Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Những Giống Gà Chọi Trên Mọi Miền Đất Nước mới nhất trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gà chọi là giống gà quý hiếm của nước ta, ngoài khả năng chiến đấu hùng dũng thì chúng còn có có tác dụng “mang chuông đi đánh xứ người” để làm “lừng lẫy” 3 miền trên Tổ Quốc.Gà chọi là gà gì?
Gà chọi hay còn gọi là gà nòi có hình dáng đầu trọc, cổ cao, da có màu đỏ gấc.
Chúng là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam, bao gồm gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, có thân hình nhỏ hơn.
Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.
Các giống gà nòi
Qu những phương pháp lai và tạo giống gà chọi thì chúng ta sẽ nhận thấy nước ta có một số giống gà nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng.
Mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những giống gà đặc trưng, mang những thuộc tính bản sắc riêng. Ví dụ gà đòn nhiều người là thần quyền thì chúng nghiêng về thiên cựa, đao phát.
Gà cựa khi tham gia trận đấu thì chúng có mức sát thương cao hơn. Vì thế một con gà nổi tiếng là đã khẳng định được giá trị của cả 1 dòng giống, đồng thời cả vị sư kê nuôi dưỡng.
Do đó, người ta chuộng gà đòn vì danh dự hơn là mức độ thua trong các trận đấu.
Ngoài ra, còn một giống gà chín cựa mà nhiều người nuôi có thể huấn luyện chúng thành gà nòi, nhưng vì chúng có vóc dáng xấu, lông ngắn nên chúng chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành một thần kê như trong truyền thuyết.
Giống gà miền Bắc và Trung
Trong một số video clip đá gà thì giống gà chọi ở miền Bắc và miền Trung được phổ biến hơn cả. Miền Bắc gọi gà nòi là gà chọi vì hầu hết chúng được nuôi để chọi, đá nhau.
Ở miền Bắc có giống gà chọi nổi tiếng như gà Thổ hà (Bắc Giang), Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội).
Ngoài ra, một số địa phương lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên, Thái Bình đều có những giống gà chọi nổi tiếng riêng một vùng.
Tại miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi như: gà Phan Rang (Ninh Thuận), gà Vạn Giã(Khánh Hoà), Gò Dú, Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, gà thế, đặc biệt ở Tây Sơn có giống gà Bắc Sông Kôn là giống gà mà Nguyễn Lữ lưu truyền rất nổi tiếng.
Các giống gà đòn miền Nam
Một số người có kinh nghiệm nuôi gà chọi lâu năm thường “phát sốt” với các giống gà tại miền Nam đất nước.
Một số giống gà nổi tiếng của miền Nam như gà Chợ Lách tại Bến Tre, gà Cao Lãnh tại Đồng Tháp, gà Châu Đốc tại An Giang nhưng gà tại miền Nam chủ yếu là gà cựa.
Chúng vốn thiên về ăn thua mà không chiêm ngưỡng được tài nghệ. Sở dĩ người ta gọi đó là gà cựa là để phân biệt với giống gà nòi của miền Bắc, vì thế mà chúng mới có nhiều cái tên như gà cựa, gà nòi cựa.
Ngoài ra, gà chọi bíp và gà nòi Chợ Lách cũng là những giống gà nổi tiếng tạo nên những đặc trưng mà nhiều vùng miền khác không có.
Hi vọng những thông tin chia sẻ về giống gà của các miền sẽ đem lại thông tin hữu ích để từ đó người nuôi có thể nắm bắt được và có những giống gà nuôi chuẩn nhất.
Nguồn: chúng tôi
Cùng Trẻ Thơ Đến Mọi Miền Đất Nước
Ở tập thơ mới này, ta vẫn dễ dàng bắt gặp một Hoài Khánh trong thế giới trẻ nhỏ cùng những bài thơ trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh về những sự vật, hiện tượng gần gũi, thân thuộc, gắn bó với cuộc sống thường ngày của các em.
Từ chiếc kẹp tóc – một vật dụng thân thuộc, hàng ngày làm đẹp mái đầu của các bé gái, được Hoài Khánh miêu tả thật giản dị mà sinh động: Cong chiếc lá, thắm bông hoa/ Khi chùm quả mọng, lúc là bướm xinh/ Dù thay sắc hay đổi hình/ Vẫn đây chiếc kẹp rung rinh trên đầu (Chiếc kẹp tóc). Hay như cây bàng quen thuộc vẫn “Đứng lụ khụ sân trường”, để một sáng xuân, khi bé đến trường sau kỳ nghỉ Tết dài, bé chợt phát hiện ra: Búp bàng non he hé/ Cây nhú lộc tươi xanh/ Chim rủ nhau vây quanh/ Cùng líu/ lo ca hát/ Nõn bàng xanh đầu cành/ Biếc khung trời bát ngát (Cây bàng mùa xuân). Đến những cây cau trước thềm nhà, búp măng, giàn mướp, hoa râm bụt, bông hoa bèo cũng được tác giả biến thành những người bạn vô cùng dễ thương của các em nhỏ: Lá xòe như chiếc lược/ Cau chải tóc cho mây/ Những trưa hè nóng nực/ Gió mát thường ghé đây/ ……/ Vào những đêm trăng tỏ/ Hoa cau rụng trắng thềm/ Bạn gái nào qua ngõ/ Hương quyện trong tóc mềm (Cây cau). Những bông hoa bèo tim tím cũng trở nên đáng yêu dưới cách miêu tả ngộ nghĩnh của tác giả: Dập dềnh sóng nước thảnh thơi/ Đung đưa cùng gió/ Hoa cười với mây/ Chú Rô Ron lượn quanh đây/ Ngắm hoa/ Mà mắt nhuộm đầy hoàng hôn (Hoa bèo). Còn hoa râm bụt: Giăng giăng như kết đèn lồng/ Nối bờ giậu với mênh mông đất trời/ Chúng em đi học rạng ngời/ Chiếc khăn quàng ngỡ hoa cười trên vai (Hoa râm bụt). Hay những hình ảnh này thật đẹp như thế này: Mẹ tre hát khúc ca dao/ Măng non trằn trọc nép vào bóng râm/ Vươn cao phơi tấm lưng trần/ Búp măng ngay thẳng mơ dần thành tre (Búp măng).
Với sự tưởng tượng phong phú, tác giả đã thực sự hòa mình, nhập vai để cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống và thế giới xung quanh bằng con mắt ngây thơ, hồn nhiên của trẻ nhỏ. Cùng với cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ thương, những sự vật, hiện tượng tự nhiên được miêu tả trong thơ của Hoài Khánhluôn hiện lên trong trẻo, ngộ nghĩnh cùng những phát hiện vô cùng lý thú: Ai đến Cổng Trời mà xem/ Thăm thẳm chỗ nào cũng đá/ Vầng trăng cao nguyên lạ quá/ Ngồi trên mỏm đá tai mèo (Đêm phố cổ Đồng Văn). Hoặc là một phát hiện rất trẻ thơ như thế này: Hình như khi mùa thu tới/ Ông mặt trời bớt ham chơi/ Mỗi năm được thêm một tuổi/ Vẫn vui như trẻ lên mười (Ông mặt trời mùa thu).
Viết cho thiếu nhi, tác giả không chỉ làm cho các bé và bạn đọc thấy niềm vui, sự phấn khởi của trẻ thơ trong ngày tết dành riêng cho mình, mà còn gửi gắm trong đó một cách rất nhẹ nhàng những bài học về lòng nhân ái, tình yêu lao động, tình yêu quê hương đất nước cũng như khát vọng về một thế giới hòa bình: Địa cầu toàn bé thơ/ Trong ngày đầu tháng Sáu/ Nối vòng tay yêu dấu/ Mong năm châu hòa bình (Ngày mở đầu tháng Sáu). Lời nhắn gửi các em thật nhẹ nhàng: Thương bác nông dân vất vả/ Thân cò lận đận sớm khuya/ Vẫn ơi à câu cò lả/ Ru cái ngủ dưới trăng ngà (Đảo cò). Em men theo vạt bắp/ Lách qua mấy luống cà/ Dắt buổi chiều xuống bến/ Gánh dòng sông về nhà (Chiều bến sông).
Đọc tập thơ ” Địu chữ qua cổng trời”, độc giả quan tâm đến thơ thiếu nhi hẳn còn nhớ lời Hoài Khánh từng chia sẻ: “Tôi luôn coi trẻ em là những người bạn vĩ đại”. Phải chăng chính bởi thế mà tác giả luôn dành cho các em những tình cảm lớn nhất, chân thành nhất, sâu lắng nhất. Và cũng phải chăng đó chính là động lực để nhà thơ không chỉ bó hẹp phạm vi không gian viết cho trẻ thơ ở những gì sát cạnh bên các em hằng ngày nữa, mà anh đã mạnh dạn bằng những vần thơ trong trẻo của mình, dẫn dắt các em đi thăm thú các miền đất khác lạ suốt chiều dài đất nước, trải nghiệm cuộc sống rộng mở của những vùng miền khác nhau.
Đó là vẻ đẹp hùng vỹ của thác Bản Giốc – Cao Bằng với những đóa hoa phù dung dịu dàng: Bốn bề xanh tĩnh lặng/ Thác đổ như ngựa lồng/ Ban trưa càng rực nắng/ Hoa trắng đổi sang hồng (Hoa phù dung bên thác Bản Giốc).
Đó là Đảo Cò – Hải Dương thanh bình và đẹp như tranh vẽ: Đảo cò chiều chiều đẹp lắm/ Như một bức tranh thanh bình/ Mỗi lần em mê mải ngắm/ Thêm yêu đồng đất quê mình (Đảo cò).
Đó là Tam Đảo nổi giữa biển mây với nhiều con vật ngộ nghĩnh: Sóc nâu đánh đáo/ Trên cành pơ-mu/ Sáo núi khoe áo/ Đỏ rực ban trưa/ Gặp gió mùa thu/ Giữa trời tháng sáu/ Gà lôi láu táu/ Mổ nhầm hạt mưa (Tam Đảo).
Đó là một bản nhỏ thuộc huyện miền núi Cao Phong – Hòa Bình với cảnh đẹp nên thơ và những nét độc đáo trong sinh hoạt và văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường: Nhà sàn men chân núi/ Lô nhô giống bầy rùa/ Ruộng bậc thang thoai thoải/ Mây ùa xuống nô đùa…/ Thung lũng đẹp như tranh/ Nhà nhà thơm xôi cẩm/ Những cụ già nâu sậm / Ngất ngư vò rượu cần (Ở bản Giang Mỗ).
Ở vùng đất Quảng Bình, khúc ruột Miền Trung Tổ quốc, cảnh vật Đèo Ngang cũng được Hoài Khánh khéo léo mô tả bằng cách nhìn và ngôn ngữ rất hồn nhiên, tinh nghịch của trẻ thơ: Núi duỗi chân ra biển nghịch/ Tha hồ bêu nắng, tắm mưa/ Rập rờn bướm bay thỏa thích/ Xe qua đèo hệt đàn rùa (Đèo Ngang).
Bằng những vần thơ sống động và tình yêu đối với thiếu nhi, nhà thơ Hoài Khánh đã cùng những bạn nhỏ của mình khám phá từng miền đất tươi đẹp của Tổ quốc Việt Nam, để các em cảm nhận được sự thanh bình, vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, cảnh sắc, con người khắp mọi miền đất nước, bồi đắp thêm cho các em tình yêu quê hương và lòng tự hào về dân tộc mình. Tập thơ Địu chữ qua Cổng Trời của Hoài Khánh thực sự là một món quà vô cùng ý nghĩa dành cho trẻ thơ.
Đ.T.T.
Tìm Hiểu Giống Gà Chọi Sumatra Ở Indonesia
Giống gà sumatra bắt nguồn từ đảo Sumatra, Indonesia. Đây là một trong những giống gà chọi lâu đời nhất và có ảnh hưởng di truyền đáng kể lên những giống gà đá khác. Tuy nhiên có những nghi vấn về nguồn gốc thật sự của loài gà này bởi giống gà sumatra ngày nay và những con gà chọi trong quá khứ không hề có quan hệ huyết thống.
Ở Anh, gà sumatra trắng được tạo thành nhờ cách lai xa với yokohama trắng, tuy còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện chất lượng những con gà trắng này.
Cá thể đầu tiên được nhập vào Mỹ từ năm 1847. Nhờ màu lông kim và vẻ ngoài duyên dáng mà chúng trở nên rất phổ biến.
Vào năm 1883, giống gà sumatra được ghi nhận trong tiêu chuẩn gia cầm Mỹ. Cùng vào thời điểm, chúng du nhập vào Đức và năm 1900 du nhập vào Anh.
Ở Sumatra. Giống gà chọi này vẫn được duy trì dưới tên ayam sumatra. Ở các nước phương Tây, gà sumatra được lai tạo chủ yếu với mục đích làm cảnh. Ở Pháp giống gà này được lai tạo với mục đích chọi gà.
Gà sumatra có kích thước trung bình với bề ngoài giống như chim trĩ. Lưng có chiều dài vừa phải, lông mã dày. Đuôi dài và rậm. Lông phụng cong tại hai phần ba chiều dài và cụp xuống. Lông phụng không lết trên mặt đất được chuộng hơn. Gà mái cũng có đuôi tương đối dài nhưng chỉ những lông phụng trên cùng mới cong. Gà sumatra trống có màu xanh bang; gà mái cũng có đuôi tương đối dài nhưng lông phụng trên cùng hơi cong ở đầu cuối.
Đầu gà nhỏ (còn gọi là đầu rắn) với mồng dâu ba khía. Màu của mồng biến thiên từ đỏ đến tím. Màu mắt càng sẫm càng tốt nhưng con ngươi và tròng mắt phải rõ ràng.
Ở Hà Lan chỉ có màu đen ánh kim mới được xem là màu chuẩn, màu đỏ hay tím cũng tồn tại nhưng được xem là lỗi. Ngoài ra còn có những màu khác nữa. Ở bán đảo Scandinavia người ta duy trì cả sumatra xám tro.
Ở Hà Lan, chỉ một số ít người duy trì màu xám tro. Ở Đức có một số cá thể màu đen – đỏ hay nâu sậm. Ở Anh và Mỹ có một số gà sumatra xám trắng nhưng cho đến nay chúng vẫn chưa được cho vào tiêu chuẩn. Ở Bỉ có một số gà sumatra bờm đỏ (màu điều) được triển lãm nhưng những màu này cũng chưa được cập nhật là màu tiêu chuẩn. Hành vi ở gà sumatra cho thấy chúng vẫn duy trì những đặc điểm của tổ tiên. Chúng thực sự thích đi dạo loanh quanh và cũng rất cảnh giác. Nếu cảm thấy đe dọa thì ngay lập tức chúng có thể bay qua hàng rào một cách dễ dàng. Nếu được lựa chọn giữa chuồng gà với một cành cây thì hầu hết gà sumatra đều chọn cách thứ hai. Bởi vì hành vi như vậy mà gà sumatra cần chuồng nuôi rộng rãi và chạc cây cao. Chúng cũng cần chạc để giữ cho bộ lông sạch sẽ và cơ bắp mạnh khỏe. Gà sumatra không đòi hỏi loại thức ăn cầu kỳ nào khác, đôi khi chỉ cần tăng cường thêm một lượng chất đạm để kích thích lông phát triển.
Gà sumatra là giống gà mạnh mẽ với khả năng kháng bệnh cao. Bạn chỉ cần theo dõi bệnh viêm đường hô hấp mãn tính hay CRD (Chronic Respiratory Disease), một loại bệnh di truyền ở gà. Để giúp gà khỏe mạnh, tốt nhất nên giữ môi trường khô ráo và có che chắn vào ban đêm.
Mặc dù là gà chọi, gà sumatra vẫn chấp nhận nhau ở một mức độ nhất định. Gà trống tơ có thể lớn lên cùng nhau sau khi phân cấp trong nhóm đã rõ ràng, nhưng chúng cần không gian để tránh xa khỏi vùng rắc rối. Gà nuôi trong chuồng có vẻ ít cá tính hơn những con được thả rông. Nhà lai tạo chăm sóc gà của mình hàng ngày và đặc biệt những con gà tơ thể hiện sự tin cậy và ảnh hưởng nữa. Gà tơ được cho ăn bằng tay sẽ theo chân nhà lai tạo khắp mọi nơi. Gà được nuôi cùng chó mèo, những loại động vật này sẽ quen với chúng và cảnh báo khi những động vật khác thâm nhập vào vùng lãnh thổ của chúng.
Nhờ dáng vẻ bề ngoài giống như chim trĩ mà gà sumatra trở thành bảo bối của khu vườn hay bãi chăn thả. Gà mái đẻ khá nhiều trứng mỗi năm và trứng có màu trắng. Gà mái chăm con rất giỏi. Nếu những loài “săn mồi” khác đe dọa gà con thì gà mái sẽ thể hiện hành vi mạnh mẽ nhất để bảo vệ con mình. Tiếng gáy của gà sumatra hơi lạ nếu như bạn mới nghe lần đầu.
Tìm Hiểu Gà Lai Chọi Là Gì? Có Những Giống Gà Lai Chọi Nào?
Gà lai chọi là đối tượng được gà được lựa chọn để nuôi lấy thịt. So với gà chọi chính cống thì chúng có nhiều ưu điểm hơn. Chính vì thế nhiều người quyết định nuôi gà lai chọi thay vì gà chọi chính cống hoặc gà thịt thông thường. Và cách này đã đem lại hiệu quả cao về kinh tế cho người nuôi làm giàu nhanh chóng.
Gà lai chọi là gì?
Gà lai chọi là tên gọi của những chú gà có bố mẹ hoặc ông bà là gà chọi. Việc lai giống giữa gà chọi với gà thịt thông thường tạo nên giống gà pha chọi có những ưu điểm riêng như hình dáng, sức khoẻ, chất lượng thịt…
Có những giống gà lai chọi nào?
Hiện nay thì có rất nhiều giống gà lai, gà pha chọi khác nhau. Nhưng được lựa chọn nuôi nhiều nhất là các loại gà lai chọi sọc và gà lai chọi 3 máu. Đây là 2 giống gà được nhiều người lựa chọn nuôi gà lấy thịt. Có những giống gà lai thông thường giữa gà chọi và gà ta. Các chủ nuôi cũng có thể cân nhắc lựa chọn loại gà tương ứng.
Một số loại gà pha dòng máu chọi như gà mía lai, gà đen, gà 3 máu, gà sọc…
Gà pha lai chọi nuôi mục đích làm gì?
Với nhiều người gà lai, gà pha chọi nuôi để chơi, để làm đẹp. Cũng có người nuôi để lấy thịt hoặc kinh doanh.
Nuôi để làm gà đá
Không nhiều người nuôi gà đã pha dòng máu chọi để đi đá hoặc chiến đấu. Nguyên nhân của việc này là do gà chọi đã lai tạp các dòng khác thường không máu chiến và dễ chạy. Nên chúng không được đánh giá cao. Những người nuôi gà này để đá thường là mua nhầm giống.
Nuôi gà lai lấy thịt
Lai tạo giữa gà chọi với giống gà khác sẽ giúp nâng cao chất lượng thịt và nhận được những ưu điểm của giống gà chọi. Như sức sinh trưởng, phát triển mạnh. Ít bị bệnh thông thường và nhanh lớn. Nhất là những gia đình nuôi gà lai chọi thả vườn số lượng lớn có giá thành cao.
Vì sao chọn nuôi gà lai chọi làm giàu?
Lý do để nhiều người tìm và nuôi gà lai chọi thay vì gà chọi hoặc gà nuôi lấy thịt thông thường. Nó chính là nằm ở yếu tố giá cả cũng như cách chăm sóc.
Giá thành con giống rẻ
Giá gà lai con giống rẻ hơn gà chọi thông thường. Do vậy chi phí để mua con giống gà lai cũng thấp hơn. Tạo điều kiện cho những người nuôi sẽ bỏ ra ít chi phí hơn.
Gà khoẻ mạnh chống chịu bệnh tật tốt
Kết hợp giữa sự khoẻ mạnh, dẻo dai của gà chọi và mức độ nhanh lớn, phàm ăn của gà thịt giúp gà lai cực khoẻ mạnh. Nhanh lớn hơn dẫn tới chi phí chăn nuôi ít, thời gian nuôi ngắn nhanh xuất chuồng.
Kỹ thuật nuôi gà lai đơn giản
Không cần phải quá cầu kỳ về kỹ thuật chăm nuôi. Không cần quá am hiểu về gà chọi vẫn có thể nuôi dễ dàng. Chính vì lẽ đó mà nhiều người chọn nuôi gà lai hơn gà thịt.
Thức ăn đơn giản
Dù là gà pha chọi nhưng thức ăn dành cho chúng rất đơn giản. Và rất phàm ăn nên gà lai cũng rất nhanh lớn. Rút ngắn được thời gian chăm nuôi.
Chi phí nuôi gà lai chọi như thế nào?
Như đã nói ở trên những chú gà lai giống có giá thành rẻ kết hợp chế độ thức ăn đơn giản nên chi phí nuôi gà lai không hề cao. Theo như tính toán của một trang trại nuôi gà lai thì chỉ mất khoảng 3-4 tháng là có thể xuất chuồng. Trọng lượng trung bình đạt từ 1,5kg cho tới 2,5kg. Và mỗi cá thể gà có thể tiêu thụ 2,8kg thức ăn/1kg trọng lượng.
Mua gà lai chọi giống ở đâu Hà Nội?
Khách hàng có nhu cầu mua gà lai chọi giống có thể lựa chọn trang trại Minh Gà Chọi. Ngoài những giống gà chọi con chúng tôi cũng cung cấp giống gà lai . Đảm bảo chất lượng giống tốt cho khách hàng lựa chọn. Có thể xem trực tiếp bố và mẹ ngay tại trại gà. Qua đó quyết định có nên mua gà lai hay không.
Với vị trí tiện lợi cho việc di chuyển khi gần bến xe Yên Nghĩa. Sẽ giúp cho người mua có thể tới xem trại gà dễ dàng. Khi đã tin tưởng có thể đặt hàng online và chúng tôi sẽ vận chuyển gà lai giống qua nhà xe. Rất dễ không mất nhiều thời gian cho khách hàng.
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Những Giống Gà Chọi Trên Mọi Miền Đất Nước trên website Ruybangxanh.org. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!