Top 12 # Cách Nuôi Gà Lôi Trắng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Đi Tìm Gà Lôi Lam Mào Trắng

TTH – Sở hữu bộ lông màu ánh kim, óng mượt, chân và mặt đỏ thắm… gà lôi lam mào trắng (GLLMT) không chỉ có giá trị thẩm mỹ, thương mại mà còn rất quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam và thế giới.

Buồn, vui!

Mấy chục năm gắn bó với công tác bảo tồn thiên nhiên, chưa có điều gì khiến ông Lê Văn Hướng, Phó Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (BTTNPĐ) cảm thấy thú vị và nhiều cảm xúc như việc bảo tồn GLLMT. Cứ mỗi lần nghe ở đâu có dấu hiệu xuất hiện GLLMT là ông mất ăn, mất ngủ, vừa mừng lại vừa lo.

Hai con GLLMT (một trống, một mái) trước khi trả về môi trường tự nhiên

“Nhiều đêm thao thức, trằn trọc, trông trời mau sáng để vào rừng tìm kiếm GLLMT. Vợ thường bảo tôi đi “mò kim đáy bể”. Biết là vậy, nhưng vẫn cứ theo đuổi việc tìm kiếm, băng rừng lội suối hết ngày này đến ngày khác. Có những lúc hy vọng le lói khi dấu vết cho thấy GLLMT vẫn còn sinh tồn. Tôi cùng anh em kiểm lâm phát hiện dấu vết, lông, tiếng kêu và cả tiếng gáy của chúng tại một số bụi rậm… Nhiều lần đến các bản làng, gặp ai cũng đưa hình ảnh ra hỏi, có thấy con vật này không? Rồi truyền thông đến với người dân, nếu phát hiện thì báo cho chúng tôi. Cứ mỗi lần nghe chuông điện thoại reo lại có cảm giác ai đó sẽ báo cho biết đã tìm thấy GLLMT”, ông Hướng tâm sự.

“Có lẽ, không bao giờ tôi quên cái ngày mang hai cảm xúc buồn, vui lẫn lộn khi phát hiện cặp GLLMT tại khu vực rừng khe Lấu, xã Phong Mỹ (Phong Điền) cách đây vừa tròn 20 năm. Vui là vì gà quý này vẫn tồn tại, nhưng rất buồn là khi phát hiện chúng trong điều kiện mắc bẫy, bị thương nặng. Tôi cùng anh em kiểm lâm vận động người dân đưa về nuôi nhốt, chữa trị vết thương, nhưng chỉ vài ngày sau, cả hai con đều chết trong sự tiếc nuối của những người làm công tác bảo tồn thiên nhiên trong nước và thế giới”, ông Hướng nhớ lại.

Một con GLLMT (gà mái) được người dân giao cho kiểm lâm thả về rừng

Sự tiếc nuối và nỗi lo không ít, nhưng niềm vui cũng nhiều. Cách đó không lâu, ông Nguyễn Thu, người dân xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) trong khi vào rừng thu lượm củi khô tại vùng quy hoạch Khu BTTNPĐ đã phát hiện ba con GLLMT (hai trống, một mái) bị mắc bẫy và 5 quả trứng. Sau khi phát hiện loài “gà lạ”, ông Thu báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm. Các cá thể gà quý hiếm này sau đó được cán bộ kiểm lâm cứu chữa, thả về rừng thành công trong điều kiện sức khỏe tốt.

Ông Lê Văn Hướng kể, sau mấy năm vắng bóng, tưởng chừng GLLMT có thể đã tuyệt chủng thì bất ngờ một người dân ở thôn Hòa Bắc, xã Phong Mỹ đặt bẫy được hai con “gà lạ” vào năm 1998, tại khu rừng phía bắc huyện Phong Điền; đến năm 2009 lại phát hiện loại gà này xuất hiện ở khu rừng phía bắc Hải Vân. Theo mô tả của người dân, kích thước gà dài hơn hai gang tay, nhiều đặc điểm khác lạ so với các loài gà thông thường. Mào ở đỉnh đầu gà trống màu trắng, với mút lông đen, lông màu xanh lam thẫm óng mượt. Lông cánh có màu xanh ánh kim, cuối lông có vằn lục nhạt. Mắt gà đỏ nâu, da mặt đỏ thẫm. Gà mái không có mào, lông màu nâu, vân đen không rõ ràng, mắt xanh nâu, mỏ đen sừng, chân đỏ tía… Các cá thể gà trên được người dân giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cứu chữa thành công, sau đó gửi sang Vương quốc Bỉ xét nghiệm ADN và xác định đây là cặp GLLMT.

Còn sinh tồn…

Giám đốc Khu BTTNPĐ Đặng Vũ Trụ tỏ ra trăn trở, nhưng cũng rất lạc quan trong công tác bảo tồn GLLMT. “Vào năm 1994, tại hội thảo về chim họ trĩ thế giới được tổ chức tại Hà Nội, các nhà khoa học và giới chuyên môn cho rằng, GLLMT đã tuyệt chủng. Sau đó một năm, cũng tại một hội thảo về chim trĩ đặc hữu tổ chức tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, các chuyên gia cũng khẳng định loài động vật quý hiếm này đã không còn… Sự xuất hiện trở lại của GLLMT vào năm 1996 thắp sáng hy vọng đối với giới bảo tồn, nhà khoa học trong việc nghiên cứu về tầm quan trọng của loài gà quý này đối với sự đa dạng sinh học”, ông Trụ chia sẻ.

Nhận diện GLLMT

Chính sự phát hiện loài gà quý này là điều kiện để UBND tỉnh quyết định thành lập Khu BTTNPĐ vào năm 2002 với diện tích gần 42 ngàn ha, gồm 43 tiểu khu. Nhiệm vụ của khu bảo tồn không chỉ nghiên cứu, bảo tồn GLLMT mà còn bảo tồn cả hệ động, thực vật quý hiếm, nguy cơ đe dọa do nạn săn bắt trái phép. Công tác bảo tồn GLLMT lúc này được quan tâm nhiều hơn, bằng nhiều biện pháp, như truyền thông đến với người dân các biện pháp nhận biết, phát hiện, bảo tồn; giám sát thông qua các cuộc tuần tra rừng, bẫy ảnh. Các cuộc khảo sát, thực địa tại những nơi các thợ săn đặt bẫy gà trước đó, cũng như theo dấu vết, tập tính sống của nó, các nhóm nghiên cứu khẳng định GLLMT vẫn còn tồn tại, phát triển tại Khu BTTNPĐ.

Ông Đặng Vũ Trụ cho biết, qua các nghiên cứu, khảo sát của Khu BTTNPĐ, cũng như Trường đại học Nông lâm Huế cho thấy, từ năm 2005 đến nay chưa thấy sự xuất hiện trở lại của GLLMT. Nhưng tại các cuộc khảo sát, hầu hết thợ săn, những người thường vào rừng, khi được hỏi đều cho biết nhiều lần nhìn thấy GLLMT, cũng như dấu vết của nó, nhưng số lượng cá thể rất ít. Đến năm 2008, giới nghiên cứu, ngành kiểm lâm tỉnh lại một lần nữa thắp lên hy vọng mới khi tại khu vực rừng phía bắc Hải Vân, thợ săn bắt được một con GLLMT. Giới nghiên cứu khẳng định, trên thế giới, quần thể GLLMT chỉ duy nhất còn ở Khu BTTNPĐ, bắc Hải Vân và Khu BTTN Đăkrông (Quảng Trị).

Hội thi truyền thông về bảo tồn GLLMT

Tìm hiểu từ người dân Phong Mỹ, tại Khu BTTNPĐ, cũng như bắc Hải Vân, loài gà quý hiếm này được xác định phân bố ở những vùng thấp, có độ cao dưới 400m. Môi trường sống thích hợp của chúng là các khu rừng ẩm, thường xanh thứ sinh và nguyên sinh, những nơi có tán rừng mây song, tre nứa nhỏ và nhiều cọ trên các thung lũng ven suối, sườn đồi thấp. Nguồn thức ăn của GLLMT chủ yếu là các loại hạt nhỏ, hạt mây, côn trùng… “Môi trường thích hợp, nguồn thức ăn dồi dào, tin rằng, GLLMT vẫn sinh sôi tại nhiều khu rừng ở phía tây Phong Điền, cũng như ở Thừa Thiên Huế”, ông Trụ tự tin.

Cùng với tuần tra, giám sát, thông qua người dân, Khu BTTNPĐ đang tiến hành đặt hơn 40 cái bẫy ảnh nhằm nỗ lực tìm kiếm, ghi nhận về sự xuất hiện của GLLMT. Tại Khu BTTNPĐ hiện có nhiều loài gà, như gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi hồng tía, gà lôi trắng, gà lôi vằn, gà lôi tía, gà so Trung bộ; nhưng GLLMT thuộc loài chim trĩ đặc hữu quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Bài: Hải Triều – Ảnh: Khu BTTNPĐ

Gà Lôi Tai Xanh(Trĩ Tai Trắng)

Gà lôi tai xanh(Trĩ tai trắng)-Blue Eared Pheasants Gà lôi tai xanh hay còn gọi là Trĩ Tai Trắng có tên tiếng anh : Blue Eared Pheasants là giống gà cảnh có ngoại hình đẹp mắt, dễ nuôi và tính cách thân thiện. Gà lôi tai xanh cảnh hiện đang được bán chạy tại Vườn Chim Việt. Những đặc điểm cơ bản của gà lôi tai xanh (Blue Eared Pheasants)

Gà lôi tai xanh (hay còn được biết đến với tên khoa học là Blue Eared Pheasants) là giống gà có kích thước khá lớn so với những con gà thông thường của nước ta. Với ngoại hình bắt mắt và tính cách thân thiện, dễ chăm sóc trong điều kiện nuôi nhốt nên hiện nay gà lôi tai xanh đang được nhiều người tìm mua về làm cảnh.

Gà lôi tai xanh sở hữu bộ lông màu xanh xám lạ mắt. Đặc biệt, mặt chúng màu đỏ và hai bên tai lại được che bởi các nhúm lông màu trắng rất bắt mắt. Đỉnh đầu và đuôi mang màu đen. Đuôi gà có dáng xòe cong và được tạo bởi nhiều chiếc lông dài. Chân màu đỏ tương đồng với màu của mặt.

Gà lôi tai xanh trống và gà lôi tai xanh mái không có sự khác biệt về màu lông. Tuy nhiên, gà trống lại có kích thước to và nhìn thô hơn gà mái. Ngoài ra, cựa gà trống còn to hơn và tròn hơn cựa gà mái. Đây là một trong những đặc điểm để chúng ta phân biệt gà trống và gà mái.

Nhờ có ngoại hình đẹp này nên Blue Eared Pheasants được những người chơi chim gà cảnh yêu thích. Ngoài ra, chúng còn được nuôi bởi các khu du lịch nhà vườn, sinh thái,… để phục vụ nhu cầu của khách thăm quan.

Nuôi gà lôi tai xanh khá đơn giản. Chúng ta chỉ cần trang bị cho chúng một chiếc chuồng rộng rãi. Bên cạnh đó, thức ăn của gà lôi tai xanh cũng giống như gà thông thường. Chúng rất thích ăn các loại hạt, rau xanh, quả mọng nước và giun hay cá,… Vì vậy, bất cứ ai nếu yêu thích loài gà này đều có thể nuôi được.

Mua gà lôi tai xanh cảnh tại trang trại Vườn Chim Việt

Hiện tại, trang trại Vườn Chim Việt đang gây nuôi và cung cấp gà lôi tai xanh và các loài chim gà cảnh khác. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu mua chim gà cảnh hãy liên hệ với chúng tôi. Mua chim gà cảnh tại Vườn Chim Việt, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá thành bởi đây là một trong những trang trại chuyên cung cấp chim gà cảnh lớn nhất của nước ta.

Thông tin liên hệ Vườn Chim Việt Địa chỉ: Thôn 1B – Xã Đông Mỹ -Thanh Trì – Hà Nội Mobile: 0977774677 hoặc 0942712345

Website: http://vuonchimviet.com/

Kỹ Thuật Nuôi Gà Lôi Trắng, Tưởng Khó Mà Dễ Không Tưởng

Cũng giống như nuôi gà đá khác, để đúc được một chú gà lôi trắng khỏe đẹp, đòi hỏi sư kê phải có sự chăm sóc cẩn thận.

Thức ăn cho gà lôi trắng

Quan sát thấy khi nuôi gà được 1 đến 2 ngày tuổi nên cho chúng ăn ngô xay.

Khi gà được 3 ngày tuổi, người ta cho chúng ăn hỗn hợp 22% protein thô.

Từ tuần đầu tiên cho gà ăn 20 – 30 gam khối lượng thức ăn / ngày.

Sang tuần thứ hai trọng lượng tăng từ 42 g / con /Tăng từ 80 g lên 100 g / con / ngày vào tuần thứ 4.

Mỗi ngày nên cho gà ăn 4 đến 5 lần để tránh thức ăn tươi quá nhiều làm thối nhũn.

Đối với gà, bà con nên bổ sung khoảng 20% ​​đạm và năng lượng để thức ăn đạt khoảng 2.800 – 2.900 Kcal / kg. Mọi người có thể trộn thức ăn tự nhiên hoặc sử dụng thức ăn hỗn hợp để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

Ngày lên 50 g / con / ngày.

Sang tuần thứ 3 giảm từ 60 gam xuống 70 gam / con / ngày.

Tuần thứ 4 tăng từ 80g đến 100g/ con/ ngày.

Nên cho gà ăn mỗi ngày từ 4 đến 5 lần để thức ăn tươi mới. Không bị dư thừa gây ôi thiu.

Với gà choai bà con nên bổ sung khoảng 20% protein thô. Và năng lượng cần đạt khoảng 2.800 đến 2.900 Kcal/kg thức ăn. Bà con có thể trộn thức ăn tự nhiên hoặc dùng thức ăn hỗn hợp và đảm bảo cân đối dinh dưỡng đầy đủ.

Kỹ thuật chăm sóc trong nuôi gà lôi trắng

Gà lôi trắng là loài quý hiếm, có màu sắc rực rỡ khiến các tay săn gà săn lùng ráo riết. Cũng giống như các giống chim trĩ khác. Kỹ thuật nuôi gà lôi trắng rất đơn giản. Nhưng trong quá trình chọn mua để sở hữu được những chú gà là điều khó khăn. Và lựa chọn phù hợp với túi tiền.

Khi mua gà lần đầu, nếu bạn vẫn còn là gà con và bạn muốn chúng ở nhiệt độ thích hợp. Và trọng lượng gà của bạn vượt quá 1kg đến 2kg thì bạn cần tìm cách nấu chín nhanh để chúng có thể phát triển nhanh chóng.

Trong môi trường nuôi nhốt, thức ăn chủ yếu của gà lôi trắng là cám gia cầm tổng hợp truyền thống và các loại rau xanh, cỏ … vv.

Phòng bệnh cho gà lôi trắng rất quan trọng

Giống như hầu hết các loại gia cầm khác. Gà lôi đuôi trắng có khả năng lây nhiễm rất cao cho các loài gia cầm khác. Để ngăn ngừa điều này, bạn cần tiêm phòng cho gà thường xuyên. Ngoài ra, những con gà này rất dễ bị đi ngoài nên khi cho ăn phải cẩn thận. Nước uống phải luôn được giữ sạch sẽ.

Trong quá trình nuôi gà lôi trắng. Anh em cũng phải tuân thủ các quy trình vệ sinh chuồng gà nghiêm ngặt sau:

Vệ sinh sạch sẽ thức ăn và máng ăn của gà hàng ngày để chúng không bị bẩn.

Thay máng phân gà sạch hàng ngày.

Thức ăn rơi vãi trên sàn cần được lau sạch.

Dọn dẹp tất cả các hành lang trong chuồng. Để đảm bảo ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.

Bà con cũng cần chú ý đến các dụng cụ khử trùng trong chuồng gà như xe ba ba, rổ rá, chổi, cuốc xẻng để giữ vệ sinh.

Nó không chỉ có thể làm sạch, đánh bóng người, khử mùi hôi. Mà còn không tốt cho sức khỏe đường hô hấp của gà.

Người nuôi gà sấm phải khử trùng chuồng trại, vệ sinh cống rãnh thường xuyên …

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà

Khi nuôi gà lôi trắng, bà con cũng cần lưu ý để xác định phương án tiêm phòng cho gà tốt nhất, cụ thể như sau:

Khi gà được 3 đến 5 ngày tuổi, bạn nên nhỏ vắc xin Newcastle F vào mắt, mũi.

Khi gà được 7 ngày tuổi, chúng sẽ được tiêm phòng bệnh thủy đậu.

Khi gà được 8 đến 10 ngày tuổi, bà con phải sử dụng vắc xin gumboro trên gà.

21 ngày tuổi, các nhân viên phòng chống dịch bệnh Newcastle cho gà uống Lasota bằng cách trộn chúng với thức ăn hoặc uống rượu.

Gà từ 23 – 25 ngày tuổi là giai đoạn cần tiêm phòng nhắc lại qua đêm.

Nếu gà được 30 – 45 ngày tuổi thì tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết cho gia cầm.

Gà trên 60 ngày tuổi nên tiêm vắc xin Newcastle M, 6 tháng sau nên tiêm lại vắc xin này.

Hội Thảo Về Bảo Tồn Gà Lôi Lam Mào Trắng

(QBĐT) – Ngày 16-4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Việt tổ chức hội thảo thường niên lần thứ 1 năm 2015 về bảo tồn gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam. Tham dự có đại diện lãnh đạo Trung tâm BTTN Việt, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, Vườn thú Hà Nội, Viện Sinh thái, Tài nguyên sinh vật…

Toàn cảnh hội thảo.

Gà lôi lam mào trắng là một loài chim trĩ đặc hữu của miền Trung Việt Nam, đang trong tình trạng rất nguy cấp. Vùng phân bố lịch sử của loài này trải dài bốn tỉnh, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế. Loài này được ghi nhận trong tự nhiên lần gần đây nhất là năm 2000 và hiện đang được cho rằng có thể đã tuyệt chủng trong tự nhiên.

Năm 1964, một loài trĩ với hình thái tương tự gà lôi lam mào trắng (nhưng con trống có một số lông đuôi màu trắng) được phát hiện ở phía Bắc vùng phân bố của loài này và được mô tả loài mới với tên gà lôi Hà Tĩnh. Tuy nhiên, năm 2012, các nhà khoa học đã chứng minh gà lôi Hà Tĩnh chính là một hình thái đồng huyết (giao phối cận huyết) của loài gà lôi lam mào trắng.

Sự xuất hiện của các cá thể bị đồng huyết từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, và không có các ghi nhận gà lôi lam mào trắng trong tự nhiên trong 15 năm qua cho thấy quần thể gà lôi lam mào trắng ngoài tự nhiên nếu còn thì cũng cực kỳ nhỏ lẻ, phân tán và đang suy giảm.

Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do tình hình săn bẫy tràn lan (tất cả các loài) kết hợp với tình trạng sinh cảnh sống phù hợp của gà lôi lam mào trắng bị mất hoặc suy thoái (do tác động của con người, biến đổi khí hậu, và có thể do yêu cầu khắt khe về sinh cảnh của loài này).

Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước đến nay, một số khu bảo vệ đã được thành lập trong vùng phân bố của gà lôi lam mào trắng với mục tiêu bảo vệ loài này và các loài khác sống trong cùng sinh cảnh đất thấp, như Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Phong Điền, Dakrong, Bắc Hướng Hóa. Các khu này đã có những thành công nhất định trong việc giảm tốc độ mất rừng, nhưng các mối nguy cơ đối với đa dạng sinh học vẫn còn hiện hữu, đặc biệt là suy thoái rừng vẫn tiếp diễn và việc săn bẫy vẫn tràn lan, gây nên hiện tượng “rừng rỗng” ở một số địa phương.

Trước thực trạng bảo tồn nghiêm trọng của loài gà lôi lam mào trắng, kể từ năm 2011 đến nay, nhiều đợt khảo sát tìm kiếm loài này ở tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, nhưng chưa có thêm ghi nhận nào. Từ giữa năm 2013, nhiều tổ chức và cá nhân ở trong nước và ngoài nước đã quan tâm nhóm họp lại để xây dựng một chiến lược bảo tồn gà lôi lam mào trắng, thành lập nhóm bảo tồn gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam (VN-EPWG) và xây dựng kế hoạch hành động 2015-2020 để cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược trên.