Top 6 # Coi Đá Gà Siêu Mỹ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Gà Tre Mỹ Và Những Mẹo Chọn Gà Mỹ Đá Hay Siêu Chuẩn

Gà tre mỹ là một trong những dòng gà được đánh giá là đẳng cấp nhất. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo đúng thì chúng lại có gốc tích từ dòng gà chọi Anh quốc bản địa. Là sự hộ i tụ của tất cả các tinh hoa đá gà từ tính hiếu chiến, ngoại hình đẹp và khả năng đá hay. Trên sàn thì chiến kê mỹ được ví như một binh tinh rất tinh nhuệ. Với tốc độ ra đòn cực nhanh, lối đá hiểm hốc, tính sát thương cực cao. Chính những yếu tố này tạo nên thương hiệu mà sư kê nào cũng yêu thích dòng gà này.

Chọn gà mỹ đá hay bằng cách xem đầu và mặt gà

Một chiến kê đá hay có nét mặt rất dễ nhận biết. Gà mỹ đá hay thường có đầu nhỏ, màu da mặt đỏ rực và căng thể hiện rõ nét hung dữ. Nhìn vào ánh mắt có hốc mắt sâu toát lên vẻ tự tin và tinh ranh. Những con có hốc mắt cao, xếch lên và có đuôi mắt thì càng đá hay. Gà có mỏ cân đối, chiều dài của mỏ không quá dài cũng không quá ngắn so với đầu củ gà. Nhìn theo gốc ngang của gà có sự liền lạc nguyên khối từ đầu tới mỏ. Không chọn những con có mỏ cong quắp xuống hay duỗi thẳng ra vì khả năng nắm rất kém.

Thể hình của gà cũng là yếu tố quan trọng để chọn gà mỹ đá hay. Đập vào mắt phải là chiến kê có thân hình cân đối, gắn kết liền lạc từ đầu tới đôi. Toát lên vẻ vững chắc, đùi to khỏe, lườn của gà không được quá sâu và cong vẹo. Khi chọn gà mỹ đá hay thì yếu tố xem đùi gà, nếu thấy đùi gà hướng trước ngực thì những con gà này trong lúc đá sẽ đi trên. Nếu đùi hướng về phía đuôi sẽ là lối đá chạt dưới chui luồn.

Quan sát tổng thể dáng đi của gà để đánh giá tổng thể. Những con gà tốt thường có tướng oai vệ bước đi vững chải, quạt cánh linh hoạt. Nếu sư kê chăm chú tới dáng đứng của gà những con có dáng đứng trùng keo. Thì đá đòn rất nặng , sâu chân còn chạm gối thì chân đá cực kỳ chắc.

Một con gà mỹ đá hay bộ lông rất mượt mà đủ nước. Bảng lông (phiến lông) to, mở rộng dài không bị sơ tưa. Những con gà khả năng bay tốt, tốc độ ra đòn nhanh hay không phụ thuộc vào bộ lông. Lông càng dài bảng lông to thì tốc độ càng nhanh.

Chỉ cần nắm những nguyên tắc này chắn rằng anh em sẽ có được một chiến kê tốt. Nhất là áp dụng đối với việc chọn gà mỹ đá hay. Chúc các sư kê thành công, chơi đá gà chơi đâu thắng đó!

Chùm Thơ Coi Đá Gà

Chùm thơ Coi đá gà

                          

      (xướng họa- nhiều tác giả)

I. Bài xướng:

COI ĐÁ GÀ

Có rỗi đi coi hội đá gà Vươn vai, quặp mỏ, nhảy tung ra Quần sương, mài cựa hơn đô sỹ Xát nghệ, tỉa lông hệt tú bà Quanh xới ầm ầm như sấm dậy Trên đài phành phạch tựa giông ba Ai xui, ai khiến mi ra rứa Cũng mẹ sinh ra, cũng một nhà        

          (Đặng Kích)

II. Các bài họa:

 1- XEM CÁ ĐỘ GÀ

Rãnh rỗi đi xem cá độ gà Máu mê cờ bạc, thật hư ra Kê quyền gà đánh cho chí chết Võ miệng người la bực bỏ bà Gãy cánh, tòe mào còn gắng gáy Mất tiền, trốn nợ lại bôn ba Thôi thôi, cho tớ xin chữ dại Xem chơi, tức cảnh lại về nhà…         Nhuy Gialai ( NPV)

2- XEM ĐÁ GÀ

Rãnh rỗi đi xem chúng đá gà Gà nhà bôi mặt bước chân ra… Phùng mang, trợn má… Ra oai khiếp! Bung cựa, hét vang… Sợ thấy bà! Gà chọi là ta, anh hùng mấy? Mái dầu em nó, đố được ba? Nhìn xuôi, nhìn ngược anh em cả Khác chủ cho nên chúng khác nhà                  Bảo Như

3- ĐÁ GÀ

Tự bấy lâu nay hội đá gà Bàn dân thiên hạ cứ bày ra Xù lông há mỏ tâng danh ổng Rướn cổ tung chân rạng mặt bà Kẻ thắng vui mừng ôm “lộc phước” Người thua tức giận nổi phong ba Thế gian lắm kẻ say tiền bạc Sẽ có ngày thôi nát cửa nhà             Dương Hoàng

4- CHUYỂN XỚI…

Đá thật không xong chúng đá gà Tiền tài, mánh khóe mới tung ra Bên này mài cựa hù đô sỹ Đằng ấy tỉa lông tựa tướng bà Lặng lẽ bất thần vang sấm dậy Âm thầm bỗng chốc cuốn phong ba Kệ thây chúng nó chơi ra rứa Ta cứ chăm lo việc nước nhà.            Thạch Vũ

5- ĐÃ BẢO MÀ

Mặc kệ ông kia thích chọi gà Bảo rồi mê mải cứ nhào ra Những tưởng thắng to, sư bố nó Ngờ đâu thua cuộc, bỏ con bà Mang đến một con chơi khá nhất Cầm đi chín chục chỉ còn ba Số giầu đâu tới anh cờ bạc 22-3-14            Đặng Kích

6-

TRÒ ĐEN ĐỎ

Rào dậu nào đâu nhốt nổi gà Kỳ phùng địch thủ quyết bay ra. Tranh đua cao thấp, tùy thân chủ Phân định thắng thua, bởi ý bà Nhún nhảy hai chân, tung cát bụi. Vẫy vùng đôi cánh, nổi phong ba Đem thân quyết chiến vì ai nhỉ? Dũng khí chắc

7- NHẮN HỘI TA

Lỡ bước sa chân hội đá gà Tiền vào chẳng thấy, thấy tiền ra Cơm ngày hai bữa, lo như chọe Áo mặc quanh năm, rách bỏ bà Ngựa thuộc đường xưa kèo cược cửa Cá quen lối cũ khéo tan nhà Ai về sới cũ cho ta nhắn Hạnh phúc kia rồi được bảy ba           Nguyễn Hoàng

8- CHỌN GÀ

Rãnh rỗi di du mấy bổn gà Xanh, ô, cú, úa kiếm đâu ra Lông dài, cánh rộng là giống tốt, Cổ ngắn, đuôi te dở thấy bà Tử Mị xông pha như chớp giật Linh Kê lướt trận tựa phong ba Ai về nhắn với phường đen đỏ Chớ có ham vui kẻo bán nhà        Viet Hung Le

9- GÀ CHỌI.

Khốn khổ thân mi kiếp chọi gà Nghe lời dại dột mới xông ra Con này chiến thuật theo mưu bác Gã nọ lừa chiêu giống kế bà Dính cước sứt đầu còn gượng dậy Ăn đòn xả cánh vẫn bôn ba Thân tàn kết cục đời đấu đá Gà chọi hơn chi giống gà nhà.              22-3-14          Thanh Thanh

NGƯNG HỘI ĐÁ GÀ

Ngưng hẳn rồi đây hội đá gàHành trang thu xếp lại vào raThắng cười đắc chí như quan tổngThua khóc ỉ ôi tựa mấy bàHết bạc hết tiền về chửi bớiCòn tiền còn bạc lại bôn baSay chi mộng ảo phường đen đỏLận đận lao đao mất cả nhà

             Dương Hoàng

THÓI ĐỜI

          

(Cảm tác từ “Coi đá gà” của ĐK)

Thói đời bạc bẽo giống như gà Chè chén chán chê quệt mỏ raCầu tự gối quì khom sát đấtĐược rồi vênh mặt chẳng cần bàMột đời dâu bể luôn chìm nổiCuộc sống thăng trầm dậy sóng baXử thế đối nhân cần phải biếtÂn đền oán trả thuận muôn nhà

                  Thiên Thu

Gà Mỹ Siêu Rẻ: Không Chủ Quan

Chỉ tính riêng 8 tháng năm 2019, số lượng thịt gà nhập khẩu từ nước ngoài đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Giá thành gà nhập ngoại cũng rất “hấp dẫn”, tính ra mỗi kg thịt gà Mỹ có giá chỉ dưới 18.000 đồng. Gà siêu rẻ ồ ạt đổ bộ

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu 142.190 tấn thịt gà với trị giá hơn 120 triệu USD. Con số này nhiều hơn lượng thịt gà nhập khẩu cả năm 2018 với 128.000 tấn, trị giá 116 triệu USD.

Trong khi đó, theo tính toán của Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, sản lượng thịt gia cầm nước ta sản xuất trong năm 2018 ước tính trên 2 triệu tấn đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên sản xuất trong nước vẫn bị hàng nhập khẩu “đè bẹp” do giá thành rẻ. Thêm nữa là thịt gà nhập khẩu rất được đón nhận, đặc biệt là tại các bếp ăn công nghiệp.

Nguyên nhân giá gà nhập khẩu rẻ được cho là do phần lớn thịt gà nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu là cánh, đùi, chân được coi là sản phẩm phụ ở Mỹ do đó có giá rẻ. Hiện nay nước ta chưa có quy định về việc nhập khẩu các sản phẩm được coi là sản phẩm phụ như trên.

Nhiều nghi vấn về an toàn thực phẩm

Thực phẩm ngoại nhập vào Việt Nam, nhất là từ Mỹ, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm giá rẻ, tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức lớn đối với thị trường nông sản trong nước và câu hỏi về chất lượng thực phẩm. Chọn mua gà tại siêu thị, chị Hồng Hạnh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, gà nhập có giá rẻ nhưng hầu hết chị lựa chọn mua gà trong nước vì cho rằng quá trình vận chuyển, bảo quản từ Mỹ về Việt Nam có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm, thêm nữa giá thành siêu rẻ cũng khiến chị nghi vấn về an toàn thực phẩm.

Trước tình trạng thịt gà giá rẻ được nhập ồ ạt về Việt Nam, các chuyên gia cho rằng các cơ quan quản lý cần vào cuộc quyết liệt để bảo đảm quyền lợi và an toàn của người tiêu dùng. Theo đó, cần siết chặt tiêu chuẩn kỹ thuật đối với gà loại thải nhập khẩu từ các nước; xem xét điều chỉnh thuế suất nhập khẩu với loại gà cắt đầu, cắt chân. Cần chú trọng tăng cường kiểm tra chất lượng thịt gà nhập khẩu, cụ thể cần kiểm tra bao bì, hạn sử dụng, giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm, điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…

Theo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thịt gia cầm, hiện nay các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giống gà… nhập từ Mỹ về Việt Nam có giá rẻ, do vậy, nếu được chăn nuôi theo đúng quy trình thì gà Việt Nam sẽ có giá thành tốt, hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với gà Mỹ nhập.

Do chiến tranh thương mại leo thang, Trung Quốc đã hủy mua nhiều mặt hàng nông sản và thực phẩm của Mỹ, số hàng này được Mỹ chuyển vào các thị trường tiêu thụ lớn như ASEAN, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, không loại trừ việc các lô thịt gà nhập về là những loại không bảo đảm chất lượng, gà loại thải, tồn kho đã lâu.

Nguyễn Mai Nguồn: Báo Công Thương

Gà Đá Bổn Dữ Bến Tre: Coi Đùi Gà, Cẳng Gà Đá

Cái tinh, cái tướng gà hiện rõ ở đôi chân. Đùi là thượng túc. Cẳng là hạ túc. Thượng hạ đều nhau là tướng tầm thường. Hạ đoản, gà nhanh nhẹn, biến hoá vô thường. Gối chùng, gà có sức bật cao, mạnh. Gối thẳng, gà thường chậm, ít biến hoá. Kheo treo là tướng lạ, tướng quý khiến đôi chân gà khi vào trận thực hư biến hoá không biết đâu mà lường. Chính danh trên mặt vẩy, vô vi biến hoá trong phát hiện suy đoán là nguyên tắc cơ bản của thuật xem tướng chân gà. Ống chân của gà có hai mặt âm- dương . Mặt trước (mặt dương) vuông vức, có hai hàng vẩy to, hai bên mép là thành sắc lạnh. Mặt sau (mặt âm) tròn, mềm. lấm tấm những vẩy nhỏ như hạt kê. Mặt âm phải sáng bóng, nổi hạt và ấm nóng. Mặt dương phải khô lạnh, phải biểu hiện chính danh, nghĩa là phải có dấu hiệu của sự tôn quý thanh cao, hàm đủ: Nhân – Trí – Hùng – Lược.

Ở mặt dương của ống chân gà phía trên áp gối là thiên, phía dưới áp bàn là địa. Hàng trên cùng vốn có hai vẩy, nếu chỉ có một vẩy che kín là con gà của trời. Ở hàng một là đệ nhất án thiên, hàng hai là đệ nhị án thiên, hàng ba là đệ tam án thiên. Sang đến hàng thứ tư lại trở về gà tầm thường. Đạo dịch nói rồi, thịnh mãi sẽ suy vậy.Gà con của trời ra đòn vũ bão hiên ngang như sấm gầm, chớp giật. Điểm nổi bật là gà không bao giờ chịu khuất phục, cho dù thân thể bầm nát. Nhưng đã là gà con của trời thường có thiên sứ mách bảo đòn hiểm để thoát nạn, giành chiến thắng bất ngờ. Gà án thiên cũng giống con gà ô , không cắn gà con lại còn cho chúng ăn và không đánh kẻ thù khi chúng chưa ra đòn đánh trước… Áp bàn mà chỉ có một vẩy che kín gọi là tướng quỷ hay tướng phủ địa. Tướng này cho thấy gà có nhiều đòn hiểm, đòn tập hậu, luồn cánh hay tạt chéo. Đòn gà biến hoá vần vũ như thiên la địa võng, dễ dàng hạ gục kẻ thù hung hăng, hở miếng, lộ sườn. Cẳng gà (Bí quyết chọn và nuôi gà đá)ài thật dài và phân chia từng mắt rõ ràng, nhìn ngón cho thanh, đừng mập tròn, ấy là những đôi chân của thiên tài cả. “Lưỡng túc tam phân” Cẳng gà còn gọi là “quản gà”, “cán gà”. Đôi “cán gà” hay thì phải ngắn và nhỏ, đùi và cán tính chung là ba phần, thì cán chỉ chiếm có một, thế mới tốt. + Quản được thắt eo ở giữa, eo nhiều tốt, nhìn đối diện, đấy gọi là “chân loa kèn”. Toàn thể cặp cán chỉ thấy gân và xương mới tốt, không nên thịt bủng beo, bốn móng của gà thì ngón phải d + Đôi cẳng có nhiều màu khác nhau: Trắng, vàng (nghệ thúi), trắng ngà, đen, xanh thẫm lá cây, xanh da trời, chì đốm, đốm trắng xanh, đốm trắng đen, vàng đốm. Nhưng chỉ có cặp chân trắng và chân xanh trội hơn cả, “xanh lá cây”, những dòng này nổi tiếng dữ tợn, đã chân xanh, thường có đôi mắt ếch (màu nâu), rất lỳ lợm, gan dạ có thừa. Dân gian có câu ví: “chân xanh mắt ếch đá chết không chạy”. Nếu chân trắng thường đi đôi với mắt trắng, tài ba có thừa. + Cẳng gà hình dáng khác nhau: – Cẳng vuông – cạnh thước – Cẳng tròn – khô – Cẳng khô như cẳng gà chết, nhám xàm, thứ chân này quý lắm, vảy thường ôm sát, đá rất đau, tưởng không nên lầm với thứ chân ghẻ, sần sùi tróc vảy bở tơi. Thứ cẳng vuông, tốt, đá đau, nhưng không bằng chân khô đét nói trên. Cẳng tròn, muốn tốt thì lại phải nhỏ mới hay, thêm eo giữa, không thấy khô gọi là cẳng thường, không tốt. + Gà đòn rặt đôi cẳng đương nhiên lớn to hơn gà rựa rặt. Sự to và nhỏ, ta phải lấy đó mà cân lường cho đúng. + Gà cẳng quá to, sẽ sinh chậm chạp, đá không ngay đòn. + Đôi cẳng, một cẳng đen một cẳng trắng, hoặc một xanh một vàng gọi là gà “thư hùng nhật nguyệt” ấy là gà hay rất hiếm. “Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua Gà trắng chân thì chơi chi giống đó”

Chân gà nòi thường có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh. Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ở miền Nam thường không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của gà thịt, một lọai gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay lọai gà chân vàng tuy chưa được ưa chuộng một cách rộng rãi nhưng cũng đã được dần dà chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà.

Chân xanh lợt

#9. Chân xanh

#10.Chân vàng

Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường.

* Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền. * Cổ to, dài, thẳng. * Lưng rộng, cánh dài. * Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán. * Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.

Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.

Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”.

Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu:

Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.

Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu:

Gà ô chân trắng mỏ ngà, đá đâu thắng đấy gọi là thần kê.

Thư hùng kê: 1 chân trắng, 1 chân đen hay 1 chân vàng, 1 chân xanh … Tóm lại là mỗi chân 1 màu khác nhau.

Lục đinh: Gà 6 cựa. Móng rồng: Đôi ngón nội cong vào giữa, còn gọi là “bán nguyệt nội”, nếu được vảy xếp nhô lên, cạnh sắc bén từ ngón đến quản thì càng tốt, gọi là “vảy rồng” Gà cò : Gà ngủ đứng bằng 1 chân

1 cựa trắng, 1 cửa đen hoặc gà ô chân trắng cựa đen hoặc ô chân vàng, cựa đen, mỏ đen.

8. Ngậm Thẻ: Hai hàng vảy đều, bỗng nhiên có một vảy chen vào đường kẻ nhỏ,chia đôi ra. Gà này đá tứ tung,vô đòn vô thế.

Một chân có 2 vảy sát nhau cũng gọi là Song Cúc.

44. Xuyên Thành Giáp : Dưới cựa có 2 liên giáp ngoại, đồng thời có theo 2 vấn cán . Rất tốt.

45. Nhất Đầu Hổ : Ngón giữa,vảy gần móng có điểm lốm đốm nhỏ. Gà này khi nếm đón mới trả đòn, nhưng sức bền, đòn mạnh như vũ bão.

46. Bạch Đầu Hổ : Toàn thể 3 móng chân đen tuyền,ngoại trừ ngón giữa có móng trắng, hai chân đều như vậy, đó là gà tài.

47. Hắc Hổ Thới: Toàn thể 3 móng chân trước màu trắng, ngoại trừ ngón thới có móng đen. Gà này có đòn thế sáng sủa, đòn nào ra đòn ấy.

48. Trung Cang Điểm : Ngón giữa cứ cách 2 vảy lại có một đốm, gà này đá hay nước khuya, càng lâu càng giỏi.

49. Liệt Bái : Có đốm nhỏ ngoài đầu vảy,rất nhỏ, trên ngón giữa. Gà này có uy thế khiến địch sợ hãi mà chạy ngay trong lúc giao đấu, đôi khi chuyển bại thành thắng.

50. Lạc Diệp : Gần vảy Liệt Bái có một vảy nhỏ dặm thêm trên ngón giữa . Gà này có nhiều đòn tài dễ hạ địch ngay trong hiệp đầu.

51. Diệp Báo : Ngón giữa, ở đốt giữa có vảy lớn có đốm nhỏ trên vảy. Gà này có đòn hiểm, khi đã ra đòn thì địch phải thua chạy.

52. Thập Hậu : Tại hàng hậu và hàng kẽm có 4 vảy sát nhau tạo thành hình chữ thập. Gà có quý tướng.

53. Thập Độ: Tại hàng độ và hàng kẽm có 4 vảy sát nhau tạo thành hình chữ thập. Gà giỏi, đánh đồng chạng dễ thắng.

54. Liên Kẽm: Hai vảy thuộc hàng kẽm dính nhau như liên giáp, báo hiệu chân ấy bảo vệ mạng gà. Chân đó có nhiều tài, vừa đánh vừa thủ.

55. Khẩu Đao : Những vảy ở đường thới đi lên ,nếu đến cựa có một vảy hình chữ Khẩu gọi là Khẩu Đao. Cựa ấy sử dụng rất độc. Khẩu Đao còn tên gọi khác là Ngọc Đao.

56. Giáp Thới Phòng Đao : Hàng vảy ngón thới đi đều lên quá cựa,và cong vào ôm lấy cựa. Gà này là Kỳ Tài, có thể hạ đối thủ trong nháy mắt.

57. Phiến Hậu : Vảy hậu mỏng và phắng, rất tốt.

58. Long Biên: Gà có một đường biên sát hàng Thành to rõ rệt, kèm theo đó vẫn có những đường biên thường nằm cạnh. Gà này mạnh đòn quăng giỏi.

59. Nhật Thới: Những vảy ngón thới,đếm từ móng vào khoảng 2 vảy thì có một vảy to hơn,hình chữ nhật. Gà này tinh nhanh, biết sử dụng thới vào yếu điểm của địch.

60. Giáp Long Thới : Vảy thới gần móng có vảy hình tựa cánh bướm. Gà này dùng thới mãnh liệt, chuyên phá mặt địch bằng thới.

9. Liên Giáp Ngoại: Hai vảy ở hàng Thành dính nhau thành một vảy lớn, gà này không tốt. Nhưng nếu từ hàng thứ 4 từ gối xuống có vảy này thì dùng được,gọi là Kích Biên.

10. Huyền Trâm: Còn gọi tên khác là Trung Huyền, là một vảy nhỏ nằm giữa hàng Thành và Quách, được đặt ngay và ngang với cựa. Vảy này có màu đen tuyền. Gà này đâm nhiều,chém dữ, thường đâm hỏng mắt đối thủ từ chân có vảy này.

11. Liên Giáp Nội: Hai vảy ở hàng Quách dính lại thành một vảy to. Nếu sát ngay cựa có hình giống miệng rồng gọi là Hàm Long, giống miệng cọp gọi là Hổ Khẩu. Nếu có hình tròn gọi là Nhật Thần. Gà có vảy này cựa đâm đòn độc, vào yếu huyệt của đối thủ.

12. Gạc Thập: Bốn vảy sát nhau, hai vảy hàng Thành,hai vảy hàng Quách , tạo nên ở giữa có hàng chữ thập, đặt ngang hàng với cựa. Gà có gạc thập chân đâm cựa liên hoàn,rất tốt.

13. Khai Vương: Bốn vảy dính nhau,tạo thành hình chữ Vương, gà tốt.

14. Ám Long : Còn gọi là Ẩn Long hoặc Vảy Yến., vảy này được đặt ngay ngón giữa,trước khi đụng ngón.

Nếu vảy đó màu Hồng càng tốt,gọi là Ẩn Son. Gà này là “Linh Kê”.

15. Khai Hậu: Một trong những vảy Hậu bị nứt ra,vỡ đôi. Gà này không tốt. Ngoại trừ mặt tiền có

vảy Vấn Cán thì vẫn dùng được.

16. Trường Thành: hàng Thành lấn sâu vào hàng Quách, rất tốt.

17. Địa Giáp: Một vảy nhỏ mọc giữa lòng bàn chân,vảy này luôn chạm đất.

Gà có vảy này là “Linh Kê”.

18. Liên Châu: Vảy của ngón nội đi thẳng lên quá cựa, nó sẽ nhập vào đường thới . Nếu thẳng, no tròn từ trên xuống gọi là Liên Châu. Gà này có tài dùng cựa rất giỏi.

19. Nhân Tự: Hai hàng vảy nhập một tạo đường chỉ ra hình chữ Nhân, gọi là Giáp Long Nhân Tự, là gà rất quý.

20. Liên Móng : Những vảy trên ngón dính đôi hoặc ba,cho biết cái chân ấy mạnh. Khi đá,gà dùng

21. Đại Giáp : Trên hàng Quách có 3 vảy dính lại tạo thành một vảy lớn,đóng gần cựa là tốt nhất Gà này có nhiều thế, đâm đòn hiểm độc. Nếu Đại Giáp mà có mở miệng ngậm một vảy nhỏ gọi là Đại Giáp Ngữ Ngọc, gà này tài cao hiếm thấy, sử dụng cựa nhanh như tên bắn.

22. Trễ Giáp : Hai vảy ở hàng Quách song song sát nhau,cùng đuôi chỉ xuống vào cựa. Gà có Trễ Giáp ra đòn rất nhanh, hay tạt hay quăng, rất tốt.

Điều cần biết là con gà chẳng bao giờ đá một chân, nó luôn luôn nhảy lên đá bằng hai chân, “ngón nghề” trong võ thuật gọi là “song phi”. Lúc nhảy đá gà dùng sức mạnh, phụ giúp bằng đôi cánh và bộ lông đuôi. Nạp, xạ: lúc mới xáp trận, còn dư sức, gà không cần nắm mỏ đầu để làm điểm tựa mà đá, chỉ từ xa nhảy lên, vừa đá vừa đâm, gọi là “nạp”, hoặc “xạ” hay “đòn buông”.. Đá lông: nó dùng mỏ nắm chặt bất cứ một chỗ nào làm điểm tựa rồi lấy sức nhảy đá, cánh quạt, cựa đâm, nắm lông mà đá. Hồi mã thương: hai gà đang đánh nhau, bỗng có con “giả thua” bỏ chạy một vòng, địch thủ liền đuổi theo uy hiếp, không ngờ nó đứng lại, nghiêng qua, lấy thế thật nhanh thật mạnh, đá vào đầu vào cổ địch thủ, có khi nó trổ ngón nghề ấy hai, ba lần, và mỗi khi đá, đôi khi ta thấy nhồi liên tiếp ba bốn đòn, gọi là “hồi mã tam thương”. Sỏ, mé: cắn mép môi, hay mồm rồi đá trúng mặt, trúng cổ, địch thủ đau vô cùng. Đá vai: lấy mỏ cắn vai rồi đá thốc lên. Đá lông yếm: chui đầu xuống gần bụng, nắm lông ngực đá thốc lên, còn gọi là“đá bưng tô”, nếu đòn này trúng, địch thủ sẽ lộn nhào có khi. Lấn: dùng cần cổ lấn gà địch không cho đứng thăng bằng, thì làm sao địch trổ ngón được. Vỉa tối: chui cổ vào cánh gà địch, ở luôn trong đó, cắn mổ da non như da nách, đùi non, kẹt cánh, nắm cho chắc mà đá lên, vừa đá vừa đâm, có khi trúng phổi, trúng hông, lợi hại vô cùng. Vỉa sáng: chuyên luồn cổ vào cánh gà địch, thò đầu lên, bạ đân nắm đó, đá mạnh lên, đòn này sẽ gây cánh địch thủ, ưa bị xệ cánh và mất sức. Khai vựa lúa: nắm mổ gà địch, dùng sức đá trúng cằm nó, chỗ ấy gọi là “chữ tử”, và gọi là “đá hầu”. Đâm hang cua: dùng cựa đâm trúng “hang cua”, ở trên ngựa cạnh dưới cổ, nếu đâm sâu, gã giãy chết trào máu miệng tại chỗ. Nước nạp: lúc đầu mới vào đá, hai gà nhảy lên, bốn chân đọ mạnh vào nhau, nếu đôi cựa chạm nhau gọi là “khắc cựa”. Nước đứng: nước chịu đứng bền bỉ của gà, càng lâu càng đứng vững để chống trả. Đi trên: khi đá gà chỉ nhắm vào phần trên địch thủ mà đá vào mỏ, đầu, cổ, ngực, lưng. Chạy dưới: chỉ thích chui lòn dưới bụng, đội ngược lên, thừa cơ cắn đùi, ngực, bụng, để đấm đá. Đòn đấm: cắn mổ đầu và nắm mồng lại giáng mạnh hai chân vào mặt, hầu, cổ, ngực v.v..của địch thủ. Đá ngang: mổ đầu địch thủ, và đứng ngang một bên, đá vào cần cổ, vào mặt. Quăng: đang đá, gà nhảy cao “quăng” đôi chân vào mặt địch thủ, có khi mạnh quá mình cùng xoay theo. Liên cước: mổ một lần, đá hai, ba cái liên tiếp. Độc cước: mổ một lần, đá một cái đích đáng. Đá mã kỵ: đá trúng mu lưng địch thủ. Thọc huyết: nhảy thật cao, khi mình gà rơi gần địch thủ, nó mới tung chân đá thọc vào ngực. Đâm mắt cần: cần cổ gà có từng đốt ráp lại như mắt tre, nếu bị đâm trúng những “mắt” ấy, gà quẹo xương cổ, đứng quay mòng mòng.