Xem Nhiều 3/2023 #️ Một Trận Đá Gà Lịch Sử # Top 8 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 3/2023 # Một Trận Đá Gà Lịch Sử # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Trận Đá Gà Lịch Sử mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

. Trở Lại Trang hồi ký

    

Trở Lại Trang Chính

MỘT TRẬN ĐÁ GÀ LỊCH SỬ

Vào khoảng tháng hai năm 1941. Vừa ăn Tết Nguyên Đán xong, không khí Tết còn phảng phất, những sòng bài ăn thua lớn sát phạt nhau dữ dội, nay không còn đánh công khai lộ thiên như mấy ngày xuân, mà rút vào nhà, thường chơi vào đêm tối hoặc khởi sự vào xế trưa. Đồng ruộng phẳng phiu sau mùa lúa và mùa dưa hấu bán vào dịp Tết, lúc nầy người nông dân của xứ Bà Bài và các vùng khác hoàn toàn rảnh rỗi, họ chăm chú vào việc đá gà ăn tiền, hốt me, chơi đề mười hai con.

     Khí trời của tháng giêng âm lịch vẫn còn mát mẻ, khô ráo, lại không có công việc gì đáng làm. Thời điểm nầy các trường gà mọc lên khắp nơi. Ông Hương Tuần ở ấp Bà Bài mở một trường gà đồ sộ, nói là trường gà, thật sự là một cái “xẹt” có đủ thứ môn chơi cờ bạc, mà chủ yếu là ban ngày chơi đá gà mà là gà đòn. Chín mười giờ sáng đến ba bốn giờ chiều mới chấm dứt. Sau khi ăn cơm chiều xong, thiên hạ gây vào đánh bạc. Có hai thứ đánh bạc tạm gọi là thanh lịch không ồn ào, không chụp giựt, đó là hốt me và đánh đề mười hai con.

Cái Tết năm 41, xứ Bà Bài trúng mùa lúa lại trúng luôn mùa dưa hấu gọi là trúng cá cặp. Chưa hết mấy tháng trước, mùa nước nổi lêu bêu dân cư ở đây lại trúng luôn mùa thủy lợi, đánh bắt được cá nhiều bán không hết đến đổi phải đổ thành đống phơi làm phân. Hèn chi cái Tết năm đó huy hoàng, cờ bạc và nhậu thả cửa không còn kể trời đất là gì. Trọn tháng giêng ăn chơi xả láng, lại kéo sang tháng hai nữa.

Trong một chuyến viếng thăm xã giao và đưa đội banh sang đấu giao hữu với quận Gòi Tà Lập thuộc tỉnh Tà Keo của xứ Chùa Tháp. Ông Hương Tuần của xứ Bà Bài đem chuông đi đấm xứ người rất thành công, đội banh của ông đấu hai trận đều thắng cả.

Ông Quận Trưởng Gòi Tà Lập thết đãi linh đình và hỏi ông Hương Tuần :

– Xứ của anh có chơi đá gà không ?

– Lúc nầy là mùa đá gà ở xứ tôi. Ông Hương Tuần đáp.

– Ông tổ chức trường gà, tôi sẽ hướng dẫn dân tôi đến chơi đá gà với dân của ông nhá ?

Ông Hương Tuần đồng ý ngay. Ông vừa khai mạc trường gà mới có mấy ngày lại lên đây chơi đá banh giao hữu. Hai bên hẹn ước, nửa tháng sau sẽ có cuộc đá gà lịch sử của hai dân tộc ở vùng biên giới.

Ấp Bà Bài cách Gòi Tà Lập chừng hai mươi cây số đường ruộng, cách biên giới chỉ có một cây số rưỡi. Đường ruộng phẳng phiu, thuận tiện cho việc dùng xe bò làm phương tiện di chuyển.

Ông Hương Tuần cho người thông báo các lò nuôi gà nổi tiếng ở khắp nơi trong tỉnh đưa gà về ấp Bà Bài quyết ăn thua đủ với dân Miên Gòi Tà Lập. Ông Sáu Thiện, em rể của ông Hương Tuần ở Nhà Bàng, nổi tiếng là ông thầy, ông tổ của môn đá gà, đá cá lia thia. Ông Sáu Thiện còn là một thầy bùa, thầy ngải, ông cũng đã luyện thành công thiên linh cái để chửa bệnh cứu nhơn độ thế mà không khi nào lấy tiền của ai. Danh tiếng của ông Sáu Thiện cả vùng bẩy núi và nhiều nơi khác đều biết. Ông đem ba con gà chiến nhứt của ông ra ấp Bà Bài trước ngày đấu đá đúng một tuần lễ. Ông Sáu Thiện cưng nhứt là con gà chuối, lông dài mướt, mồng đỏ trông khí phách như ông Quan Vân Trường thời Tam Quốc. Con gà thứ hai là con gà ô, chân vàng rất dữ tợn như Trương Phi mỗi khi nó lâm trận đá. Con gà thứ ba, xám tro, mỏ vàng, chân vàng, con gà nầy từng đá thắng năm trận, đầu cổ, nách chân đều có thương tích.

Bây giờ con gà xám tro cũng như một lão tướng có nhiều kinh nghiệm trận mạc, nhưng sức dai không bằng con gà chuối non vừa mới lớn rất ư là sung sức. Hơn nữa, người ta chỉ vô nghệ phun nghệ cho các con gà nòi, đàng nầy ông Sáu Thiện còn phun thêm ngải trắng nữa cho các con gà chiến. Ông chăm sóc nó còn hơn là lo cho vợ con. Ông chăm sóc từng li từng tí một, từ miếng ăn thức uống, ông lại cho gà ăn thêm lá ngải, loại ngải trắng trị bá bịnh, đặc biệt là bịnh tức, đau nhức, ngải trắng trị rất tài. Người nào khi lâm trận đánh đấm với đám có võ nghệ mà lại có vô bùa, vô ngải hoặc vô cà tha, nếu có ngậm ngải trong miệng thì không sợ đối phương thôi miên hay dùng bùa ngải làm mê hoặc, choáng váng, mắt nhảy đom đóm. Có ngậm ngải trắng sẽ hóa giải mọi thứ bùa ngải của đối phương và rất vững tâm lâm trận đấm đá. Ông Sáu Thiện còn cho đám đệ tử và những người hâm mộ ông biết ông là bậc sư tổ của các loại ngải bùa, kể cả bùa Lỗ Ban ông Sáu Thiện cũng không ngán chút xíu nào.

Trước khi đem ba con gà chiến ra ấp Bà Bài. Ông tuyên bố như đinh đóng cột, lần nầy chắc ăn như bắp dù gà bọn Miên có vô bùa ngải, cà tha thì gà ông cũng vẫn thắng.

Người ta quần gà thường có một buổi sáng, đàng nầy ông Sáu Thiện  quần  gà chiến  của  ông  sáng, chiều và đôi  khi cả buổi trưa nữa. Thỉnh thoảng ông ngậm nước ngải ngâm rượu, đọc thần chú rồi phun vào nách, chân và sau cùng vào đầu gà. Các con gà nòi nầy thịt da rung rung và lắc đầu qua lại, sau đó chúng như hăng tiết gáy vang, cánh vỗ bành bạch. Ai xem ông Sáu Thiện tập luyện gà đá mà không mê.

Mấy chục người của xã Thới Sơn, vùng Cầu Sắt, gần nhà ông Sáu Thiện biết tin ông đem ba con gà tham chiến với dân Miên lần nầy. Họ xin ghi vô danh sách đá độ, kẻ nhiều người ít cộng chung cũng được vài trăm đồng bạc Đông Dương. Lúc bấy giờ một mét vải chỉ có mấy cắc, một con bò cũng có vài chục đồng thôi. Thế mà danh sách theo đá con gà chuối lên hơn hai trăm. Còn con gà ô, cũng được một trăm hai. Con gà xám tro cũng xấp xỉ một trăm. Mọi người phải lên danh sách trước được ưu tiên ăn thua. Mỗi trận đấu, có khi bên nầy đá nhiều tiền hơn bên đối phương, hai ghi sau sẽ bị rút ra.

Ông Sáu Thiện đem gà ra Bà Bài sớm để có thời giờ tập luyện chúng cho quen chỗ, khí hậu. Ông Hương Tuần che thêm rạp. Ghe xuồng tấp nập tới lui, đậu san sát nhau. Từ những vùng xa như miệt Long Khánh, Hồng Ngự đi phải mất trọn một ngày mới tới được ấp Bà Bài. Cách ngày đá gà chánh thức hai ba ngày, dân chúng tứ xứ tụ tập về đây. Ông Hương Tuần cho làm vài con bò đãi khách. Ai nấy cùng mong cho mau đến ngày quan trọng nhứt của vùng nầy.

Đây là lần đầu tiên, trường gà ở nhà ông Hương Tuần có tính cách thật đại chúng, qui tụ đủ mọi bộ mặt, loại sư tổ của nghề đá gà. Trước một ngày, từ Gòi Tà Lập với hai thớt tượng, hơn hai chục người ngồi trên lưng tượng cùng với hàng chục túi bàng đựng gà đá trong đó đi xuống ấp Bà Bài. Dân Bà Bài có dịp chiêm ngưỡng hai con voi to với hai cặp ngà dài cong vút. Người  ta  tin tưởng  rằng  voi  là thần linh mang đến điềm lành. Ông bà mình đã xếp loại, voi là con vật lớn đứng hàng thứ tư trong trời đất: nhứt điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng. Ở vùng Châu Đốc có nơi gọi Ông Tượng, có nơi gọi là Ông Voi, không ai dám gọi là con voi, con tượng bao giờ.

Vùng Thất Sơn, bảy núi, có núi Tượng mà lại cũng có núi Voi nữa. Núi Tượng thuộc xã Ba Chúc, từ vùng kinh Vĩnh Tế, xã Lạc Quốc đi bộ lên chừng bốn cây số. Núi Tượng là thánh địa của Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, một hệ phái của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo dạy mọi tín đồ phải có hiếu nghĩa với tổ quốc, đồng bào, báo đền tứ ân. Vì vậy mới có tên gọi là Đạo Hiếu Nghĩa hoặc là Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Nơi đây, năm 1979, Khờ Me Đỏ đã tàn sát đồng bào tín hữu Đạo Hiếu Nghĩa lên đến gần một ngàn người. Còn gần Nhà Bàng cách chừng hơn một cây số, có một cái núi nhỏ gọi là núi Voi ở khu vực nầy, hồi thời chiến tranh, du kích Việt Cộng thường phục kích khi xe quân đội di chuyển vào Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng hoặc quận Tri Tôn.

Người dân quê tin tưởng rằng hễ ai đạp được “cứt” voi thì bàn chân nứt nẻ sẽ lành hoặc phòng ngừa được bịnh nầy. Dân quê chỉ đi chân đất không có giày guốc nên ở lòng bàn chân và gót chân thường bị nứt nẻ. Có nhiều người còn tin rằng những đứa trẻ hay đau ốm, còm cõi, bụng ỏng, da méc tái xanh được chun qua bụng voi cũng trừ được các thứ bịnh ấy. Những đứa trẻ thuộc loại con cầu con khẩn “khó nuôi” và những bà bụng mang dạ chửa mà chun qua bụng voi cũng rất tốt xua đuổi được tà ma, bịnh tật.

Khi hai con voi của toán tiền đạo người Miên đi xuống trước, cả ấp Bà Bài như là ngày đại hội. Sáng hôm sau, từ Gòi Tà Lập hàng chục chiếc xe bò bóng loáng, tiếng lạc vang rền, ông Quận Trưởng cùng bà Quận và mấy chục người nữa lại mang theo nhiều con gà nòi chiến, tuyển lựa kỹ quyết ăn thua đủ. Mới hơn tám giờ sáng  có đến  trên hai trăm người tấp nập tề tụ về trường gà.

Ông Hương Tuần và một vị Thông Phán, một ông Cò ngồi một bên, ông Quận Trưởng với vài vị Chức Sắc của phía Miên và có một ông Lục, Sư của người Miên, ngồi một bên các vị nầy. Họ ngồi tại bàn danh dự chứng kiến ngày đá gà lịch sử.

Trong khi chờ đợi cáp độ giữa gà của người Miên và người Việt. Một độ đá mở màn giữa con gà nòi của đất Long Khánh với con gà của xứ Núi Sam. Trận đấu diễn ra rất hào hứng ngay từ hiệp đầu, danh sách đánh cá lên đến gần một trăm đồng. Trước đây những độ đá thường chỉ chừng năm, ba chục. Thiên hạ quăng bắt, đá “hàng xáo” ào ào tạo không khí vui tươi tưng bừng. Hai ông bà Quận Trưởng và các người Miên nói cười líu lo, tỏ vẻ thích thú, hài lòng trong cuộc đá gà lịch sử nầy.

Vừa hết hiệp hai, hai bên bắt gà cho nước và hiệp ba vừa bắt đầu con gà Long Khánh nhảy cao chém một nhát cựa vào đúng mắt trái của con gà Núi Sam, gục đầu lầm lũi, máu chảy ròng ròng và cuối cùng nó chạy vòng vòng không đá nữa, thế là thua. Trận mở màn chấm dứt. Trận thứ hai lại đúng con gà xám tro đá với con gà chuối của người Miên, mà con gà chuối nầy kể như là con gà trắng trông rất hung dữ, ông Lục người Miên, đọc kinh hay niệm chú gì đó. Bên nầy, ông Sáu Thiện cũng niệm thần chú bắt ấn và thổi nước ngải “phèo phèo” vào con gà xám tro, nó đứng lắc mình vươn đôi cánh như muốn gáy rồi lại thôi. Danh sách đánh cá lên gần năm trăm đồng Đông Dương. Riêng danh sách xã Thới Sơn Nhà Bàng của ông Sáu Thiện cũng lên đến hai trăm rồi. Hôm qua một người bạn thân của ông Sáu Thiện mê con gà xám tro nầy, ông đem bán một cặp bò được đâu sáu chục, ông theo hết với con gà ruột mà ông rất mê thích. Ông Hương Tuần cũng ghi vào danh sách một trăm, tờ giấy bộ lư tổ chản móc bóp lấy ra. Bên Miên gom góp lại chỉ có bốn trăm năm chục đồng, ông Hương Tuần rút bớt gần năm mươi đồng để cho độ đá được tiến hành ngay.

Mọi người như nín thở, chờ xem hai con gà chiến nầy tượng trưng cho trận đấu của hai sắc dân có máu mê đá gà ăn thua lớn.

Không biết ông Sáu Thiện đọc chú hay thì thầm điều gì đó với con gà xám tro đã từng ăn năm trận rồi. Trọng tài ra lệnh chuẩn bị. Hai bên vuốt lại lông gà nhắp nhắp vài cái để chúng nhìn gườm gườm nhau rồi cả hai buông gà ra nhẹ nhàng.

– Róc, róc, róc.

Con gà xám tro vừa xáp lá cà là nhảy cao nã ba phát liền vào mình, vào đầu và vào cổ con gà trắng chới với, nhưng nó là loại gà chịu đòn giỏi và còn lì lợm nữa. Nó nhanh nhẹn xỉa đầu vào nách con gà xám tro tránh sự tấn công của đối phương, chúng quần nhau, có thời giờ nghỉ ngơi, lấy lại phong độ. Mất mấy chục giây nó lựa thế quặp lưng vào đầu con gà xám tro nhảy tưng lên đá một phát như trời giáng. Nhưng may cho con gà xám tro, vì bị vướng vào nách, cái cựa dài của con gà trắng đâm rách sướt một đường dài chỉ đủ rướm máu, không gây thương tích trầm trọng cho đối phương. Có lẽ con gà xám tro như biết người biết ta, con gà trắng nầy không phải thứ dễ ăn như năm con gà trước đây. Hai con quần nhau lựa thế đá. Hết hiệp hai vẫn bất phân thắng bại.

Ông Sáu Thiện có vẻ lo, vì nếu trận đãu kéo dài e rằng con gà xám tro không đủ sức chịu đựng, nó thuộc vào loại lão tướng. Ông phun nước ngải, nước nghệ vào đầu, cổ, nách và chân cho mát. Ông dùng cái khăn thấm một chút nước banh mõ con xám tro cho uống vài giọt nước. Ông vẫn thì thầm với nó, mọi người xung quanh không biết ông nói gì. Ông lau lại đôi cựa. Sau một phút chăm sóc con xám tro coi bộ khỏe ra, khí thế hơn hiệp hai.

Mới  vào  hiệp ba, con gà trắng tấn công liền, con xám tro né kịp và nhanh như chớp, xoay mình mỏ quặp đúng vào cái đầu trọc lóc của con gà trắng, nhảy thật cao. Mọi người nghe một cái “bựt”, con gà trắng lăn đùng xuống đất, máu me đầy cổ  nó cố cựa quậy, muốn đứng lên nhưng không làm sao đứng lên được. Đôi mắt của nó nhìn trừng trừng vào con gà xám tro như trút bao hận thù. Trong khi đó, con xám tro tỉnh bơ đứng cạnh bên, đợi con gà trắng đứng lên là giáng đòn tấn công khác. Giống gà nòi rất có tinh thần anh hùng mã thượng không bao giờ tấn công thêm vào kẻ bại trận đang thoi thóp.

Trọng tài đếm đến tiếng thứ mười mà con gà trắng vẫn còn nằm dù chưa chết. Thế là con xám tro thắng trong vinh quang.

Trận đá thứ ba, một con gà ở Hồng Ngự đấu với con gà ở Cây Mít, chỉ có hai nước kết thúc trận đấu, con gà Hồng Ngự rượt con gà Cây Mít chạy có cờ.

Độ thứ tư giữa một con gà của dân Miên và một con gà của ông Năm Giỏi ở xã Mỹ Đức. Qua đến hiệp thứ tư con gà của ông Năm Giỏi bị con gà Gòi Tà Lập đâm chết giẫy đành đạch. Độ thứ tư này bên phía Việt Nam thua trên hai trăm.

Ông Hương Tuần đang nói chuyện với ông Quận Trưởng, ông Sáu Thiện khều nói nho í:

– Anh hai ơi ! Con gà chuối có độ rồi, nó đá với con gà cưng của ông Xã Trưởng ở Gòi Tà Lập. Danh sách lên đến tám trăm.

Ông Sáu Thiện hỏi tiếp :

– Anh hai đá độ nầy bao nhiêu ?

– Tao thêm cho đủ một ngàn nghe.

Ông Sáu Thiện gật đầu, lui ra, chuẩn bị trận đấu then chốt cuối ngày hôm đó.

Cả trường gà sôi nổi lên, ai cũng bàn tán. Với số tiền đá độ kỷ lục, trị giá bằng mấy chục con bò. Ông Quận Trưởng ngồi cũng không yên, đứng lên đi tới đi lui, xí xô với mấy người Miên đang làm danh sách trận đấu. Ông cũng móc bóp đưa mấy tờ giấy bạc, có lẽ cũng một hai trăm gì đó. Cả hai bên cho biết số tiền đánh cá ngang nhau rồi. Trận đấu sắp bắt đầu, khóa sổ, không lên danh sách nữa. Ai có đá thì đá “hàng xáo” ở ngoài.

Mặt ông Sáu Thiện như ngây như dại, nhìn đăm đăm vào con gà chuối, miệng nói thì thầm mà người ta nói ông Sáu đọc thần chú, khích tướng con gà chuối trước khi ra trận mạc. Ông vuốt đầu, vuốt lông, hôn nó. Con gà chớp mắt tỏ vẻ xúc động, nó lắc mình xù lông, chớp cánh liền mấy cái, cất tiếng gáy thanh tao. Ông Sáu Thiện sung sướng ra mặt, thấy con gà chiến số một của mình ngon lành, hiên ngang gáy vang. Mọi người lại bàn tán, trận đấu chưa bắt đầu mà con gà chuối đã gáy vang làm cho nhiều con gà khác cũng gáy tiếp theo. Con gà ghét tiếng gáy là như vậy đó.

Cả trường gà tăng thêm không khí sôi động. Bên phía ông Sáu Thiện quăng mười ăn bảy. Nhiều người Việt cũng như người Miên bắt liền vì họ cũng nhận biết con gà  của ông Xã Trưởng ở Gòi Tà Lập có cái dáng đứng oai phong, lông màu xám pha lẫn với màu đen, chân vàng nghệ, mỏ vàng. Trông sắc diện, lông cánh, chân, vẩy, cựa, đầu cổ chỗ nào người ta cũng thấy ngon lành, vừa ý. Những cái móc nghéo giao ước, quăng bắt thật rộn rịp.

Trọng tài ra lệnh trận đá bắt đầu. Ông Xã Trưởng ở một góc trường gà, ông Sáu Thiện ở một góc đối diện. Cả hai niệm chú, một thứ tiếng mà không ai hiểu gì hết. Một tay chận ngực con gà, một tay nắm ngay chỗ đuôi gà, thủ thế. Trọng tài nói hai thứ tiếng, cấm không ai được đẩy gà của mình tấn công trước gà đối phương vì đó là lợi thế, ăn gian những người đá gà. Cái đẩy mạnh đó rất nguy hiểm, nhiều khi con gà đối phương chưa buông ra, chưa sẵn sàng con gà được đẩy tới đá liền. Vì  vậy, cho  công  bình, hai bên giữ chặt gà lại chỉ để cho chúng nhìn nhau chuẩn bị xáp trận. Cả hai buông tay ra nhẹ nhàng, không ai được đẩy con gà mình tới tấn công trước. Khi hai bên buông gà ra, lẹ làng bước ra khỏi trường đá ngay. Tiếng Miên tiếng Việt nói qua nói lại rộn rã, cuộc đá hàng xáo và quăng bắt vẫn tiếp tục dài dài.

Hết hiệp một, hai con gà như chưa nóng máy chỉ lừa thế, tránh né nhau nên không có con nào bị thương tích gì cả. Trận đấu hơi chìm xuống, nhưng mới vào hiệp hai, con gà chuối của ông Sáu Thiện tấn công liền, nã hai ba phát tới tấp một cú “xí mứng” như một võ sĩ đánh thẳng vào mặt bằng cả hai tay, đàng nầy con gà chuối dùng hai chân với hai cựa dài giáp công lại nhảy đâm thẳng vào đầu vào cổ con gà xám đen, nó cũng rất nhanh né tránh nhưng không còn kịp nữa, một cái cựa phải đâm thẳng vào cổ máu phọt ra có vòi.

- Đổ máu rồi, đổ máu rồi. Con gà chuối ngon lành quá.

Mọi người nhao nhao lên. Vừa mới thấy con gà xám đen máu me tùm lum; như lấy bình tĩnh, nó dùng hết sức tàn của mình nhảy tưng lên thật cao đá hai chân cùng một lúc. Một cựa trúng vào mặt, một cựa trúng vào cổ, con gà chuối chới với té lăn nằm một đống nhưng vẫn còn cục cựa. Con xám đen cũng hết xí quách, máu me ra quá nhiều cũng nằm bất tỉnh một góc. Cả hai con không tài nào đứng dậy tiếp tục trận đấu.

Trọng tài đếm tới tiếng thứ mười, hai con không còn sức lực, ngất ngư thoi thóp, trọng tài xử huề, không bên nào thắng cả. Hai bên bắt gà ra. Lấy khăn thấm nước lau các vết thương, dùng miệng hút hết máu bầm, máu độc ra,dùng kim chỉ khâu lại vết thương, xoa nghệ.

Sau đó ông Sáu Thiện phun rượu có tẩm ngải trắng. Chỉ vài phút sau, con gà chuối đứng vững được. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, cũng may vết đâm trên trên mặt rất sâu nhưng không trúng vào mắt. Người ta hy vọng con gà chuối sẽ còn tiệp tục cuộc đấu đá oai hùng sau nầy.

Còn gà ô của ông Sáu Thiện cũng thắng một trận oanh liệt với một con gà của ông đại điền chủ người Miên ở Gòi Tà Lập, dù trận đấu kéo sang đến hiệp thứ năm mới kết thúc.

Ông Sáu Thiện mang theo ba con gà, hai thắng một huề. Một kỷ lục của thầy gà, tiếng tăm của ông vang dậy như sóng cồn. Hôm đó đá được tất cả bảy trận. Chiều đến mọi người ăn nhậu no say. Ông Quận Trưởng xin kiếu về trước. Còn lại đám đệ tử và dân địa phương sát phạt nhau bằng đánh me và đánh đề suốt đêm tới sáng.

Hôm sau, vừa ăn cơm trưa xong, chưa tới mười giờ thiên hạ lại tiếp tục cáp độ đá gà tiếp. Trận đá gà lịch sử năm ấy kéo dài cả một tuần lễ, một dấu ấn nhớ đời của người dân xứ Bà Bài.                                             

         

Trở Lại Trang hồi ký

    

Trở Lại Trang Chính

Lịch Sử Nội Chiến Mỹ Và Tượng Đài Miền Nam Thua Trận

Thử tưởng tượng một thời gian sau khi Miền Nam thất thủ vào ngày 30 tháng Tư, 1975, các tượng đài của các tướng sĩ của phe thua cuộc VNCH bỗng được dựng lên nhan nhản tại các tỉnh thành hay những địa danh ghi dấu các trận đánh lịch sử?

Và thử tưởng tượng lá cờ vàng ba gạch đỏ vẫn tung bay đâu đó tại một vài nơi ở Việt Nam?

Tất nhiên đó là chuyện đã không xảy ra, không thể xảy ra vì Cộng sản VN khôn ngoan đã lùa các quân dân cán chính của chế độ cũ vào các trại gọi là học tập cải tạo, nói là từ ba đến 10 ngày thôi rồi sẽ về với gia đình, làng xóm. Hàng ngàn, vạn người miền Nam đã tin theo và rủ nhau đi trình diện học tập, hy vọng sau đó được phục hồi quyền công dân và được phép đóng góp xây dựng một nước Việt Nam thống nhất hòa bình trong thịnh vượng.

Kết quả ra sao, ai cũng đã biết. Cộng sản Việt Nam đã viết lại lịch sử của “bên thắng cuộc” và đã bóp méo, hoặc cả loại bỏ, sự thật như thế nào, ai cũng đã rõ.

Thế mà chuyện phe thua cuộc lại có được cái khả năng viết lại lịch sử, chẳng những thế đã dựng lên trước sau cả ngàn tượng đài để tưởng niệm những vị “anh hùng” của phe mình, đã xảy ra ngay tại Mỹ.

Những tượng đài cho phe thua cuộc

Tôi thú thật không khỏi ngạc nhiên khi biết có cả ngàn pho tượng đã được dựng lên để tưởng nhớ “công lao” của các nhân vật từ tướng tá tới các chính trị gia của phe thua cuộc trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc cách nay đã 165 năm.

Những pho tượng không chỉ nằm trong phạm vi 11 tiểu bang của quân ly khai Confederate thời Nội chiến ở miền Nam nước Mỹ mà còn lan tràn cả ở miền Bắc, kể cả thủ đô Hoa Thịnh Đốn, và rải rác các nơi khác. Chưa kể cờ quạt của phe thua cuộc Confederate còn tung bay tại các tòa hành chính của ít ra năm tiểu bang, và trước một số tòa án, như một răn đe những kẻ không tin ở lịch sử đã-được-viết- lại của họ và giai cấp thượng đẳng của người da trắng. Cho tới gần đây.

Việc người da đen và nhiều người da trắng và da mầu khác đòi những tượng đài và biểu tượng của phe thua cuộc phải được gỡ bỏ thực ra không chỉ đang diễn ra gần đây, mà bắt đầu từ nhiều thập niên trước. Đòi hỏi này bùng lên ở mỗi biến cố nổi bật gây phẫn nộ, đòi xét lại và cả chống xét lại.

Gần đây hơn cả là các biến cố như vụ tàn sát tại nhà thờ ở Charleston, South Carolina năm 2015. Rồi vụ diễn hành của nhóm liên minh da trắng cực hữu ở Charlottesville, Virginia năm 2017. Và gần đây nhất là vụ người da đen George Floyd bị chết dưới đầu gối của một cảnh sát da trắng ở Minneapolis, Minnesota, và đã làm bùng nổ những cuộc biểu tình Black Lives Matter phản đối bạo hành của cảnh sát và đòi công lý, với sự tham dự không chỉ của dân da đen mà còn thu hút nhiều người da trắng và da mầu khác đa số thuộc giới trẻ.

Tại sao có sự kiện hàng ngàn pho tượng của phe thua cuộc được dựng lên khắp nơi trên đất Mỹ mặc dù cuộc Nội chiến nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ đã kết thúc từ hơn thế kỷ rưỡi?

Từ thua cuộc tới viết lại lịch sử

Cuộc nội chiến Hoa Kỳ diễn ra từ 1861 tới 1865 giữa quân chính phủ Liên bang và quân ly khai Confederate, một liên minh giữa 11 tiểu bang ở miền Nam. Nguyên nhân vì các tiểu bang miền Nam từ chối bãi bỏ chế độ nô lệ, nguồn kinh tế chính của họ, và đòi ly khai khỏi Liên bang để lập ra một quốc gia khác mà họ đặt tên là Confederate States of America. Cuộc chiến đã giết chết trên dưới 700,000 người; và kết thúc với phần thắng lợi của chính phủ Liên bang dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Abraham Lincoln thuộc đảng Cộng hòa.

Tóm lại, theo sử gia William A. Blair thuộc Đại học Penn State, tác giả cuốn “With Malice Toward Some: Treason and Loyalty in the Civil War Era” (2014), phe thắng cuộc đã có những nỗ lực nhân nhượng nhằm hòa giải với phe phiến loạn để giảm bớt hận thù và chú tâm vào việc xây dựng đất nước. Không có một nhân vật nào của phe thua cuộc bị xử về tội phản quốc, kể cả Tổng thống Confederate Jefferson Davis và Tướng Lee. Song cũng chính vì chính sách khoan dung đó của bên thắng cuộc, theo sử gia Blair, mà khi cơ hội đến phe thua cuộc đã có dịp viết lại lịch sử theo cảm quan của họ qua cái gọi là “Cult of Lost Cause” (Giáo phái của chính nghĩa bị thất lạc), mà tôi sẽ đề cập tới ở phần sau.

Nhờ ảnh hưởng của đảng Cộng hòa thời TT Lincoln, và do việc Quốc hội thời hậu chiến nằm trong tay đảng Cộng hòa, ba tu chính án nền tảng của công trình giải phóng dân da đen sau trên hai thế kỷ bị nô lệ đã được ban hành. Đó là TCA 13 chính thức hủy bỏ chế độ nô lệ; TCA 14, công nhận quyền công dân tự nhiên của bất cứ ai được sinh trên đất Mỹ; và TCA 15, công nhận quyền đầu phiếu của đàn ông da đen.

Trong thời kỳ Tái thiết (Reconstruction) diễn ra từ năm 1865 đến 1877, chính quyền Liên bang, qua sự hiện diện của quân Liên bang trấn đóng tại năm vùng quân sự (military districts) ở miền Nam, có phần vụ cải tiến đời sống của 4 triệu dân da đen tự do và giai cấp da trắng nghèo ở miền Nam. Nhiều thay đổi chưa từng có đã diễn ra tại các tiểu bang miền Nam của phe thua cuộc, gồm có việc thiết lập các nhà thương công, trường học miễn phí, trợ giúp cho người nghèo qua các dịch vụ xã hội cần thiết chưa từng hiện hữu trước kia. Về hành chánh thì các tòa án Liên bang được thiết lập thay thế cho các chính quyền tiểu bang. Những cuộc hội thảo về quyền hiến định, như quyền đầu phiếu, việc phê chuẩn các Tu chính án 13, 14 và 15 và Luật Dân Quyền 1875 luôn có nhiều người tham dự, học hỏi và trao đổi.

Kết quả, các sử gia ghi nhận trong thời kỳ Tái thiết này, có tổng cộng 600 dân biểu da đen tại các quốc hội tiểu bang, 14 dân biểu và hai thượng nghị sĩ Quốc hội Liên bang, và nhiều thẩm phán, cảnh sát quận trưởng và các viên chức da đen khác tại các tiểu bang miền Nam. Các tổ chức tư nhân, như Union League và Southern Farmer’s Alliance, giữa người da đen và da trắng nghèo đã giúp giải phóng cả hai giới khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào giới có tài sản da trắng.

Phe thua cuộc đã hẳn nuôi dưỡng sự căm hờn, chờ ngày quật khởi. Khi chính phủ Liên bang, một phần lớn do không khí chính trị tại Hoa Thịnh Đốn bắt đầu thay đổi với sự dần dà yếu thế của đảng Cộng Hoà, quyết định chấm dứt các chương trình Tái thiết sau 12 năm, đóng cửa các căn cứ tại các vùng quân sự và kéo quân Liên bang về Bắc, thì toàn thể dân da đen tại miền Nam nằm gọn trong vòng tay sinh sát của người da trắng.

Họ đề ra các luật lệ, như bộ luật Black code dành riêng cho dân da đen và bộ luật Jim Crow nghiệt ngã, để khủng bố và tước quyền hiến định của dân da đen. Và đặc biệt kinh hoàng hơn cả đối với dân da đen là tổ chức Ku Klux Klan mà người Việt nào cũng đã từng nghe nói tới, thường xuyên khủng bố dân da đen ngày cũng như đêm. Nhiều người gọi đây là chế độ nô lệ thứ hai ở Mỹ.

Nhiêu đó chưa đủ. Họ còn tìm cách viết lại lịch sử của cuộc Nội chiến.

Phong trào ‘Lost Cause’

Theo các sử gia, các tượng đài tưởng niệm các nhân vật của phe phiến loạn nhan nhản khắp nước Mỹ là kết quả của một phong trào có tổ chức tinh vi. Năng động và hữu hiệu nhất là tổ chức United Daughters of the Confederacy, thiết lập vào năm 1894 ở Nashville, Tennessee, tiếng là để bảo tồn văn hóa của phe ly khai cho các thế hệ sau, qua việc viết lại viết lại lịch sử, không chỉ qua các tượng đài mà còn qua phương tiện sách giáo khoa và các tổ chức ngoại vi này khác.

Theo đó, chính nghĩa của phe Confederate, mệnh danh là “Lost Cause” — chính nghĩa bị thất lạc, có nghĩa là cần được vãn hồi – được xây dựng trên niềm tin rằng đấy là một cuộc tranh đấu dũng cảm nhằm duy trì nếp sống vốn tốt đẹp của miền Nam chống lại sự áp đặt độc đoán của chính quyền Liên bang; rằng nô lệ thực ra là một thể chế nhân từ; và, quan trọng hơn cả, chế độ nô lệ không bao giờ là động cơ tham chiến của miền Nam (mặc dù tài liệu chứng cớ trên giấy trắng mực đen còn đầy dẫy trong các văn khố công của miền Nam).

Các bà trong hội đều thuộc thành phần gia đình có địa vị cao trong xã hội. Họ đã dùng ảnh hưởng đó để đẩy mạnh phong trào biện minh cho việc thiếu chính nghĩa của phe thua cuộc nhằm viết lại, đúng ra là bóp méo, lịch sử cuộc Nội chiến. Tồn tại trên ba phần tư thế kỷ, số hội viên UDC có lúc lên tới 100,000 người. Qua các buổi gây quỹ, thuê người vẽ và tạc tượng đài, rồi vận động các chính quyền địa phương để dựng tượng các anh hùng của họ ở các chốn công cộng như các tòa nhà quốc hội, các toà đô chính, các tòa án, dọc các đường chính, trong công viên khắp miền Nam. Bất cứ nơi nào có dính líu chút ít với Confederate đều đáng để dựng bảng ghi nhớ.

Theo sử gia Karen Cox, tác giả cuốn sách về tổ chức UDC, “Dixie’s Daughters: The United Daughters of the Confederacy and the Preservation of Confederate Culture,” bảo là các bà trong UDC đã chủ tâm biến ý niệm “Lost Cause” như một sự thật lịch sử quả không sai.

“Họ chính là lãnh tụ của phong trào ‘Lost cause,'” sử gia Cox nói, trong một cuộc phỏng vấn với Vox Media. “Họ rất hữu hiệu, như việc họ đã thành công trong cuộc vận động để dựng tượng đài tưởng niệm quân Confederate ở ngay trong Nghĩa trang Quốc gia Arlington mà chính Tổng thống Woodrow Wilson đã hãnh diện khánh thành trước một đám đông reo hò. Điều đó đủ cho thấy họ hữu hiệu như thế nào.”

Nhờ vận động của các bà trong UDC, hiện nay ở Mỹ có 1,747 tượng đài của phe thua cuộc, theo Southern Poverty Law Center. Ngoài ra, 103 trường tiểu và trung học và ba trường đại học được đặt tên của Tướng Robert E. Lee, Tổng thống Jefferson Davis và các nhân vật phiến loạn Confederate khác; 80 quận và thành phố mang tên của quân ly khai; năm tiểu bang công nhận chín ngày lễ kỷ niệm lịch sử của phe ly khai; và 10 căn cứ quân sự Mỹ được đặt tên quân phiến loạn.

Xây dựng tượng đài tưởng niệm chỉ là chuyện bề mặt, theo sử gia Cox. Cái ảnh hưởng lâu dài và còn tiếp tục tới tận hôm nay là tinh thần kỳ thị đã được tiêm nhiễm vào các thế hệ kế tiếp qua sách giáo khoa nhằm dậy trẻ em “sự thực về lịch sử Confederate.” Chưa kể việc vận động gây áp lực các thư viện công loại bỏ hoặc ghi ngoài bìa các sách “phản động” câu “bất công đối với miền Nam.” Và việc lập ra những tổ chức ngoại vi như Con Cái của Confederacy, và những buổi học tập “giáo lý Confederate” cho các em từ nhỏ tới 18 tuổi, với phần thưởng cho em nào thuộc lòng những đoạn “giáo lý” dài về cái gọi là “Lost cause” của miền Nam.

“Họ hiểu việc xử dụng giáo dục — ai thắng trận trên trường văn trận bút, ai thắng trận trên lịch sử — ấy chính là người thắng cuộc chiến,” sử gia Cox nói. “Họ biến lịch sử thành chuyện riêng tư, do đấy mà nó sống lâu. Nhiều thế hệ trẻ em đã được nuôi dưỡng trong những chuyện kể lịch sử như thế và đã lớn lên trở thành những kẻ phân biệt chủng tộc (segregationists) trong các thập niên 50 và 60. Bởi vì họ đã được khuôn đúc như vậy từ tấm bé.”

Công trình của các bà trong UDC kéo dài từ cuối thế kỷ 19 tới sau đệ nhị Thế chiến. “Thế nhưng công tác gây hại kể như đã hoàn tất,” sử gia Cox nói.

Sự thật lịch sử

Trở lại những cuộc biểu tình đòi xóa bỏ các tượng đài của phe ly khai Confederate, rồi từ đó lan ra các biểu tượng khác liên hệ tới một lịch sử khác, đó là lịch sử của dân bản xứ da đỏ tại Mỹ, và lịch sử của thời thực dân tàn bạo. Lẫn trong những cuộc biểu tình đòi xét lại lịch sử này đôi khi có những hành động phá hoại quá khích, do thiếu suy xét hoặc hiểu biết. Tuy nhiên, không thể vì thế mà kết luận nông nổi và tiêu cực về mục đích sâu xa đằng sau những cuộc biểu tình này, đó là nhu cầu về sự thật lịch sử phải được tôn trọng.

Phe phiến loạn Confederate đã bỏ ra gần một thế kỷ để tẩy não dân Mỹ về sự thật dẫn tới cuộc Nội chiến mà họ là kẻ thua cuộc. Họ đã thành công, song tới một lúc nào đó, và cuối cùng, dù là sau hơn cả thế kỷ rưỡi, sự thật đã và đang thắng. Phản ứng tích cực của nhiều giới trong các chính quyền tiểu bang, quận, tỉnh và các cơ sở văn hóa, giáo dục đối với việc gỡ bỏ những tượng đài, cờ quạt và biểu tượng của quân phiến loạn, cho thấy đòi hỏi sự thật lịch sử phải, đã và đang được chú ý và tôn trọng.

Khi nào tới phiên các “tượng đài nghìn tỷ” của Việt Nam?

Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 8

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn đã chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang (ở Hà Lan), lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ờ Anh), giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

– Với hiệp ước Véc-xai, Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc MT (USA) ra đời.

– Hiến pháp 1787 đã đề cao vai trò của chính quyền trung ương, củng cố vị trí và tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản và chủ nô, song chưa đem lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

– Tháng 12 – 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dán Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng.

– Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ờ Phi-la-đen-phi-a. yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí. nhưng không đạt kết quả.

– Tháng 4 – 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-si-ơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

– Ngày 4 -7 – 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.

– Tháng 10 – 1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ờ Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc.

Lịch Sử Dòng Gà Chọi Của Bobby Boles

Tôi không biết bắt đầu từ đâu bởi Bobby Boles quá vĩ đại, mãnh liệt và không tưởng đối với những người chưa từng thấy ông ngoài đời. Với nhiều người từng gặp Bobby ở các trện derby được tổ chức hai tuần một lần, điều đó giống như là một giấc mơ có thật bởi tất cả những gì được chứng kiến đều hoàn toàn kỳ diệu.

Chúng ta có một nguyên tắc ở đây, chúng ta sẽ dùng lời nhẹ nhàng với những ai còn sống ngoại trừ một hay hai người!!! Như Tom Spurrier nói, câu chuyện này sẽ dài, tốt nhất nên “cho thêm củi vào lò”. Tôi cần chút thời gian để thực sự kể bạn nghe mọi thứ về Boles, về cách thức, ý tưởng và những khả năng tiềm ẩn của ông, rồi khi tôi kể xong nó sẽ làm đầu óc bạn như muốn nổ tung ra. Boles thực sự là một huyền thoại lớn nhất mọi thời đại trong làng đá gà, cùng với thành công vang dội nhất và không bao giờ ông bán dù một cọng lông gà; kể cả khi được trả 30 ngàn đô sấp lên chỉ cho một bộ ba (trio). (Điều này sẽ lôi kéo bao nhiêu kẻ ngồi lê đôi mách ngoài kia chăng???)

Đa phần ghen tị nhưng TẤT CẢ đều phải sợ!!! Nếu tôi kể hết bài này thì nó sẽ khiến các bạn phải trợn tròn mắt. Ban đầu, theo tôi nhớ Boles đến Hot Springs, Arkansas cả thảy ba lần (một trong những lần đó ông đụng độ với Doc. Watkins). Võ sĩ quyền Anh Jack Dempsey là người đầu tiên từng mở “cánh cửa triệu đô”. Dempsey thường dự các trận đá gà ở Sand Springs, Oklahoma và Hot Springs, Arkansas. Ngày ấy, Tom Spurrier và Jack Dempsey trông giống nhau như hai anh em ruột vì tóc của họ đều bóng lưỡng và chải ốp bằng loại dầu bóng hoa hồng xưa, nhưng Tom cao hơn.

Ghi chú (vnrd)*derby = đá giải, bạn đăng ký gà với ban tổ chức để bốc thăm và xếp lịch đá.*đá cáp (hatch fight) = hai bên đồng thuận mới đá (giống như cáp gà ở ta).*đá hụp (ducking) = hụp hay rạp mình xuống để gà địch bay qua đầu, sau đó mới xoay lại đá khi địch vừa chạm đất; gà đá lối này thường bất lợi khi gắn cựa sắt.*đá lông (puller-up) = nhào vô nắm lông để đá; gà quen lối này dễ đưa đầu cho gà địch đâm.*Serge Capistrano thăm trại của Bobby Boles (1990)

Bạn đang xem bài viết Một Trận Đá Gà Lịch Sử trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!