gà và dùng cọ quết đều hỗn hợp gia vị ướp cánh gà lên bề mặt thịt, để thịt không bị khô.

– Nếu có than hoa, bạn nướng cánh gà trên than hoa. Gà chín, lấy ra dùng nóng với cơm.

11. Gà xào xả ớt Nguyên liệu:

– Bạn có thể tùy chọn đùi, cánh, hay mình gà… – Sả, tỏi, ớt và ít bột cà ri.

Cách làm:

– Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.

– Ướp gà cùng tỏi, ớt băm nhuyễn, ít tiêu, nước mắm, đường, muối.

– Gà ướp để khoảng 15 phút cho ngấm gia vị.

– Sả, tỏi, ớt băm nhuyễn.

– Làm nóng chảo, cho ít dầu ăn, tỏi băm xào thơm, sau đó để gà đã ướp vào xào cho săn đều.

– Khi gà đã săn lại, bạn để hỗn hợp sả vừa băm nhuyễn, một ít bột cà ri vào xào cho đến khi nào gà chín vàng đều, thơm phức.

Món gà xào sả ớt ăn cùng với cơm nóng, kèm thêm ít rau sống và dưa leo sẽ tạo cho bạn một cảm giác ngon miệng hơn trong những ngày sau Tết, hoặc trong tiết trời se se lạnh

12. Gà chiên xù Nguyên liệu:

– 300g thịt ức gà

1 quả trứng

1 bát bột xù

1 bát bột ngô

Muối, tiêu, hạt nêm, dầu ăn để chiên

Cách làm:

Bước 1: Ức gà rửa sạch, lau khô rồi cắt từng miếng vừa ăn, dùng dụng cụ dần thịt cho mềm, sau đó ướp thịt với muối, tiêu và chút hạt nêm để khoảng 1 giờ cho thấm.

Bước 2: Chuẩn bị ba bát: 1 bát trứng đánh tan, 1 bát bột ngô, 1 bát bột xù.

Bước 3: Nhúng lần lượt từng miếng gà vào bột ngô sao cho bột áo một lớp mỏng, sau đó nhúng miếng thịt vào hỗn hợp trứng, cuối cùng lăn qua bột xù.

Bước 4: Cho dầu vào chảo sao cho phần dầu đủ ngập thịt khi chiên, đun nóng dầu với lửa nhỏ vừa, khi dầu đủ nóng thì cho thịt vào chiên vàng, thời gian chiên khoảng 5 phút là thịt chín vàng đều. Cho thịt ra đĩa có lót giấy thấm dầu để thấm hết những phần dầu còn dư. Dùng nóng với sốt cà ketchup.

13. Chân gà hấp hành Nguyên liệu: Cách làm:

– Chọn chân gà nhỏ, vừa ăn vì to quá gây cảm giác ngán và nhiều chất béo. Để khử mùi chân gà và tạo màu trắng sáng, sau khi làm sạch, bạn ngâm chân gà trong vòng 5 phút với hỗn hợp nước và vài lát chanh.

– Hành lá cắt khúc khoảng 6 cm.

– Cho một ít nước vào nồi đun sôi cùng chân gà. Đậy nắp lại trong vòng 10 phút. Đổ nước ra ngoài, cho 1 ít dầu ăn, 1 ít hạt nêm, hành lá và 2 giọt rượu trắng hấp với chân gà trong vòng 5 phút.

– Chân gà chấm cùng muối tiêu chanh làm món nhậu hoặc ăn chơi cùng gia đình rất thích hợp

14. Gà kho măng Nguyên liệu: Cách làm:

– Gà mua về rửa sạch với muối pha loãng, để lên rổ cho ráo nước.

– Chặt gà thành miếng vừa ăn. Ướp vào gà hành hương đã bằm nhuyễn, thêm khoảng một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa hạt nêm, chút xíu hạt tiêu. Ướp trong vòng 1 tiếng.

– Măng tươi cắt bỏ đoạn già, thái khúc vừa ăn.

– Đổ nước lạnh ngập mặt măng, đun sôi tầm từ 5 đến 10 phút, để măng ra bớt chất chua.

– Sau khi luộc, xả lại nước lạnh, để măng lên rổ.

– Đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi tỏi thơm, đổ gà vào chiên vàng hai mặt.

– Tiếp theo cho măng vào. Châm vào nồi ít nước lạnh. Thêm vào một thìa nhỏ nước mắm, một thìa nhỏ muối, ít hạt nêm, ớt bột.

– Đậy kín nắp nồi, đun lửa nhỏ để măng và gà thấm gia vị.

– Sau khi gà và măng đã mềm, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Tắt bếp, rắc hành lá đã thái nhỏ vào. Múc ra đĩa, dùng với cơm.

15. Gà hấp muối sả Nguyên liệu:

– Gà: 01 con khoảng từ 1,0 kg – 1,5 kg, (nếu chọn được gà ta thì càng tốt); – Muối hạt: 500g; – Sả: 150g – 200g; – Rượu trắng: 30ml; – Chanh: 01 quả + 01 nắm lá chanh; – Gia vị: gừng, ớt, tiêu, bột ngọt, hành khô, hạt nêm;

Dụng cụ hấp món gà hấp muối sả: – Nồi lớn kín hơi dùng để hấp gà; – Vỉ ngăn cách

Cách làm:

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

Bước 2. Ướp gia vị cho gà trước khi hấp

– Trộn gia vị ướp gà: 3-4 muỗng ăn sả băm nhuyễn, 01 ít lá chanh băm nhỏ; hành khô băm nhuyễn, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê bột ngọt, thìa tiêu. – Sau khi trộn đều các gia vị trên chúng ta xát đều lên gà và để từ 15 đến 20 phút để gà ngấm gia vị.

Bước 3. Chuẩn bị nồi hấp

– Muối hạt dải đều ở đáy nồi hấp khoảng 1,0 đến 1,5cm; – Lần lượt lót sả đều trên lớp muối; – Lá chanh thái chỉ và gừng thái chỉ trộn đều và dãi trên lớp sả; – Đặt lớp vỉ hấp (hoặc thay thế bằng đĩa ăn cũng được;

Bước 4. Thực hiện hấp gà

Bước 5. Trong quá trình chờ hấp chúng ta làm gia vị chấm món gà hấp muối sả

– Có thể mua muối tiêu có sẵn, trộn thêm ớt tươi thái mỏng và nước cốt chanh; – Nếu không có muối tiêu sẵn thì dùng muối tinh (muối I ốt), 01 trái ớt tươi thái chỉ, 01 thìa tiêu say và 01 thìa nước cốt chanh. Trộn đều các gia vị trên ta có muối chấm món gà hấp muối sả.

Bước 6. Trang trí đĩa gà

16. Cơm gà Hải Nam Nguyên liệu:

Gà ta 1 con khoảng dưới 1,5 kg(gà mái chuẩn bị đẻ) Gừng, tỏi, ớt, chanh, muối đường, dầu hào. Gạo bắc thơm (hoặc gạo tám thơm)

Cách làm:

Bước 1: Làm gà sạch rồi cho vào nồi luộc. Khi luộc cho vài lát gừng, chút muối và nhánh hành vào. Gừng, hành có tác dụng làm khử mùi cho gà và nồi nước dùng.

Khi nồi luộc sôi được khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp và cứ để ngâm gà như thế khoảng 30 – 40 phút là gà chín nhừ mà không bị nát. Trong thời gian đó chúng ta chế biến nước tương.

Gà rửa sạch cho vào nồi luộc

Luộc gà khoảng 10 phút rồi để ngâm cho gà chín dừ mà không bị nát

Bước 2: Nước tương bao gồm 2 thìa mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa nước chanh, 2 nhánh tỏi to băm nhuyễn, gừng 1 nhánh băm nhuyễn, 2 thìa súp tương ớt, 1/2 thìa nước sôi nguội. Đánh tan số gia vị này lên bạn sẽ có một bát súp chấm gà ngon tuyệt.

Pha nước chấm cho món cơm gà Hải Nam

nước tương pha vừa đủ cho các khẩu phần ăn

Bước 3: Vớt gà ra để ráo. Cho 4 nhánh tỏi vào phi thơm cùng với mỡ gà, cho thêm chút dầu hào cho có màu và thơm. Phi xong đổ nước luộc gà vào vừa đủ để nấu cơm. Cho gạo vào và nấu cơm đến khi chín.

Gà vớt ra cho ráo để chuẩn bị làm cơm gà

Cho gạo vào nước luộc nấu cơm

Bước 4: Chặt gà theo thớ ngang, chặt dứt khoát để thịt gà không bị nát. Phần nước gà còn lại bạn cho hành lá vào là được một bát canh ngọt và ngon. Xới cơm ra bát và thưởng thức thôi nào.Chặt gà dứt khoát để không bị nát

Chặt gà dứt khoát và ngang thớ thì khi ăn không bị daiCách làm món cơm gà ngon

17. Canh chua gà

Thịt gà khi đem nấu canh chua luôn mang lại cảm giác thích thú đặc biệt, ví dụ như Gà nấu lá giang, Gà nấu canh chua me…

Nguyên liệu: Cách làm:

Gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn, rồi cho vào tô

Hành, tỏi băm nhuyễn rồi bỏ vào gà, ướp với muối, bột ngọt, tiêu trong 15 phút.

Dứa bỏ mắt, chia làm hai phần: 1/3 trái băm nhuyễn, 2/3 trái còn lại xắt miếng tam giác nhỏ vừa ăn.

Cà chua xắt múi cau. Bạc hà tước vỏ xắt lát vừa ăn.

Me dầm với nước nóng lấy cốt, phần hạt và bã đem bỏ.

Làm nóng nồi, cho ít dầu ăn vào, cho dứa băm vào xào cho thơm rồi bỏ gà đã ướp vào xào sơ cho thịt săn.

Cho thêm 2-3 chén nước, nấu lửa nhỏ khoảng 25-30 phút cho chín gà.

Dùng đũa đâm vào kiểm tra, gà mềm rồi thì cho bac hà, cà chua, phần dứa còn lại và nước cốt me vào.

Nêm nếm gia vị chua ngọt vừa ăn rồi nấu tiếp cho sôi lần nữa, tắt bếp, cho ngò gai, rau om vào.

Múc canh ra tô, rắc ít tiêu, có thể chan xíu mắm ớt nếu thích cay.

18. Gà kho trứng cút Nguyên liệu:

– 400g thịt gà (nên chọn phần gà đùi) – 20 quả trứng cút – 2 thìa nước màu – 1 củ hành khô, 1/4 củ gừng – Gia vị: Xì dầu, nước mắm, đường, hạt tiêu nguyên hạt – Phần nguyên liệu này đủ cho khoảng 3 người ăn.

Cách làm: 19. Ức gà chiên xốt chua ngọt Nguyên liệu: Cách làm:

Bước 1: Đun nóng dầu trong nồi chiên sâu cho 375 độ. Chuẩn bị 3 chiếc bát: Bát 1: Đánh trứng và sữa Bát 2: Bột mì, muối và hạt tiêu trắng Bát 3: Vụn bánh mì (panko)

Bước 2: Cuộn miếng thịt gà trong hỗn hợp bột, sau đó nhúng vào hỗn hợp trứng – sữa, và sau đó cuộn trong bánh mì vụn.

Bước 3: Đặt miếng thịt gà vào nồi chiên và chiên theo lô cho đến khi miếng thịt gà có màu nâu vàng và chín hoàn toàn (nhiệt độ bên trong đã đạt đến 165 độ). Sau đó vớt gà rồi để trên giấy báo cho ráo mỡ. Tiếp tục mẻ tiếp theo.

Bước 4: Cho khoảng 1 thìa cà phê dầu vào một cái chảo, để nhiệt độ trung bình cao. Thêm ớt ngọt và hành tây và xào trong khoảng 2 phút. Thêm nước cốt chanh, nước sốt mận và tương ớt. Đun sôi. Giảm nhiệt và đun nhỏ lửa trong 1 phút. Cho dứa vào khuấy đều. Trộn nước sốt với thịt gà và phục vụ và thưởng thức ngay khi còn nóng!

20. Gà kho nấm Nguyên liệu:

300g thịt gà

30g nấm hương khô

1 củ cà rốt

1 quả ớt sừng

15ml nước tương nhạt

5ml nước tương đặc

5ml rượu nấu ăn

3 tép tỏi

3g gừng

Cách làm:

Bước 1: Gà rửa sạch chặt miếng vừa ăn. Cà rốt bào vỏ thái miếng vừa ăn, ớt sừng thái vát, nấm ngâm mềm rồi rửa sạch, gừng thái lát, tỏi bóc vỏ.

Bạn đang xem bài viết Lo Bệnh Cúm Từ Gà Đá trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!