Xem Nhiều 5/2023 #️ Thiến Gà Trống Để Làm Gì? Dụng Cụ Thiến Gà Trống. Cách Thiến Gà Trống # Top 7 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 5/2023 # Thiến Gà Trống Để Làm Gì? Dụng Cụ Thiến Gà Trống. Cách Thiến Gà Trống # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thiến Gà Trống Để Làm Gì? Dụng Cụ Thiến Gà Trống. Cách Thiến Gà Trống mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Gà trống thiến thường to hơn, nặng hơn gà bình thường khoảng 15 – 25% (tùy giống gà), chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc và ngọt mềm. Ngoài ra, gà trống thiến còn có quá trình sinh trưởng và phát triển rất tốt trong khi chăn nuôi.

Người ta thường thiến gà bằng cách loại bỏ hai dịch hoàn là bộ phận sinh dục ở trong ruột gà. Ngày nay, có 2 phương pháp thiến chính là thiến móc (thiến bụng) và thiến sườn. Trước khi thiến 6-12h không được cho gà ăn.

Đây là phương pháp thiến gà phổ thông, gà hay bị chảy máu nhiều và dễ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Để thực hiện bà con dùng ngón tay trỏ hay giữa chọc thủng màng bụng, lần nhẹ ngón tay dạt theo sát sống lưng lên phía trước để tìm dịch hoàn nằm 2 bên xương sống.

Dịch hoàn hình quả trứng trơn, nhẵn kích thước to bằng ngón tay út đến ngón tay cái. Trước khi lấy dịch hoàn ra phải xác định vị trị dịch hoàn đối xứng phía bên kia xương sống để tránh nhầm lẫn. Lách nhẹ, hơi cong ngón tay để cho dịch hoàn nằm trọn trong kẽ đốt thứ nhất của ngón, miết mạch sao cho dịch hoàn không bị sứt, bị sót rồi lựa kéo ra ngoài. Dịch hoàn thứ hai cũng được lấy ra tương tự.

Do cách thiến bụng làm gà bị chảy nhiều máu, tỉ lệ sống khỏe mạnh của gà sau khi thiến chỉ khoảng 70 – 80% nên hiện nay đa phần bà con đang áp dụng phương pháp thiến sườn.

2. Thiến sườn (phổ biến nhất)

Phương pháp này cho độ chính xác cao hơn, an toàn khi thực hiện và dễ sát trùng hơn tuy nhiên gà sẽ chịu đau nhiều hơn.

Khi tiến hành bà con đặt gà nằm nghiêng về bên phải và đầu hàng về bên trái. Người hỗ trợ giữ gà ngồi phía sau lưng, người thiến nằm phía bụng, tiến hành vặt lông che phần đốt thứ nhất và thứ hai từ phao câu lên. Sau đó sát trùng dụng cụ dao, panh, kim chỉ và vùng da định mổ bằng cồn 70-900. Rạch một đường dài 3-4cm xuống phía bụng, cách xương sống 1-1,5 cm giữa xương sườn thứ nhất và thứ hai.

Dùng panh căng vết mổ khoảng 2-3cm. Lấy đèn pin soi sẽ thấy dịch hoàn màu trắng hồng nằm sát xương sống. Xác định vị trí dịch hoàn bên kia trước khi lấy dịch hoàn thứ nhất. Dùng thòng lọng lựa sao cho dịch hoàn chui vào rồi dùng xiên xiên vào dịch hoàn, kéo thòng lọng cho đứt cuống dịch hoàn, nhấc xiêng kéo dịch hoàn ra. Dịch hoàn còn lại cũng thao tác như vậy. Sau đó, khâu lại và sát trùng vết thương để gà không bị nhiễm trùng.

Đặc Sản Gà Trống Thiến

Ở Đồng Nai, gà trống thiến (hoạn) là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trên bàn tiệc của đồng bào dân tộc thiểu số Hoa, Nùng, Tày… ở các huyện: Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom. Phần lớn mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đều “vỗ béo” vài chú gà thiến để dành thiết đãi khách quý hoặc làm tiệc ăn mừng, hiếu hỷ.

Ông Lý A Nhì thiến gà tại nhà của người dân xã Phú Vinh (H.Định Quán). Ảnh: Đ.PHÚ

“Gà trống thiến trọng lượng nặng gấp đôi gà trống thường. Thịt gà trống thiến thơm, mềm và béo vì có nhiều mỡ. Nhiều người khoái món gà trống thiến vì giàu năng lượng, có công dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt” – ông Sẳn Dắt Phắn (người Hoa ở xã Phú Vinh, H.Định Quán) bộc bạch.

* “Kỹ thuật” làm gà trống mất tiếng gáy

Cũng theo ông Phắn, trước đây do món gà trống thiến rất phổ biến trong bữa ăn, tiệc tùng của người Hoa ở xã Phú Vinh nên nghề thiến gà cũng đem lại công ăn, việc làm cho khá nhiều người và nó trở thành nghề “cha truyền, con nối”.

Để học được nghề thiến gà trống, ông Lý A Nhì (ngụ ấp 3 xã Phú Vinh, H.Định Quán) phải mất hơn 1 năm theo người học nghề. Hiện nay, đôi tay thiến gà của ông Nhì khá điêu luyện và chỉ trong vòng 2-3 phút là thiến xong một chú gà trống tơ.

Tuy nhiên, hiện nay, đời sống kinh tế phát triển, chất lượng bữa ăn không còn phụ thuộc vào món gà trống thiến như trước nên số người chuyên nuôi gà trống thiến không còn nhiều, kéo theo đó là nghề thiến gà ở xã Phú Vinh cũng dần mai một.

Riêng tại xã Phú Lợi (H.Định Quán), hiện còn ông Lý A Nhì (70 tuổi, ngụ ấp 4, xã Phú Lợi) hành nghề thiến gà. Vì nhu cầu thiến gà ít dần nên hàng tháng, ông Nhì chỉ “hành nghề” vào sáng mùng 1 và 15 âm lịch tại chợ Km115 (xã Phú Vinh). Ngoài thời gian trên, ông cũng nhận đến tận nhà thiến gà khi người dân có nhu cầu.

Ông Nhì cho biết, tiền công thiến 1 con gà trống là 10 ngàn đồng. Trong quá trình thiến nếu lỡ gà chết, ông không lấy tiền (tỷ lệ chết khoảng 5%) và cũng không bị người ta bắt đền.

Ông Lý A Nhì (ngụ ấp 3, xã Phú Vinh, H.Định Quán) thiến gà trống tại điểm chợ Km 115, xã Phú Vinh

 “Ở H.Định Quán, hiện nay chỉ còn 3-5 người thiến gà. Vì ít người có nhu cầu thiến gà trống nên gần 10 năm nay, tôi và các “đồng nghiệp” thống nhất với nhau, cứ vào ngày 1 và 15 âm lịch hằng tháng sẽ tập trung tại một điểm để hành nghề. Trung bình mỗi ngày ra chợ như vậy, tôi cũng thiến được từ 30-50 con gà,  kiếm được từ 300-500 ngàn đồng” – ông Nhì cho biết.

Ông Nhì cho hay, kỹ thuật thiến gà cũng rất đơn giản. Chỉ cần một vài dụng cụ như: dao, kim, chỉ y khoa, cồn sát trùng và thực hiện vài thao tác gọn nhẹ là có thể kéo dịch hoàn của gà trống ra ngoài. “Trước đây, người ta còn bỏ quả trứng vào bụng con gà khi thiến rồi khâu lại, nhằm tạo cho con gà tích tụ nhiều mỡ. Nay gà được cho ăn uống đầy đủ, chất béo dư thừa nên không ai dùng cách này nữa” – ông Nhì nói.

Theo ông Nhì, người thiến gà ngày càng ít dần nhưng ông vẫn bám nghề này vì ông đã làm nghề gần 50 năm, mối lái quen nhiều nên không bỏ được. Với lại nếu không tiếp tục hành nghề thì ông cũng không còn nguồn thu nhập nào khác. Những ngày không có ai đem gà tới thiến thì ông đi kiếm củi về đun và chăm sóc vợ bị bệnh tật.

* Từ món ăn truyền thống thành đặc sản           

Hiện nay, giá gà trống thiến thường có giá cao hơn từ 50-70 ngàn đồng/kg so với gà trống thường do thời gian nuôi gà thiến dài ngày; đồng thời gà nuôi thả vườn tự nhiên nên thịt gà ngon, thơm, không quá dai. Do đó, món gà trống thiến vốn là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số:  Hoa, Tày, Nùng ở Đồng Nai nhưng hiện cũng đang là đặc sản được nhiều người chuộng và tìm mua.

Ông Triệu Hóa Xinh (ngụ KP.3, TT.Định Quán), người chuyên nuôi gà trống thiến để bán cho biết, ông thường chọn những con gà trống 3-4 tháng tuổi khỏe, đẹp mã để thiến. Sau đó nuôi gà đạt trọng lượng  từ 3-4kg/con để bán sẽ có thu nhập cao hơn gà trống không thiến. Nhờ bị thiến, gà trống không ham muốn đạp mái, mất đi tiếng gáy dũng mãnh nên không mất sức, ăn khỏe, nghỉ ngơi nhiều và chóng lớn. Trước kia, người ta chỉ chọn giống gà Tàu để thiến, nay còn thiến cả giống gà tre, Tam Hoàng, nòi… để tạo thịt gà ngon, mềm, thơm, béo.

“Tôi duy trì đàn gà từ 700 đến 1 ngàn con. Mỗi lứa gà, tôi chỉ chọn được vài chục gà trống tơ to khỏe để thiến. Giá trị 1 con gà trống thiến bằng 3 con gà thường nên nuôi gà thiến có lợi nhuận cao hơn. Hiện cũng có nhiều hộ dân nuôi gà trống thiến để bán kiếm lời” – ông Xinh nói.

Cũng theo ông Xinh, gà thiến không thể thiếu trên các bàn tiệc của đồng bào dân tộc thiểu số ở H.Định Quán. Gà thiến chế biến ngon nhất, đậm đà hương vị nhất chính là món gà luộc. Đây cũng là món khoái khẩu nhất của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Gà thiến luộc vừa chín tới, chặt miếng to, chấm với nước tương và địa liền (gia vị của núi rừng) được xem là đặc sản của người Hoa ở H.Định Quán. Khách tới chơi nhà mà chủ nhà không thiết đãi món này sẽ bị chê là không hiếu khách.

Ông Vòng A Bình (người Hoa ở xã Bàu Hàm 2, H.Trảng Bom) hồ hởi, mời chúng tôi ở lại dùng món gà thiến luộc được ông nuôi bằng phương pháp thả chạy tự do trên những đồi đá, ăn bắp, lúa nên có màu lông bóng bẩy, to khỏe. “Mình chỉ chọn những chú gà trống khỏe, tốt trong bầy để thiến. Do đó, nhà lúc nào cũng có trên chục con. Tiếp khách quý mà thiếu món gà trống thiến luộc thì mất đi giá trị, hương vị của tình thân” – ông Bình bày tỏ.

Ông sẳn Dắt Phắn (người Hoa ở xã Phú Vinh, H.Định Quán) cho biết, món gà trống thiến không chỉ dùng để đãi khách, tiệc tùng mà còn thể hiện lòng hiếu khách, văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số Hoa, Tày, Nùng ở các huyện: Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom. Đây cũng là món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Nai được nhiều du khách khen ngon khi thưởng thức tại các khu du lịch trên địa bàn 2 huyện Định Quán, Tân Phú.

Đoàn Phú

Trứng Gà Có Trống Là Gì? Làm Sao Để Biết Trứng Gà Có Trống Hay Không

Trứng gà có trống là gì? Làm sao để biết trứng gà có trống hay không? Đây là thắc mắc của không ít bạn khi tìm hiểu về kỹ thuật ấp trứng gà. Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề trên, thì Mactech sẽ giúp các bạn hiểu rõ trứng gà có trống là gì ngay trong bài viết này và hướng dẫn các bạn cách kiểm tra xem trứng có trống hay không.

Trứng gà cố trống hay còn gọi là trứng gà có cồ là loại trứng gà đã được thụ tinh từ con trống. Khi trứng được thụ tinh, trứng đó sẽ có khả năng ấp để nở thành con non. Những trứng không được thụ tinh thì được gọi là trứng gà không có trống hay trứng không có cồ.

Làm sao để biết trứng gà có trống hay không

Để biết trứng gà có trống hay không có một số cách tuy nhiên cách đơn giản và hiệu quả nhất là soi trứng. Trứng gà khi mới đẻ ra cho dù có trống hay không thì các bạn cũng không thể dùng các cách thông thường để biết được. Nếu muốn dùng cách thông thường để biết trứng gà có trống hay không thì các bạn cần ấp trứng đó khoảng vài ngày sau đó soi trứng mới biết được. Những trứng không có cồ khi soi nhìn sẽ giống như những trứng chưa ấp, những trứng có cồ khi ấp vài ngày sẽ thấy có tim phôi và các mạch máu phát triển tỏa ra từ tim phôi rất dễ nhận biết.

Theo kinh nghiệm ấp và soi trứng từ những người nuôi gà, nên ấp trứng gà khoảng 5 – 7 ngày sau đó soi trứng lần đầu để phát hiện và loại những trứng không có cồ ra. Nếu soi trứng vào khoảng ngày thứ 3 – 4 cũng có thể phát hiện được trứng có cồ hay không nhưng hơi khó nhìn. Khi các bạn ấp nhiều và soi trứng quen thì có thể nhận biết dễ dàng nhưng nếu mới soi trứng chưa có kinh nghiệm thì nên soi trứng vào ngày ấp thứ 5 – 7 sẽ nhìn rõ tim phôi và các mạch máu hơn.

Về cách soi trứng, các bạn có thể làm đèn soi trứng tự chế hoặc mua đèn soi trứng gà được bán trên thị trường. Khi soi trứng các bạn soi trong phòng tối là tốt nhất để nhìn phôi dễ hơn. Bật đèn soi trứng và đặt đầu to của quả trứng vào vị trí đèn sao cho phần đầu to của quả trứng lọt hẳn vào phần chụp của đèn là được. Khi đó, ánh sáng từ đèn sẽ xuyên qua lớp vỏ và các bạn sẽ nhìn thấy tương đối rõ phôi trứng bên trong nếu có.

Như vậy, với những giải thích trên, các bạn chắc đã hiểu trứng gà có trống là gì và cách nhận biết trứng gà có trống theo cách thông thường. Trên thực tế, vẫn có những cách nhận biết trứng gà có trống mà không cần phải ấp thử nhưng cách này phức tạp và đòi hỏi phải ở trong phòng thí nghiệm mới làm được.

Gà Trống Gáy Vào Thời Gian Nào? Có Khi Nào Gà Trống Gáy Nửa Đêm Không

Gà trống gáy vào thời gian nào

Trước đây nhà nhà nuôi gà và tiếng gà trống gáy không còn lạ lẫm gì với mọi người. Tuy nhiên, với mức độ đô thị hóa như hiện nay thì không phải ai cũng thường xuyên nghe được tiếng gà gáy. Mà theo sách báo đều nói rằng gà trống gáy có thể biết được thời gian nên nhiều bạn thắc mắc gà trống gáy vào thời gian nào hay có phải gà trống gáy nửa đêm không. Câu trả lời là gà trống có thể gáy bất kỳ lúc nào và có một số khung giờ gà trống nhất định sẽ gáy như 11h – 13h sáng, 17 – 19h tối và 3 – 5h sáng.

Các bạn lưu ý là kể cả ở các khung giờ cố định gà trống cũng gáy không hoàn toàn chuẩn giờ. Thời gian gà trống gáy được quyết định bởi đồng hồ sinh học bên trong của gà trống mà không ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài. Do đó, gà trống gáy khá chuẩn giờ nhưng sẽ không chuẩn 100% như đồng hồ báo thức được. Thường tới các khung giờ cố định, con gà trống đầu đàn sẽ gáy đầu tiên sau đó các con gà trống khác nghe được tiếng gáy này sẽ liên tiếp gáy vang theo sau.

Có khi nào gà trống gáy nửa đêm không

Như đã nói ở trên, gà trống có thể gáy bất kỳ lúc nào mà nó muốn. Do đó, trường hợp gà trống gáy nửa đêm cũng là chuyện bình thường chứ không có gì khác lạ. Tất nhiên, nếu một con gà trống ngày nào cũng gáy lúc 12 giờ đêm thì có thể do đồng hồ sinh học của con gà trống đó có vấn đề nên gáy không đúng giờ. Nguyên nhân đồng hồ sinh học của gà trống có vấn đề có thể do việc gà bị lai tạp nhiều dẫn đến một số bản năng như gáy đúng giờ không còn chính xác. Ví dụ như việc lai tạo giữa một con gà trống của Mỹ với một con gà trống của Việt Nam thì rõ ràng gà lai sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều về đặc điểm sinh học dẫn đến tình trạng gáy không đúng giờ.

Việc nghe tiếng gà gáy để tỉnh dậy là cách mà người nông dân thời xưa thường dùng để thay thế cho đồng hồ báo thức. Gà trống gáy nửa đêm đôi khi mới xảy ra, còn thông thường gà có thể gáy từ lúc 2 giờ sáng cho đến 5 giờ sáng. Cứ cách mỗi tiếng gà lại gáy một lần gọi là gà gáy điểm canh và căn cứ vào đó mà người nông dân biết mấy giờ để dậy đi làm đồng.

Như vậy, có thể thấy rằng gà trống có thể gáy bất kỳ lúc nào và thường gáy trong một số khung giờ nhất định như 11h – 13h sáng, 17 – 19h tối và 3 – 5h sáng. Tất nhiên, vẫn có một số con gà bị ảnh hưởng do lai tạp nên đồng hồ sinh học không còn chuẩn xác dẫn đến việc gáy sai giờ. Đôi khi bạn sẽ thấy gà trống gáy nửa đêm hay gà trống gáy buổi trưa thì cũng là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Bạn đang xem bài viết Thiến Gà Trống Để Làm Gì? Dụng Cụ Thiến Gà Trống. Cách Thiến Gà Trống trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!