Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Và Bảo Tồn Giống Gà Xương Đen Vùng Cao Nguyên Đá Đồng Văn mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
BHG – Gà xương đen (hay còn gọi là gà Mông hay gà Mèo) là giống gà địa phương đã được đồng bào dân tộc Mông tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) nuôi dưỡng từ lâu đời. Đây là một giống gà có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt của địa phương (nhất là khả năng chống rét) và có khả năng chống chịu tốt với các loài dịch bệnh trên đàn gia cầm như bệnh tụ huyết trùng, bệnh Newcason, bệnh cúm gà (H5N1)… Ngoài ra, gà xương đen cũng là một mặt hàng thương phẩm mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Giống gà xương đen cần được bảo tồn và phát triển tại Hà Giang
Thu nhập cao từ chăn nuôi gà xương đen
“Tôi rất phấn khởi khi đặc sản gà xương đen bản địa được bình chọn là 1 trong 157 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2016. Đây là dịp để tôi quảng bá, giới thiệu đặc sản gà đen của cao nguyên đá Hà Giang đến nhiều người hơn nữa”. Đó là câu nói với đầy niềm tự hào của người nông dân dân tộc Nùng anh Trương Văn Quynh (SN 1988) vượt khó ngoạn mục trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất nhì xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ).
Theo anh Quynh, nhắc đến giống gà xương đen của người Mông, mọi người xa gần đều biết về những ưu điểm của loại gà đặc sản này. Thế nhưng để phát triển chăn nuôi giống gà này thành quy mô hàng hóa ở vùng Cao nguyên đá thì khó lại càng thêm khó bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bình thường, các hộ ở đây chỉ nuôi để phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình.
Theo kinh nghiệm nuôi gà xương đen của anh Quynh, mỗi lứa, gà mẹ chỉ đẻ từ 10 – 12 quả trứng. Đẻ được quả trứng nào, anh Quynh gom cất cẩn thận rồi cho ấp. Khi gà con mới nở, để tránh tổn thất anh Quynh nuôi úm gà. Anh Quynh cho biết: giai đoạn này, sức đề kháng của gà còn yếu nên dễ mắc dịch bệnh. Gà con cần phải được sưởi ấm để cung cấp nhiệt, người nuôi có thể dùng bóng điện tuỳ theo số lượng gà con mà bố trí hệ thống sưởi cho hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó, phải vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ cho đàn gà.
Hiện mỗi năm, anh Trương Văn Quynh nuôi khoảng 2.000 gà xương đen. Do chủ động được con giống; chi phí thức ăn mua cám, ngô, lúa thấp nên bình quân cứ mỗi lứa nuôi 500 con gà xương đen, anh Quynh xuất bán 1 tấn gà thương phẩm thu về gần 200 triệu đồng, trừ chi phí còn thu lãi hơn 150 triệu đồng/lứa nuôi, mỗi năm thu nhập trên dưới 800 triệu đồng nhờ chăn nuôi gà xương đen địa phương.
Vừa qua, mô hình nuôi gà xương đen vùng cao của anh Trương Văn Quynh được vinh dự chọn là 1 trong 157 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2016 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn và tổ chức.
Ngoài mô hình của anh Quynh, ở huyện Quản Bạ cũng có khá nhiều hộ gia đình nuôi gà xương đen. Nổi bật là hộ chị Lý Thị Chấu, dân tộc Mông, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ. Chị Lý Thị Chấu cho biết: Từ đầu năm 2015, tôi mua 50 con gà xương đen giống về nuôi, sau hơn 10 tháng đàn gà phát triển lên trên 200 con, khi gà lớn, tôi bán đi 140 con, còn lại được để lại làm giống. Trọng lượng của gà trưởng thành trung bình đạt từ 1,5 – 1,7 kg/con, cá biệt có con đạt trọng lượng từ 2,5 – 3kg/con. Từ đầu năm 2016 đến nay, thu nhập từ nuôi gà xương đen của gia đình tôi đạt khoảng 80 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư.
Bảo tồn và phát triển giống gà xương đen
Gà xương đen ngoài là đặc sản quý, các món ăn làm từ giống gà này dù đơn giản hay phức tạp cũng có sự hấp dẫn lạ kỳ bởi phẩm chất thịt, hương vị tự nhiên đặc trưng không lẫn với bất kỳ giống gà nào khác. Nhưng hơn cả giá trị ẩm thực, gà xương đen còn là một vị thuốc quý, là nguyên liệu cho nhiều vị thuốc.
Đặc biệt, gà xương đen có hàm lượng axit glutamic cao vượt trội so với các loại gà khác như gà ri và gà ác nên gà có vị ngọt đậm đà. Về mặt dinh dưỡng, gà xương đen có giá trị gấp nhiều lần so với các loại gà khác, vì thế người dân thường mua loại gà này về tần thuốc bắc, dành để tẩm bổ cho người suy dinh dưỡng.
Từ thực tiễn đó, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Trung tâm Giống Cây trồng và Gia súc Phó Bảng (Đồng Văn) đẩy mạnh công tác phục hồi và phát triển giống gà xương đen quý hiếm của địa phương, nhằm bảo tồn và phát triển giống gà xương đen trước nguy cơ bị tuyệt chủng và tạo nguồn giống giúp đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, Hạng Dương Thành, huyện đang tiếp tục vận động người dân nuôi và nhân giống rộng loại gà xương đen này vì đây là giống gà chất lượng cao hiện đang được người tiêu dùng và khách ưa chuộng. Qua đó, giúp cho người nông dân đổi mới suy nghĩ, cách làm, xây dựng thêm nhiều mô hình hiệu quả.
Bảo tồn, phát huy những tiềm năng của giống vật nuôi bản địa để phát triển thành hàng hóa sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện được điều đó rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn và vấn đề chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân trong chăn nuôi. Từ đó sẽ tạo tiền đề để người dân vùng cao tăng thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Hoàng Cừ (TTXVN tại Hà Giang)
Bảo Tồn Giống Gà Ri Ninh Hòa
Giống gà ri Ninh Hòa có đặc điểm tầm vóc to, cao, mau lớn hơn hẳn các giống gà ta thường thấy. Gà mái có lông màu xám hoặc xám vàng, gà trống có lông màu sẫm tía hoặc đen tía.
Gà mái sau 3 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 1,4 kg/con, sau 4 tháng đạt 1,7 kg/con và khối lượng gà trưởng thành là 2,3 kg/con. Gà trống, sau 3 tháng nuôi có thể đạt 2 kg/con, 4 tháng là 2,3 kg/con. Gà ri Ninh Hòa có thịt chắc, thơm ngon, tỷ lệ thịt ức lớn so với nhiều giống gà khác. Với phẩm chất thịt ngon nên gà thương phẩm có giá cao.
Gà ri Ninh Hòa có khả năng thích nghi cao, chịu kham khổ và kháng bệnh tốt. Ðây là giống gà địa phương được người dân chọn lọc từ lâu, có nhiều đặc tính tốt, thích nghi với khí hậu nắng nóng, sức đề kháng cao, ít bệnh tật. Tuy nhiên, giống gà này lại đẻ ít, chỉ khoảng 80 – 90 trứng/năm. Gà ri là giống gà thả vườn, không thích hợp với việc nuôi nhốt phối trộn thức ăn, tăng thêm lúa, trấu nghiền, rau xơ, bên cạnh các loại thức ăn công nghiệp, giúp gà ít béo, chóng lớn nhưng không cắn mổ nhau khi nuôi chung với số lượng lớn.
Tình hình sản xuất
Sau nhiều năm áp dụng mô hình chăn nuôi, giống gà ri Ninh Hòa đã bị lai tạp và mất đi những tính trạng tốt ban đầu. Do đó, tỉnh Khánh Hòa quyết định phục hồi và bảo tồn giống gà này. Nếu như trước đây, thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh chỉ có khoảng 1.000 con gà mái và 200 con gà trống thì đến nay, nhờ công tác bảo tồn và phát triển nên số lượng đàn gà đã tăng lên đáng kể, nhiều mô hình áp dụng nuôi thành công, một trong số đó phải kể đến đó là Công ty TNHH Giống gia cầm Phùng Dầu Sơn.
Từ năm 1995, Công ty đã đưa về nuôi chọn lọc, lai tạo; Sau nhiều năm nghiên cứu, phát triển, hiện đã phục tráng thành công giống gà này tại trại chăn nuôi của Công ty ở thôn Dầu Sơn, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm. Ðàn gà giống của Công ty Phùng Dầu Sơn hiện có trên 60.000 mái đẻ, với 4 dòng, chăn nuôi theo hướng công nghiệp kết hợp với nuôi thả vườn ở giai đoạn hậu bị. Năm 2016, Công ty tiêu thụ hơn 4,5 triệu con gà giống. Hiện, giống gà Phùng Dầu Sơn có mặt trên thị trường khắp 3 miền đất nước. Số lượng đặt hàng giống gà này ngày càng tăng, người nuôi rất hài lòng. Sau chặng đường đầu tiên đầy gian nan để phát triển con giống thì hiện nay thương hiệu giống gia cầm Phùng Dầu Sơn đã không còn xa lạ và ngày càng được sự tín nhiệm của bà con chăn nuôi từ Bắc vào Nam, thậm chí kể cả người dân ở các nước lân cận.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng giống gà này, mang lại hiệu quả trong chăn nuôi cho các hộ dân, Công ty Phùng Dầu Sơn đã không ngừng nghiên cứu, chọn lọc và phát triển để tạo ra dòng gà giống mới có nhiều đặc điểm ưu việt hơn, đó chính là giống gà PDS2, được ấp nở theo quy trình công nghệ Hà Lan có nhiều đặc tính nổi trội hơn như: Trọng lượng gà khi trưởng thành được cải tiến hơn 10 – 12% so với dòng PDS1; Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn thấp hơn PDS1 và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi; Tỷ lệ mào cờ rất đồng nhất (70 – 80%). Ðặc biệt, gà giống Phùng Dầu Sơn còn được tiêm phòng với vaccine chuẩn châu Âu theo đúng quy trình, nhằm phòng chống các loại dịch bệnh để con giống có sức đề kháng tốt và đưa tỷ lệ hao hụt gà về mức thấp nhất. Ðược biết, giống gà này đã có mặt trên thị trường các tỉnh, thành trong cả nước, được đánh giá cao về hiệu quả chất lượng.
Theo khuyến cáo, để giống gà ri giữ được chất lượng thịt thơm ngon, trong khẩu phần ăn của gà cần phải bổ sung thêm lúa, trấu nghiền, rau xơ, bên cạnh các loại thức ăn công nghiệp, giúp gà ít béo, chóng lớn nhưng không cắn mổ nhau khi nuôi đàn với số lượng lớn.
Ông Phạm Ðình Phùng, Giám đốc Công ty Giống gia cầm Phùng Dầu Sơn cho biết: Năm 2015, gà ri Ninh Hòa đã được Nhà nước công nhận bộ giống tốt quốc gia. Hiện, giá bán gà ri Ninh Hòa cao hơn các dòng gà khác khoảng 10.000 đồng/kg. Giống gà này đã có mặt ở tất cả các tỉnh, thành và đang xuất khẩu sang Campuchia, Lào.
Hà Giang: Bảo Tồn Và Phát Triển Giống Gà Xương Đen Trên Cao Nguyên Đá Đồng Văn
Gà xương đen là giống gà địa phương đã được đồng bào dân tộc Mông tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) nuôi dưỡng từ lâu đời. Vì vậy, giống gà xương đen còn được gọi là gà Mông hay gà Mèo. Đây là một giống gà địa phương có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt của địa phương (nhất là khả năng chống rét) và có khả năng chống chịu tốt với các loài dịch bệnh trên đàn gia cầm như bệnh tụ huyết trùng, bệnh Newcason, bệnh cúm gà (H5N1)…
Điểm nổi bật của giống gà xương đen là có thịt, da, mào và xương đều có mầu đen đậm. Gà xương đen là giống gà có thịt săn chắc, chất lượng thịt thơm ngon, hàm lượng mỡ thấp, hơn hẳn các giống gà khác của địa phương. Riêng con gà trống 7 tháng tuổi đã có trọng lượng khoảng 3,5 kg, con mái nặng khoảng 2,5 kg. Trứng của gà xương đen cũng rất giầu dinh dưỡng và có mùi thơm đặc trưng. Khác với các giống gà khác của địa phương, gà xương đen chỉ đẻ khoảng 70 quả trứng/năm và mỗi năm gà xương đen chỉ đẻ trứng trong vòng 5 tháng.
Ngoài làm thực phẩm thì xương (được nướng giòn tán thành bột) và thịt của gà xương đen còn là một vị thuốc quý trong dân gian; gà xương đen khi hầm với tam thất là một vị thuốc quý bồi bổ sức khỏe cho người già, phụ nữ sau sinh và trẻ em suy dinh dưỡng…. Vì vậy, giá của gà xương đen thường khá cao, dao động từ 200 – 250 nghìn đồng/kg, có thời điểm lên tới 300 nghìn đồng/kg nhưng cũng rất khó kiếm. Trong những năm qua, do nhu cầu tiêu thụ gà xương đen quá lớn nên số lượng gà xương đen tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá bị suy giảm nhanh chóng. Xuất phát từ thực tiễn đó, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Trung tâm Giống Cây trồng và Gia súc Phó Bằng (huyện Đồng Văn) đẩy mạnh công tác phục hồi và phát triển giống gà xương đen quý hiếm của địa phương, nhằm bảo tồn và phát triển giống gà xương đen trước nguy cơ bị tuyệt chủng và tạo nguồn giống giúp đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Theo một số hộ gia đình dân tộc Mông chăn nuôi gà xương đen trên Cao nguyên đá: Thức ăn chủ yếu của gà xương đen là ngô hạt và cám gạo; ngoài ra, có thể cho gà ăn thêm các loại thức ăn xanh như rau muống, rau cải cùng một số loài cỏ và thức ăn đạm động vật như giun quế, các loài cá nhỏ hoặc ốc bươu vàng… Sau khi gà nở khoảng 5 tháng, trọng lượng gà có thể đạt từ 1,8 – 2,5 kg; vì vậy, nếu chăn nuôi gà xương đen với qui mô từ 100 con trở lên sẽ có thể đạt doanh thu khoảng 6,5 đến 7,0 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, gà xương đen rất thích hợp với phương thức chăn nuôi bán chăn thả và chăn nuôi hoang dã trên các đồi rừng của đồng bào các dân tộc vùng Cao nguyên đá của Hà Giang. Vì vậy, hiện nay đã có nhiều hộ nông dân trên địa bàn 4 huyện Cao nguyên đá đẩy mạnh đầu tư phát triển chăn nuôi gà xương đen với số lượng lớn trên các đồi rừng của gia đình.
Văn Phú
Cách Nuôi Và Chọn Gà Tre Đá Hay, Giống Tốt
Cách nuôi gà tre đá tốt nhất điều đầu tiên ta nên làm là phải chọn con giống thật tốt, để chọn con giống tốt các bạn có thể tham khảo các bài viết trước đây của máy ấp trứng Ánh Dương. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các giai đoạn nuôi tốt nhất cho gà để đi đá trận.
Trước tiên, để chọn được một con giống tốt ta phải tìm hiểu con mẹ bởi vì tầm ảnh hưởng của gà mái mẹ là rất quan trọng trong việc chọn giống gà đá. Điều kiện để chọn gà mái giống tốt là phải chọn những con có tố chất khỏe mạnh, hung dữ. Nói chung, việc chọn gà mái giống càng kỹ thì sau này mới có giống gà tốt.
Giai đoạn khơi mào: Đây là giai đoạn gà khoảng 7 tháng tuổi. Hàng ngày, cứ khoảng từ 7h đến 9h sáng ta đem gà ra phơi nắng, phơi ít hay nhiều còn tùy theo mùa. Mùa nắng thì phơi ích, mùa lạnh thì phơi nhiều, nếu có thể thì nên chong đèn. Sau khi phơi nắng xong ta đem gà vào trong mát để gà nghỉ ngơi, 15 phút sau tiến hành tắm cho gà để gà trở lại trạng thái bình thường. Tuyệt đối không được tắm ngay khi mang vào.
Giai đoạn tập luyện gà đá: Đây là giai đoạn quan trọng mà các bạn cần phải lưu ý. Bởi huấn luyện càng lâu và càng kỹ thì gà đá càng hay. Thời gian tập luyện tốt nhất là khoảng 2 đến 3 ngày ta cho gà xổ 1 lần. Sau khi xổ gà xong bước tiếp theo là vô nghệ cho gà, mục đích là làm cho gà có lớp da săn chắc. Các vô nghệ như sau, ta mài nghệ ra khay trộn ít muối và đỗ rượu vào, lấy cọ quét những vùng mà ta đã cắt tỉa lông như: vùng đầu, cổ, 2 nách cánh, 2 hông, 2 đùi, 2 chân và các ngón chân.
Giai đoạn gà đá: Khoảng thời gian sáng sớm từ lúc 7 giờ – 8 giờ úp gà ngoài sương, cho 1 con gà trong lồng và 1 con ở ngoài lòng để gà chạy bội làm tăng thể lực, phải đảm bảo là 2 con không được đụng mỏ với nhau tránh rách mỏ.
Giai đoạn vô mồi cho gà: Đây là giai đoạn gà sắp ra trận, ta cần bồi dưỡng những thức ăn bổ cho gà có sức khỏe, sau đó cho gà nghỉ ngơi không quần bội nửa, cũng không cho xay xổ cho đến ngày đá. Trước khi cho những chú gà ra trận, ta nên xem nó có còn sung hay không? Nếu không sung thì không nên cho đi đá kẻo thua trận.
Giai đoạn chăm sóc vết thương cho gà: Sau mỗi lần đá trận thì gà đều bị thương, các vết thương thường gặp là phù mình, phù đầu thì ta lấy sạch phù đi và cho gà uống thuốc. Chăm sóc vết thương hằng ngày cho gà, ta nên đắp khăn nóng và xoa nghệ cho gà để nhanh lành vết thương. Cần cho gà nghỉ ngơi, ăn uống và hạn chế vận động cho gà.
Cách nuôi gà tre đá tốt nhất ngoài việc chọn bổn gà giống tốt ra thì khâu chăm sóc huấn luyện gà và các khẩu phần chế độ dinh dưỡng cho gà ăn cũng rất quan trọng, đó là 3 điều chính mà ai chơi gà tre đá cũng cần phải quan tâm.
Bạn đang xem bài viết Phát Triển Và Bảo Tồn Giống Gà Xương Đen Vùng Cao Nguyên Đá Đồng Văn trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!