Xem Nhiều 3/2023 #️ Nuôi Gà Tiến Vua Ở Bình Phước, Nuoi Ga Tien Vua O Binh Phuoc # Top 5 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 3/2023 # Nuôi Gà Tiến Vua Ở Bình Phước, Nuoi Ga Tien Vua O Binh Phuoc # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Gà Tiến Vua Ở Bình Phước, Nuoi Ga Tien Vua O Binh Phuoc mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ông Lê Văn Hoàng, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Liễu đưa chúng tôi đến trang trại của anh Phú vào một buổi chiều cuối tháng 6. Trang trại của anh nuôi 10 ngàn con gà trong 5 khu trại trên diện tích 9.000 m 2 nằm gần như tách biệt khu dân cư. Chúng tôi rất ngạc nhiên vì ngồi trò chuyện cùng ông chủ trang trại trẻ trong căn nhà ở giữa các trại nuôi nhưng không có mùi hôi.

Không biết cái nghiệp chăn nuôi gà đã gắn bó với anh Phú từ khi nào, chỉ biết sau khi rời quân ngũ, chàng trai sinh năm 1978 này trở về địa phương và chủ động phát triển kinh tế bằng nghề nuôi gà. Việc anh đột ngột chuyển sang nuôi gà Mía – giống gà nổi tiếng của Việt Nam là nhằm bảo tồn và phát triển giống gà quý này trên đất Bình Phước. Đây cũng là mô hình nuôi gà đặc sản đầu tiên trong tỉnh với giá khoảng 80 – 90 ngàn đồng/kg, phù hợp túi tiền người tiêu dùng. Hiện gà thành phẩm anh chủ yếu cung cấp cho các mối quen và người dân trên địa bàn nên đầu ra không ổn định.

Anh Phú cho biết: Ở miền Bắc có 4 giống gà quý là gà chọi ở Quốc Oai (Hà Nội), gà Hồ ở Bắc Ninh, gà Đông Tảo ở Hưng Yên và gà Mía ở Đường Lâm. Do thịt gà có hương vị đặc biệt nên đất Đường Lâm vẫn tương truyền gà Mía là sản vật tiến vua. Giống gà Mía thuần chủng có ngoại hình hơi thô, mình ngắn, đùi to, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vẩy, da đỏ sắc long tía; gà mái lông màu xám hoặc vàng. Đây là giống gà duy nhất ít bị pha tạp so với các giống gà nội khác, sau 4 tháng nuôi, bình quân gà trống nặng 2,3 kg/con, gà mái 1,9 kg/con. Thịt gà thơm ngon, vị ngọt đậm đà, thịt dai, da rất giòn, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Anh Phú giới thiệu những nét đặc trưng của giống gà Mía.

Nuôi gà Mía không giống như gà công nghiệp là chỉ cho ăn cám mà phải nuôi theo phương thức thả vườn. Gà được vận động và cho ăn cả thức ăn xanh như rau, củ, quả… mới khỏe mạnh, bảo đảm tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt; đồng thời bảo đảm vệ sinh chuồng trại, có sân chơi để gà chạy nhảy. Do đó, trại nuôi phải thiết kế thoáng mát, bảo đảm ánh sáng và sử dụng đệm lót sinh học để tiêu khí độc và khử mùi hôi thối. Phòng bệnh bằng tiêm vắc-xin, bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, nhất là giai đoạn gà đẻ trứng và vỗ béo để tăng sức đề kháng. Hiện anh Phú không chỉ tự tiêm phòng mà còn nghiên cứu các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giúp đàn gà khỏe mạnh và phát triển đồng đều.

Do chưa tự nhân giống được nên anh phải mua trứng từ xã Đường Lâm và dùng máy ấp để chủ động con giống. Anh Phú cho biết thêm: “Tôi đang nghiên cứu để tự sản xuất con giống và xây dựng mô hình theo quy trình khép kín từ con giống đến cung cấp gà thương phẩm ra thị trường. Trong trường hợp tìm được nguồn tiêu thụ ổn định, tôi sẽ xây dựng khu vực giết mổ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để cung ứng đến người tiêu dùng sản phẩm gà sạch và chất lượng”.

Lợi ích là vậy song anh Phú còn không ít trăn trở, đó là việc quảng bá hình ảnh gà Mía chưa được đầu tư đúng mức. Mặt khác, muốn mở rộng quy mô chăn nuôi cũng gặp không ít vướng mắc do việc tiếp cận vốn khó khăn, trong khi diện tích chăn nuôi hẹp, trình độ quản lý trang trại, dịch bệnh không chuyên nghiệp… Nếu những khó khăn trên được tháo gỡ và tạo được chuỗi tiêu thụ sản phẩm gà Mía sạch có chứng nhận của ngành chức năng ra thị trường thì không chỉ góp phần xây dựng thương hiệu mà còn giúp các hộ chăn nuôi nơi đây xây dựng vùng chuyên nuôi giống gà quý này.

Gà Mía thương phẩm trong trang trại của anh Hoàng Quốc Phú.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Hoàng cho hay: Để cơ sở chăn nuôi của anh Phú phát triển, hội đã giới thiệu anh tham gia hội thảo kết nối giao thương giữa doanh nghiệp với nhà nông do Hội Nông dân tỉnh tổ chức vừa qua. Tại hội thảo, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh hứa sẽ tạo điều kiện hỗ trợ trang trại quảng bá và giới thiệu hình ảnh gà Mía đến các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Đây là cơ hội rất lớn đối với trang trại của anh Phú nếu biết tận dụng. Thực tế cho thấy, để có nguồn thực phẩm sạch và bảo đảm chất lượng như gà Mía của anh Phú là rất khó. Do vậy, hội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh gà Mía đến với người dân và tạo điều kiện hỗ trợ anh Phú phát triển sản xuất bền vững.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Tình, Phó thôn 3 nói: Mô hình nuôi gà Mía của anh Phú đang phát triển rất tốt và được người dân trong xã ưa chuộng. Đây cũng là mô hình chăn nuôi tiêu biểu của thôn 3 nói riêng và xã Đức Liễu nói chung. Rất mong các cấp và ngành chức năng tạo điều kiện hỗ trợ để anh Phú duy trì chăn nuôi loại gà quý này, cũng như tìm nhà phân phối để ổn định đầu ra sản phẩm và sớm được nhân rộng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa bàn.

Nhấn vào hình để tìm hiểu kĩ hơn về sản phẩm.

Khi sử dụng đệm lót sinh thái Balasa N01 trong chăn nôi, bà con có thời gian để nghỉ ngơi, cải thiện sức khỏe, học tập, nâng cao trình độ dân trí, tham gia các hoạt động xã hội…”

504 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Gà Tiến Vua Trên Đất Bình Phước

Gà Đông Tảo là một trong những giống gà thích nghi tốt với môi trường Bình Phước và đang ngày một phát triển rộng khắp đem lại thu nhập khá cho người dân.

Được biết đến là người đầu tiên nuôi thành công giống gà tiến vua tại Bình Phước, chỉ với 3.000 m2 đất nhưng nhờ vào quy trình chăn nuôi khoa học, ông Thân Văn Vinh ở phường Tiến Thành (Đồng Xoài) đã sở hữu một trang trại với gần 500 con gà Đông Tảo siêu chuẩn đáng mơ ước, mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng. Bất kỳ ai đến thăm trang trại của ông đều phải trầm trồ, thán phục.

Ông Vinh cho biết, sau nhiều năm nuôi lợn và ngan hiệu quả kinh tế thấp, năm 2012 ông quyết định chuyển hướng sang nuôi gà. Dự tính ban đầu, ông nuôi giống gà Kiến Bình Định, tuy nhiên nhận thấy cùng quy trình kỹ thuật nuôi nhưng gà Đông Tảo quý hiếm hơn, giống to hơn, chất lượng thịt ngon hơn và giá bán trên thị trường vượt trội, cuối cùng ông chọn giống gà này.

Theo ông Vinh, nuôi Đông Tảo không khó bởi gà này cũng như những giống gà khác, ngoài cho ăn cám gạo, bắp thì cần bổ sung các vitamin, khoáng chất và giá đỗ để kích thích sự tăng trưởng. Tuy nhiên gà Đông Tảo có sức đề kháng yếu nên phải thường xuyên quan sát các triệu chứng như sổ mũi, có nước bọt ở mắt, lông xù… để cách ly và điều trị bệnh sớm, tránh lây lan. Khu vực nuôi phải sạch sẽ thoáng mát.

“Gà Đông Tảo khá mẫn cảm với tồn dư thuốc BVTV trong ăn, uống, nếu có điều kiện, người chăn nuôi cần cho “gà ăn chín, uống sôi”. Theo đó, thức ăn như bắp, thóc phải được đun nấu để loại bỏ tồn dư các chất độc giúp gà dễ tiêu hóa, hấp thụ, nước uống phải thật sự sạch và được bố trí cao ráo để gà sử dụng, có như vậy mới đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đàn gà”, ông Vinh bật mí.

Chia sẻ về bí quyết để giữ được gen giống gà Đông Tảo thuần chủng, ông Vinh tiết lộ, để giữ được giống gà này là một câu chuyện hoàn toàn khác, bởi gà Đông Tảo có chân rất to nên tỷ lệ phối giống thành công thấp. Mặt khác, sức đề kháng của gà rất yếu nên trứng cũng nhanh hỏng hơn so với gà thường, phải mất 3 năm ông mới có thể nhân thành công giống gà này.

“Thường thì gà Đông Tảo mái không biết ấp trứng trong khi gà trống lại kém làm “chuyện ấy” khiến loại gà thuần chủng này vốn đã quý càng thêm hiếm, thành ra giá trị của chúng là không phải bàn cãi, đó là động lực để tôi tìm cách nhân giống gà Đông Tảo trong nhiều năm trời và bước đầu đã thành công”, ông Vinh cười nói.

Theo đó, trong 500 con gà tại trang trại, qua sàng lọc, ông tuyển chọn, giữ lại 150 chú gà có mã đẹp nhất, công thức phối giống được thực hiện theo theo tỷ lệ 1 trống và 4 mái, để đảm bảo đậu cao. Số gà giống này được nuôi nhốt biệt lập với gà thương phẩm để chúng được thải mái trong sinh hoạt.

Trong quá trình thụ giống, người nuôi cần thường xuyên quan sát theo dõi để sau khi chúng giao phối thành công thì tiến hành bước tiếp theo là tách gà mái ra khỏi gà trống, tiếp tục nuôi nhốt riêng để tiện phân biệt và thu hoạch trứng đã có tinh.

Ông Vinh cho biết thêm, vì gà mái kém trong việc ấp trứng nên người nuôi gà phải trang bị máy ấp trứng. Tuy nhiên, mỗi máy ấp trứng có công suất thiết kế ít nhất là 500 trứng/lần ấp, ông phải thu gom ít nhất 1 tuần lễ mới đủ cho máy chạy. Trong khi đó nếu trứng ở ngoài môi trường tự nhiên thì phôi chỉ sống được không quá 3 ngày.

“Cái khó, ló cái khôn” qua nghiên cứu, nhận thấy nếu trứng được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 18 đến 22 độ C, thì phôi sẽ sống được 7 ngày, theo đó đối với trang trại chăn nuôi hở và ở khu vực có khí hậu nóng thì cần trang bị thêm phòng bảo quản có lắp máy điều hòa nhiệt độ để bảo quản trứng an toàn trước khi đưa vào máy ấp trứng”, ông Vinh chia sẻ.

Ngoài chăn nuôi giỏi, ông Vinh còn được biết đến là người cởi mở, không giấu nghề. Từ thành công của mình, ông Vinh đã không ngại chia sẻ giống và kinh nghiệm sản xuất cho hàng trăm người chăn nuôi gà trong và ngoài tỉnh Bình Phước.

Có thể kể đến trang trại 1.500 con gà Đông Tảo của ông Lê Văn Thế phường Tiến Thành (TP Đồng Xoài) hay nông trại 300 gà Đông Tảo của bà Nguyễn Thị Quý (huyện Phú Riềng). Với giá bàn từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/kg gà thương phẩm đã và đang đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho các nông, trang trại và người dân nơi đây.

Gà Nam tiến bằng… máy bay

Đến với xã Đức Liễu (Bù Đăng) hỏi thăm trang trại nuôi gà của Hoàng Quốc Phú ai cũng biết bởi anh đang sở hữu cả trăm con gà Mía, một trong 4 giống gà quý xưa kia dùng để “Tiến Vua” hiện đang được Nhà nước yêu cầu bảo tồn nguồn gen nghiêm ngặt.

Tiếp chúng tôi trong trang trại gà khang trang, ngăn nắp, sạch sẽ vừa được nâng cấp để mở rộng quy mô sản xuất, anh Phú cho biết, anh đã từng thành công với nghề nuôi gà công nghiệp. Tuy nhiên, nuôi gà công nghiệp có nhiều bất cập như chất lượng thịt không ngon, sức đề kháng yếu, giá bán thấp, quy trình sinh trưởng phát triển ngắn,…

Trong một lần tình cờ xem tivi, anh phát hiện nhiều nông hộ ở miền Bắc thành công với giống gà Mía, bên cạnh nuôi các giống Ri để “lấy ngắn nuôi dài”, anh Phú quyết định bỏ tiền đầu tư thêm giống gà Mía để phục vụ việc phát triển kinh tế gắn với bảo tồn giống.

Anh Phú tâm sự, để có giống gà Mía thuần chủng, năm 2016, anh ra tận xã Đường Lâm, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) để đặt hàng và vận chuyển bằng đường hàng không vào Bình Phước. Từ 2 cặp gà giống ban đầu, nhờ khí hậu Bình Phước khá phù hợp, gà ít bệnh tật, sinh trưởng phát triển tốt, đến nay anh đã sở hữu cả trăm con gà giống.

Nói về cách nhận biết gà Mía, anh Phú chia sẻ, không giống với các giống gà khác trên thị trường, gà Mía có ngoại hình hơi thô, mình ngắn, đùi to, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vẩy, da đỏ sắc long tía; gà mái lông màu xám hoặc vàng. Sau 4 tháng nuôi, gà trống đạt trọng lượng từ 2 đến 2,5 kg/con, gà mái đạt từ 1,7 đến 2 kg/con.

“Thịt gà thơm ngon, vị ngọt đậm đà, thịt dai, da giòn, được người tiêu dùng tại địa phương ưa chuộng. Tuy thân hình không lớn nhưng gà Mía được được bán với giá cao hơn hẳn các giống gà khác nhờ hình thức đẹp và chất lượng thịt”, anh Phú cởi mở.

Nói về phương pháp chăn nuôi, anh Phú cho biết, để đảm bảo lưu giữ được giống gà thuần chủng, không giống như nuôi gà công nghiệp là nuôi nhốt và chỉ cho ăn cám, gà Mía phải được nuôi theo phương thức bán chăn thả. Theo đó, chuồng trại thoáng mát và có sân chơi để gà chạy nhảy, vận động và tự đào bới, tìm thức ăn, tùy thời điểm bổ sung thêm cám, bắp… để gà đảm bảo chất dinh dưỡng.

Nói về phòng trị bệnh, anh Phú cho biết thêm, cũng giống như các loại gà thông thường, giống gà mía dễ mắc các bệnh cảm cúm, thương hàn… nên để giữ ấm cho gà và đảm bảo vệ sinh chuồng trại người chăn nuôi phải làm đệm lót sinh học.

Bên cạnh đó, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” người chăn nuôi cần tiêm vắcxin đầy đủ đúng quy trình, đồng thời bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, nhất là giai đoạn gà đẻ trứng và vỗ béo để tăng sức đề kháng, có như vậy gà mới khỏe mạnh, bảo đảm tốc độ sinh trưởng và duy trì được giống nòi.

Ông Trần Văn Phương, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Bình Phước cho biết: Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, tỉnh từng bước thay đổi căn bản ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng nâng cao giá trị, chăn nuôi an toàn và phát triển bền vững.

Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển chăn nuôi gia cầm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và chủ trang trại chăn nuôi. Phấn đấu đưa chăn nuôi gia cầm trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả cao, góp phần nâng cao đời sống người dân cũng như phát huy lợi thế để cạnh tranh và hội nhập.

Hiện tổng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh lên tới 5.967.000 con, trong đó gia cầm chăn nuôi theo quy mô trang trại là 2.846.348, chiếm 47,70% tổng đàn. Về công nghệ chuồng trại, có 44 trang trại chăn nuôi theo mô hình chuồng kín, 45 trang trại chăn nuôi theo mô hình chuồng hở.

Trần Trung – Phúc Lập/https://nongnghiep.vn/

“Vua Gà” Đông Tảo Bình Phước Và Chiếc Máy Ấp Trứng Đa Năng

Ở TX.Đồng Xoài, Bình Phước, ông Thân Văn Vinh không chỉ được ví là “vua gà” Đông Tảo, mà còn được biết đến là một “kỹ sư chân đất” khi tự sáng chế ra chiếc máy ấp trứng đa năng.

Ông Thân Văn Vinh (63 tuổi, ngụ ấp Suối Cam, xã Tiến Thành, TX.Đồng Xoài, Bình Phước) không chỉ được biết đến là người cung cấp giống gà Đông Tảo số 1 tại TX.Đồng Xoài mà ông còn được biết đến là người sáng chế ra chiếc máy ấp trứng đa năng vừa rẻ tiền, vừa có thể ấp hàng chục loại trứng khác nhau cùng lúc.

Ông Thân Văn Vinh đã vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi gà Đông Tảo. IT

Nông dân sản xuất giỏi

Xuất thân từ gia đình có truyền thống chăn nuôi cũng như làm nghề ấp trứng gia cầm nên ông Thân Văn Vinh sớm định hướng lấy nghề chăn nuôi gia cầm để phát triển kinh tế gia đình. Nhận thấy gà Đông Tảo là một trong những giống gà quý hiếm có giá trị kinh tế cao nên cách đây hàng chục năm ông đã ấp ủ ý định nhân giống giống gà quý này.

6 năm trước, ông đã trực tiếp về vùng đất Đông Tảo, H.Khoái Châu (Hưng Yên) đưa giống gà quý này về Bình Phước nuôi dưỡng. Do có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm nên việc nuôi, chăm sóc gà Đông Tảo đối với ông không có gì khó khăn.

Ông Vinh cho biết gà Đông Tảo tương đối khó nuôi so với các loại gia cầm khác nhưng hiệu quả kinh tế rất cao. Do giống gà của ông thuộc dòng F1 – F2 nên giá bán hiện tại tương đối cao (khoảng 300.000 đồng/kg). Mỗi con gà thương phẩm có giá trên dưới 1 triệu đồng. “So sánh với các loại gia cầm khác thì gà Đông Tảo vừa tiết kiệm chi phí chăm sóc, thức ăn. Cùng thời gian, nuôi 50 con gà Đông Tảo có thể mang lại lợi nhuận bằng nuôi hơn 200 con gà ta”, ông Vinh chia sẻ.

Hiện nay, trại nuôi của ông Vinh luôn duy trì hơn 500 con gà Đông Tảo thương phẩm cũng như gà giống. Mỗi năm ông xuất ra thị trường gần 300 con gà Đông Tảo thương phẩm, xuất bán hàng ngàn cặp gà Đông Tảo giống cho người dân trong và ngoài tỉnh, cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ nuôi gà Đông Đảo, hiện nay trên diện tích hơn 3.000 m2 của gia đình, ông còn nuôi vịt xiêm, lợn nái, vịt trời… Cũng giống như gà Đông Tảo, ông Vinh vừa nuôi bán thương phẩm, vừa bán giống nên giá trị kinh tế thu về rất cao, mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông thu về gần nửa tỉ đồng.

Kỹ sư chân đất

Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ông Vinh còn biết đến là một “kỹ sư chân đất” khi tự mình sáng chế ra chiếc máy ấp trứng đa năng. Ông Vinh cho biết: Với các vật liệu đơn giản như gỗ ép, đinh ốc, 4 bóng đèn sợi đốt, loại 220V/bóng, bộ ổn áp điện, bộ tỏa nhiệt và đồng hồ báo nhiệt độ… ông đã mày mò cải tiến từ mẫu máy ấp trứng gia cầm tự động của Trường ĐH Nông lâm chúng tôi thành chiếc máy ấp đa năng với nhiều ưu điểm vượt trội. Thứ nhất, chi phí rẻ (chỉ từ 4 đến 6 triệu đồng/máy); thứ hai, máy có thể ấp gần 2.000 quả trứng cùng lúc; thứ ba, máy có thể ấp cùng lúc nhiều loại trứng khác nhau (gà, vịt, ngan, ngỗng… với tỷ lệ nở đạt trên 90%).

Không chỉ giỏi về sản xuất, kinh doanh, ông Thân Văn Vinh còn rất chịu khó học hỏi, tìm tòi và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Nhiều năm liền ông Vinh được công nhận là nông dân sản xuất giỏi và được các cấp hội nông dân tặng bằng khen, giấy khen”. Ông Nguyễn Văn Lâm – Phó Chủ tịch Hội nông dân TX.Đồng Xoài

Hiện trại gà Đông Tảo và mô hình sản xuất kinh tế của ông Thân Văn Vinh là một trong những địa điểm thường xuyên được Trung tâm Khuyến nông TX.Đồng Xoài, Hội Nông dân các cấp tổ chức các buổi hội thảo nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm đến bà con nông dân cùng học hỏi và nhân rộng.

Về Bắc Ninh Ăn Gà Hồ Tiến Vua

Làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) nổi tiếng với giống gà Hồ đẹp, vạm vỡ, nặng khoảng 5-6kg. Đây là giống gà quý, từ xa xưa đã được chọn để dâng lên tiến Vua. Theo thời gian, giống gà này dần mai một, thậm chí còn ghi vào trong sách Đỏ, cần được bảo tồn. Nhờ sự cố gắng của dân làng Lạc Thổ, giống gà này dần được khôi phục, trở thành đặc sản của tỉnh Bắc Ninh.

Những tháng giáp Tết, lượng khách đổ về làng Lạc Thổ mua gà ngày càng đông, nhiều khi không đủ đáp ứng khách hàng. Gà Hồ có giá 3-4 triệu đồng một con, cao hơn nhiều so với các giống khác bởi gà có mã đẹp, lông bóng mượt, đôi chân to có vảy mịn, bản tròn, thịt có màu hồng, thơm ngon, không bã.

Hiện nay, trong làng có trên 100 hộ tham gia nuôi gà Hồ với mục đích kinh doanh, song song với duy trì, bảo tồn nguồn gen quý hiếm của giống gà đặc biệt này. Ngoài ra, các hộ gia đình thường xuyên trao đổi gà cho nhau để tránh hiện tượng đồng huyết trong đàn. Nếu bị giao phối đồng huyết, gà có thể giảm tốc độ sinh trưởng, gây hiện tượng quái thai, giảm sức sản xuất. Do vậy, bà con làng Thổ hết sức coi trọng vấn đề này.

Thông thường, thời gian nuôi gà từ lúc mới nở đến lúc lấy thịt khoảng một năm. Việc chọn ra giống gà tốt đem nhân giống phải trải qua nhiều bước và đòi hỏi người nuôi gà hết sức kiên nhẫn, cẩn thận. Từ khi gà con bắt đầu nở, bóc trứng chui ra cho đến lúc gà sinh sản đều được bà con quan sát kỹ, thậm chí phải ghi chép lại cẩn thận tránh nhầm lẫn. Chỉ những con gà nhanh nhẹn, mào đỏ, nổi mã, gân chân nhiều, mắt sáng, đạp mái mới được lựa chọn làm gà giống.

Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tối, người dân làng Lạc Thổ đều tới chuồng gà để vệ sinh chuồng trại, kiểm tra tình trạng sức khỏe và cho gà ăn. Chế độ dinh dưỡng của gà Hồ rất đặc biệt, thức ăn của chúng là hỗn hợp gồm: cơm, cám gạo tự nhiên, gạo, ngô. Tất cả những nguyên liệu này đều do dân làng tự sản xuất, không thu mua bên ngoài để đảm bảo vệ sinh cũng như nguồn gốc. Cám công nghiệp không được sử dụng để làm thức ăn cho gà.

Bên cạnh đó, gà Hồ được phòng bệnh ngay từ nhỏ nên ít bị bệnh, sinh trưởng khỏe mạnh. “Phòng hơn chữa” là phương châm của những người dân nuôi gà ở làng Lạc Thổ. Định kỳ hàng năm, câu lạc bộ gà Hồ tại làng Lạc Thổ đều cử người đến từng hộ gia đình để phun thuốc, tiêm phòng và rắc vôi bột để tăng sức đề kháng, diệt trừ các loại vi khuẩn gây bệnh cho gà.

Gà Hồ không chỉ làm nên thương hiệu cho tỉnh Bắc Ninh mà còn là một sản vật vô giá của địa phương, giúp người dân vươn lên làm giàu. Tuy còn gặp nhiều khó khăn về diện tích đất nuôi gà, nguồn vốn nhưng bà con nơi đây luôn cố gắng để lưu giữ, cũng như quyết tâm không để giống gà quý hiếm này bị mai một.

Bạn đang xem bài viết Nuôi Gà Tiến Vua Ở Bình Phước, Nuoi Ga Tien Vua O Binh Phuoc trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!