Xem Nhiều 3/2023 #️ Sổ Tay Của Các Sư Kê Trại Gà Nòi Trâm An # Top 9 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 3/2023 # Sổ Tay Của Các Sư Kê Trại Gà Nòi Trâm An # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sổ Tay Của Các Sư Kê Trại Gà Nòi Trâm An mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài viết hướng dẫn chi tiết cách nuôi gà chọi để có được những chiến kê ưng ý nhất. Thiện chiến nhất và hung hăng nhất (^_^). Hướng dẫn chi tiết cách nuôi gà chọi con đá hay.

Gà chọi là một giống gà khá đặc biệt. Nó khác với các loại gà khác là được nuôi để chiến đấu, để chọi hay là để đánh nhau. Và vì nó rất hiếu chiến, và có đặc điểm khác gà thường nên cách nuôi gà chọi cũng phải khác. Khi mới bắt đầu nuôi gà chọi tôi đã cố gắng tìm hiểu và rất khó khăn mới hiểu được quy trình nuôi gà. Chính vì vậy bài viết này tôi sẽ nói cho các bạn tất cả về kỹ thuật và quy trình cách nuôi nuôi gà chọi.

1. Đặc điểm của gà chọi:

Gà chọi là một loại gà đặc biệt. Nó rất khỏe, và hiếu chiến. Gà còn nhỏ cũng hiếu chiến nhưng bị đau sẽ dễ chạy hơn gà trưởng thành. Vì thế khi gà còn nhỏ nó sẽ thi thoảng vẫn đánh nhau với gà cùng đàn nếu nhốt chung. Tuy nhiên đánh 1 lúc đau quá nó sẽ chạy. Một số trường hợp có thể đánh rách cổ và rách cánh nó mới chạy nên cần để ý (điều này thì cũng ít sảy ra thôi)

Tuy nhiên khi gà trưởng thành. Tức là bắt đầu tập gáy bắt buộc phải nhốt riêng. Vì nếu chúng đánh nhau sẽ đánh tới thừa sống thiếu chết. Vấn đề khi nào nhốt riêng ta sẽ nói sau.

Thêm vào đó gà nuôi để đánh, để chọi nên nó sẽ phải luyện tập và người nuôi gà phải làm việc đó.

2. Cách nuôi gà chọi – Quy trình nuôi gà chọi:

Tôi sẽ chỉ ra cho bạn từng bước để nuôi gà chọi. Quá trình nuôi gà sẽ khép kín thành vòng tròn.

Bước 1: Nuôi và chăm sóc gà khi mới nở đến 2 tháng tuổi

Bước 2: Nuôi và chăm sóc gà từ 2 tháng tuổi đến khi đạt 1kg

Bước 3: Nuôi và chăm sóc gà từ 1kg đến khi lên chuồng

Bước 4: Nuôi và chăm sóc gà khi “lên chuồng” đến khi thử mỏ, thử đòn

Bước 5: Vần vỗ và ra trường đánh

Bước 6: Tạo giống (gà con nở ra sẽ quay lại bước 1)

Lưu ý: Ngày ta cho gà ăn 2 lần. Và vào 2 thời điểm cố định trong ngày sáng và  chiều. Bạn rảnh lúc nào bạn sẽ cho ăn vào lúc đó nhưng phải cố định. Lý do và kỹ thuật cho gà ăn tôi cũng nói luôn ở dưới kỹ hơn.

3. Cách nuôi gà chọi – Kỹ thuật và cách nuôi gà chọi con mới nở:

Tất cả gà chọi đều phải nuôi sao cho nó trở về với tự nhiên nhất. Nuôi sao con gà nó thoải mái và gần bản năng của nó nhất. Nó sẽ làm cho gà khỏe và lớn nhanh. Vậy thì có mấy vấn đề sau: môi trường sống và thức ăn.

Cách nuôi gà chọi con khi mới nở:

Khi gà con mới nở, gà phải được mẹ ấp nở. Chúng ta sẽ nhốt mẹ và con vào chung 1 khu nhốt riêng ấm áp, kín gió vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Và đặc biệt là ánh sáng phải đủ sáng.

Riêng bài về chuồng nuôi tôi sẽ viết riêng. Ở bài này bạn hiểu quy trình và kỹ thuật đã.

Khi gà chọi bắt đầu ấp sẽ được nhốt riêng để nó có thể yên tâm ấp mà không bị làm phiền. Sau khi gà con nở ra, gà mẹ sẽ nuôi con luôn ở đó cho đến khi 2 tháng tuổi.

(Nuôi con đủ 2 tháng tuổi chuyển gà con ra khu nuôi tập chung. Dọn sạch ô chuồng đó luôn, để cho con khác vào ấp và nuôi con)

Trong thời gian này tuyệt đối phải để gà mẹ nuôi con. Tức là nuôi gà mẹ lẫn gà con chung nhau. Gà mẹ sẽ che chở cho gà con tranh bọn chuột vào cắp mất gà. Đồng thời ủ ấm khi gà con rét ….

Chuồng nuôi gà chọi con cần ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè:

Chuồng nhốt gà mới nở cần bố trí cửa sổ để khi ấm áp mở ra lấy ánh sáng. Khi lạnh hoặc mưa gió đóng kín tránh rét cho gà.

Nhiều bạn khi gà mới nở đã tách mẹ và thắp bóng đèn cho gà con. Lượng nhiệt của bóng đèn sẽ không bằng nhiệt của cơ thể gà mẹ. Khi gà mẹ nuôi con nó sẽ biết con nó nóng hay lạnh và điều chỉnh việc ủ ấm cho con nó. Thêm vào đó gà con là món khoái khẩu của chuột, sẽ rất dễ bị chuột nó xơi. Ở cùng gà mẹ nó sẽ không bị strees. Bạn đừng cười vì điều này. Gà cũng như người vậy nó càng thoải mái nó càng ít bệnh và lớn nhanh.

Thức ăn cho gà chọi con mới nở:

Trong 3 ngày đầu tiên:

Cho gà mẹ và gà con ăn chung cám loại nhỏ cho gà con. Trộn thêm thuốc đi ỉa và thuốc hen vào thức ăn. Ngày cho thuốc 1 lần vào bữa sáng hoặc bữa chiều. Liều lượng trên bao bì hoặc hỏi thú y, vì có nhiều loại thuốc. Tôi không biết chỗ bạn có loại thuốc gì nên cũng ko dám nói. Bạn cứ hỏi thú y và họ sẽ chỉ cho bạn.

Nguyên nhân là gà con mới nở bắt đầu ăn thức ăn vào nó dễ bị đi ỉa. Và cơ thể nó còn yếu nên nó thường bị rét do mới chui trong ổ ấp ra.

Sau 3-10 ngày tuổi:

Nhiều ông thắc mắc ủa gà chọi sao cho nó ăn cám thì đánh đấm sao. Xin thưa đứa trẻ mới sinh nó phải ăn sữa. Gà con cũng vậy đó. Cám sẽ cung cấp đủ chất cho nó khi nó còn non.

Từ 10-60 ngày tuổi: Bỏ hoàn toàn cám con đi. Và cho cả gà mẹ và gà con ăn cám gà thịt loại to luôn.

Lưu ý về cách nuôi gà chọi con mới nở:

Về máng nước và khay đựng thức ăn thì cứ ra hiệu bán đồ cho gà ăn họ sẽ đưa cho bạn. khay dẹt kiểu cái mâm để gà con mổ dễ hơn …

Từ 10 ngày tuổi cho đến hết sau nay. sau khi cho gà ăn xong 1 bữa bạn phải đổ hoàn toàn cám thừa vào 1 khay riêng và cất đi. Tuyệt đối không để thức ăn thừa lại cho gà. Đó là bí kíp để gà nhanh lớn. Không phải bạn bày thức ăn ra đó là gà no suốt ngày nó nhanh lớn đâu. Bạn thử xem cả ngày nó đói đến khi đổ thức ăn vào nó sẽ ăn rất nhanh và no. Còn nếu lúc nào cũng bày thức ăn ra nó sẽ chán và rỉa rỉa trong ngày. Lúc nào nó cũng lưng lửng và không thể ăn khỏe được. Bạn nuôi gà sao cho khi bạn ra chuồng nó nhìn thấy bạn nó lao vào như mẹ đi chợ về để đòi ăn, dù riều nó vẫn chưa hết thức ăn mới là chuẩn.

4. Cách nuôi gà chọi con 2 tháng tuổi:

Từ 2 tháng tuổi phải nuôi tập chung và thả rông để gà khỏe:

Khi gà đạt 2 tháng tuổi. Ta bắt gà mẹ ra riêng. Nhốt gà mẹ vào chuồng riêng cho hồi sức sau đó nhốt với trống để nó tiếp tục làm việc sinh nở. Gà con được tách riêng ra 1 khu khác thả rông cùng những con gà khác. Nếu bạn có nhiều đàn, bạn có thể nhốt chung với nhau.

Khu nuôi này cần 1 gian nhà có lợp mái che, có cửa đầy đủ để tránh mưa, rét, đêm gà sẽ vào đó ngủ.

Cần có khu chơi ngoài trời, có bóng cây càng tốt để gà vui chơi khi trời đẹp và hàng ngày thả gà ra đó.

Khu vui chơi phải đủ rộng để nó bay nhẩy thoái mái.

– Thức ăn của gà chọi con 2 tháng tuổi đến 1,5kg:

– Máng ăn cho gà bắt buộc phải là khay như khay cho gà con ăn. Để khi ta rải thức ăn vào gà phải mổ từng viên điều này giúp gà có thể luyện cái mỏ thật dẻo và thật khỏe. Sau này rất tốt cho việc thi đấu.

Nếu bạn mua cái máng kiểu cho gà thịt ăn thi nó cám nó thành đống vào gà mổ vài cái đã no rồi. Việc cho gà luyện mỏ hàng ngày không tốn công dễ vậy sao không làm.

5. Cách nuôi gà chọi con 4 tháng tuổi đến khi đi đá, thi đấu

Gà chọi đá cần được nuôi trên nền đất, cát và cho ăn lúa mầm:

Sau khi gà được 1,5 kg ta cần phải cho gà chuyển qua 1 khu nuôi tập chung khác. Vì chế độ ăn khác và khu chuồng này cần nhường lại cho lứa gà con sau.

Lúa có thể bị phun thuốc hoặc chất bảo quản. Vì vậy bắt buộc phải ngâm.

Lưu ý khi nuôi gà đá:

Nền của khu thả gà bắt buộc phải là nền đất. Vì gà có thói quen lấy chân cào xuống bới giun. Nếu là nền gạch nó sẽ bị hỏng móng hoặc mòn móng sau này sẽ không thi đấu được.

Ngoài ra nền đất rất êm ko làm đau hoặc làm gà bị thương khi nhảy gà sẽ không bị hỏng chân và gân. Nền đất lại mát không nóng như nền bê tông nên mùa hè bạn có thể phun nước lên nền làm mát cho khu thả gà.

Bạn cũng có thể thi thoảng cho gà ăn thêm rau củ quả, hoặc thịt cá, tùy sở thích và phù hợp với cuộc sống của bạn.

6. Cách nuôi gà chọi 6 tháng tuổi, chăm sóc gà lên chuồng

Nhốt riêng gà chọi khi được 6 tháng, gà bắt đầu gáy:

Khi gà tập gáy sẽ cho gà lên chuồng. Tức là nhốt riêng từng con trống vì trong giai đoạn này gà bắt đầu rất hăng, sẽ dễ đánh nhau thừa sống thiếu chết.

Đối với gà mái thì không thi đấu nên sẽ được bắt và chon riêng. Con đẹp thì để làm giống. Con xấu có thể nuôi thịt hoặc nuôi để đẻ trứng ăn. Trứng gà chọi rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Thức ăn cho gà chọi, đá 6 tháng tuổi:

Gà nhốt riêng vẫn cho ăn lúa mầm và thi thoảng bổ xung cho rau củ quả. Thịt, cá, chất tanh tươi bắt buộc phải bổ xung để gà đủ chất hoàn thiện bộ lông, và xung sức nhất.

Nền chuồng vẫn phải có cát để bảo vệ chân gà.

Vì gà nhốt riêng trong nhà nên vào ban ngày bạn cần bắt gà và úp ra ngoài sân để cho gà phơi nắng. Cũng có thể úp dưới bóng cây. Nếu có chuồng rộng nửa chuồng che mưa nắng, nửa chuồng để gà phơi nắng luôn thì lại càng tốt.

Cho gà phơi nắng phải lưu ý đến ánh nắng đừng gay gắt quá, và cũng không nên để phơi lâu. Tốt nhất là dưới bóng cây đủ sáng, nắng xiên vào buổi sáng và đến trưa thì mát mẻ.

Khi gà gáy thuần thục, căng sức. Tức là gáy căng, gáy khỏe. Đồng thời bộ lông đã khô hết, nghĩa là hết lông măng rồi. Lúc này gà tầm 8-9 tháng tuổi. Ta bắt đầu tìm cho gà đối thủ cũng tuổi trẻ tài cao như gà mình để thử mỏ. Tức là trận thử tài đầu tiên. Xem gà hay dở ra sao mà nuôi tiếp hay bán thịt.

Vần vỗ cho gà chọi:

Vào trận mở mỏ đầu tiên nên cho gà thi đấu 1 hồ 15 phút. Chân đá căng, chính xác, lối hay thì đưa vào quá trình vần vỗ.

Gà sau khi thử mỏ lại nuôi lại cho đến khi khỏe lại. Khoảng 1 tuần gà sẽ căng sức, sẽ đem đi luyện tập chạy lồng, chạy hơi, và lại cho đánh với gà khác cùng trạng để luyện tập. Quá trình luyện tập rất công phu sẽ nói trong một bài khác.

Khoảng 2-3 tháng sau bắt đầu cho gà đi thi đấu.

Tham khảo sản phẩm: Bột sắn dây nguyên chất

7. Cách nuôi gà chọi – Nhân giống gà chọi thuần chủng:

Chọn gà trống đúc

Chọn gà trống thật xuất sắc. Tức là gà thắng nhiều trận có số má đàng hoàng để nhân giống. Tuy nhiên con trống cần có nhiều đặc điểm tốt như dáng đi, phom người …. Chọn gà mái cũng vậy. Tôi chỉ nói đế kỹ thuật nhân giống gà thôi còn các yếu tố khác khuân khổ bài này không thể nói hết được.

Cần lấy trứng gà chọi hàng ngày của gà để không bị hỏng trứng:

Gà mái sẽ được nhốt chung vời gà trống ở 1 ô chuồng riêng. (Bạn cần phải bỏ lứa trứng đầu tiên của gà mái, gọi gà trứng gà so).

Có thể nhốt gà trống với 1-4 con gà mái. Hoặc nhốt riêng 1 trống 1 mái để theo dõi xem gà mái đó đẻ ra con có đẹp không? Thi đấu tốt không mà loại bỏ gà mái hoặc thay đổi trống.

Trong chuồng đặt nhiều ổ đẻ để gà đẻ vào đó. Hàng ngày bạn phải nhặt trứng ra khỏi ổ cho vào chỗ riêng. Và ghi ngày gà đẻ trứng trên từng quả. Hàng ngày khi con gà vào đẻ quả mới nó sẽ nằm trong ổ khoảng 30 phút – 1 tiếng mới đẻ trứng được. Nếu bạn không nhặt trứng gà đẻ hôm trước ra thì nó sẽ vô tình bị ấp dở, và trứng sẽ dễ bị hỏng.

Trứng gà chọi sau khi được nhặt cần bảo quản nơi thoáng mát. Và được gửi cho khách khi mới đẻ.

Cách cho gà chọi mái ấp trứng:

Sau 5-7 ngày ấp tiến hành soi trứng để loại những quả không có trống. Quả nào có trống cho gà ấp tiếp, quả nào không có mang đi luộc ăn. ^_^

Gà ấp 21 ngày sẽ nở, bạn nhớ ghi ngày gà bắt đầu ấp để theo dõi thời gian.

Nếu bạn muốn sở hữu những con giống gà chọi tốt nhất hãy liên hệ với chúng tôi.

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

Trang trại chúng tôi luôn có những giống gà thuần chủng nhất. Những con gà bố xuất sắc nhất.

Nếu bạn muốn mua gà tơ (gà mới lên chuồng) hoặc trứng gà để tự ấp, hoặc gà chọi con mới nở.

Liện hệ:

SĐT: 0866868762 – 0816081987

Website: http://nongsantraman.com

fanpage: Nông sản Trâm An

Xem Chân Gà Đá Cựa Sắt Chuẩn Nhất Của Các Sư Kê

Trại gà cao lãnh (Đồng Tháp) mà anh em SƯ KÊ đang tìm

Tầm quan trọng của việc xem chân gà đá cựa sắt

Đã nói tới đá gà thì chắc chắn rằng kỹ năng chủ yếu được các chiến kê sử dụng chính là đòn đá chân. Đây chính là lý do chiến kê sở hữu đôi chân tốt, lực mạnh sẽ có tỷ lệ thắng cao khi chiến đấu. Đặc biệt, với gà đá cựa sắt thì điều này càng quan trọng hơn nữa.

Tại sao xem chân gà đá cựa sắt lại cần thiết? Đôi chân quyết định phần lớn tới thắng bại, muốn trang bị cho chiến kê cặp cựa sắt thì trước tiên cần xem xét thật kỹ đôi chân. Với mỗi giống gà sẽ có đôi chân với đặc điểm riêng biệt. Dựa vào chân của từng dòng để chọn cựa sắt sao cho phù hợp.

Những chiến kế có ngoại hình ấn tượng, sức mạnh bền, dẻo dai, chân có lực. Nếu được trang bị thêm cựa sắt thì sức mạnh và lực sát thương sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó, anh em chiến kê nên tìm hiểu kỹ để gắn cựa sắt cho chiến kê của mình.

Hướng dẫn xem chân gà đá cựa sắt chuẩn nhất

Xem chân gà đá cựa sắt dựa vào loại chân của chiến kê

Chân của mỗi giống gà sẽ có sự khác biệt về hình dáng cũng như cấu tạo và cách sắp xếp của vảy. Với đặc điểm riêng, chắc chắn đôi chân của mỗi chiến kê sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Biết giống gà này có đôi chân thuộc loại nào sẽ giúp anh em sư kê chọn được chiến kê phù hợp nhất.

Theo kinh nghiệm của những sư kê lâu năm thì những con có dáng chân tròn, phần khung xương to và chắc thì lực đá sẽ rất tốt. Chiến kê sở hữu loại chân này một khi đã tung ra cú đá thì uy lực cực lớn. Chỉ cần trúng chiêu cũng đủ khiến đối thủ phải chịu sát thương không nhỏ. Thậm chí là giành chiến thắng tuyệt đối chỉ qua một cú đá.

Thêm nữa, chiến kê có cặp chân to thường thuộc dạng hiếu chiến. Một khi đã bắt đầu trận đấu chúng sẽ lập tức tấn công. Lao vào đối phương một cách dồn dập, tung chưởng liên hoàn,…. Đây chính là phong cách chiến đấu của những chiến kê cựa sắt có cặp chân to.

Khi xem chân gà đá cựa sắt, anh em cũng nên lưu ý tới những con có cặp chân nhỏ. Chân to đá có lực nhưng chân nhỏ cũng không vô dụng. Ưu điểm của cặp chân nhỏ là khả năng di chuyển tốt, nhanh, né đòn lợi hại. Gắn cựa sắt cho chiến kê chân nhỏ sẽ tăng tính nguy hiểm cho các đòn đá.

Dựa vào vảy gà đá cựa sắt

Không chỉ có cặp chân mà loại vảy cũng là tiêu chí cần đánh giá khi chọn chiến kê đá cựa sắt. Với những sư kê “còn non” thì việc xem vảy chân để chọn chiến kê còn khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sư kê nhiều năm “lăn lộn” trong giới đã đúc rút được những kinh nghiệm quý giá với cách xem vảy gà đá cựa sắt sau đây:

Xem vảy gà dựa trên bộ án – phủ – vấn

Bộ án: Xem chân chiến kê đá cựa sắt, nếu thấy những con sở hữu bộ án thì anh em nên lấy ngay. Dù là án thiên hay án vân,…. đều là những án tốt. Những chiến kê sở hữu bộ án thường rất nhanh nhẹn, thi đấu một cách thông minh.

Phủ: Ưu tiên chọn những chiến kê có vảy thuộc dòng phủ địa. Bên cạnh đó thì loại tam tài phủ địa cũng là lựa chọn hoàn hảo. Theo các sư kê lâu năm thì đây không phải dòng gà tầm thường. Cực kỳ hiếm mới có thể bắt gặp một chiến kê có phủ. Vì vậy mà giá trị của chúng vô cùng cao.

Vấn: Vấn cán hay sáo đều thuộc dòng tốt, nhiều ưu điểm. Chiến kê có một trong 2 loại vấn này sở hữu lối đá cực nhanh và hiểm. Ra đòn chỉ trong nháy mắt, độ chính xác vô cùng cao.

Vị trí sắp xếp của vảy

Dựa vào vị trí sắp xếp của vảy cũng là một cách xem chân gà đá cựa sắt chuẩn anh em không thể bỏ qua. Vảy gà tốt, có tố chất để trở thành chiến kê mạnh, chiến đấu hay thường sắp xếp ở những vị trí sau:

Hàng thới – Vảy sắp xếp đi theo ngón thới

Hàng bộ – Vảy sắp xếp từ cựa tới đầu gối

Hàng hậu – Vảy hàng to ở phía sau

Hàng kẽm – Vảy sắp xếp ở giữa hàng chậu và độ

Dựa vào cựa gà

Chọn được một chiến kê đá cựa sắt hay không phải là chuyện đơn giản. Riêng chỉ đôi chân cũng có đủ các yếu tố cần sư kê xem xét và đánh giá. Khi xem chân, ngoài loại chân, loại vảy, cách sắp xếp của vảy thì sư kê cũng cần xem xét dựa vào phần cựa.

Bên cạnh các loại cửa tốt thì sư kê cũng nên tránh các loại cựa “vô tác dụng” như cựa sừng trâu, chỉ dày, cặp chéo,… Gà có cựa thuộc các loại này sẽ không có tố chất chiến đấu, chỉ được nuôi để làm thực phẩm, lành cảnh.

Ngoài ra, thêm lời khuyên nữa dành cho anh em là muốn móng chiến kê sắc bén hơn thì hãy tự mài móng. Hơi kỳ công nhưng đổi lại là những cú đá nguy hiểm, dữ tợn khi chiến kê của mình tung cước. Chân lực tốt, cựa sắt bén, một khi tấn công sẽ khiến đối thủ nhận thương tích rất lớn.

Các Thế Đá Của Gà Chọi Và Một Số Lưu Ý Các Sư Kê Cần Nhớ

Gà dọc mé: thế đứng của gà cần phải đứng đối diện hoặc đứng ngang với đối thủ, thì điểm đá của chân đòn sẽ vào chạc ..thế này sẽ khiến đối phương bị đau cơ chân,không thể tấn công lại.

Gà hầu: Thế đứng của gà là đá dọc.Điểm tấn công chủ đạo nhằm vào hầu của đối phương.Thế này làm cho đối thủ sẽ bị khó thở ,mất phương hướng.

Ôm đấm: Gà áp sát như ôm lấy đối phương, bấu cánh, vai và ra đòn, điểm đến của chân đòn là kiềng vai, 2 quả táo, thường thì thế này sẽ làm cho xương của đối phương đau ê ẩm.có thể tháo chạy lúc nào cũng không hay nữa.

Gà thông vỉa: + Gà rúc xuống cánh đối phương, vỉa lên bấu nách và ra chân đá và vào đùi non và hốc nách đây được gọi là vỉa tối.thế kiến đối phương mất lực khi ra đòn đánh.

Gà vỉa lên: mổ gáy đối phương ra chân, điểm đến chân đòn là mu lưng,hốc nách ,đòn ra sẽ khiến đối phương khó thở nhanh chóng tháo chay,có cảm giác co cơ,mệt mỏi do thế đá thẳng vào cơ cánh.

Cưa đè: Gà cưa đè rút gáy đá vai lưng hoặc giật cương gáy. Cưa đè có 2 loại, loại gác cần cần đối phương và đè, phải xả nkhông cho đối phương mổ lại mình , hoặc loại gác cả bầu diều lên đối phương mà đè và đẩy đối phương, loại này về hồ sau sẽ khiến đối phương đau cần cổ.

Gà quần: Gà này có thế chạy xoay vòn g quanh người đối phương, ch ọc đẩu hoặc ch é má , hầu. Đối với loại này phải nuôi có thể lực tốt nếu không gà sẽ chạy vòng quanh và kê vòng quanh cho đối thủ đá mé luôn. Điểm đặc biệt hay của loại này là khi đúc mai sẽ ra con cưa đè 2 mang.

– Thiện dọc hoặc gà hầu bị khắc bởi mé 2 mang,

– Mé 2 mang bị khắc bởi cưa nên bị đè thông cửa.

– Cưa đè thông vỉa bị khắc bởi ôm đấm…

Các thế lối khắc chế nhau chỉ đem lại phần trăm thắng lớn hơn chứ không hẳn khắc lối là giành chiến thắng. Thường thì trước khi ra thi đấu gà của chúng ta trông phải thật khỏe mạnh,tinh anh.THể hiện lốt đánh,đòn đánh một cách kĩ thuật. Nếu ngay từ đầu mất phong độ thì sau sẽ bị mất lối .dẫn đến có thể thua trận bất cứ lúc nào.

Cách Chọn Gà Đá Cựa Sắt Cực Chuẩn Của Các Sư Kê Lừng Danh

Khi đến 1 Trại gà hoặc 1 Lò gà, bạn đừng đến xem 1 con gà bất kì, mà hãy mồi 1 điếu thuốc cho đầu óc sảng khoái, nơ-ron hoạt động. Chọn 1 vị trí tốt nhất để quan sát tất cả gà có ở đây, quan sát từ màu sắc, dáng đứng, tướng đi, tiếng vỗ cánh, tiếng gáy. Bỏ ngoài tai lời PR của người bán gà mà hãy tập trung quan sát, mỗi con khoảng 30s cho đến khi bạn bị cuốn hút bởi 1 con nào đấy thì hãy tiến về phía nó.

Đối với mỗi người, sự cuốn hút sẽ khác nhau, có người bị thu hút bởi màu lông đẹp, cũng có người thích tiếng gáy to, vỗ cánh ầm ầm hoặc Gà Linh…

Sự cuốn hút đôi khi là linh cảm tốt, ta thích nó thì ta mới nuôi nó đc. Vì cho dù bạn đang sở hữu 1 con gà xuất sắc mà nhìn đi nhìn lại vẫn ko thể nào thích nó thì chắc chắn rằng nó sẽ ko được chăm sóc tốt bằng những con gà tuy ko hay như nó nhưng được bạn cực kì yêu quý, và rồi đến lúc nào đó nó cũng sẽ bỏ thây nơi chiến trường mà thôi. Nếu AE có duyên giao lưu với nhau, Ba Gà tôi có thể chia sẻ 1 câu chuyện có thật về 1 con gà mà tôi dùng tình thương để huấn luyện nó.

Là tiêu chuẩn đc đánh giá wa tất cả các chi tiết trên cơ thể, có điểm số từ 1 đến 10.

Để đánh giá tiêu chuẩn sức khỏe cơ bản có đạt yêu cầu ko, bạn làm như sau:

_ Kiểm tra Miệng: Trong lúc thi đấu, sức bền cũng rất quan trọng, một con gà có hơi tốt thì miệng ko hôi, ko nhớt và ko có ké.

_ Kiểm tra Cánh: Cánh giúp bay cao, là 1 lợi thế lúc giao nạp nên đôi cánh càng khỏe càng tốt. Dùng 2 tay quăng con gà lên cao, vừa đủ wa khỏi đầu, gà có đôi cánh khỏe sẽ có tần suất đập cánh nhiều hơn, thời gian chạm đất lâu hơn. Làm 3 lần liên tục , nếu ko có dấu hiệu xuống sức thì bạn đang có cơ hội sở hữu 1 con gà rất khỏe đấy.

_ Kiểm tra Chân: Đôi chân cũng như vũ khí, chân yếu, nhảy vài cái thì đuối, ko nhảy nổi thì làm sao kết thúc đối thủ đây. Dùng 2 tay ôm hai bên cánh gà, đưa lên độ cao bằng chiều cao gà, thả ra bất ngờ, chú ý xem gà có hiện tượng cắm đầu về phía trc ko, chân có khụy sát đất quá ko, gà có giương cánh ra ko. Nếu xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu trên thì chứng tỏ con gà này có đôi chân ko đc khỏe lắm, cần rèn luyện thêm.

_ Theo kinh nghiệm chơi gà của Ba Gà tôi thì: Gà biết đá, càng ngày đá càng hay. Gà ko biết đá, khả năng huấn luyện là rất thấp. Cho nên, đừng vì say mê vẻ đẹp hình lông hoặc tướng mạo Linh Kê mà phớt lờ đi lối đá của nó. ” Thà ko có 1 con gà chiến nào trong tay, còn hơn có cả trăm con gà thịt. “

_ Trong các trận đấu Gà Đá Cựa Sắt hiện nay, 50% là Bại Kê tử trận, 20% là mang thương tích nặng hoặc tàn tật, còn lại cũng bị thương tích ko nhẹ, phải dưỡng thương gần 10 ngày mới phục hồi đc. Chính vì mang tính chiến đấu cao như thế này mà đòi hỏi Chiến Kê của bạn ko thể là tay mơ đc, ko thể là ca sĩ lên sân khấu nhảy Lambada đc, hay đang biểu diễn nửa chừng, bất ngờ chạy sô đc.

_ Tóm lại, cho dù là Gà tơ hay Gà độ, đều phải có đc những kỹ năng sau:

+ Nạp sâu chân. Đối thủ nạp thì biết tránh né, ko thì phải né dạt hoặc chặn

+ Nạp hố biết thả bom. Đối thủ bom thì biết chạy dạt hoặc hứng.

+ Ray đc thì biết nắm lông đá nhồi, mất thế té ngửa thì biết chà, chây chét. Đối thủ vô ray thì biết đi trên, đối thủ nắm lông thì cũng phải biết nhồi chung với nó. ( Cứ tưởng tượng lúc đánh nhau, bạn bị nắm đầu ghị xuống, lúc đó bạn cố gắng vùng ra đánh trả hay cứ cúi đầu cho nó lên gối?)

_ Nếu 1 con Gà mà ko có 1 trong các kỹ năng trên thì 95% là bại trận.

_ Một điều nữa là, trong Môn Gà chọi nói chung và Môn gà đá cựa sắt nói riêng, luôn hấp dẫn và ko hề nhàm chán vì thứ nhất: ko có Gà nào là vô địch, thứ hai: ko có đòn thế nào là vô đối. Nhưng khi thi đấu, nếu áp dụng câu nói : “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là hoàn toàn chính xác. Vì trong Môn Gà Đá Cựa Sắt này, đòn thế có tương khắc với nhau.

Tiêu chuẩn đánh giá này chỉ mang tính chất tham khảo để chọn lọc thật logic chứ ko thể rập khuông 1 cách thái quá đc, bởi vì có những con gà tuy có chỉ số tiêu chuẩn rất thấp nhưng cực kì hay. Cho nên, tiêu chuẩn này cũng góp phần giúp bạn lựa chọn 1 con gà bình thường khỏe mạnh, ko tật lỗi, ko khiếm khuyết, thích hợp cho việc huấn luyện cũng như ko gặp khó khăn, bất lợi trong khi thi đấu.

Cách thức như sau:

_ Mang theo 1 con gà phu (gà thua, gà bể, gà tàu…) có chạng nhỏ hơn chạng con gà định mua 1 chấm (100gram). Mang theo 1 bộ cựa sắt thích hợp vs chạng gà + băng keo.

_ Trồng cựa vào con gà định mua, quấn băng keo vào thân cựa cách đầu mũi cựa 5-7mm, chiến đúng 10 chân ( tính = số lần gà nhảy lên khỏi mặt đất), xem kết quả.

+ Nếu có 1 vết cựa điểm 10 trên người gà phu là Sát Kê

+ Nếu có 1 vết cựa điểm 9 trên người gà phu là Tài Kê

+ Nếu có 1 vết cựa điểm 8 trên người gà phu là Hảo Kế

+ Nếu có từ 6 vết cựa trên người gà phu là Gà nhạy cựa

+ Nếu có dưới 5 vết cựa trên người gà phu là Gà thường

+ Nếu ko có vết cựa nào thì mua e nó về làm Gà phu.

Bạn đang xem bài viết Sổ Tay Của Các Sư Kê Trại Gà Nòi Trâm An trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!