Cập nhật thông tin chi tiết về Ngỡ Ngàng Nguồn Gốc Lịch Sử Giống Gà Tre Trứ Danh Việt Nam mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngỡ ngàng nguồn gốc lịch sử giống gà tre trứ danh Việt Nam
Tên gọi chính xác của gà tre phải là ”gà che”. Sự thật và tên gọi nguồn gốc giống gà này sẽ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Là giống gà có trọng lượng nhỏ, thân hình đẹp, gà tre là một sinh vật cảnh được nhiều người Việt ưa chuộng. Sự thật và tên gọi nguồn gốc giống gà này sẽ khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Theo đó, gà tre có tên gọi gốc là mon-che theo tiếng Khmer. Đây là một giống gà bản địa được đồng bào người Khmer nuôi từ xa xưa ở khu vực miền Tây Nam Bộ.
Tên gọi chính xác của giống gà này là “gà che”. Theo thời gian, khi gà “che” phổ biến khắp Việt Nam, người ta lại tưởng cái tên “che” là do dân miền Tây phát âm sai nên sửa lại là gà “tre”, và trở thành tên gọi chính thức như ngày nay.
Với trọng lượng từ 400 gram đến 600 gram cho gà mái, 500 gram đến 800 gram cho gà trống, có thể nói gà tre là giống gà bản địa nhỏ nhất Việt Nam và cũng là một trong các giống gà nhỏ nhất trên thế giới.
Trong vài thập niên trở lại đây, gà tre Nam Bộ bị suy giảm số lượng nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn do bị loại bỏ vì không mang lại hiệu quả kinh tế cao, bị lai tạo với nhiều giống gà khác.
Ở Việt Nam hiện tại có nhiều giống gà nhỏ được bán trên thị trường với tên gọi gà tre, nhưng thực chất đều là gà lai hoặc gà nhập ngoại, không phải giống gà tre bản địa của miền đất Nam Bộ.
Từ tên gọi một giống gà đặc hữu, gà tre đã trở thành tên gọi chung cho các giống gà cảnh cỡ nhỏ. Ngày nay, may ra ở các vùng sâu vùng xa mới còn sót lại những con gà tre Việt thuần chủng…
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
T.B (tổng hợp)
Nguồn Gốc Và Đặc Điểm Của Các Giống Gà Tre Ở Việt Nam
Gà tre là giống gà cho giá trị kinh tế rất cao. Không chỉ lấy thịt, gà tre còn sử dụng làm cảnh. Ngoài ra, đối với người chơi gà đá, gà tre đá cũng là một giống gà được ưa thích. Bài viết sau sẽ trình bày về đặc điểm của các giống gà tre ở Việt Nam hiện nay.
Nguồn gốc của các giống gà tre ở Việt Nam
Các giống gà tre thuần chủng của Việt Nam không hề ít. Tuy nhiên, cùng với các mục khác như làm cảnh hay đá gà, gà tre đang ngày càng được lai tạo thành các giống gà tre mới.
Bởi vậy, nếu nói đến nguồn gốc của các giống gà tre ở Việt Nam hiện nay thì rất khó để xác định. Vì chính xác hơn, chúng là đời con lai từ gà thuần chủng và các dòng gà nhập khẩu khác.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có 4 giống gà tre phổ biến nhất gồm gà tre Tân Châu, gà tre Mỹ, gà tre Thái, gà tre Serama.
Đặc điểm các giống gà tre ở Việt Nam
Các giống gà tre phổ biến trên thị trường Việt nam bao gồm gà tre Tân Châu, gà tre Mỹ, gà tre Thái, gà tre Serama. Mỗi loại lại có đặc điểm riêng biệt và nổi bật.
Gà tre Tân Châu
Gà tre Tân Châu là giống gà cảnh có nguồn gốc Việt Nam. Cụ thể là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Đây không phải là giống gà tre thuần chủng. Nói chúng có nguồn gốc Việt Nam bởi gà tre Tân Châu được lai tạo với gà tre bản địa với gà Nhật Bản.
Gà Tân Châu rất được ưa thích để làm cảnh. Bởi chúng có bộ lông dày, mịn màng, che kín toàn thân. Lông cổ là phần nổi bật nhất của gà Tân Châu. Bởi phần lông cổ mềm, mịn, dày, dài che kín từ dưới tai xuống đến giữa lưng gà.
Phần lông mã lưng lại mềm và suông dài chạm đất. Bộ lông đuôi nhiều, phân bố thành nhiều lớp, bản lông khá rộng. Lông đuôi phía trên dài cong xuống mặt đất, lông đuôi cao không quá đầu.
Gà tre Tân Châu được nuôi làm cảnh phổ biến trên toàn quốc. Đặc biệt đây là giống gà được lai tạo ở Việt Nam nên rất thích hợp với điều kiện thời tiết. Chúng dễ nuôi và dễ chăm sóc hơn rất nhiều giống gà khác.
Mặc dù có cái tên là gà tre Mỹ. Thế nhưng gà tre Mỹ ở Việt Nam lại không phải giống thuần chủng. Chúng đã được lai tạo với dòng gà khác như gà peru, gà asil, gà rừng.
Giống gà tre này được nuôi làm cảnh và cũng được nuôi làm gà đá. Gà tre Mỹ được nhiều người ưa chuồn bởi chúng có thân hình thon gọn, bộ lông màu sắc sặc sỡ và hoàn toàn khác biệt so với những giống gà cảnh khác.
Tuy nhiên, bản tính của chúng lại hung hăng, máu chiến, bo đá lớn và rất tốc độ. Bởi vậy, gà tre Mỹ cũng được sử dụng làm gà đá.
Gà tre Serama
Serama là giống gà tre có kích thước và khối lượng nhỏ bé. Hình dáng của chúng rất đặc biệt. Với bộ ngực nở nhô hết cỡ về phía trước, dáng đứng thẳng, cánh thẳng chạm đất che phủ gần hết chân và bộ lông đuôi thẳng đứng gần chạm mồng gà.
Gà serama là giống gà của người Malaysia, là biểu tượng của đất nước với dáng đứng thẳng như những chiến binh dũng cảm.
Gà tre Thái là giống gà tre có nguồn gốc Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng lại được nuôi thành công và phổ biến ở Thái Lan. Giống gà tre này có hình dáng khá giống với gà tre Serama.
Chúng có bộ lông rất đẹp. Lông gà tre Thái dày và dài, lông đuôi rộng, cặp lông phụng chủ phải hơi cong như hình lưỡi kiếm.
Những Danh Nhân Tuổi Dậu Nổi Tiếng Trong Lịch Sử Việt Nam
Tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du
Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 – năm con Gà cũng không nằm trong ngoại lệ đó.
1. Ngô Quyền (Kỷ Dậu 899-Giáp Thìn 944)
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm, huyện Phúc Lộc, Châu Giao (nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông là một danh tướng dựng nên vương nghiệp nhà Ngô.
Ông đã hai lần đánh bại quân Nam Hán xâm lược (lần I năm 930-931; lần II năm 938 trên sông Bạch Đằng).
Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử to lớn, là mốc son chói lọi chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỷ nguyên phát triển của quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ, thời kỳ trưởng thành của dân tộc Việt Nam.
Chiến thắng đó cũng để lại nhiều kinh nghiệm quý, nhất là nghệ thuật đánh bại quân xâm lược ngay từ cửa ngõ đất nước.
Năm Kỷ Hợi 939, Ngô Quyền xưng vương, mở nền độc lập tự chủ cho nước ta.
2. Đinh Bộ Lĩnh (Ất Dậu 925-Kỷ Mão 979)
Đinh Bộ Lĩnh vốn tên là Hoàn, Bộ Lĩnh là tước quan của sứ quân Trần Lãm phong cho. Ông quê ở Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Ông là con quan Thứ sử Châu Hoan thời Dương Diên Nghệ là Đinh Công Trứ.
Năm Ất Sửu 965, Nam Tấn vương Ngô Xương Văn mất, con là Xương Xí nối nghiệp, quá suy yếu phải về đống giữ đất Bình Kiều (Hưng Yên).
Ông thừa thế hưng binh đánh lớn, chỉ trong một năm dẹp yên được loạn 12 sứ quân. Ông được xưng tụng là Vạn Thắng vương.
Năm Mậu Thìn 968, ông lên ngôi vua, tôn hiệu là Đại Thắng Minh, đặt hiệu nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Ông chính là người có công lớn trong việc thống nhất đất nước.
Năm Canh Ngọ 970, ông bắt đầu đặt niên hiệu là Thái Bình. Ông cho đúc tiền đồng (là tiền tệ cổ nhất ở Việt Nam) gọi là tiền đồng Thái Bình.
3. Giang Văn Minh (Quí Dậu 1573-Đinh Sửu 1637)
Giang Văn Minh là văn thần đời Lê Thần Tông. Ông quê làng Mông Phụ, huyện Phú Lộc, Châu Giao (nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Năm Mậu Thìn 1628, ông đã là Tự Khanh, tước hầu. Năm 1637, ông được cử làm phó sứ sang nhà Thanh dâng lễ cống.
Đại thần nhà Thanh ra câu đối “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” dịch là “Cột đồng đến nay rêu đã xanh” và ông đối lại hiên ngang “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” dịch là “Sông Đằng từ xưa máu còn đó.”
Vế đối của Giang Văn Minh khiến nhà Thanh giận, giết chết ông, tẩm xác ông vào thủy ngân đưa trả về nước.
Ông được truy tặng Tả thị lang Bộ Binh, tước Vinh Quận Công, đồng thời ông được ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
4. Đoàn Thị Điểm (Ất Dậu 1705-Bính Dần 1746)
Bà có hiệu là Hồng Hà nữ sỹ, con Đoàn Doãn Nghi và Võ Thị, em danh sỹ Đoàn Doãn Luân.
Bà là một nữ sỹ tài danh đầu thế kỷ 18 sinh ra trên đất Kinh Bắc. Bà để lại nhiều bài thơ tràn trề tình cảm, da diết, u hoài và tập Truyền kỳ tân phả đầy ấn tượng.
Bản dịch song thất lục bát tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của bà được đánh giá là công trình dịch thuật từ thơ chữ Hán ra thơ Nôm hoàn hảo nhất trong nền thi ca nước ta thời xưa.
5. Nguyễn Gia Thiều (Tân Dậu 1741-Mậu Ngọ 1788)
Nguyễn Gia Thiều là nhà thơ đời Lê Hiển Tông, hiệu Tân Trai, tước Ôn Như Hầu. Ông sinh ngày 6 tháng 2 năm Tân Dậu 1741 tại Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh).
Ông được chúa Trịnh nuôi ăn học từ nhỏ. Lớn lên thành một trang thanh niên tuấn kiệt, văn võ toàn tài, được chúa Trịnh trọng dụng.
Năm 1759, ông được phong Hiệu uý, Quân trung mã tả đội. Năm 1763, ông được phong Chỉ huy Thiêm sự.
Năm 1771, ông được làm Tổng binh xứ Hưng Hoá và được phong tước Ôn Như Hầu.
Tuy vậy, Nguyễn Gia Thiều không chịu sống trong vòng cương tỏa, chán đường công danh trước cảnh loạn li, nên thường bỏ nhiệm sở, về Thăng Long uống rượu, làm thơ, luận đàm triết học.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông: “Ôn Như thi tập,” “Tây Hồ thi tập,” “Từ Trai thi tập,” “Cung oán ngâm khúc.”
6. Nguyễn Huệ (Quý Dậu 1753-Nhâm Tí 1792)
Ông là Anh hùng dân tộc, có tên là Quang Bình, Văn Huệ, nhân dân Bình Định đương thời gọi ông là Ông Bình, hay Đức ông Tám. Thân phụ ông họ Hồ sau đổi thành họ Nguyễn, người gốc Hưng Nguyên, Nghệ An.
Năm Tân Mão 1771, anh em ông lập đồn trại ở Bình Định chiêu tập nghĩa quân chống lại triều đình phong kiến chúa Nguyễn do quyền thần Trương Phúc Loan tác quái. Anh em ông thường lấy của cải của người giàu chia cho người ngèo.
Năm Cảnh Hưng thứ 37, 1776, ông cầm quân vào đánh Bình Thuận, tiêu diệt đạo quân của chúa Nguyễn đang tá túc ở khu vực này. Tiếp đó cùng Nguyễn Lữ vào bình định đất Gia định.
Năm Nhâm Dần 1782, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc vào Nam đánh Nguyễn Ánh, Ánh thua phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc.
Cuối năm 1784, Nguyễn Ánh đem quân Xiêm về đánh chiếm Sa Đéc. Ngày 18/1/1785, Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định, đánh một trận quyết liệt tiêu diệt hơn 20.000 quân Xiêm. Nguyễn Ánh cùng đồng bọn cũng chạy theo quân Xiêm sang tá túc ở ngoại thành Băng Cốc.
Năm 1786, ông cùng Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân ra Bắc diệt họ Trịnh, bình định xong đất Bắc.
Mùa Xuân năm 1789, Hoàng đế Nguyễn Huệ lấy hiệu là Quang Trung cùng 10 vạn quân thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh xâm lược do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu.
Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước quên cả mặc áo giáp. Thái thú Sầm Nghi Đống đóng quân ở Đống Đa quá khiếp sợ thắt cổ tự tử.
Ngày mồng Năm Tết Kỷ Dậu (1789), ông và nghĩa quân vào thành Thăng Long mình còn vương thuốc súng, được nhân dân đón tiếp tưng bừng.
Trong những năm làm vua, ông đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục. ông là một vị anh hùng lỗi lạc, một nhà chính trị quân sự kiệt xuất của Việt Nam.
7. Nguyễn Du (Ất Dậu 1765 – Canh Thìn 1820)
Ông là đại thi hào của Việt Nam, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Ông quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (nay là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) nhưng được sinh ra ở Thăng Long-Hà Nội.
Năm 1802, dưới triều Gia Long, ông được bổ làm tri huyện Phù Dung, rồi làm tri phủ Thường Tín.
Năm 1805, ông được thăng hàm học sinh điện Đông các rồi làm Cần Chánh điện học sỹ, rồi làm chánh sứ nhà Thanh. Đi sứ về ông được làm Hữu tham tri bộ Lễ.
Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị như “Truyện Kiều,” “Độc tiểu Thanh ký,” “Văn tế thập loại chúng sinh,” “Thanh Hiên thi tập”…
Trong số đó, Truyện Kiều là một kiệt tác văn học đã chinh phục được nhiều thế hệ bạn đọc; đồng thời là tác phẩm được chuyển ngữ sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới với trên 35 bản dịch.
8. Trịnh Hoài Đức (Ất Dậu 1765-Ất Dậu 1825)
Ông là danh sỹ thời Nguyễn sơ, tự là Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai.
Năm 1788, ông thi đỗ làm quan dưới triều chúa Nguyễn Ánh. Đến khi Gia Long lên ngôi, ông càng được trọng dụng. Nhiều lần đi sứ Phương Bắc, làm đến Thượng thư bộ Lại, kiêm bộ Hình và Phó tổng tài Quốc sử quản.
Ông nổi tếng văn chương một thời, cùng Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh đựoc người đời tặng là “Gia định tam gia.”
Thơ nôm của ông còn được truyền tụng khá nhiều: “Cấn Trai thi tập,” “Bắc sự thi tập.” Ngoài ra ông còn bộ “Gia Định thành thông chí,” khảo cứu về địa lý, lịch sử một miền đất nước.
9. Nguyễn Trung Trực (Đinh Dậu 1837-Mậu Thìn 1868)
Quê ông ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (Nay thuộc Long An).
Tên tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Sau khi đốt cháy tàu Pháp L’Espérance trên sông Nhật Tảo, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực.
Năm 1867, ông được triều đình Huế phong chức Hà Tiên thành thủ uý để trấn giữ đất Hà Tiên.
Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23/6/1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ Hòn Chồng.
Ngày 16/6/1868, ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được 5 ngày. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ chống giặc Pháp lâu dài.
Đến tháng 10/1868, để đảm bảo lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt.
Ngày 27/10/1868, giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá, khi đó ông 31 tuổi.
10. Trương Vĩnh Ký (Đinh Dậu 1837-Mậu Tuất 1898)
Trương Vĩnh Ký là một học giả, tự là Sĩ Tải, trước tên là Chánh Kí, sau đổi là Vĩnh Kí.
Ông vốn theo đạo Thiên chúa, có tên thánh là Jean Baptise, hay Petrus Kí. Quê ông ở tỉnh Vĩnh Long.
Ông là người thông thạo 15 ngoại ngữ phương Tây và 11 ngoại ngữ phương Đông. Người đương thời liệt ông vào hàng 18 nhà bác học trên thế giới.
Năm 1863, ông cùng Tôn Thọ Tường làm thông dịch viên cho phái đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình chuộc 3 tỉnh miền Đông. Sau khi về nước, ông làm chủ bút tờ Gia Định báo-tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt (năm 1868).
Năm 1898 ông mất, thọ 61 tuổi và để lại hơn 100 bộ sách giá trị.
11. Phạm Ngọc Thạch (Kỷ Dậu 1909-Mậu Thân 1968)
Phạm Ngọc Thạch quê Quảng Nam. Sau cách mạng Tháng Tám, ông là Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính khu Sài Gòn-Gia Định, rồi ra Bắc, được cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Việt Nam.
Ông có nhiều cống hiến xuất sắc cho nền y tế nước nhà, đặc biệt là trong việc phòng chống bệnh sốt rét và bệnh Lao.
Phạm Ngọc Thạch hy sinh ở chiến trường miền Đông Nam Bộ năm 1968.
12. Bùi Xuân Phái (Tân Dậu 1921-Mậu Thìn 1988)
Bùi Xuân Phái là hoạ sỹ bậc thầy trong việc mô tả phố phường và tạo nên một trường phái hội hoạ đặc trưng của Việt Nam với tên “Phố Phái.”
Ông quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội), xuất thân từ làng tranh dân gian Kim Hoàng.
Các bức Cánh võng, Văn Miếu, Ô Quan Chưởng, Phố cổ Hội An… đã được giới am tường nghệ thuật đánh giá cao. Đề tài ông vẽ đã trở thành một trường phái hội họa đặc trưng của Việt Nam với tên Phố Phái./.
Đặc Điểm Và Nguồn Gốc Một Số Giống Gà Phổ Biến Tại Việt Nam
là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ và trung Nam Bộ.
Ngoại hình: Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều, sắc lông không đồng nhất, gà mái có màu lông vàng, nâu, nâu nhạt, đen hoặc điểm các đốm đen ở đầu, cánh, cổ và chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, nhất là lông cổ và đuôi, nhưng đa số có màu vàng đậm, tía. Đầu thanh đa số mào đơn (95%). Da chân vàng, chân có 2 hàng vây, thịt vàng, vây chân có khi màu đen gọi là chân chì. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn 1 tháng con đã đủ lông như gà trưởng thành. Phần lớn gà Ri có màu lông vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, thanh, có mào đơn . Gà trống có lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, ngực vuông và mào đứng.
Khối lượng: Khối lượng cơ thể lúc mới nở khoản 28g, khi 1 năm tuổi, con trống nặng 1,8 – 2,5 kg; con mái nặng 1,3 – 1,8 kg.
là giống phát dục sớm: 4- 4,5 tháng đã bắt đầu đẻ. Sản lượng trứng đạt 120 – 150 quả/mái/năm. Nếu nuôi tốt, thực hiện chế độ cai ấp khi có con có thể cho sản lượng 164 – 182 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 40 – 45 g, tỷ lệ trứng có phôi đạt 89 – 90%, tỷ lệ ấp nở 94%.
Ưu điểm nổi bật nhất của gà Ri là gà mọc lông, phát dục sớm, thịt trứng thơm ngon, thích nghi với khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ít mẫn cảm đối với bệnh cầu trùng, bạch lỵ, đường hô hấp . Nhưng tầm vóc bé, trứng bé, sản lượng trứng thấp và tính đòi ấp cao. Vì vậy, gà Ri thích hợp với chế độ nuôi quảng canh theo hướng cả thịt và trứng ở từng hộ gia đình. Trong tương lai, khi mà trên đại trà ngành gà nuôi các giống gà cao sản, nuôi thâm canh thì gà Ri sẽ được coi là một đặc sản.
Gà có nguồn gốc từ làng Lạc Thổ, Thị trấn Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sự hình thành và phát triển gà Hồ gắn liền với tập quán cổ truyền, với nền văn hiến vùng quê Kinh Bắc cổ kính. Nơi sản xuất ra tranh Đông Hồ, đã đi vào lịch sử và được lưu truyền cho đến ngày nay. Gà Hồ cũng được nuôi phổ biến ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ và một số vùng khác ở miền Bắc.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác. Đặc điểm của con trống theo thành ngữ chọn giống của dân địa phương là : Đầu công, mình ốc, cánh võ trai, đuôi nơm (là nơm úp cá, để đạp mái dễ) da bụng, cổ màu đỏ, mào xuýt (mào kép), diều cân ở giữa; quản ngắn, đùi dài (cho thịt đùi nhiều) chân tròn, ngón tách nhau, da vàng, thịt ngon, lông mã lĩnh hay mận chín. Lông gà mái có màu lá chuối hay màu võ nhãn, màu đất thó. Gà trống da vàng, màu lông mận chín hay mận đen, ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, thân hình chắc chắn. Khối lượng mới nở 45 g/con, lúc trưởng thành con trống nặng 4,5 – 5,5 kg/con; con mái nặng 3,5 – 4,0 kg/con. Bắt đầu đẻ lúc 185 ngày tuổi. Một năm đẻ 3 – 4 lứa, mỗi lứa đẻ được 10-15 quả trứng. Khối lượng trứng 50-55 g/quả.
Tuổi đẻ của gà Hồ muộn 7,5 – 8 tháng. Sản lượng trứng 55 – 57 quả/năm/mái, khối lượng trứng 55 – 58 g (Theo Hội chăn nuôi Việt nam – 2002). Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi là 80%, tỷ lệ ấp nở 70%, tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi 80% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp – 2003). Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận – 2003 gà có sản lượng trứng đạt 60 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng ấp 70 – 80%.
Gà Hồ có thân hình vạm vỡ và là giống gà địa phương có từ lâu đời nên cũng có những ưu điểm của gà địa phương. Thịt, trứng thơm ngon, sức chống chịu với ngoại cảnh tốt, nhưng sản lượng trứng thấp. Do đó, gà Hồ được xếp vào nhóm gà hướng thịt của Việt nam.
Được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và hiện nay, phát triển mạnh ở một số địa phương thuộc địa phận đồng bằng sông Cửu Long, hiện bị pha tạp nhiều.
Gà có lông màu vàng, chân có lông màu đen ở bàn, có khi ở cả ngón, gà mẹ có loại trụi đuôi hoặc cũng có loại đuôi dài.
Khối lượng có thể lúc mới sinh 30g; khi trưởng thành, gà trống nặng 3kg, mái nặng 2kg.
Sản lượng trứng 70 – 90 quả/mái/năm, nặng 45 – 50 g/quả. Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi khoảng 85%; tỷ lệ ấp nở khoảng 88%; tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi khoảnglà 95%.
Gà Mán là vật nuôi truyền đời của đồng bào Dao, H’Mông, Nùng ở các huyện khác nhau của tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh phía Bắc. Gà có tầm vóc tương đối lớn so với các giống gà nội khác. Khối lượng cơ thể lúc sở sinh 34g, khi 24 tháng tuổi gà trống có thể đạt 4,5 – 5kg, gà mái 3 – 3,5kg.
Đặc điểm ngoại hình nổi bật của gà Mán là có chân màu vàng, trên da có những chấm xanh, màu hoa mơ. Lông màu hoa mơ hoặc nâu thẩm. Con trống trưởng thành màu đơn rất phát triển, thân dài, ngực rộng và sâu, lông đuôi cong dài. Gà có nhiều màu sắc: xám, vàng, nâu đất . Đặc biệt, hầu hết các con mái trưởng thành (80%) các bộ râu rất phát triển đó là một chùm lông vũ mọc dưới cằm của gà. Chùm lông này phát triển trở thành một đặc điểm ngoại hình đặc trưng của gà Mán để phân biệt với các giống gà khác.
200 ngày mới bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Sản lượng trứng 48 – 50 quả/mái/năm . Khối lượng trứng 50,34g/quả, trứng có phôi đạt tỷ lệ 95,35%, tỷ lệ nở chiêm 85,66% ( Theo Bùi Hữu Đoàn – 2003 ). Gà Mán có bản năng ấp rất cao và khéo, nuôi con khéo và kéo dài, tầm vóc lớn, nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Vì vậy mà gà Mán được nuôi để lấy thịt .
. Hiện nay nó được phát triển nhiều ở một số địa phương trong tỉnh Hưng yên, ngoài ra còn được nuôi ở Tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam… Gà có ưu điểm: Tầm vóc lớn, khối lượng trứng to; nhưng có nhược điểm xương to, đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, gà con mọc lông chậm; . Lông của con trống có màu mận chín (màu mã lĩnh) chiếm đa số, con mái có hai màu lông điển hình: lông xám xen kẻ đốm đen, nâu (dân địa phương gọi là lá chuối khô), chiếm đa số và lông nõn chuối (màu nõn chuối) chiếm số ít. Nói chung, màu lông gà Đông Tảo cũng ít bị pha tạp như gà Mía và tốc độ mọc lông chậm. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 33g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp- 2003). Gà thịt lúc 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình con trống đạt 2,5 kg, con mái đạt 2 kg. Gà đẻ lúc 4 tháng tuổi con trống trung bình đạt 4,8 kg, con mái 3,5 kg (Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi – 2001). Lúc trưởng thành mái nặng 2,5 – 3 kg, trống nặng 3,5 – 4 kg.
Sản lượng trứng trong 10 tháng đẻ 68 quả mái, tỷ lệ có phôi 90%, tỷ lệ trứng ấp nở 68% (Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi – 2001), khối lượng trứng 55 – 57 g, tỷ lệ trứng có phôi 88%, tỷ lệ ấp nở 70%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi 85% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp – 2003).
Được nuôi ở các tỉnh Nam Bộ, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon. Sáu tháng tuổi trống nặng 800 – 850 g, mái nặng 600 – 620g.
là một nhóm giống được lai tạo giữa gà Rhode Island kiêm dụng trứng thịt với gà Ri của ta tại Viện chăn nuôi vào những năm 70, năm 1985 được công nhận là nhóm giống.
Gà có lông nâu nhạt, mào đơn, chân vàng. Khối lượng lúc 9 tuần tuổi 660g/con; 19 tuần tuổi 1,5 kg/con; 44 tuần tuổi đạt 1,9 kg/con. Tuổi đẻ trứng đầu là 135 ngày Khối lượng trứng 49 g/quả. Năng suất trứng 1 năm đạt 180 – 200 quả/mái. Vỏ trứng màu nâu nhạt gần giống màu trứng gà Ri. Giống gà này được nuôi giữ tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương (Từ Liêm, Hà nội), dùng để lai với một số giống gà nội và gà nhập nội (gà thả vườn) tạo ra con lai năng suất cao.
Gà hướng trứng được phổ biến trong nước cũng như trên thế giới bởi chính ở sản lượng trứng cao của nó (trên 250 trứng/năm). Gà có đặc điểm chung là: Tầm vóc nhỏ, bộ lông dày, sít, ép sát vào thân. Mào, tích tai phát triển lớn, chân nhỏ, cao, không có lông. Cơ thể có kết cấu vững chắc, dạng hình thoi hay hình chữ nhật dài. Sinh trưởng chậm nhưng thành thục về tính sớm (2021 tuần tuổi). Hoạt động sinh dục mạnh, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở cao, không còn khả năng ấp bóng, thuộc loại thần kinh linh hoạt). Hiện nay phân thành 2 nhóm gà đẻ trứng đó là gà đẻ trứng vỏ trắng và gà đẻ trứng vỏ màu. Tiêu biểu cho các giống gà hướng trứng là các giống Leghorn (trắng và đỏ), gà trắng Nga, gà Minhorka (Địa Trung Hải).. .điển hình là giống Leghorn.
là giống chuyên trứng cao sản nhất thế giới hiện nay. Gà được tạo ra từ giống gà địa phương của Ý (Từ cảng Livor Ý gà chuyển sang Mỹ năm 1835, gà có lông màu trắng, nhỏ con nhưng đẻ trứng tốt). Qua quá trình lai tạo các nhà khoa học Mỹ đã cho giống gà Leghorn ngày nay. Gà Leghorn đã có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ ngành gà công nghiệp thế giới. Nó được nuôi rộng rãi ở hầu khắp các nước, ở các vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Trong sản xuất trứng gà Leghorn luôn chiếm tỷ trọng cao về đầu con và cao nhất về sản lượng trứng.
Đặc điểm ngoại hình: Gà Leghorn có lông trắng toàn thân, và có giống Leghorn màu đỏ. Bộ lông dày, sít, xếp sát vào thân. Cấu trúc cơ thể chắc chắn, bộ xương khoẻ chắc. Mào đơn có 5 khía răng cưa nhỏ, gà mái khi đã đẻ gà thường ngả về một phía. Đầu nhỏ, mắt xanh, lá tai màu trắng xanh là đặc trưng di truyền trội của giống. Cổ dài trung bình, ngực phát triển và hơi thẳng. Bụng và đuôi phát triển, với lông dài, mỏ, da, chân màu vàng.
Sinh trưởng phát dục: Thể trọng gà con 1 ngày tuổi là 39- 40g/con. Thể trọng khi đẻ trứng quả đầu tiên là 1,4-1,6kg. Trưởng thành gà mái nặng 1,7-1,8kg, gà trống là 2,0-2,2kg/con. Là giống thành thục sớm, gà con đủ lông ở tháng thứ nhất, gà mái bắt đầu đẻ lúc 5-5,5 tháng tuổi.
Sản lượng trứng trung bình một gà mái trong năm là 250-280 trứng, trọng lượng trứng 55-60 g/quả. Nhiều nước nuôi tốt gà Leghorn cho 300 trứng/con như Nhật, Canada, Mỹ. Tỷ lệ nở và trứng thụ tinh cao. Vỏ trứng có màu trắng.
Ở Việt Nam gà Leghorn nhập vào lẻ tẻ từ nhiều nước khác nhau nhưng nhiều nhất là từ Cuba từ năm 1974, khi Cuba giúp xây dựng các trung tâm giống gà quốc gia. Ta nhập từ Cuba 2 dòng gà hướng trứng giống Leghorn là X và Y.
Đặc điểm gà dòng X: Thân gọn, thon nhẹ, dài; mỏ, da chân màu vàng; lông màu trắng có ánh vàng; mào đơn 5 khía, to, đỏ tươi. Gà trống mào thẳng đứng, gà mái mào to ngả về bên trái che kín mắt. Lá tai màu trắng xanh. Tính tình nhanh nhẹn, ưa hoạt động. Gà dòng Y đặc điểm tương tự gà dòng X. Khi mới nở gà con lông có màu nhạt hơn gà dòng X. Gà trống có chân cao hơn so với gà dòng X.
Gà Văn Phú là giống gà địa phương được thuần dưỡng từ lâu ở xã Văn Phú, Xã Sài Ngã, huyện câm khê, tỉnh Phú Thọ; giống gà này phân bố hẹp, chỉ chủ yếu ở một vài địa phương trong tỉnh.
Về đặc điểm ngoài hình, thể chất: gà Văn Phú có ngoại hình cân đối, chân chì, cao, lông đen pha lẫn trắng ở cuống lông, mào đơn, da trắng, xương nhỏ.
Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn thấp hơn gà Đông Tảo, Gà Mán . Một năm tuổi con trống nặng 3,2kg, mái nặng 2 – 2,3kg. Sản lượng trứng khá 80- 100 trứng/mái/năm, khối lượng trứng 50 – 55 g. Tỷ lệ nở thấp, chỉ đạt trên 70% (Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận – 2003 )
là giống gà kiêm dụng, được dùng chăn nuôi theo cả hướng thịt và hướng trứng.
Gà có số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ yếu ở những địa phương có phong tục truyền thống văn hoá chơi chọi gà như: Hà tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, thành phố Hồ Chí Minh (huyện Hoóc Môn) Chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ.
Năng suất của giống gà nòi: Sản lượng trứng 50 – 70 quả/mái/năm, trứng vỏ màu hồng, khối lượng 50 – 55 g/quả. Gà có sức khoẻ tốt, nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm; được người dân nuôi để làm trong các cuộc lễ hội. Một số địa phương như vùng Hoóc môn và các tỉnh miền Đông thường cho lai với để nuôi lấy thịt.
được thuần dưỡng đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long An, Kiên Giang. Đặc điểm ngoại hình: Thân hình nhỏ, nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng tuyền xù như bông, mỏ, chân cũng màu đen, mào cơ phát triển, màu đỏ tím khác với các giống gà khác chân có 5 ngón nên còn gọi là gà Ngũ trảo và có lông chiếm đa số.
Gà ác trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640 -760 g Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 110 -120 ngày, sản lượng trứng 70 – 80 quả/mái/năm, trứng nặng 30 – 32 g, tỷ lệ trứng có phôi 90%, tỷ lệ ấp nở /trứng xấp xỉ 64%. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm.
có khối lượng nhỏ, tỷ lệ ít nhưng lại là loại gà thuốc, bồi dưỡng (tỷ lệ sắt trong thịt cao hơn gà thường 45%, tỷ lệ axít amin cao hơn 25%). Gà thường được nuôi chủ yếu để hầm với thuốc bắc hoặc ngâm rượu để bồi bổ sức khoẻ và trị bệnh.
hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung Quốc do lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với , được nhập vào nước ta từ sau năm 1997. Gà có màu lông đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ có màu vàng ánh kim, búp có màu xanh đen. Dòng mái có màu đốm đen, cánh sẻ là chủ yếu.
Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt – đốm đen; Chân màu vàng, mào đơn đỏ tươi, Thân hình cân đối, thân hình chắc, thịt ngon. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 – 1,3 kg. Khối lượng lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 – 2,2 kg, CON mái 1,7 – 1,8 kg/con. Tuổi đẻ đầu tiên 140 – 150 ngày, sản lượng trứng 150 – 170 quả/mái/năm.
có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam: Nuôi công nghiệp , bán chăn thả và chăn thả.
à một giống gà nuôi có xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc , được nuôi phổ biến ở một số nước để lấy thịt và lấy trứng. Đây là một giống gà thuần hoá, dễ nuôi và lớn nhanh và là loại gà hướng thịt thích nghi tốt với kiểu nuôi chăn thả cũng như chăn nuôi công nghiệp, có năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Gà có bộ lông màu vàng nhạt (màu lông tương đối đồng nhất), chân vàng, mỏ vàng (nên được gọi là gà Tam hoàng), đuôi có lông đen lẫn vào, cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng bằng, chân ngắn, hai đùi phát triển, chiều cao trung bình, trọng lượng khoảng 2 đến 4 kg (nuôi đến tháng thứ tư), một con gà rống trưởng thành trung bình nặng từ từ 2,5 – 4 kg, gà ái trưởng thành năng từ 2 – 2,5 kg, thịt gà vàng và rất chắc thịt. đẻ khi 5 tháng tuổi, và đẻ khá năng suất, sản lượng trứng bình quân 150 quả/mái/năm (hoặc 68 tuần) tỷ lệ nuôi sống rất cao (95%) và khả năng kháng bệnh tốt, chính vì vây được nuôi phổ biến đặc biệt là tại Việt Nam Thịt gà tam hoàng có thể chế biến rất nhiều món tuỳ theo sở thích như: Luộc , hầm với các loại củ… Thịt gà tam hoàng là món ăn không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có thêm năng lượng , can xi. Ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa. , thịt gà nói chung và gà Tam Hoàng nói riêng có tính ôn ngọt bổ dưỡng, lành mạnh phổi . Loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ phong.
Gà được nuôi theo hình thức công nghiệp (chăn nuôi công nghiệp) hoặc bán công nghiệp (thả vườn hoặc nuôi tập trung tại chuồng trại).
Bạn đang xem bài viết Ngỡ Ngàng Nguồn Gốc Lịch Sử Giống Gà Tre Trứ Danh Việt Nam trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!