Xem Nhiều 4/2023 #️ Thú Chơi Gà Rừng Chỉ Có Thể Là Đam Mê # Top 11 Trend | Ruybangxanh.org

Xem Nhiều 4/2023 # Thú Chơi Gà Rừng Chỉ Có Thể Là Đam Mê # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thú Chơi Gà Rừng Chỉ Có Thể Là Đam Mê mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chơi gà bằng lòng đam mê…

Từ tò mò, chúng tôi đã tìm tới trang trại gà của anh Tô Quốc Thịnh, thôn Phước Lợi, xã Phước Thuận (Ninh Phước) để “khám phá” thêm về thú chơi khá mới mẻ này. Sau tiếng gọi của anh Thịnh, dưới giàn táo, xuất hiện chú gà rừng trống đầy dũng mãnh, những chú gà con chạy lon ton bên mẹ.

Anh Tô Quốc Thịnh (xã Phước Thuận, Ninh Phước) bên đàn gà rừng của mình.

Thoạt nhìn, chúng ta dễ nhận thấy gà rừng có nhiều điểm khác biệt so với gà nhà. Với dáng cao, thon, gọn, gà rừng chỉ nặng tối đa từ 700 gam – 1 ký. Một điểm khá thú vị là gà rừng có mặt trên của đôi cánh cong và chúng có thể bay như một loài chim. Đôi chân màu chì chắc khỏe. Đặc biệt, khi gà trưởng thành, hai tai bắt đầu trắng lên. Anh Thịnh cho biết: Gà rừng trống thường “đánh dấu” lãnh thổ bằng âm thanh. Mỗi buổi sáng, con trống cất lên tiếng gáy báo hiệu sự thống trị vùng lãnh thổ mà nó với các con mái khác đang sinh sống. Gà rừng trống đẹp lạ kỳ bởi bộ lông màu nâu đỏ nhạt kết hợp với màu đỏ và màu xanh lá đậm. Bộ đuôi dài màu xanh trông rất oai vệ. 

Vừa dẫn chúng tôi đi quanh trang trại, anh Thịnh vừa kể về cơ duyên đến với gà rừng của mình: “Năm 2010, tôi đến nhà bạn ở Tây Ninh chơi, tình cờ bắt gặp giống gà lạ, rất đẹp mắt. Lân la hỏi chuyện, tôi mới biết giống gà rừng. Qúa thích thú, tôi mua một cặp với giá 1 triệu đồng về nuôi thử. Sau gần 4 năm chăm sóc, tôi đã sở hữu trong tay trên 20 con gà rừng”. Thời gian đầu nuôi gà rừng, người chơi phải chú ý khéo léo, tỉ mỉ. Nên nuôi gà rừng con trong lồng, cách ly mặt đất 60cm, nhằm tránh chuột. Khác với gà nhà, gà rừng có khả năng miễn dịch rất cao nên hạn chế rủi ro khi dịch bệnh đến. Mỗi cặp gà trưởng thành có giá khoảng 400.000 đồng tùy vào sắc đẹp mỗi con. Riêng gà mồi có giá “nhỉnh” hơn từ 800.000 -1.000.000 đồng/con.

Cũng là một dân chơi gà rừng lâu năm, anh Phan Minh Hòa, phường Đông Hải, Tp. Phan Rang Tháp Chàm thích thú chia sẻ: Tôi nuôi gà rừng không phải vì lợi ích kinh tế, mà đơn giản chỉ vì đam mê. Tôi mê tiếng gáy của gà rừng vào mỗi buổi sáng, mê ngắm nhìn bộ lông sặc sỡ, vóc dáng hoang sơ của nó. Và càng thú vị hơn khi thấy cả đàn gà rừng ở ngay trong vườn nhà mình.

Đến thú vui bẫy gà rừng

Có “dân chơi” chịu chi tiền triệu để sở hữu một cặp gà rừng, nhưng cũng có nhiều người không có điều kiện kinh tế nên xem việc đi bẫy gà rừng về để nuôi vừa là một cách để thỏa mãn thú chơi, vừa để có thêm những trải nghiệm quý mà những người dùng tiền để mua gà không có được.

Theo kinh nghiệm của anh Thịnh, mùa bẫy gà “rộ” nhất từ tháng 5 đến tháng 7. Vào khoảng thời gian này, dân chơi bẫy gà lại í ới gọi nhau về các bìa rừng Phương Cựu, Vĩnh Hy (Ninh Hải), núi Chà Bang (Thuận Nam) hay ngược lên Phước Bình (Bác Ái), Hòa Sơn (Ninh Sơn)…để bẫy gà. Bẫy gà được bện bằng sợi thép nhỏ, dài chừng 3 cm, một đầu gắn đinh cắm xuống đất, đầu còn lại nối với đoạn ni lông thắt thòng lọng để thít chân gà khi chúng xông vào con gà mồi. Yếu tố quan trọng quyết định thành công của cuộc bẫy gà chính là con gà mồi. Gà mồi phải là gà lai thì mới dạn dĩ, đập cánh khiêu khích, dụ đối phương được.

Bẫy gà được “ém” sát đất, lẫn vào lớp lá khô, rất khó phát hiện. Mỗi lần phải đặt xung quanh gà mồi mấy chục chiếc bẫy như thế. Công đoạn cuối cùng của việc đặt bẫy là đặt chú gà mồi vào khoảng trống giữa “rừng” bẫy. Chân của chú trống này được cột bằng một sợi ni lông mảnh, một đầu gắn với cây sắt nhọn nhỏ hơn đầu đũa, cắm sâu xuống đất. Bẫy gà mang đến người chơi cảm giác hồi hộp, kiên nhẫn chờ đợi con mồi…để rồi niềm vui vỡ òa khi gà rừng dính bẫy. “Có lúc ngồi canh cả ngày cũng không có con gà rừng nào dính bẫy, có hôm may mắn lại bẫy được 2-3 con. Đường đi xa, vất vả nhưng vui nên có thời gian rãnh tôi lại cùng anh em đi bẫy gà để về nuôi”- anh Thịnh tâm sự. Càng quý hơn, dân chơi gà luôn ý thức được sự khan hiếm của gà rừng nên trong quá trình bẫy hạn chế làm gà bị tổn thương. Sau khi sở hữu được gà, người chơi tỉ mỉ chăm sóc, lai tạo giống để gà phát triển.

Đối với những người nặng lòng với làng quê, khi được nghe tiếng gà gáy, tiếng túc túc gọi bầy, tiếng chú gà trống oai hùng gọi bạn tình, bao ký ức về vùng quê yên bình như đang trở về. Càng đặc biệt hơn, khi tiếng gáy đó cứ mải miết như bản nhạc hoang sơ kéo người nghe về gần hơn với thiên nhiên, với núi rừng. Thú chơi gà rừng không chỉ thõa mãn đam mê của dân chơi, mà còn góp phần bảo tồn giống gà rừng địa phương đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Mỹ Dung

Thú Chơi Gà Rừng Chỉ Có Thể Là Đam Mê

Thứ sáu, 09/05/2014 23:03

Chơi gà bằng lòng đam mê…

Từ tò mò, chúng tôi đã tìm tới trang trại gà của anh Tô Quốc Thịnh, thôn Phước Lợi, xã Phước Thuận (Ninh Phước) để “khám phá” thêm về thú chơi khá mới mẻ này. Sau tiếng gọi của anh Thịnh, dưới giàn táo, xuất hiện chú gà rừng trống đầy dũng mãnh, những chú gà con chạy lon ton bên mẹ.

Anh Tô Quốc Thịnh (xã Phước Thuận, Ninh Phước) bên đàn gà rừng của mình.

Thoạt nhìn, chúng ta dễ nhận thấy gà rừng có nhiều điểm khác biệt so với gà nhà. Với dáng cao, thon, gọn, gà rừng chỉ nặng tối đa từ 700 gam – 1 ký. Một điểm khá thú vị là gà rừng có mặt trên của đôi cánh cong và chúng có thể bay như một loài chim. Đôi chân màu chì chắc khỏe. Đặc biệt, khi gà trưởng thành, hai tai bắt đầu trắng lên. Anh Thịnh cho biết: Gà rừng trống thường “đánh dấu” lãnh thổ bằng âm thanh. Mỗi buổi sáng, con trống cất lên tiếng gáy báo hiệu sự thống trị vùng lãnh thổ mà nó với các con mái khác đang sinh sống. Gà rừng trống đẹp lạ kỳ bởi bộ lông màu nâu đỏ nhạt kết hợp với màu đỏ và màu xanh lá đậm. Bộ đuôi dài màu xanh trông rất oai vệ.

Vừa dẫn chúng tôi đi quanh trang trại, anh Thịnh vừa kể về cơ duyên đến với gà rừng của mình: “Năm 2010, tôi đến nhà bạn ở Tây Ninh chơi, tình cờ bắt gặp giống gà lạ, rất đẹp mắt. Lân la hỏi chuyện, tôi mới biết giống gà rừng. Qúa thích thú, tôi mua một cặp với giá 1 triệu đồng về nuôi thử. Sau gần 4 năm chăm sóc, tôi đã sở hữu trong tay trên 20 con gà rừng”. Thời gian đầu nuôi gà rừng, người chơi phải chú ý khéo léo, tỉ mỉ. Nên nuôi gà rừng con trong lồng, cách ly mặt đất 60cm, nhằm tránh chuột. Khác với gà nhà, gà rừng có khả năng miễn dịch rất cao nên hạn chế rủi ro khi dịch bệnh đến. Mỗi cặp gà trưởng thành có giá khoảng 400.000 đồng tùy vào sắc đẹp mỗi con. Riêng gà mồi có giá “nhỉnh” hơn từ 800.000 -1.000.000 đồng/con.

Cũng là một dân chơi gà rừng lâu năm, anh Phan Minh Hòa, phường Đông Hải, Tp. Phan Rang Tháp Chàm thích thú chia sẻ: Tôi nuôi gà rừng không phải vì lợi ích kinh tế, mà đơn giản chỉ vì đam mê. Tôi mê tiếng gáy của gà rừng vào mỗi buổi sáng, mê ngắm nhìn bộ lông sặc sỡ, vóc dáng hoang sơ của nó. Và càng thú vị hơn khi thấy cả đàn gà rừng ở ngay trong vườn nhà mình.

Đến thú vui bẫy gà rừng

Có “dân chơi” chịu chi tiền triệu để sở hữu một cặp gà rừng, nhưng cũng có nhiều người không có điều kiện kinh tế nên xem việc đi bẫy gà rừng về để nuôi vừa là một cách để thỏa mãn thú chơi, vừa để có thêm những trải nghiệm quý mà những người dùng tiền để mua gà không có được.

Theo kinh nghiệm của anh Thịnh, mùa bẫy gà “rộ” nhất từ tháng 5 đến tháng 7. Vào khoảng thời gian này, dân chơi bẫy gà lại í ới gọi nhau về các bìa rừng Phương Cựu, Vĩnh Hy (Ninh Hải), núi Chà Bang (Thuận Nam) hay ngược lên Phước Bình (Bác Ái), Hòa Sơn (Ninh Sơn)…để bẫy gà. Bẫy gà được bện bằng sợi thép nhỏ, dài chừng 3 cm, một đầu gắn đinh cắm xuống đất, đầu còn lại nối với đoạn ni lông thắt thòng lọng để thít chân gà khi chúng xông vào con gà mồi. Yếu tố quan trọng quyết định thành công của cuộc bẫy gà chính là con gà mồi. Gà mồi phải là gà lai thì mới dạn dĩ, đập cánh khiêu khích, dụ đối phương được.

Bẫy gà được “ém” sát đất, lẫn vào lớp lá khô, rất khó phát hiện. Mỗi lần phải đặt xung quanh gà mồi mấy chục chiếc bẫy như thế. Công đoạn cuối cùng của việc đặt bẫy là đặt chú gà mồi vào khoảng trống giữa “rừng” bẫy. Chân của chú trống này được cột bằng một sợi ni lông mảnh, một đầu gắn với cây sắt nhọn nhỏ hơn đầu đũa, cắm sâu xuống đất. Bẫy gà mang đến người chơi cảm giác hồi hộp, kiên nhẫn chờ đợi con mồi…để rồi niềm vui vỡ òa khi gà rừng dính bẫy. “Có lúc ngồi canh cả ngày cũng không có con gà rừng nào dính bẫy, có hôm may mắn lại bẫy được 2-3 con. Đường đi xa, vất vả nhưng vui nên có thời gian rãnh tôi lại cùng anh em đi bẫy gà để về nuôi”- anh Thịnh tâm sự. Càng quý hơn, dân chơi gà luôn ý thức được sự khan hiếm của gà rừng nên trong quá trình bẫy hạn chế làm gà bị tổn thương. Sau khi sở hữu được gà, người chơi tỉ mỉ chăm sóc, lai tạo giống để gà phát triển.

Đối với những người nặng lòng với làng quê, khi được nghe tiếng gà gáy, tiếng túc túc gọi bầy, tiếng chú gà trống oai hùng gọi bạn tình, bao ký ức về vùng quê yên bình như đang trở về. Càng đặc biệt hơn, khi tiếng gáy đó cứ mải miết như bản nhạc hoang sơ kéo người nghe về gần hơn với thiên nhiên, với núi rừng. Thú chơi gà rừng không chỉ thõa mãn đam mê của dân chơi, mà còn góp phần bảo tồn giống gà rừng địa phương đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Mỹ Dung

Chỉ Có Thể Là Gà Hiệu

Những chú gà cảnh Serama chỉ cao bằng gang tay nhưng có giá hàng chục triệu đồng.

Được xem là giống gà nhẹ nhất thế giới, mỗi con gà Serama trưởng thành chỉ có trọng lượng từ 300 – 500g. Tuy nhỏ bé, khó nuôi và rất tốn công tập luyện để có được dáng đứng chuẩn, nhưng những chú gà này vẫn được giới nuôi sinh vật cảnh Hà Nội và chúng tôi yêu thích.

Gà Serama có được từ quá trình lai tạo kéo dài gần 20 năm của một nhà nghiên cứu người Malaysia với các giống gà địa phương, gà ác và gà tre Nhật. Dù là gà trống hay gà mái chúng đều có bộ lông màu sặc sỡ, từ màu đen tới vàng chanh, tiếng gáy của chúng rất thanh và dáng đứng thẳng đặc trưng.Gà con giá khoảng 2,5 triệu đồng/cặp, còn một chú gà trưởng thành được đánh giá là đẹp có thể dao động từ 600 USD đến hơn 1.400 USD, tương ứng từ 12 đến hơn 30 triệu đồng.

Dáng đứng vương giả, ngực nở, cánh thẳng hầu như chạm đất và thân hình thon gọn, ban đầu ở Việt Nam, gà Serama được nuôi phục vụ sở thích chơi chọi, đá gà. Tuy nhiên, vì cấu trúc cơ thể đặc biệt, gà Serama dần được nuôi chỉ để tham dự các cuộc thi “nhan sắc”. Giá của những chú gà chiến thắng có thể lên 50 đến cả trăm triệu, thu lợi lớn cho người nuôi.

Theo Trung Hiếu, một người chơi gà Serama tại Hà Nội, giá của một chú gà con không quá cao, chỉ chưa đến 1 triệu đồng. Chi phí nuôi cũng không đắt đỏ, vì gà Serama ăn thức ăn giống như những chú gà thường.

“Cái khó nhất đối với việc nuôi những chú gà này là tập dáng đứng và chăm bộ lông. Gà phải được nắn dáng trong những chiếc lồng đặc biệt từ lúc nhỏ, vì xương chúng còn mềm. Đến thời kỳ gà trổ lông, chế độ ăn có thêm trứng cút xay nhỏ, dầu cá, để lông bóng mượt. Tốt nhất chỉ để gà nặng 300g, gà quá béo sẽ không có dáng chuẩn”.

Dân Sài Thành Mê Mẩn Thú Chơi Gà Kiểng

Thậm chí nhiều người chơi còn sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng chỉ vì muốn khẳng định cái sự “biết chơi” của mình và tạo tiếng tăm trong giới chơi gà kiểng.

Quy tắc vàng của những tay chơi

Chúng tôi có mặt tại một tụ điểm chuyên chơi gà kiểng tại Gò Vấp vào một buổi chiều mát mẻ, những chú gà được đem đến đây đều rất đẹp và rất có giá. Có con màu lông sặc sỡ, có con từ đầu tới đuôi chỉ một màu đen, vàng hoặc trắng. Một số con có ưu thế ở tiếng gáy vang xa, lảnh lót, một số khác lại nổi bật bởi chiếc đuôi dài thướt tha hoặc xòe như cây quạt, trông khá lạ mắt. Những chú gà kiểng này chẳng hề nhút nhát hay sợ hãi dù có cả chục người vây quanh để xem chúng “biểu diễn”.

Có con gà trống cao chừng 20cm nhưng bộ lông đuôi rực rỡ vươn lên cao tới 35cm, rồi phủ xuống tha thướt. Lại có con khác lông đuôi cũng bình thường, nhưng hai cánh lại như vạt áo dài che hết cả chân, nhìn từ đằng sau thật bệ vệ, giống người chắp hai tay sau lưng đi dạo, trông rất buồn cười. Khi đến trước mấy cái lồng nuôi con mái, chú gà trống đột ngột xoay người, xòe cánh và “múa” như chim công. “Múa” xong thì gáy rất hãnh diện.

Có khá nhiều giống gà khác nhau, có loại thì vừa nhỏ vừa thấp nhưng có loại lại cao và to như những con gà chọi trước đây. Giải thích về thắc mắc này, anh Thanh, một người chơi gà kiểng cho biết: “Tùy vào thú chơi của nhiều người mà có nhiều giống gà khác nhau, ai thích chơi kiểu gà nào thì mua loại đó, mỗi loại có một cái thú riêng. Nhưng có khi một người cũng có thể sở hữu cả mấy giống gà khác nhau để được cảm nhận hết cái thú vui của từng loại gà kiểng”.

“Nhìn con gà đi thơ thẩn trong vườn, thỉnh thoảng lại giương cổ lên gáy, thấy nhớ tuổi thơ ở vùng quê ngày trước, như thế cũng thấy an nhàn và mãn nguyện lắm”, một dân chơi chia sẻ.

Chơi gà kiểng không chỉ là niềm vui nuôi vật cảnh của dân ở tỉnh – nơi nhiều người có mảnh vườn rộng để thoải mái thả gà. Mà những nơi đông đúc, chật chội như tại Sài thành, thú chơi gà kiểng lại “lên hương” nhất, trở thành phong trào sôi nổi nhất vì việc chơi gà càng trở nên đặc biệt trong đời sống của một bộ phận thị dân. Một bạn trẻ tên Hải bế chú gà yêu quý trên tay, vuốt ve âu yếm và nhìn con vật cưng bằng ánh mắt say đắm nói: “Càng sống chật chội, người ta lại càng khát khao những thú vui gắn với thiên nhiên, mang cảm giác thư thái”.

Anh Nguyễn An Tùng (Gò Vấp), người đã có nhiều kinh nghiệm nuôi gà kiểng giống ngoại cho biết: “Cách chăm sóc gà kiểng cũng giống như các loại gà khác. Thức ăn chính của chúng là lúa hoặc thực phẩm hỗn hợp và bổ sung thêm rau xanh. Chuồng nuôi phải cao ráo, đủ ánh sáng và bảo đảm vệ sinh an toàn. Trứng gà sau khi đẻ có thể cho ấp bằng máy cải tiến hoặc nhờ những con gà ấp giỏi ấp thay. Đặc biệt gà con mới nở phải được chủng ngừa và sưởi ấm. Tốt nhất là nên cho ăn thêm mối hoặc côn trùng để tăng sức đề kháng”.

Đẳng cấp dân chơi gà kiểng

“Khi một con gà nào đó được hầu hết người chơi yêu thích, chọn lựa, tranh mua… thì giá của nó sẽ tăng đến chóng mặt. Trong giới chơi gà kiểng hiện nay, có rất nhiều đại gia lắm tiền nhiều của, họ sẵn sàng bỏ cả trăm triệu đồng để mua bằng được con gà mình thích. Có khi họ mua chỉ để thể hiện mình là “biết chơi”, có tiền và tạo tiếng tăm trong giới”, một dân chơi cho biết.

Và để trở thành một nghệ nhân chơi gà kiểng thực thụ, đòi hỏi người chơi phải có thời gian và kinh nghiệm. Anh Hải – một người chơi gà kiểng có tiếng ở quận Gò Vấp cho biết: “Cũng giống như nghệ nhân chơi Bonsai, chơi gà kiểng cũng đòi hỏi người chơi phải tỉ mỉ đến từng chi tiết, đường nét.

Nếu chơi gà kiểng là một nghệ thuật thì người chơi chính là một nghệ sĩ. Những nghệ nhân chơi gà kiểng phải biết cách chăm sóc và huấn luyện để gà của mình đạt được hình dạng và trọng lượng nhỏ nhất, dáng đi oai vệ, ngực ưỡn đuôi xòe, đặc biệt phải thân thiện với con người và biết cách “show dáng” khi lên sàn diễn”.

Người chơi gà kiểng tại chúng tôi luôn nhận thấy cái thú, cái hay của việc sở hữu một chú gà “tuyệt sắc” và có giọng gáy thanh thanh… “Những lúc rảnh, nhấc ghế ngồi uống trà ngắm những con gà kiểng, nhìn chúng vỗ cánh, rướn cổ gáy nghe thấy hay hay, thỏa thích, thú vui tao nhã này trước đây chưa từng có được”, một người chơi gà kiểng chia sẻ.

Đa phần người chơi gà cảnh hiện nay thường sưu tầm và phát triển các giống gà có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, đặc biệt là gà Tân Châu – Việt Nam. Gọi là gà kiểng vì người chơi thường chú trọng đến màu sắc, hình dáng và tiếng gáy mà không quan tâm đến chất lượng thịt. Bình quân một con gà kiểng trưởng thành chỉ nặng từ 400 – 800g nhưng giá trị kinh tế lại rất cao.

Thời giá hiện nay, mỗi cặp gà kiểng sắp đẻ có giá bình quân từ 4 đến 8 triệu đồng. Tùy theo hình thể và sắc màu mà người nuôi đặt cho chúng nhiều tên gọi khá ấn tượng như: Chuối tuyết, chuối vàng, chuối ô, chuối bông, chuối tuyết bướm, nhạn Thái, cú Thái, nhạn Mã Lai, điều, lửa, bông đen, tàu vàng…

Hiện nay, đa số người nuôi đều thích con chuối tuyết (mình trắng, đuôi đốm đen); chuối ô; điều Tân Châu và nhạn Mã Lai. Đây là những giống có màu lông trắng muốt, đen, tía, bông, vàng hoặc pha trộn, chân lùn, mào to, tích to, đuôi xòe và thẳng đứng. Đặc biệt những con trống có cựa dài, linh hoạt, háo chiến và tiếng gáy lảnh lót, vang xa, cao vút.

Muôn nẻo gà kiểng

Được biết hiện nay ở Việt Nam giới chơi gà kiểng hay chọn cho mình những giống gà như: Serama, Thái, chuối tuyết, và Tân châu và gà tre Việt Nam. Tuy nhiên cũng không phải dễ để có ngay những chú gà kiểng như ý, nhiều người chơi phải cất công lặn lội sang tận Thái Lan, Malaysia mới mua được giống gà kiểng mà mình yêu thích. Bằng nhiều cách khác nhau, chủ yếu là đường bộ, gà được đưa về chúng tôi từ An Giang, Thái Lan… Rồi dân chơi gà trao đổi với nhau khi “đổ” (cho đẻ) được gà con. Giá tối thiểu cho một con gà kiểng hạng “xoàng” khoảng 1triệu đồng, trong khi đó một con gà kiểng Serama được xem là “chuẩn” về hình dáng lẫn màu sắc thì giá có thể dao động từ 7 – 20 triệu/con.

Theo Người Đưa Tin

Bạn đang xem bài viết Thú Chơi Gà Rừng Chỉ Có Thể Là Đam Mê trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!