Trong y học cổ truyền, thịt gà ác được dùng với tên thuốc là Ô kê nhục. Ô kê nhục có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh, phụ nữ sau khi sinh.
Y học cổ truyền còn cho rằng gà ác rất bổ và tốt cho phổi, thận. Đặc biệt, thịt gà ác là loại thịt không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xương. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương, người vừa bệnh một thời gian dài… nên ăn các món gà ác (gà 4 – 5 tuần tuổi) tiềm thuốc bắc, gà ác hầm nhân sâm hoặc tiềm với nấm linh chi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là gà ác rất giàu chất đạm, nên người lớn mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 con (mỗi con 200g), trẻ em 1 tuần ăn 1 lần (mỗi lần nửa con).
Nhóm gà thịt đen, xương đen, thường được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, kích thích tình dục mạnh. Lượng cholesteron thấp trong khi acid linoleic cao nên có giá trị làm thuốc, đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà ác có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, còn được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiểu đường, đi tả lâu ngày do tỳ hư, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, ra mồ hôi trộn, kinh nguyệt không đều…
Để nâng cao công dụng của gà ác, người xưa thường phối hợp với một số vị thuốc như: Nhân sâm, kỷ tử, thục địa, táo tàu; hoặc tam thất, đông trùng hạ thảo, linh chi… tuỳ theo từng mục đích bồi bổ để chế biến thành những món ăn – bài thuốc dễ dùng.
Tiềm cách thủy: các nguyên liệu được cho vào trong thố sành, có thể thêm gừng, rượu và nước dùng, rồi dán kín nắp thố, đặt vào giữa nồi, đậy nắp kín. Sau đó đun sôi ở lửa to trong 3 giờ thì hoàn tất.
Tiềm không cách thủy: nguyên liệu được cho vào nồi sành, thêm một số điều vị như gừng, rượu và nước, đậy nắp nồi lại rồi đun trực tiếp trên bếp. Đầu tiên là đun ở lửa mạnh khoảng 30 phút, rồi chuyển sang lửa liu riu tiềm đến khi thịt nhừ đều khoảng 2-3 giờ là được.
Bài thuốc dùng gà ác
Bổ huyết điều kinh: Gà ác 1 con, ngải cứu tươi 20g, củ niễng 20g, đậu đen 20g, đương quy 8g, kỷ tử 16g, thục địa 20g, gừng tươi 3 lát. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, đổ nước cho ngập trên bề mặt trong một cái thố. Sau đó tiềm không cách thủy 2 – 3 giờ.
Công dụng bổ huyết, kiện tỳ, ích khí, sinh tinh, tăng thể lực, thuận lợi cho sức khỏe sinh sản cả nam và nữ. Giúp phụ nữ kinh nguyệt đều, đẹp da. Hàng tháng chị em có thể dùng món ăn này trước kỳ kinh khoảng 7 – 10 ngày, dùng liền trong 3 – 4 ngày, chống thoái hóa cột sống, ổn định huyết áp (cho người huyết áp thấp), đỡ đau lưng mỏi gối, đau đầu chóng mặt (do huyết kém dẫn đến tuần hoàn máu não kém).
Bổ dưỡng, an thần: Gà ác 1 con, táo hồng 20g, bạch thược 12g, liên tử 30g. Nguyên liệu được cho vào nồi hầm cho đến khi nhừ thịt. Công dụng an thần, dưỡng can tư bổ thận. Dùng để trị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, giúp ngủ ngon hơn. Mặt khác, phụ nữ tiền mãn kinh, hậu mãn kinh tránh được các biến động sức khoẻ bất lợi.
Cần lưu ý là gà ác rất giàu chất đạm, người lớn mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 con (mỗi con 200g), trẻ em mỗi tuần ăn 1 lần (mỗi lần nửa con). Khi cần điều trị bệnh thì người lớn có thể ăn một con chia thành 1 – 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn. Liệu trình là 4-5 ngày và 10-12 liệu trình/năm.
Top 5 loại thuốc fucoidan trị ung thư hiệu quả nhất thị trường :