Cập nhật thông tin chi tiết về Sở Khoa Học Công Nghệ mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với mục tiêu thay đổi thói quen canh tác, tạo ra sản phẩm an toàn, hợp tác xã Tân Long, huyện Vị Thủy xây dựng thành công thương hiệu “Gạo sạch Vị Thủy”. Sản phẩm khẳng định được chỗ đứng trên thị trường và được công nhận là sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh với nhiều tiềm năng phát triển.
Tìm hướng đi cho hạt gạo
Cánh đồng trồng gạo sạch tại Vị Thủy
Gạo sạch Vị Thủy
Trở về hợp tác xã Tân Long, ở ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy trong những ngày đầu năm, lúa đã ngã vàng trên những cánh đồng. Chúng tôi gặp lại ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Hợp tác xã Tân Long đang cùng bà con thăm ruộng lúa vụ Đông Xuân.
Nhìn thành quả của Hợp tác xã ngày nay, ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Hợp tác xã Tân Long nhớ lại những bước đầu tiên của con đường sản xuất gạo hữu cơ. Trước đây, hợp tác xã trồng lúa theo thói quen canh tác lâu năm, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Vốn đầu tư nhiều, đất bị ô nhiễm, sức khỏe bị ảnh hưởng sau mỗi vụ lúa nhưng giá trị của hạt gạo lại không tăng. Từ đó, ban lãnh đạo hợp tác xã đặt vấn đề tại sao không sản xuất theo nhu cầu xã hội, đó là nhu cầu sử dụng lương thực chất lượng, không gây ảnh hưởng sức khỏe sau này. Từ đó, bà con quyết định chuyển hướng sang sản xuất lúa hữu cơ, bắt đầu không sử dụng phân bón, thuốc hóa học từ năm 2019.
Công chăm sóc cũng nhẹ hơn do mỗi vụ chỉ phun thuốc hữu cơ 2 lần nhưng vẫn kiểm soát hầu hết các bệnh trên lúa. Một cách chăm sóc lúa độc đáo trong quá trình canh tác của hợp tác xã Tân Long là việc nông dân sử dụng hỗn hợp sữa tươi và trứng gà sống để phun phòng ngừa dịch hại. Theo bà con nông dân, hỗn hợp trên giúp lá lúa dày và to thêm nên sâu không cuốn được lá lúa, thu hút được nhiều thiên địch bảo vệ cây lúa.
Không chỉ thành viên hợp tác xã, những người sống nhờ nghề phun thuốc mướn tại địa phương cũng đồng tình với việc canh tác lúa hữu cơ. Bởi họ là những người chịu ảnh hưởng rõ nhất khi sử dụng thuốc hóa học. Nếu như trước đây, người nông dân chỉ lấy sản lượng, năng suất làm thước đo cho hiệu quả phương thức canh tác thì nay, giá trị của sản phẩm đang trở thành tiêu chí để những thành viên hợp tác xã đánh giá và cũng là cơ sở để hợp tác xã vận động nông dân liên kết, chuyển đổi theo hướng sản xuất hữu cơ.
Theo thống kê qua những vụ lúa đầu tiên, năng suất lúa sản xuất theo hình thức hữu cơ đạt trung bình từ 5,2 – 5,5 tấn/ha, chỉ thấp hơn sản xuất lúa vô cơ từ 0,5 – 0,8 tấn/ha nhưng giá thành bán ra cao hơn khoảng 500 đồng/kg, chi phí đầu tư cho 1 ha lúa cũng giảm được từ 7 – 8 triệu đồng do sử dụng chất hữu cơ. Như vậy, tính bình quân nông dân sản xuất lúa hữu cơ có lợi nhuận gấp khoảng 1,2 lần so với lúa vô cơ.
Tiềm năng của sản phẩm OCOP
Lúc mới hình thành phong trào sản xuất gạo sạch, chưa có nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm gạo sạch Vị Thủy; điều kiện bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc cũng không đảm bảo do kinh phí của hợp tác xã vẫn còn hạn chế. Nhận thấy tiềm năng của sản phẩm gạo sạch, lãnh đạo huyện Vị Thủy đã động viên, hỗ trợ hợp tác xã về truy xuất nguồn gốc, bao bì để từng bước trở thành sản phẩm OCOP.
Đến nay, “Gạo sạch Vị Thủy” đã trở thành cái tên quen thuộc với người dân Hậu Giang. Sản phẩm đã có tem truy xuất nguồn gốc, đang được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét chứng nhận nhãn hiệu. Hiện nay, Gạo sạch Vị Thủy đã được công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và trở thành sản phẩm đầu tiên của huyện Vị Thủy được chứng nhận OCOP cấp tỉnh. Việc được chứng nhận là sản phẩm OCOP như là đòn bẩy để “Gạo sạch Vị Thủy” tiếp cận nhiều thị trường hơn. Ngoài những đơn đặt hàng làm đại lý phân phối của các công ty, người tiêu dùng tại các tỉnh trong khu vực gọi điện tìm đến mua sản phẩm thì hợp tác xã cũng được Sở Công Thương hỗ trợ kết nối với Co.opmart để chuẩn bị đưa sản phẩm vào siêu thị.
Mới đây, tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Hậu Giang năm 2020, được UBND tỉnh tổ chức vào ngày 15/12, Hợp tác xã Tân Long và đối tác đã ký kết tiêu thụ sản phẩm “Gạo sạch Vị Thủy” với sản lượng 10 tấn/tháng. Đây có thể xem là bước tiến mới trong việc mở rộng thị trường, từng bước khẳng định thương hiệu gạo sạch của hợp tác xã.
Ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Hợp tác xã Tân Long phấn khởi nói: “Khi sản phẩm gạo sạch được hội đồng OCOP cấp tỉnh thống nhất công nhận sản phẩm đạt chuẩn 4 sao OCOP và được giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng, trong thời gian ngắn gần đây, sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Từ nhu cầu thị trường lớn, sắp tới, hợp tác xã tiếp tục vận động bà con mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ để tạo ra sản phẩm gạo sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và môi trường. Dự kiến trong vụ lúa Đông Xuân tới, hợp tác xã sẽ liên kết khoảng 1.200 ha lúa sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm”.
Ông Thích cũng cho biết thêm, trước mắt, hợp tác xã sẽ sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nếu có doanh nghiệp hỗ trợ xuất khẩu thì tiếp tục mở rộng. Phương châm sản xuất của hợp tác xã là sản xuất theo năng lực hợp tác xã và nhu cầu thị trường, thị trường nhu cầu tới đâu sẽ mở rộng diện tích tới đó chứ không làm ồ ạt để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, các giống lúa được thành viên hợp tác xã Tân Long sử dụng để canh tác là ST 24, ST 25, OM 18 và OM 5451. Hợp tác xã dự kiến sẽ khép kín vùng trồng, chia khu vực đất phù hợp từng loại giống và trồng giống lúa chất lượng cao tại những vùng đất đã được xử lý bớt tồn dư chất hóa học.
Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, ông Trương Trần Trọng Hiếu cho biết, trong thời gian qua, mô hình gạo sạch của Hợp tác xã Tân Long đã cho thấy hiệu quả bước đầu, được huyện định hướng xây dựng thương hiệu “Gạo sạch Vị Thủy” và đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh đầu tiên của huyện. Địa phương cũng đã chỉ đạo các ngành chuyên môn hỗ trợ phân bón, lúa giống cho hợp tác xã; phối hợp Liên minh hợp tác xã tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cầu nối cho hợp tác xã xúc tiến tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh.
Thời gian tới, huyện sẽ làm việc với các ngành chuyên môn tìm nguồn vốn hỗ trợ cho hợp tác xã như vốn từ dự án VnSAT (dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam). Khi được dự án VnSAT đầu tư, huyện sẽ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án VnSAT hỗ trợ cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, sân phơi cho hợp tác xã với tổng kinh phí khoảng 11 tỷ đồng. Đồng thời, huyện sẽ định hướng cho hợp tác xã về bao tiêu sản phẩm, mở rộng diện tích thêm khoảng 1.000 ha theo từng giai đoạn để xây dựng vùng nguyên liệu lúa sạch trên địa bàn huyện.
Với 51 thành viên, sản xuất trên diện tích 59 ha, đây là năm thứ 2, hợp tác xã thực hiện sản xuất lúa hữu cơ với những quy trình nghiêm ngặt. Trước khi bước vào vụ mới, các công đoạn xử lý đất, diệt cỏ, cách ly thuốc hóa học đều được thực hiện rất kỹ lưỡng. Hạt giống cũng không dùng chất kích thích nảy mầm mà được ngâm và lên mộng tự nhiên. Trong quá trình canh tác, nông dân chỉ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ.
Hồng Thái (TTXVN)
Học Phí Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội Năm Học 2022
Học phí đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là bao nhiêu là câu hỏi đặt ra của rất nhiều các thí sinh khi có dự định đăng ký học tại trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Việc tìm hiểu về mức học phí đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cũng là rất cần thiết để các em cân nhắc xem điều kiện kinh tế gia đình mình có đáp ứng được không trước khi đăng ký.
Học phí đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
1. Học phí đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm học 2020-2021
Học phí học kì 1 năm học 2020-2021 Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội:
Ngành Răng Hàm Mặt: 30. 000.000đ/học kì
Ngành Y: 25.000.000 đ/học kì
Ngành Dược, điều dưỡng: 12.500.000đ/ học kì
Ngành cơ điện tử, kĩ thuật Ô tô, Kiến trúc, Môi trường: 8.000.000đ/học kì
Ngành Công nghệ thông tin: 7.700.000 đ/ học kì
Ngành Điện- Điện tử; Xây dựng: 7.500.000đ/ học kì
Các ngành khác: 6.000.000đ/ học kì
2. Học phí trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm học 2019 – 2020
Học phí trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ năm 2019 cơ bản không có nhiều thay đổi so với năm học 2018-2019. Cụ thể như sau:
– Khối ngành Kinh tế- Quản trị kinh doanh: 1.200.000 đồng/tháng
– Khối ngành Công nghệ- Kĩ thuật: 1.600.000 đồng /tháng
– Ngành Điều dưỡng: 2.500.000 đồng/tháng
– Ngành Dược học: 2.500.000 đồng/tháng
– Ngành Y đa khoa: 5.000.000 đồng/ tháng
– Ngành Răng hàm mặt: 6.000.000 đồng/tháng
Học phí trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm học 2018 – 2019
Học phí đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có sự chênh lệch nhau khá nhiều ở các ngành nghề đào tạo. Cụ thể như sau:
– Với các khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh thì học phí đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là 1.2 triệu đồng/ tháng.
– Với các khối ngành công nghệ – kỹ thuật thì học phí cao hơn là 1.6 triệu đồng/ tháng.
– Ngành dược có học phí là 2.5 triệu/ tháng.
– Ngành y đa khoa với học phí là 5 triệu đồng/ tháng.
– Cao nhất là ngành răng Hàm Mặt : 6 triệu đồng/tháng.
Đại học Kinh doanh và Công nghệ là trường đại học dân lập đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau nhưng lại có mức điểm chuẩn đầu vào ở mức trung bình. Vì thế số lượng thí sinh quan tâm và có nhu cầu đăng ký theo học tại trường ngày càng tăng cao. Tuy nhiên việc tìm hiểu về mức học phí đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là rất cần thiết vì đây là yếu tố quan trọng để các thí sinh cẩn phải đảm bảo trong quá trình học tập.
Các thí sinh cần phải cân nhắc chắc chắn ngành học mà mình muốn theo học để từ đó đối chiếu mức học phí đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho chính xác. So với các trường dân lập khác thì mức phí đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội không quá cao. Tuy nhiên với các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn thì các em nên cân nhắc lựa chọn sang trường đại học khác có mức học phí phù hợp hơn.
– Học phí Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội– Học phí Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội– Học phí Đại học kiến trúc Hà Nội
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Khoa Học
Không giống như những giống gà thông thường, gà chọi cần có một chế độ nuôi dưỡng đặc biệt. Từ khi còn bé cho đến khi đi thi đấu cần có kỹ thuật nuôi thật chính xác và khoa học để tạo ra những chiến kê dũng mãnh nhất. bài viết sau sẽ hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà chọi khoa học nhất.
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho gà chọi
Chế độ dinh dưỡng cực kì quan trọng trong kỹ thuật nuôi gà chọi. Chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp gà chọi nâng cao sức khỏe, sức bền và độ sung mãn của gà.
Theo kỹ thuật nuôi gà choi, một ngày có thể cho ăn hai bữa chính vào khoảng 8-9 giờ sáng và 5-6 giờ chiều . Đối với gà chọi, thì tuyệt đối nên cho ăn đúng giờ giấc và đúng bữa.
Thức ăn chính của gà
Thức ăn chính của gà chọi sẽ là thóc lúa, cơm và rau xanh. Theo kỹ thuật nuôi gà chọi thì thóc là thức ăn hàng ngày của gà chọi. Thóc này này nên được ngâm 1 ngày trước khi cho ăn. Thóc được ngâm sẽ tốt hơn cho gà chọi bởi bụi bẩn bị loại bỏ, thóc mềm hơn nên dễ tiêu hóa hơn.
Rau xanh sẽ bổ sung các loại vitamin và chất xơ cho gà chọi. Đối với rau xanh thì cần hợp khẩu vị của gà. Mùa nào thức ấy, cho gà ăn rau theo mùa nếu chúng thích thì cho ăn khong thì đổi loại khác.
Thức ăn bổ dưỡng
Gà chọi đá sẽ không có đủ năng lưỡng nếu chỉ cung cấp thức thức ăn chính cho chúng. Bởi vậy kỹ thuật nuôi gà chọi khoa học nhất là có bổ sung các nguồn thức ăn chứa năng lượng cao cho gà.
Một số loại thức ăn dùng để bổ sung dinh dưỡng như lươn, thịt bò, sò huyết, trứng cút lộn,… nên được cho ăn cách 2-3 ngày một lần hoặc 4-5 ngày một lần.
Kỹ thuật nuôi gà chọi giai đoạn nuôi thúc gà
Từ khi còn nhỏ người nuôi đã cần thực hiện kỹ thuật nuôi gà chọi chính xác để không nuôi hỏng gà. Giai đoạn nuôi thúc là giai đoạn chuẩn bị cho gà chọi về thể lực cũng như tinh thần cho gà chiến trước những trận đấu của chúng. quá trình nuôi thúc cần bắt đầu trước 10 ngày so với lịch thi đấu và gồm các bước như sau:
Một ngày sẽ bắt đầu từ 4 giờ sáng. Vào lúc này, cho gà uống một lượng nước nhất định, mà không phải uống tự do để tăng sức bền cho gà chọi. Và quan trọng hơn là tránh cho gà bị mất nước khi thi đấu.
Đến tầm 5 giờ sáng thì cho gà tắm sương sớm bằng vải đã phơi ngoài trời qua đêm. Sau đó cho gà uống sương sớm và vảy chút rượu trắng để gà lưu thông máu.
Trong ngày có thể cho gà luyện tâp vài bài đơn gian hoặc là vần đón nếu như hợp lý.
Cho đến 5 giờ chiều thì cho gà phơi nắng, trước đó nên vảy chút rượu cho gà.
Kỹ thuật nuôi gà đá sau thi đấu
Đối với gà chọi sau thi đấu, người nuôi cần thực hiện các bước vệ sinh nghiêm ngắt. Gà chọi phải được lau sạch cơ thể, vỗ đờm và om bóp các vết thương để mau lành.
Nếu không thực hiện các động tác đó, khả năng gà bị bệnh là 90%. Và sau đó gà chọi cần được nghỉ ngơi, ăn thức ăn mềm như cơm để dễ tiêu hóa.
Posted in Tagged CÁC LOẠI GÀ CHỌI chế độ dinh dưỡng cho gà chọi, kỹ thuật nuôi gà chọi, kỹ thuật nuôi gà chọi giai đoạn nuôi thúc gà
Cách Chăm Sóc Gà Chọi Trước Khi Đá Chuẩn Khoa Học
Đảm bảo thời gian cho các lần đá
Gà đá mà thắng độ, dù thương tích nặng, việc dưỡng thương cũng ngắn ngày vì do tinh thần nó phấn chấn nên vết thương cũng mau lành. Trái lại những gà thua vớt, hoặc bại trận thì thương tích thường nặng nên trị lâu tành.
Do đó, khoảng cách giữa hai kỳ ra trường ít lắm cũng từ ba đến bốn tuần, chứ không thể thâu ngắn hơn được !
Đảm bảo việc cản mái
Không cho trống cản mái : Gà trống cho cản mái thế nào cũng “lỏng gối”, yếu sức, nên con gà đá độ không ai cho cản mái. Mỗi lần thả là mỗi lần phải coi chừng, không cho trống mái xáp lại gần nhau.
Cho gà tập thể dục thường xuyên
Buổi sáng nào tốt trời cũng nên thả gà quần sương ở sân, ở vườn để gà chạy nhảy cho giãn gân cốt.
Khoảng tám chín giờ sáng đem bội ra sân cho gà chạy lồng khoảng một giờ rồi bồng gà vào nghỉ.
Có thể nửa giờ thay đổi con trong ra ngoài, con ngoài vô trong. Hoặc hôm nay con này chạy trong, ngày mai để nó chạy ngoài …
Tập luyện thể lực và sức dai cho gà
Giữa chiều tập luyện bằng cách “nhồi gà” hay xổ sơ qua để gà dai sức.
Nhồi gà là cách luồn tay xuống lườn gà rồi nâng lên cao khoảng vài ba tấc. Cứ nhẹ tay nhồi lên nhồi xuống như vậy chừng năm bảy làn, sau đó thình lình buông tay ra cho gà rơi xuống đất.
Cách tập này tạo cho gà biết phản ứng nhanh, đồng thời cũng tiêu hao bớt mỡ. Tập như vậy nửa giờ là gà đủ mệt và cho nghỉ.
Còn xổ sơ qua mươi lắm phút là để chân gà khỏi bị tù túng, gân cốt được dẻo dai hơn. Xổ trong trường hợp này phải bịt cựa, bịt mỏ để tránh gây thương tích.
Phải vô nghệ, phải dầm cẳng và không quên cữ uống nước khuya.
Chương trình tập luyện thường chỉ có vậy, và tập mãi từ ngày này sang ngày khác …
Luôn luôn ta phải theo dõi sức khỏe của gà, nhất là những ngày cuối cùng.
Theo dõi sức khỏe hàng ngày
Việc chăm sóc gà chọi trước khi đá cũng như cách nuội gà chọi luôn phải theo dõi hàng ngày qua việc ăn uống sinh hoạt ngủ nghỉ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Coi gà ăn uống ra sao, có gì bất thường không ? Thức ăn mốc meo, nước uống dơ bẩn phải đổ bỏ và cho ăn bổ dưỡng hơn…
Mỗi tối lén vào chuồng gà, hay ngồi ngoài bội xem gà ngủ có ngon giấc không. Nếu gà ngủ mê mệt thì hôm sau bớt tập luyện lại. Nếu tiếng ngáy của gà khò khè thì hôm sau phải cho gà uống nước cam thảo để “thông cổ hạ đàm”. Ngoài ra, ta còn phải quan sát xem phân gà có tốt hay không. Phân tốt là phân vón cục, khô. Nếu cận ngày đá mà gà tiêu phân không tốt như phân lỏng, phân cò (màu trắng như vôi) hoặc phân xanh, phân có lẫn máu thì dứt khoát không ôm ra trường đấu.
Mỗi sáng sớm, ta nên lắng tai nghe gà gáy để xem giọng gáy ra sao. Gà mạnh khỏe thì siêng gáy, giọng lớn cổ âm vang. Gà bệnh thì biếng gáy, giọng khàn hoặc nhỏ. Nếu sáng sớm nằm trên giường không nghe gà gáy thì …sức khỏe của gà “đã có vấn đề” …
Có thể nói việc chăm sóc gá chọi đá cũng khá là mất nhiều thời gian và công sức tuy nhiên, việc kiên tri và chăm sóc đúng khoa học sẽ luôn đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho gà của bạn ra chiến trường.
Nguồn: chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Sở Khoa Học Công Nghệ trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!