Top 4 # Đá Gà Xổ 500 Triệu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Yên Bái: Nông Dân Trẻ Thu Nhập 500 Triệu Đồng/Năm

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình kinh tế tổng hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi gà chọi, Tuấn Anh cho biết, những thành quả có được ngày hôm nay là quá trình dài vượt lên khó khăn, vất vả với biết bao mồ hôi, nước mắt. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, đất rộng người neo thêm vào đó do không hiểu biết về khoa học kỹ thuật nên bao năm nay diện tích đất đồi nhà anh luôn trong tình trạng hoang hóa. Kinh tế gia đình chủ yếu trông vào hơn 1ha lúa và ít diện tích cây rừng trồng năng xuất thấp.

Vài năm trở lại đây tại Văn Chấn có rất nhiều nông dân vươn lên làm giàu nhờ trồng cam, chanh. Tuy nhiên, qua tìm hiểu anh được biết kỹ thuật trồng cây cam, cây chanh rất khó. Không ngại khó, ngại khổ và nhận thức được muốn thành công phải có kiến thức, nắm rõ khoa học công nghệ và phương pháp trồng, anh quyết định lặn lội lên nông trường Văn Chấn để xin học cách trồng và chăm sóc 2 loại cây này.

Sau khi nắm được lý thuyết về cách trồng và chăm sóc, anh tiếp tục đến các mô hình trong và ngoài tỉnh học hỏi kinh nghiệm thực tế và tìm giống cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Sau quá trình tìm tòi, anh trở về khai hoang gần 5 ha diện tích đất đồi của gia đình để trồng 1000 cây cam sành, 400 cây cam đường canh và 2000 gốc cây chanh đào tứ thời.

Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm lại là người tiên phong trong việc trồng giống cây mới tại địa phương nên anh và gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Sau 4 năm, từ khi bắt tay vào trồng đến nay, diện tích cam, chanh của gia đình anh đang phát triển tốt. Mỗi năm anh thu hoạch gần 1,5 tấn quả với gía bán bình quân tại gốc là 15.000 đồng/kg cam sành, 30.000 đồng/kg cam đường canh, chỉ tính riêng cây cam 1 năm đã đem lại cho gia đình anh thu nhập hơn 200 triệu đồng, cộng với hơn 100 triệu thu nhập từ 4 vụ thu hoạch chanh.

Là một nông dân năng động, say mê tìm tòi học hỏi và áp dụng cái mới, nên sau khi thành công với cây cam, chanh. Năm 2013, anh tiếp tục tìm hiểu và đưa vào trồng thử nghiệm giống thanh long ruột đỏ. Nhận thấy giá trị kinh tế của loại cây này, anh mạnh dạn chuyển đổi 1,5ha diện tích lúa kém năng xuất sang trồng thanh long. Sau 2 năm chăm sóc, 1000 gốc thanh long đã cho thu hoạch vụ đầu tiên với giá trị kinh tế hàng chục triệu đồng và hứa hẹn sẽ cho năng xuất cao hơn vào những vụ tiếp theo. Cùng với thành công trong việc trồng cây ăn quả, anh Tuấn Anh còn phát triển chăn nuôi hơn 100 con gà chọiọi chất lượng cao để bán giống và phục vụ nhu cầu của người chơi chọi.

Tính trung bình tổng thu nhập mà mô hình kinh tế tổng hợp của anh lên tới hơn 500 triệu đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho bản thân, mô hình kinh tế của anh còn đem lại công ăn việc làm cho hàng chục lao động thời vụ tại địa phương và là điểm sáng cho người dân, đặc biệt là các bạn đoàn viên thanh niên trong thôn, xã.

Nguyễn Thị Minh Phượng – Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái

Kinh Nghiệm Xổ Gà Mỹ Đá

Giai đoạn này ta sử dụng những con gà sau khi đã qua vòng sơ tuyển về “nhan sắc” để đánh giá tiếp về khả năng ra đòn cũng như thế đá để đưa vào chế độ nuôi. Thông thường thì trước khi làm việc này thì ta phải nuôi sơ sơ, với cách gọi là Pre-keep trong tiếng Anh, để gà có thể phát huy đúng khả năng của mình sau khi đã hội đủ về yếu tố sức khoẻ cơ bản. CPCOM sẽ viết về quá trỉnh Pre-keep này sau phần này để anh em hiểu rõ hơn, tuy có thể không áp dụng, bỏ qua giai đoạn này nhưng nếu được nuôi cả trong quá trình Pre-keep và Keep thì chắc chắn gà sẽ đạt được thể trạng tốt hơn.

gà lai chúng ta chỉ nhấp khoảng vài ba giây là bắt ra, chúng ta có thể thả xổ tiếp nhưng hiếm để gà vô gai. Và chưa kể những con gà dữ, ăn độ xổ với nhau thì mình lại phải hạn chế tối đa chuyện xổ sâu, vì với những cú ra đòn chết người thì chuyện gà bị trọng thương là chuyện không cần phải bàn. Các anh em đừng nghĩ với đồ bịt cựa mà khi xổ gà không bị ảnh huởng, vẫn bị như thường, đồ bịt cựa chỉ hạn chế bớt chứ không thể ngăn ngừa bị thương. Và hơn nữa thanshon thường không bịt cựa cho những lần xổ vì thanshon nghĩ với kiểu đó gà sẽ học được kinh nghiệm nhanh hơn bịt cựa, nhưng cũng tuỳ trường hợp mà áp dụng chứ không phải luôn để cựa chốt (đã cưa) khi xổ. Do đó, việc xổ sâu rất ít xảy ra, nhưng đó cũng chỉ là kinh nghiệm riêng của mỗi người mà thôi.

Phải nhìn nhận một con gà tốt thì sẽ tiến bộ sau mỗi lần xổ vì gà sẽ tự rút kinh nghiệm, nhưng lý giải cho việc không xổ sâu với những lý do sau: thứ nhất không có ích cho sức khoẻ gà, nguy cơ bị thương sẽ cao và đặc biệt gà khi xổ lâu sẽ có nảy sinh các tật xấu như chui, lủi, đứng so không chịu đá… với những con gà chưa xổ lần nào hay chỉ vài đợt.

Vì thế, để hạn chế những thói xấu mà gà sẽ học thì khi xổ gà không xổ gà lâu, đứng so là phải bắt ra, cho giao nạp lại (nếu muốn), hạn chế xổ ở cự ly xa cho gà mới mà phải thả gần để gà nhấc chân đá liền chứ không cần phải chạy đà để nạp (vì chưa đến lúc cần phải thả xa, trong khi tập luyện sẽ có phần thả xa). Anh em chơi gà Việt phải lưu ý điểm này vì gà Việt mình thế đá và tính nết khác rất nhiều với gà Mỹ nên chuyện thả xa, thả nhanh hay thả chậm sẽ tuỳ thuộc vào thế đá của từng con, vì hiện tại mình đang trình bày dựa trên nguyên tắc là con

Trước khi xổ nên đánh số, phân loại trình độ đá như loại 1, 2, 3…, cho gà tức giận bằng cách cho cắn nhau, nhử và thả gần (gần như vô 3 lần gần khi đá) để gà nhấc chân đá liền khi được thả ra, nhưng chỉ nên cho đá vài chân (nếu 2 con so phải bắt ra ngay). Sau đó bắt ra, khoảng 30 giây sau cho nhấp lại như lần đâu với cự ly gần. Ghi chú lại trình độ xổ của gà vô sổ theo dõi với số đã đánh.

Việc nhận biết được loại nào thì hoàn toàn tuỳ thuộc ở anh em, việc này không thể diễn đạt bằng lời ra sao cho loại 1, loại 2…

Phần này ta buộc phải có gà phu, gà phu có nhiều hơn 1 con thì tốt, nên khác màu lại càng hay. Việc cầm gà phu để cho gà sau khi chọn đá cũng có sự khác biệt lớn giữa cách cầm của người Mỹ và người Việt mình, mình thường ôm con gà 2 bên hông, nhưng người Mỹ họ cầm 1 tay bằng phần đùi + đùi trên. Tác dụng của cách cầm này là dể dàng xoay chuyển gà phu và không bị đá gà trúng.

Cách cầm: lòng bàn tay ôm sát với phần đùi và cánh gà, 4 ngón tay được đưa thẳng vô giữa phần đùi và mình gà, nói bình dân là kẹt háng, ngón cái ôm trọn phần trên (bên ngoài). Đừng sợ gà đau hay dãn cơ đùi… vì điều đo chắc chắn sẽ không xãy ra nếu ta cầm đúng cách, vả lại đó là gà phu thì chuyện bị hư cũng không đáng nói. Nhưng với cách cầm trên thì anh em có thể cầm với bất kỳ con gà nào thay vì bợ lườn.

Cầm gà phu với xu hướng đầu dốc xuống đất, ngang ngang đầu gối, nhứ nhứ để gà cần tập bay lên đá, trong lúc gà bay lên, nên hạ gà phu xuống 1 tí để gà tập đá trúng mình, hay có thể đá trúng phần lưng (tập đá lưng), nhưng bắt buộc gà tập phải đá trúng gà phu. Sau đó đem gà phu khỏi tầm đá của gà tập ngay, đưa phần đuôi của gà phu để gà tập đá từ phía sau lên. Điều này giúp cho gà tập làm quen được với mọi góc độ đá, có thể đá bất cứ góc độ nào nếu thấy lông, và đặc biệt làm cho gà xung và dữ hơn.

Khối lượng tập đề nghị: 2 lần đá đầu và 1 lần đá đuôi.

Nuôi Gà Chân Dài Như Siêu Mẫu, U70 Xứ Lạng Thu 500 Triệu/Năm

Ở phường Tam Thanh, TP.Lạng Sơn (Lạng Sơn) hầu như ai cũng biết đến ông Chu Văn Nga – một trong những người cao tuổi làm giàu tiêu biểu trên địa bàn. Mặc dù đã 70 tuổi, ông vẫn đang là chủ của một cơ ngơi trang trại nuôi gà với gần 500 con gà nòi kết hợp với trồng cây ăn quả mang lại doanh thu hơn 500 triệu đồng/năm.

Đến thăm gia đình ông Chu Văn Nga vào một ngày đầu tháng 6, chúng tôi có dịp trò chuyện và hiểu thêm về lão nông 70 tuổi “mê làm giàu” này.

Ông Nga kể: Ông từng là bộ đội ở chiến trường Lào, từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch UBND xã Hoàng Đồng, sau đó ông chuyển công tác về làm Chủ tịch HĐND phường Tam Thanh.

Giống gà nòi chân vàng có đặc điểm chân cao như “siêu mẫu”, chân vàng, ngon và chắc thịt.

Đến năm 1996, do kinh tế gia đình khó khăn, vợ không có nghề nghiệp ổn định, 4 con thì còn nhỏ nên ông xin nghỉ chế độ về phát triển kinh tế gia đình. Và cũng từ đó đến nay, ông gắn cuộc đời mình với cái cuốc, với vườn tược và đàn gà chân dài như “siêu mẫu”.

“Cuộc đời tôi gắn với ruộng vườn, cây cối, đàn gà cũng nhờ thế mà đến giờ tôi thấy mình vẫn còn trẻ, còn khỏe và nhanh nhẹn nữa”, ông cười đùa.

Nhờ nuôi gà kết hợp trồng cây ăn quả mà gia đình ông Nga có thu nhập cao mỗi năm.

Tất bật với công việc trộn thức ăn để chuẩn bị bữa chiều cho đàn gà, vừa làm ông vừa tâm sự: “Một lần tình cờ tôi xem được chương trình trên ti vi nói về các mô hình kinh tế trong đó có mô hình nuôi gà kết hợp trồng cây ăn quả, cũng từ đó tôi bắt đầu ấp ủ ý tưởng phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi gà kết hợp với trồng bưởi, trồng ổi, cam Canh… trên diện tích đất của gia đình…”.

Năm 2014 từ nguồn vốn 2 vợ chồng tích lũy được, ông Nga bắt tay xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi gà – giống gà nòi chân vàng với quy mô trên diện tích trên 100m2 với 4 chuồng nuôi chia ra nuôi các lứa khác nhau. Nhờ nuôi lứa nọ gối lứa kia nên tháng nào gia đình ông cũng có gà thịt thương phẩm bán ra thị trường.

Gà nòi do ông Nga nuôi có chất lượng thơm ngon, an toàn nên bếp ăn của Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn tin tưởng thường xuyên nhập gà tại trại nuôi của gia đình ông.

Ông cho biết: Ban đầu mới bắt tay vào nuôi giống gà này ông chỉ dám nuôi số lượng hơn 100 con/lứa rồi dần dần số lượng đàn gà tăng lên qua các lứa. “Lúc mới nuôi cũng gặp nhiều khó khăn lắm, vốn liếng ít ỏi lại không có kinh nghiệm, đàn gà mà có dấu hiệu ốm là hai vợ chồng ăn ngủ không yên”, ông nói.

Giờ đây sau nhiều năm nuôi giống gà chân dài này, ông Nga tự tin hơn với kinh nghiệm chăn nuôi của bản thân. Theo ông, chuồng trại nuôi gà phải chọn nơi cao ráo, đủ ánh sáng, thoáng khí. Muốn đàn gà phát triển khỏe mạnh, giảm thiểu dịch bệnh, bên cạnh chuồng ông thiết kế thêm một sân rộng ngoài trời cho gà tắm nắng, vận động giúp thịt gà săn chắc.

Ông Nga luôn chú ý đến thời tiết, do đó chuồng gà luôn có màn che phủ, nhất là ban đêm hoặc vào những ngày mưa gió đảm bảo ấm áp, kín gió vì nếu ẩm thấp, gió lạnh, gà dễ bị các bệnh hô hấp và tiêu chảy.

Giống gà nòi chân vàng có đặc điểm chân cao và ăn khỏe. Ông Nga thường nuôi gối nhiều lứa với các khu chuồng khác nhau.

“Đặc điểm ngoại hình giống gà nòi đầu tiên phải kể đến đó là chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt, mào kép màu đỏ tía; cựa sắc và dài, con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu. Tích và dái tai gà nòi màu đỏ, con mái màu xám hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ”. ông Nga cho biết.

Ông thường nuôi chung gà trống với gà mái, mật độ vừa phải. Đối với gà con mới nhập, ông cho vào chuồng úm, giữ nhiệt độ thích nghi và diện tích phù hợp, đặc biệt tuân thủ quy trình cho gà uống vắc xin và tiêm phòng dịch bệnh định kỳ.

Ông Nga cho biết: Thức ăn cho gà chủ yếu là cám, cám ngô trộn với bột đỗ tương, nhờ vậy gà chắc thịt và thơm hơn. Gà nòi chân vàng sau khi nuôi 4 – 5 tháng là có thể xuất bán ra thị trường. Lúc này, gà trống có trọng lượng từ 2 – 3kg; gà mái từ 1,4 – 2kg.

Hiện, mỗi năm ông Nga xuất bán 4 tấn gà thịt thương phẩm, tương ứng với khoảng 1.500 con gà ra thị trường với giá dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/kg tùy con trống, mái và tùy thời điểm. Đầu ra đàn gà của gia đình ông chủ yếu là bếp ăn của Bệnh viện tỉnh nên thị trường tiêu thụ với ông không khó.

Ngoài nuôi đàn gà mỗi lứa 500 con chân dài như “siêu mẫu” gia đình ông Nga còn có vườn cây ăn quả mang lại thêm thu nhập cho gia đình.

Giống bưởi da xanh này ông Nga lặn lội vào miền Nam để mua giống nên quả ngon và mọng nước.

Ông cho biết: Qua những kiến thức học hỏi được cùng với những gì thực tế, ông bàn với vợ con tiếp tục chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả còn lại sang trồng 200 gốc ổi Đài Loan, 100 cây bưởi da xanh. Vườn cây được bón phân gà ủ tơi xốp nên cây luôn xanh tươi, quả thì trĩu cành. Mỗi năm thương lái đến thu mua tại vườn, ít khi gia đình ông phải mang ra chợ bán.

“Tôi phải vào tận miền Nam học hỏi, tận mắt xem cách người ta làm rồi tự tay chọn những cây giống đẹp nhất mang về trồng. Ngày đó đúng là quá gian nan…”, ông Nga nhớ lại.

Vườn bưởi da xanh nhiều năm của ông Nga sai trĩu cành, đến mùa thu hoạch thương lái đến tận vườn thu mua.

Ban đầu mới làm, vợ chồng ông cũng gặp phải không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm chăm sóc. Nhưng, nhờ những kiến thức trên báo, đài, ti vi, cùng với những chuyến đi học tập tham quan thực tế các mô hình trồng cây ăn quả ở các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hưng Yên… ông đã bước đầu được hái những trái ngọt.

Nhờ trồng bưởi da xanh, trồng ổi kết hợp nuôi gà mà lão nông U70 mỗi năm có doanh thu trên 500 triệu đồng, trong đó chủ yếu hiện nay là nguồn thu từ bán gà nòi thịt. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông thu lãi hơn 250 triệu đồng/năm. Cùng với đó là nguồn phân gà tơi xốp ông dùng để bón vườn cây ăn quả tăng thu nhập cho gia đình.

Sản Xuất Giống Gà Lai Chọi Bằng Phương Pháp Thụ Tinh Nhân Tạo Thu Lãi 400 500 Triệu Đồng Năm

Đó là mô hình chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Trọng ở xã Kim Tân, huyện Kim Sơn. Với 2000 con gà giống, 7 lò ấp trứng, trung bình mỗi tháng anh Trọng cung cấp ra thị trường khoảng 40.000 con giống gà lai chọi, thu nhập bình quân 400-500 triệu đồng/năm.

Nhận thấy nhu cầu nuôi gà của bà con ngày càng tăng, trong khi con giống lại khan hiếm, năm 2008, anh Trọng đã bàn với gia đình xây dựng chuồng trại và mua lò ấp để sản xuất gà giống. Gà bố mẹ được anh chọn nhập từ Trại giống gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về nuôi để đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng trứng, chất lượng gà giống. Ngoài ra, trong quá trình nuôi anh cũng tuân thủ chặt chẽ việc quản lý dịch bệnh, phun thuốc khử trùng chuồng trại, tiêm vắc xin.

Nhờ vậy, những con gà giống bố mẹ đầu tiên anh nhập về cho tỷ lệ đẻ trứng, tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ sống rất cao. Đặc biệt, do con giống anh chọn để sản xuất là giống gà lai chọi – một giống gà dễ nuôi, nhanh lớn, chất lượng thịt thơm ngon, đầu ra ổn định, nên giống gà của anh sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, thị trường rải khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình… Từ đó, cứ mỗi năm, quy mô trại giống của anh Trọng lại ngày càng mở rộng, doanh thu không ngừng tăng lên. Đến nay, gia đình anh Trọng đã sở hữu trại gà giống với diện tích gần 1.000m2, bao gồm khu nuôi gà đẻ, khu nuôi gà hậu bị để thay thế và 7 lò ấp trứng, trung bình mỗi lò ấp trên 3.000 trứng, mỗi tháng gia đình sản xuất khoảng 40.000 con giống, tính ra một năm thu nhập từ 400-500 triệu đồng.

Trong bối cảnh chăn nuôi ngày càng chịu sức ép bởi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, anh Trọng cho biết anh đã xác định sẽ ngày càng chú trọng đầu tư áp dụng công nghệ vào quy trình chăn nuôi để giảm giá thành và nâng cao chất lượng con giống. Mới đây, anh đã sản xuất thành công gà giống từ phương pháp thụ tinh nhân tạo, đây là một tiến bộ kỹ thuật rất mới ở Việt Nam. Nhờ thụ tinh nhân tạo sẽ giúp kiểm soát được chất lượng tinh dịch của gà trống trước khi mang phối giống, nâng cao chất lượng trứng có phôi, từ đó tạo ra được gà giống có chất lượng cao, tốc độ tăng trưởng, khả năng kháng bệnh tốt. Trung bình sau khi thụ tinh trực tiếp trên 100 trứng gà sẽ nở được khoảng 70 gà con giống, thụ tinh nhân tạo có thể đạt tới 90 – 95 gà con và gà giống chất lượng đồng đều hơn.

Được biết, không chỉ vươn lên làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Văn Trọng còn tích cực hỗ trợ giống gà cho hộ nghèo, hộ khó khăn tại địa phương theo phương thức trả chậm, giúp họ có điều kiện phát triển chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo bền vững.