Cập nhật thông tin chi tiết về Ông Lão Mê Gà Chọi mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mê gà từ cái thuở “thò lò mũi xanh” cho đến nay đã bước sang cái tuổi “thất thập cổ lai hi” nhưng hễ cứ có ai nhắc đến gà là ông lại đứng ngồi không yên. Người dân ở Xóm Nợm, xã Dĩnh Kế thấy ông tay nải bế gà như bế con đi khắp nơi nên đặt luôn tên đệm cho ông Nguyễn Tiến Thịnh là “Thịnh gà”.
Niềm đam mê…
Dĩnh Kế không phải là đất chọi gà nhưng chẳng biết từ bao giờ ở cái xóm nhỏ này người ta cứ rủ nhau nuôi gà chọi. Có người chuyên gột gà để bán, có người nuôi để tăng gia kinh tế nhưng hầu hết là nuôi để đem đi chọi. Cứ 10 hộ gia đình thì có tới 6 hộ nuôi gà chọi. Trong số những người đam mê gà chọi, Thịnh gà không phải là người có nhiều những trận đấu “một thời để nhớ” nhưng không chỉ ở xóm Nợm mà cả đất Bắc đều biết đến ông bởi những kinh nghiệm nhân giống, nuôi, tập luyện và chăm sóc sức khoẻ như một bác sĩ để các “chiến binh gà” lên đài dù yếu thế hơn vẫn có thể chuyển từ bại thành thắng. Dân chọi gà thường gọi những bác sĩ gà là “sư kê” và Thịnh gà là một “sư kê” có thương hiệu.
Theo ông Thịnh, gà chọi ở nước ta hiện nay có rất nhiều như gà gô, gà xiêm, gà tre, gà Tây, hoặc nhập từ Pháp, Campuchia, Thái Lan… Tuy nhiên, dân chơi ở đất Bắc vẫn chuộng những chú gà có xuất xứ từ miền Nam, trong đó phải kể tới Tông Bẩy Quéo và Tông Ngân Hàng. Tông Bẩy Quéo đã lừng danh từ thời Tây Sơn Nguyễn Huệ – niềm tự hào vô song của người Bình Định. Còn Tông Ngân Hàng đá đâu cũng thắng, tiền gửi vào ngân hàng không xuể.
Khi đã chọn được tông gà tốt, người ta tuyển những con gà mái nhanh nhẹn, hung dữ nhưng không quá già. Cho làm bạn với gà trống cũng phải là một “chiến binh” thực thụ. Gà con sau khi nở vẫn nuôi chung cả đàn, đến tháng thứ 3 thì tách khỏi mẹ. Tuyển từ đàn những con ngủ không chui vào lòng mẹ, tự kiếm ăn, chân đi khùynh khoàng. Khi những chú gà choai choai bắt đầu gáy te te thì phải cắt lông ở vùng đầu, cổ ức, cắt tai. Dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà đặc và nước tiểu trẻ con sát lên vùng da gà vào buổi sáng sớm rồi đem gà ra tắm nắng. Việc sát thuốc phải được duy trì trong vòng 3 tháng. “Đó là mẹo để làm da gà dày lên, tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi chiến đấu”. Thịnh gà tiết lộ.
Chế độ chăm sóc và tập luyện cho những võ sĩ có cánh cũng đòi hỏi người chơi rất công phu. Thức ăn chủ yếu là thóc để giúp gà khoẻ mạnh, thịt săn chắc, không béo bệu. Ngày nay có nhiều đại gia còn thuê cả sư kê riêng và chịu chi để cho gà có chế độ bồi dưỡng đặc biệt. Thức ăn có giun tươi, thịt bò, rau sống, nhân sâm… và còn mắc màn cho gà để khỏi bị muỗi đốt khi đi ngủ.
Tập luyện cho gà cũng được kết hợp cả những lúc cho ăn và khi ngủ. Khi cho gà ăn, thức ăn phải treo trên cao để tạo thói quen cho các chiến binh gà luôn ngẩng cao đầu. Chỗ ngủ cũng phải bắc trên cao bằng những thanh tre vừa chân để tránh gà nằm vẹo sườn và tạo sự nhanh nhẹn. Từ tháng thứ 6 trở đi, cần thường xuyên cho gà cọ sát với nhau để xem các thế đánh của từng con, từ đó đưa ra những phương pháp huấn luyện theo đúng sở trường.
Chọi gà thời nay
Từ bé đã mê đá gà nhưng ông Thịnh bị gián đoạn trong những năm tháng chiến tranh. Gác lại các trận đấu, Nguyễn Tiến Thịnh đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Trở về từ chiến trường Khăm Muộn sau chiến dịch Mậu Thân 1968, “Thịnh gà” lại bế gà đi khắp mọi nơi từ các sới Nhã Nam, Thổ Hà, Bắc Ninh, Cổ Nhuế…
Đúng là cái niềm đam mê chọi gà đã ăn vào máu nên “Thịnh gà” chẳng có thể dứt ra được. Ông nói: “Những người chơi gà chọi tính tình thường điềm đạm, phóng khoáng và kiên nhẫn, thú chơi này còn đòi hỏi trí tuệ, không chấp nhận những người có tính khí hẹp hòi”. Vì thế mà người xưa đá gà thường thiên về tính nghệ thuật chứ không “khát máu” như hiện nay.
Trước khi lên sới, người ta còn quấn giẻ vào cựa và mỏ gà nhằm giảm thương tích và kéo dài thời gian thi đấu. Ngày nay, các chú gà được mài cựa, vót cựa, nối cựa bằng đầu sắt nhọn như kim hay như lưỡi dao con, khi đá có thể thủng diều, đứt cổ đối thủ. Một số các trận đấu cá độ, nhiều chủ gà còn thuê người cho bả, thuốc ngủ vào nước uống bồi dưỡng giữa hiệp, thậm chí còn thuê người nhộn nhạo trong đám đông dọt thẳng gạch vào đầu gà đối phương để khỏi bị mất tiền thua đã cá cược. “Thịnh gà” vừa nói vừa thở dài: “Đá gà là để giải trí nhưng thanh niên bây giờ thường nhằm mục đích cá độ. ở các sới, có kẻ thua còn tuôn ra những lời lẽ rất thiếu văn hoá”.
Có lẽ vì những lý do ấy mà ông Thịnh vẫn nuôi gà nhưng không còn thường xuyên đến các sới chọi như trước đây nữa. Những trận đấu “kinh điển” mang đầy tính nghệ thuật chỉ còn lại trong ký ức xa xăm. Ông kể: Tôi còn nhớ như in trận đấu năm 1990 giữa con xám xiếc của tôi với con tía chân xanh của Hội trưởng hội chọi gà Nam Định. Trận đấu bất hủ ngày ấy đến giờ vẫn còn lưu truyền trong giới chọi gà đất Bắc. Cả một sới chọi gần 2.000m2 ở giữa sân vận động của thành phố Nam Định chật kín người xem, ban tổ chức còn cho biết có người đã đặt mua vé vào xem từ trước đó hàng tháng trời.
Khi trận đấu bắt đầu, con xám xiếc lao vào đánh theo lối tấn công với những cú đá như xiếc trên không, trong khi con tía chân xanh lại đánh theo lối phòng thủ. Trong suốt 8 hiệp đầu, lợi thế liên tiếp thuộc về con xám xiếc của Thịnh gà. Con tía chân xanh liên tiếp bị giáng những đòn hiểm chỉ còn biết cúi gục đầu rồi luồn xuống cánh. Cả đấu trường vang dội tiếng hò reo mỗi khi xám xiếc ra đòn. Sang tới hiệp thứ 9, con tía chân xanh vẫn chỉ lên đè, xuống chui trước lối đánh như vũ bão của đối phương. Nhưng vào gần cuối hiệp, con tía chân xanh bất ngờ ra liên tiếp những đòn phản công chí tử vào đầu, cổ con xám xiếc làm lật ngược hoàn toàn tình thế khiến con xám xiếc sợ bỏ chạy. Cảm phục trước tinh thần thi đấu của võ sỹ có cánh, ông Hội trưởng hội chọi gà Nam Định đã vịnh một bài thơ ngay tại chỗ:
“Chiến địa loang loang
máu đỏ hồng
Tuy mù hai mắt vẫn như không
Gà ô phò chủ xông pha trận
Để lại nghìn thu một chiến công”
Ôm con xám xiếc trở về, Thịnh gà dù thua nhưng thấy rất sảng khoái vì chiến binh của ông đã đá một trận rất đẹp để lại nhiều ấn tượng cho những người xem. Tới những lễ hội xuân đầu năm, phải chứng kiến những chú gà lên sàn vì những vụ cá độ của ông chủ; những tiếng đặt cược cứ vang lên không ngớt “chân trắng chấp 4, chân xanh chấp 5, chân trắng chấp 7 luôn…”, Thịnh gà lại thấy ngao ngán, chỉ ao ước có được những trận đấu gà ngày nay luôn trong sáng, lưu giữ lại cái hồn cốt của một trò chơi dân gian./
Hỏi Gà Lão Kê Thần Đồng (Gà Non Nhưng Mặt Ông Cụ )
Tác giả
chào cả nhà mình có con gà Lão kê Thần đồng.theo nhiều sách nói đây là con gà link kê ko biết có fai không ạgà nhà mình mới chỉ có 9 tháng thôi nhưng mặt nó già cụ, da nhăn nheo xù xì mà rất dày ai nhìn cũng tưởng gà già lắm mấy vụ lông rồi nhưng đằng này cựa mới nhú và lông chưa khô hết ^^.em mới cho vần thử được 2 trần mà mặt mũi nó trai sạm quá.Gà nó đánh đòn khá tốt độc và hiểm, lỗi đánh dọc, lùi tát nhiều cái đơ gà họ. nhưng khi bị đau đòn đau nó thường rúc vào đối thủ nghỉ 1 tý rồi chui ra cái là lại đánh ngay.Ak thêm 1 chi tiết nữa là gà này cựa nhật nguyệt, Gà ô ( theo sách nhật nguyệt cũng là link kê )các bác bảo con này bán được bao nhiêu tiền ạ em thì ko muốn bán đâu nhưng bố em cứ bảo bán đi ko thì bị mất trộm vì em ko mấy khi ở nhà đi làm trên hà nội thi thoảng mới về vần gà được thôi.mấy tay chơi gà nhàng nhàng trong làng trả 1tr6 rồi.các bác cho em ý kiến nếu là gà link kê thực sự thì em để lại vần vỗ rồi đi chiếnhnao về quê em chụp vào tấm hình cho các bác
ak gà của mình da nó nhăn nheo xù xì mỗi phần đầu mặt và cần cổ thôi từ diều hất xuống chân cẳng da trắng ởn non búng.em chưa vần vỗ xoa rượu hay trà gì cả đang chuẩn bị cắt lông rồi làm sau 🙂
lão thần đồng là gà giá mặt nhìn như gà tơ mà bạn !
Gà Đòn Hà Nội viết:
lão thần đồng là gà giá mặt nhìn như gà tơ mà bạn !
cái này đúng còn gà bạn nếu đúng như bạn nói thi chỉ là gà mặt lão thôi ….
vậy ak thế em nhầm lẫn rồithế gà mặt lão có chơi được ko báccòn chân cựa nhật nguyệt cũng là linh kê chứ 🙂
duydh viết:
vậy ak thế em nhầm lẫn rồithế gà mặt lão có chơi được ko báccòn chân cựa nhật nguyệt cũng là linh kê chứ 🙂
không ai gọi cựa nhật nguyệt là linh kê cả … gà mặt lão cũng là 1 dòng gà tốt .
oke thế để em chăm bẵm thêm và vần thêm vài trận xem sao cuối tuần về vần úp clip cho các bác 🙂
Ngày đăng: 05/03/2013 lúc 11:57am
mặt gì hay cựa gì đi chăng nữa thì gà cần phải có đòn và lối ko có đòn lối thì thit hết
hacngocbn Nhi đồng
Gia nhập: 25/01/2013Khu vực: Bắc NinhTình trạng: OfflineĐiểm: 131
Ngày đăng: 05/03/2013 lúc 12:56pm
Tơ thì 2tr, đá vần mà gặp khách kết thì 3-10tr là bt 🙂
vang để em tham khảo giá chứ bố em ở nhà không biết toàn gà của em rẻ thôi hjx hjx.toàn sợ mất trộm trước có con gà trả 4 triệu ko bán mấy đêm sau nó vào bê cả trống và 2 mái akay ko chịu được :-snói chung con này em kết hơn con trước có điều gà tơ đánh ít và chưa vần thôi
lão kê thần đồng, thực chất chỉ là con gà có mặt già trước tuổi chứ chẳng phải linh kê j đâu bạn ak. và cựa nhật nguyệt gà ăn cựa hay lấy mắt đối thủ, nhưng gà chơi là phải bằng đòn chứ mấy cái đó k là j hết đâu
tò mò quá. chờ hình xem tn.
tuyenitepu viết:
lão kê thần đồng, thực chất chỉ là con gà có mặt già trước tuổi chứ chẳng phải linh kê j đâu bạn ak. và cựa nhật nguyệt gà ăn cựa hay lấy mắt đối thủ, nhưng gà chơi là phải bằng đòn chứ mấy cái đó k là j hết đâu
vâng biết là gà đá băng đòn, vì em vần gà được 2 trận rồi thấy đòn đánh tốt chắc chân buông tát đánh búp tốt quákết hợp với sách nói lên em tò mò lên đây hỏi anh em xem sao để thêm tự tin vần vỗ cho em nó ra chiến thôi 🙂
duydh viết:
vang để em tham khảo giá chứ bố em ở nhà không biết toàn gà của em rẻ thôi hjx hjx.toàn sợ mất trộm trước có con gà trả 4 triệu ko bán mấy đêm sau nó vào bê cả trống và 2 mái akay ko chịu được :-snói chung con này em kết hơn con trước có điều gà tơ đánh ít và chưa vần thôi
làm chuồng cẩn thận khóa lại !
Guests Guest
Ngày đăng: 05/03/2013 lúc 10:03pm
cuối tuần có ảnh cho các bác 🙂
Cách Chọn Gà Chọi Đòn Hay Từ Các Bậc Sư Kê Lão Làng!
Gà chọi đòn là gì?
Gà đònlà gà to xương, nhiều thit, thân mình to lớn dềnh dàng, lông thưa và ít, phơi bày phần da thịt ở cổ, ở đùi đỏ au, trông rắn chắc mạnh mẽ. Cùng với gà cựa đây là hai giống gà nòi Việt phổ biến nhất! Đa số người miền Bắc, người miền Trung thích nuôi gà đòn. Và gà đòn ở vùng ngoài thường lớn con cỡ chạng nhất, chạng nhì không thiếu. Gà đòn có cựa ngắn: Nó đá bằng đòn chứ không đá bằng cựa, nên lâu ăn thua. Một trận kéo dài 5, 7 tiếng đồng hồ chưa phân được thắng bại là chuyện thường thấy.
Cách chọn gà chọi đòn hay nhất
Với người bình thường thì họ xem thường ngoại hình gà chọi đòn trống. Nhưng với người nuôi gà đá thì phần ngoại hình rất quan trọng, con nào tốt tất cả mọi phương diện mới chịu nuôi.
Cách chọn gà chọi hay dựa vào đầu gà
Đầu gà to nhỏ không cần thiết mấy, miễn sao đầu và cần cổ phải tương xứng với nhau. Nếu được đầu to và cần cổ to tương xứng thì tốt nhất. Gà đầu to và cần cổ to thì mạnh mẽ, nếu kèm với cặp mắt lanh, sắc sảo mới thật tốt.
Cách chọn gà chọi đòn hay dựa vào mồng gà
Nên chọn gà mồng trích mà nuôi. Loại mồng này nhỏ, tương đối mọc sát đầu nên địch thủ khó lòng cắn dính mồng để tung chân đá được. Mồng nhỏ, gọn dễ tránh đòn. Các loại mồng ba lá hoặc mồng dâu đều xấu.
So với vùng mặt và cổ, mồng gà là nơi dễ xuất huyết ra nhiều nhất, làm gà mau suy yếu. Đó là chưa nói đến việc máu ở mồng chảy xuống sẽ làm mờ mắt, gà không thấy đường mà đá nên thua hoảng.
Cách chọn gà đá đòn hay dựa vào xem mắt gà
Mắt gà cần phải to và sâu, con ngươi nhỏ nhưng lanh lợi. Gà mắt thau tốt nhất, kế đó là mắt bạc. Các loại mắt đỏ, mắt đen đều xấu. Mí mắt cũng mỏng mới tốt.
Xem mỏ gà để chọn gà đá đòn độc
Mỏ gà phải ngắn, to và mảnh. Có như vậy mới dễ mổ, dễ cắn. Mà khi mổ thì mổ đau, khi cắn thì cắn dính chặt. Ai cũng biết, khi mỏ mổ và cắn chặt vào địch thủ thì gà đã có một điểm tựa vững chắc để đôi chân mạnh mẽ tung đòn. Có khi chỉ cần cắn chặt một lần mà tung được đến hai ba đòn rất hiểm mới chịu nhả! Như vậy, cái mỏ gà rất lợi hại, ta không nên xem thường.
Cách chọn gà chọi đòn hay dựa vào cần cổ gà
Nếu gà có đầu to thì cần cổ gà phải to mới tương xứng. Gà cổ to thì mạnh mẽ. Cổ cần phải to và dài, xương cần liên lạc với nhau, và không được lệch vẹo. Gà nào cần cổ nghiêng, đầu nghiêng thì ta nên loại bỏ, đừng tiếc.
Xem tướng gà chọi qua móng gà
Móng gà, ta cũng không nên coi thường. Móng phải cứng, chắc, đầy đủ, vì tám cái móng này góp phần lợi hại trong việc sát thương gà địch. Móng thới (của ngón thới) được coi như một cái “cựa phụ” vì nó cũng đâm. Ngón chúa thì để móc ngay yết hầu của đối thủ. Nên lựa gà nào có móng ngay thẳng, đừng vẹo vọ, vừa xấu, vừa phản tác dụng.
Muốn vậy, trong chuồng gà nên bắt ngang một cây cầu tròn to bằng các dao cho gà đứng. Nền chuồng gà nên nện cho cứng, bằng phẳng. Ngày xưa, các tay chơi gà giàu có, thường cho gà đứng trên bộ ván ngựa để tạo thế đứng vững vàng cho gà, móng không hư hỏng. Móng gà tốt phải suôn sẻ và cong.
Cách xem chân gà, lưng gà, lườn gà đòn hay
Chân gà đòn hay
Phải cứng cáp, phải là chân vuông mới tốt. Chân không được mang dị tật để bước đi được vững vàng.
Lưng gà đá đòn hay
Lưng gà dài vừa phải , nếu ngắn sẽ mất vẻ đồng thanh, đồng thủ so với bộ phận khác. Phần lưng phía giáp cổ phải cao hơn phía đuôi mới tốt. Đó là cái thế đứng “giọt mưa”.
Lườn gà chọi đòn hay
Lườn gà phải thẳng, không được cong. Gà mà vẹo lườn, thì thân bị lệch, tạo thế đứng không được cân đối.
Cách chọn gà đá hay nhờ xem đuôi gà
Bộ đuôi gà rất cần thiết, không những làm đẹp cho gà mà còn có nhiều lợi ích khi đá. Nhờ vào đuôi mà khi đá, con gà bớt té; nó tạo nên sự cân bằng cho gà. Gà thiếu đuôi tức là đuôi ngắn, hoặc lông đuôi sợi ngắn, sợi dài xơ rơ xác rác thì gà dễ té dù bị đá nhẹ. Nhưng nếu đuôi quá dài cũng là bất tiện vì gà sẽ đạp lên lông đuôi của mình, vướng bận đôi chân rồi té.
Lông gà là yếu tố quan trọng gà đòn hay
Với gà đòn thì bộ lông bị tỉa xén gần hết, chỉ chừa lại phần lưng, phần ngực và một ít ở đùi. Còn những phần khác bị hớt trụi lủi để vô nghệ cho gà săn thịt. Về màu lông gà thì người chơi gà thường chọn theo ý thích. Có người cả đời chỉ thích nuôi gà Ô. Có người lại thích nuôi gà Xám… Tuy nhiên đó là nuôi gà để ngắm cho mãn nhãn, còn ra chiến trường thì sắc lông cũng góp phần vào việc thắng bại, chứ không phải chuyện chơi. Cứ đọc lại bài viết “Bí quyết xem ngày gà đá” sẽ rõ.
Cách chọn gà chọi đòn hay theo cựa gà
Với con gà chọi đòn thì người ta đá đòn chứ không dùng đến cựa. Do vậy, người ta sẽ tìm mọi cách làm cho nó nín cựa. Nhưng với gà cựa, tất nhiên phải đá cựa, nên người ta chọn những con gà có cặp cựa hết sức tốt mới dùng. Anh em có thể tìm hiểu chi tiết hơn về những loại cựa hay cũng như cách xem chân gà chọi đẹp cho cả gà đòn và gà cựa qua bài viết “Xem chân gà chọi đẹp như thế nào?“.
Đam Mê Nuôi Gà Chọi Của Anh Hưng
Chúng tôi đến thăm anh Hưng vào một ngày đầu tháng 6. Ngôi nhà của gia đình anh nằm trong ngõ nhỏ ngay đầu bản. Xuất hiện trước chúng tôi là người đàn ông da ngăm đen với nụ cười tươi cùng một con gà chọi trên tay. Được biết, anh đang dở tay “tắm” cho gà chọi. Anh Hưng vui vẻ nói: “Nuôi gà chọi vất vả cả trăm lần so với gà thường, bận rộn suốt cả ngày, hết cho ăn, vệ sinh chuồng trại, lại om gà, vần gà…”.
Sau khi rót chén chè thơm mời khách, chỉ tay vào những chiếc lồng được hàn bằng sắt, trong mỗi lồng có một con gà trống vạm vỡ nặng chừng 3 – 3,5kg, dưới lớp lông nhiều màu sắc là làn da đỏ au, chiếc cổ cao dài lanh lẹ, chân rắn chắc và cao, anh Hưng cho biết: “Đây đều là gà chiến, nếu không nhốt riêng thì chúng đánh nhau. Mình thích nuôi gà chọi từ nhỏ nhưng chỉ nuôi vài con để chơi thôi, còn nuôi số lượng lớn như này mới gần 1 năm nay”.
Trước khi toàn tâm, toàn ý với gà chọi, anh là cán bộ ngành Thuế. Năm 2004, sau khi chia tách và thành lập tỉnh Lai Châu, anh rời thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) lên tỉnh Lai Châu và công tác tại Cục thuế tỉnh Lai Châu. Sau một năm được điều chuyển về Chi cục Thuế thành phố Lai Châu. “Làm cán bộ ngành Thuế là ước mơ của rất nhiều người, hơn 13 năm gắn bó với nghề, với mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng nhưng mình đã xin nghỉ việc để về thực hiện niềm đam mê nuôi gà chọi. Khi còn là học sinh, mình đã nuôi loại này rồi. Kể cả khi đi làm, lập gia đình, bản thân vẫn không từ bỏ sở thích. Đầu năm 2018, sau khi nghỉ công tác, mình quyết định dành hết tâm sức cho đàn gà chọi” – anh Hưng tâm sự.
Anh Hưng bắt tay xây dựng chuồng trại. Từ lời giới thiệu của anh em, bạn bè, anh lặn lội đi khắp nơi chọn mua gà chọi. Thậm chí nghe nơi nào có giống gà chọi hay, đánh nhau giỏi là anh tìm đến, ở đó vài ngày theo dõi, kiểm nghiệm thực tế, sau đó mới mua. Hiện nay, anh Hưng có 7 giống gà mái chọi từ Nghệ An, Lâm Đồng, Đông Anh, Thường Tín… với 15 con gà mái đẻ.
Anh Hưng tắm nước phục hồi cơ bắp cho gà chọi sau giờ tập luyện.
Theo anh Hưng, nuôi gà chọi rất công phu, tốn nhiều thời gian, do vậy đòi hỏi người nuôi gà phải kiên trì và thực sự đam mê. Một con gà sinh trưởng, phát triển tốt, ngoài cho ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần đặc biệt quan tâm khâu phòng chống dịch bệnh. Bởi vậy, anh chủ động tiêm vắc xin phòng các loại bệnh cho gà như: tụ huyết trùng, sưng đầu mặt, bệnh rù… Đặc biệt quan tâm tới đàn gà mái và gà mới nở. Thức ăn cho gà rất quan trọng, với mỗi loại gà và ở từng độ tuổi khác nhau cần cho ăn với khẩu phần phù hợp. Chủ yếu cho gà ăn thóc ngâm. Sau khi lọc bỏ hạt lép, trấu, cho thóc vào thùng ngâm từ 1 – 2 ngày, sau đó vớt ra phơi qua rồi mới được cho gà ăn. Khẩu phần ăn của gà chiến và gà bình thường (gà mái và gà con sau khi tách mẹ) khác nhau. Đối với gà chiến, cần cho ăn 3 bữa/ngày. Bữa sáng cho ăn thóc, bữa trưa và chiều ngoài thóc ăn kèm cà chua cộng với ít thịt bò hoặc thịt chó băm nhỏ, nấu chín. Với gà bình thường, cho ăn 70% thóc ngâm trộn với cám công nghiệp và rau xanh.
Để chăm sóc tốt cho đàn gà chọi, anh Hưng thường xuyên lên internet và tìm mua sách báo về kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi gà chọi như: kỹ thuật om gà, vần gà… Khi gà trống được từ 6 – 7 tháng tuổi, nhốt riêng mỗi con một lồng, đến khi được 9 tháng tuổi thì bắt đầu vần. Việc vần gà anh hay gọi là tập võ cho gà, giúp nở nang cơ bắp, tiêu mỡ, cổ nở to, mổ khỏe, chịu đòn tốt… Mỗi ngày, anh đều cho 2 con gà trống tập đánh nhau khoảng 15 phút. Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp gà có cách đá hay, bản lĩnh kiên cường hơn…
Đưa chúng tôi đi thăm khu nuôi gà rộng hơn 1.000m2, chỉ tay vào con gà chọi lớn nhất, anh Hưng chia sẻ: “Một con gà đẹp phải hội tụ nhiều yếu tố như: thế võ hay, dẻo dai, cần cổ to, chân vảy đẹp, mắt sáng… Hiện mình có gần 200 con gà chọi, trong đó 15 con mái đang đẻ, 2 con trống chuyên đạp mái, hơn 10 con gà chiến, hơn 80 con gà có độ tuổi từ 2 – 4 tháng. Đặc biệt, có con gà chiến giá lên đến gần 20 triệu đồng. Rất nhiều người từ tỉnh Lào Cai, Sơn La, Điện Biên… tới hỏi mua gà mái để lai giống nhưng mình không bán, bởi cần giữ lại giống tốt. Sắp tới mình mở rộng quy mô chuồng trại tiến tới nuôi với số lượng lớn để bán gà thương phẩm. Cuối năm nay, mình sẽ bán lứa gà đầu tiên, dự kiến thu từ 60 – 70 triệu đồng. Giá bán gà chiến dao động từ 2 – 10 triệu đồng/con, có con lên đến chục triệu đồng”.
Anh Nguyễn Quang Hưng đã thực hiện được ước mơ thuở nhỏ, từ nuôi gà chỉ để chơi, anh phát triển đàn gà chọi với số lượng lên tới hàng trăm con cho thu nhập cao. Chia tay anh, chúng tôi ra về trong sự khâm phục nghị lực và quyết tâm của anh.
Bạn đang xem bài viết Ông Lão Mê Gà Chọi trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!