Cập nhật thông tin chi tiết về Sơ Lược Về Thú Chơi Gà Chọi (Phần 2) mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
– Phân tích cần cổ: Các cao thủ chơi gà chọi thường chọn gà cần vành song to càng dài càng tốt không có chằng cần (cần rắn nhiều lối biến hóa khôn lường) ko nên chọn gà cần ống tơ cổ kém, cổ bé không liền lạc, cổ to ngắn chùn (cổ lập trụ đơn lối), cần cổ chúng ta còn phải xem thế cần của gà ra sao cần đưa ra phía trước chéo 45 độ gà tốt, cổ dựng thẳng ưỡn lên cao cổ câu liêm gà này thích ở trên nhưng xoay sở kém, thế cần có rất nhiều bài khác mình sẽ bổ xung thêm.
* Thú chơi gà chọi quan niệm nhì vĩ bộ lông giúp gà nói lên sức mạnh hay gan dạ sự lạnh lùng.(nhất điều ô nhì xám khô ba ô ướt) phân tích lông gà (ko đề cập tới các lông quý) lồng gà phải bóng mượt dày ôm sát vào thân gà bộ lông cánh tốt phải dài chí phao câu to bản (hai bên 18 tài tình siết bao) lông đuôi như búi tre gà có sức khỏe lắm. bộ lông đuôi tốt để gà giữ đc thăng bằng và chống đỡ lúc ngặt nghèo.
– Phân tích bộ khung của gà: bản cánh to dài rộng như đại bàng càng tốt táo to giúp cánh gà khỏe khuya hồ không bị xã cánh, hông gà phải to rộng phao câu phải liền, gim khít để lọt ngón tay út là vừa, ghim mà rộng wa gà đánh thưa tin bở sức, lườn tàu là tốt nhất khi bồng gà lên thầy lườn gà sâu, bệ vào tay. có dư sức khỏe.
+ Đùi gà nhất thiết phải to đá mới nặng còn độ nông sâu thì tùy vào các yếu tốt khác nữa, đùi chim gián gà đá lạch cạch nhể đâu cựa loại này tùy, đùi gà cũng là 1trong yêu tố quan trọng viếc gà đá vào đâu của đối phương
+ Bộ bàn ngón yếu tố quan trọng quyết định đến cặp chân đánh ra sao, nên chọn bộ bàn ngón dài rộng râu mực là tốt nhất bàn đế phải mỏng tang gà di chuyển mới mau lẹ, bàn mái gà đá nặng mau lắm, nhưng phải nhìn kỹ tránh lầm lẫn vào loại ngắn chùn thuôn đuội “thất bát”
Nguồn: sưu tầm
Sơ Lược Về Thú Chơi Gà Chọi (Phần 1)
Bài viết này dành riêng cho những người mới gia nhập thú chơi gà chọi cũng như những người đang có ýchơi gà chọi mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu.
Đặc điểm ngoại hình: Chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ.
Số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ yếu ở những địa phương có phong tục truyền thống văn hoá – chơi chọi gà – như tỉnh Hà tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh (huyện Hoóc Môn).
Để bắt tay vào việc chọn lựa 1 chú gà chọi có tương lai, trước hết bạn phải biết tông giòng của nó ra sao rồi mới xét đến “nhất thủ nhì vĩ tam hình tứ túc”. nếu bạn bắt quạ vẫn có gà hay nhưng ít “chiến kê lưu lạc trong dân gian” nên nhất thiết nên bắt gà có tông tử chiếm tỷ lệ gà hay cao hơn.
Thường gà hay đãi tay mới nên các bạn mới chơi yên tâm nha
* Nhất thủ: “đầu mặt” là tiêu chí cái thiện cảm đầu tiên của thú chơi gà chọi để chúng ta có thể nhận biết là gà hay hay dở 1 con gà hay không thể mặt mày nhút nhát, hay là nhìn ngố như gà ta được đầu mặt phân ra nhiều loại
– Phân tích đầu mặt: 1 số vdu cac đầu mặt nên chọn nuôi: mặt ó gan lì phải biết, mặt nhật thông minh linh hoạt, mặt tam giác (gà dữ anh hùng phải biết). VV
+ Tảng gà phải rộng bổng tảng là tốt nhất. sọ phải thắt gà mới thông minh, (gáy gà mà dài thì toàn đi dưới)
+ Gà phải vét hầu mới thao lược
+ Lỗ tai khá quan trọng lỗ tai phải bé nhiều lồng để bảo vệ thính giác của gà, gà mà lỗ tai to như đồng xu thì phản xạ kém trong cuộc chiến dễ bị đối phương đánh điếc mang.
Nguồn: sưu tầm
Tản Mạn Về Thú Chơi Gà Cảnh
Gà cảnh là những loại gà có hình dáng đẹp và gáy hay. Gọi là gà cảnh vì người chơi thường chú trọng đến màu sắc, hình dáng và tiếng gáy mà không quan tâm đến chất lượng thịt. Bình quân một con gà cảnh trưởng thành chỉ nặng từ 400 – 800g nhưng giá trị kinh tế lại rất cao. Tùy theo hình thể và sắc màu mà người nuôi đặt cho chúng nhiều tên gọi khá ấn tượng như: chuối tuyết, chuối vàng, chuối ô, chuối bông, chuối tuyết bướm, nhạn Thái, cú Thái, nhạn Mã Lai, điều, lửa, bông đen, tàu vàng…
Nội dung trong bài viết
Chăm sóc bộ lông cho gà cảnh
Cách giống gà cảnh được nhiều người ưa chuộng
Phòng trị bệnh cho gà cảnh
Bệnh tích
Bệnh thương hàn
Bệnh Cầu trùng
Bệnh dịch tả
Đa phần người chơi gà cảnh hiện nay thường sưu tầm và phát triển các giống gà có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, đặc biệt là gà Tân Châu – Việt Nam.
Hiện nay, đa số người nuôi đều thích con chuối tuyết (mình trắng, đuôi đốm đen); chuối ô; điều Tân Châu và nhạn Mã Lai. Đây là những giống có màu lông trắng muốt, đen, tía, bông, vàng hoặc pha trộn, chân lùn, mào to, tích to, đuôi xòe và thẳng đứng. Đặc biệt những con trống có cựa dài, linh hoạt, háo chiến và tiếng gáy lảnh lót, vang xa, cao vút.
Cách chăm sóc gà cảnh cũng giống như gà tre. Thức ăn chính của chúng là lúa hoặc thực phẩm hỗn hợp và bổ sung thêm rau xanh. Chuồng nuôi phải cao ráo, đủ ánh sáng và bảo đảm vệ sinh an toàn. Trứng gà sau khi đẻ có thể cho ấp bằng máy cải tiến hoặc nhờ những con gà ấp giỏi ấp thay. Đặc biệt gà con mới nở phải được chủng ngừa và sưởi ấm. Tốt nhất là nên cho ăn thêm mối hoặc côn trùng để tăng sức đề kháng.
Việc nuôi gà cảnh trở nên gắn bó và hình thành nên một nét riêng trong văn hóa dân gian. Nhất là trong các dịp lễ Tết, ngày hội. Một số nhóm người thường tổ chức các cuộc thi gà cảnh để làm thú vui. Việc nuôi gà làm cảnh ở nước ta chủ yếu là gà tre. Vì vậy, việc thuần dưỡng gà tre thành một con gà đẹp, độc đáo hoặc đấu giỏi là một nghề mang tính nghệ thuật.
Ngày nay, nhiều nhà nuôi gà tre như một loại hình sinh vật cảnh. Người nuôi có thể thả chúng đi trong sân, vườn, cho chúng đậu trên một cành cây hoặc nhốt trong chiếc lồng treo trước sân nhà để nghe chúng gáy và xem chúng nhảy nhót như chim.
Nuôi gà cảnh vừa là một thú vui nhàn rỗi vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình. Do vậy mà hiện nay nhiều người đã tận dụng đất trông để làm chuồng trại nuôi với quy mô từ vài chục đến hàng trăm con.
Chăm sóc bộ lông cho gà cảnh
Bộ lông có vai trò quyết định đối với vẻ đẹp gà cảnh. Thực tế cho thấy để gà có bộ lông đẹp (màu sắc sáng sủa, óng mượt và dài) ngoài yếu tố bẩm sinh thì kỹ thuật chăm sóc có vai trò rất lớn. Ví dụ điển hình nhất là gà mua từ chủ trước lông rất đẹp, sang chủ sau lông bèo nhèo hoặc lông mùa sau lại kém hơn lông mùa trước (trừ vài trường hợp ngoại lệ: bệnh tật, chấn thương, hay quá già).
Kinh nghiệm về chăm bộ lông gà chọi thì có nhiều, tuy nhiên kinh nghiệm việc chăm bộ lông gà cảnh hiện rất ít và tản mác. Bên cạnh đó việc chăm bộ lông gà cảnh và gà chọi có nhiều điểm khác nhau.
– Cần có chế độ dinh dưỡng hằng ngày, chế độ dinh dưỡng lúc thay lông, lúc gà đạp nhiều mái một cách phù hợp. Xem xét loại thức ăn có lợi cho sự phát triển của bộ lông và cách dùng.
– Xem xét các yếu tốvận động, ánh sáng đã phù hợp hay chưa.
– Gà trống nuôi nhốt hay gặp hiện tượng lông cổ bị xoăn, và lông đuôi có “ngấn”, vì vậy cần chú ý tới chuồng nuôi sao cho gà cảm thấy thoải mái nhất.
– Biết cách tắm cho gà.
Cách giống gà cảnh được nhiều người ưa chuộng
– Gà sao: Mình gà màu đen tuyền, điểm chấm trắng tròn đều đặn, trải dọc từ cổ xuống đuôi; dáng vừa phải.
– Gà tre Thái Lan: nhỏ hơn cả gà tre Việt Nam, mỗi con chỉ nặng 500 – 800g. Thoạt nhìn, loại gà này hơi giống gà trống Việt Nam nhưng dáng thanh, gọn hơn; bộ lông rất óng, mượt. Cựa gà có 2 màu đen hoặc vàng.
– Gà tre Tân Châu: có vóc dáng gần giống với gà rừng như nhỏ con, thấp, trọng lượng tối đa chỉ đạt mức trên dưới 700 – 800g.
– Gà Tây Ban Nha: đầu có bông, là một nhúm lông xù lên rất đẹp; lông trên thân có 2 màu trắng hoặc trắng điểm bông vàng. Trọng lượng trung bình 700g.
– Gà chabo Nhật Bản: chân ngắn và thân tròn, đuôi hướng thẳng lên trên một cách duyên dáng phía sau đầu.
– Gà lông xù Nhật Bản: mình khá nhỏ, chỉ khoảng 500g; bộ lông màu trắng lúc nào cũng dựng nghiêng một góc chừng 45 độ, y như chó xù Nhật, có thể nuôi trong nhà.
– Gà phượng hoàng: là giống gà đuôi dài, chiều dài của đuôi ít nhất cũng phải 2m. Gà trống nặng khoảng 1800g, gà mái 1350g. Có thể nói rằng đây là giống gà đẹp nhất trong số các giống gà cảnh.
– Gà Châu Phi: màu sắc sặc sỡ, cựa xanh, có 2 sọc đỏ, hai bên mép có những chòm râu dài. Trọng lượng khoảng 1,2 – 1,5kg.
Ngoài ra còn một số giống khác như gà Angola lông đen tuyền; gà Indonesia lông đuôi đứng thẳng, cao gần bằng đầu; gà New Zealand…
Phòng trị bệnh cho gà cảnh
Bệnh tích
Manh tràng sứng to, chân đầy máu. Ruột sưng to. Trong đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu.
Cần vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt. Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước, uống cho gà. Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày) Anticoc 1g/1 lít nước. Baycoc 1ml/ 1 lít nước.
Bệnh thương hàn
Do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con và cũng có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Triệu chứng, gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối. Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo.
Bệnh Cầu trùng
Nguyên nhân gây bệnh do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ lây truyền từ nơi này sang nơi khác do người, súc vật… vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát.
Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác. Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi.
Gà bị bệnh thường ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi.
Để phòng ngừa bệnh cần cho gà ăn uống hợp vệ sinh.
Bệnh dịch tả
Bệnh do virus gây ra, lây lan mạnh. Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tuy nhiên bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi. Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.
Trong giai đoạn đầu bệnh xuất hiện đột ngột, gà chết nhanh không biểu hiện rõ triệu chứng. Thường rụt cổ, ngoẹo đầu vào cánh, ủ rũ, nhắm mắt mê man bất tỉnh, sau đó chết. Khó thở, nhịp thỏ tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở). Tiêu chảy phân màu xanh – trắng, diều căng đầy hơi. Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi. Tích, mào tím xanh. Nếu sau 4 – 5 ngày gà không chết, sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: Gà vận động tròn theo một phía, đi đứng không vững.
Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ… Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.
Phòng bệnh chủ yếu là bằng vắc xin. Để điều trị bệnh dùng các thuốc tăng sức đề kháng như vitamix, vit-plus, …
Chọi Gà Thú Chơi Dân Dã
Một sới chọi gà ở Lễ hội Động Tiên (Hàm Yên).
Vào dịp đầu năm mới tại nhiều lễ hội, môn chọi gà luôn được đông đảo du khách đón đợi. Tại Lễ hội Động Tiên, huyện Hàm Yên (ngày mùng 9-2 âm lịch) có rất nhiều các trò chơi dân gian được tổ chức, trong đó không thể vắng bóng các sới chọi gà. Từ sáng sớm, anh Trần Ngọc Hân, thị trấn Tân Yên (Hàm Yên) đã mang các chú gà chọi của mình đi thi đấu. Anh cho biết, gia đình có 3 thế hệ chơi gà chọi thế nên từ kinh nghiệm chăm sóc gà, huấn luyện gà đều được ông nội và bố đúc kết truyền lại.
Còn anh Đặng Văn Lợi, thôn Thác Vàng, xã Minh Khương (Hàm Yên) đã 3 năm liên tiếp tham gia chọi gà ở Lễ hội Động Tiên. Năm nay anh mang đến một chú gà được chăm sóc, huấn luyện rất kỳ công. Tại đây anh được gặp gỡ nhiều người có cùng sở thích đến từ các tỉnh bạn.
Sới chọi gà có diện tích 3 – 4 m2 được quây tròn được người xem vây quanh. Trước trận đấu, mỗi chú gà chọi luôn được chủ nhân của nó chăm sóc, vuốt ve chu đáo vừa để khích động vừa để lưu thông huyết mạch.
Luật chơi chọi gà cũng có cách thức riêng, 15 phút một hiệp, nghỉ 5 phút. Sắp xếp thi đấu thường theo trọng lượng cơ thể và đấu phân loại trực tiếp. Khi hiệu lệnh trận đấu vang lên, từ hai phía, hai gà chọi căng mắt lao vào, đối mặt nhau không một chút sợ hãi. Hai con lao vào mổ nhau, đập cánh, nhảy lên đá móc vào nách, vào cổ họng, vào ức của đối phương rất quyết liệt… Quả thực, phải tận mắt xem một trận chọi gà mới thấy hết ý chí kiên cường, sự dũng mãnh của chúng.
Anh Hoàng Anh Chiến, phường Minh Xuân (thành phố Tuyên Quang) là một chủ gà chọi lâu năm cho biết, có những cặp gà chọi nhau bằng những món “võ” độc đáo, hiếm thấy. Một con gà chọi thi đấu tốt phải phụ thuộc vào sức khỏe, vóc dáng, kĩ nghệ ra đòn tấn công… Thế nên để có những con gà chọi ra trận tốt thì người chơi phải kỳ công từ khâu lựa chọn giống, chăm sóc cho những “chiến tướng” của mình.
Được biết, theo kinh nghiệm dân gian “chó giống cha, gà giống mẹ” thế nên phải kiếm giống gà mái mẹ tốt, có sức khỏe, có vóc dáng. Từ xa xưa, trong dân gian đã lan truyền “chiêu” lựa gà nòi chuẩn: “Đầu công, mình cốc, cánh vỏ trai/Quản ngắn, đùi dài chẳng sợ ai/Khô chân, gân mặt ấy gà tài”.
Chọn gà đã khó thế nhưng nuôi gà chọi còn lắm công phu hơn. Năm nay, Lê Công Sinh, thôn Ngòi Tèo, xã Minh Dân (Hàm Yên) 21 tuổi nhưng em đã có 5 năm chơi gà chọi. Sinh tỏ ra khá hào hứng khi nói về kinh nghiệm chăm sóc loài vật này. Sinh cho biết, chọn được con gà tốt đã là may mắn, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách thì cũng coi như uổng công. Các chú gà còn phải trải qua quá trình rèn luyện với những ngón nghề chỉ có người trong giới mới hiểu, ví dụ “chạy hơi” – dùng bao da bịt mỏ, quấn chân gà, cứ 10 ngày/lần để luyện cho gà “có hơi có sức”, “om chườm”…
Chọi gà là trò giải trí dân gian truyền thống, tuy nhiên ngày nay một số sới gà chọi đã biến tướng thành các cuộc cá cược ăn thua bằng tiền làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Hy vọng tệ nạn này sớm được dẹp bỏ để không làm mất đi nét đẹp văn hóa dân gian vốn có. Bởi đây là trò chơi không chỉ mang tính chất giải trí mà còn khuyến khích việc chăn nuôi, gắn kết tình làng nghĩa xóm.
Bạn đang xem bài viết Sơ Lược Về Thú Chơi Gà Chọi (Phần 2) trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!