Top 9 # Gà Chín Cựa Ngựa Chín Hồng Mao Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Gà Chín Cựa Cháy Hàng

Gà chín cựa ‘bóc trứng’ nuôi thịt Tết cháy hàng

Gà Đông Tảo – Còn hơn 5 tháng nữa mới đến Tết âm lịch, nhưng chị Nguyễn Minh Tâm (Phúc Thọ, Hà Nội) đã hỏi han khắp nơi để mua gà “bóc trứng” (gà nhỏ) chín cựa về nuôi. Tuy nhiên, 3 trang trại gà đông tảo quanh vùng đều báo hết hàng. Chị Tâm cho biết, gà chín cựa là giống quý, nuôi khoảng 6 tháng cho thịt ngon, mã đẹp, nên vừa làm được gà cúng, lại làm quà biếu rất có giá trị.

Gia đình có mảnh vườn trước nhà để không nên chị Tâm muốn mua khoảng 10 con gà để nuôi, đến Tết thịt là vừa. “Không gì bằng gà được ăn ngô, ăn rau, thả đi bộ sẽ cho thịt chắc, thơm không bở như gà công nghiệp. Mình tự nuôi sẽ tin tưởng hơn, chứ đi mua ngoài chợ gà Đông Tảo hay gà chín cựa nuôi công nghiệp thì thịt cũng sẽ không được ngon như nuôi dân dã”, chị Tâm chia sẻ.

Có giá hơn 100.000 đồng/con, gà chín cựa nhỏ “bóc trứng” đang trở thành “hàng hot” khi nhiều người săn mua để nuôi thịt hoặc làm quà biếu Tết năm nay.

100.000 đồng/con gà con chín cựa “bóc trứng” nhưng nhiều trang trại hiện không còn để bán.

Gia đình anh Kiều Hữu Toán, chị Khuất Thị Tuyết (Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội) từng nuôi đến hơn 100 gà con, 10 con trống, mái chín cựa. Tuy nhiên, từ 2 tháng trước, khách vãng lai đến hỏi mua nhiều, trả giá cao nên anh chị bán gần hết. Hiện tại, trang trại chỉ còn giữ lại 4 gà mái, 2 trống và đang cho ấp gần 100 trứng.

Mỗi con gà con chín cựa sau khi nở được gần 1 tháng chị Tuyết bán giá 100.000 đồng/con. Chị cho biết, gà chín cựa rất quý, thịt ngon, mã độc nên khách chuộng. Giống gà này được chồng chị mua ở Tân Sơn, Phú Thọ về nên rất tốt, không sợ bị lai. Hiện tại, tại nhà chị có 6 con gà Đông Tảo để đẻ trứng không đủ ấp gà con đem bán.

Mỗi tháng chị Tuyết cho ấp từ 70 đến 100 trứng nhưng 3 tháng nay vẫn không đủ cung cấp cho khách. Chị cho biết, nhiều khi trứng còn chưa nở mà khách đã đặt hết. Với số lượng lớn nên chị Tuyết gửi lên Sơn Tây để ấp bằng máy, cho hiệu quả gần như tối đa.

Cũng theo chị Tuyết, bằng giờ mọi năm trang trại còn giữ nuôi được hơn 100 con gà chín cựa thịt để bán dịp Tết, nhưng hiện giờ khách “quét” hết gà con nên trong tháng này chị không còn gà thịt để bán. Hiện trang trại chỉ có 6 con gà đẻ nhưng nhiều người cũng hỏi mua, thậm chí trả tiền triệu nhưng anh nhà chị nhất định không bán.

Gà chín cựa được coi là một trong những loại gà quý hiếm được chuộng làm quà biếu dịp Tết. Ảnh: Ngọc Lan.

Chị cho biết, khách đặt mua gà chín cựa về nuôi phần lớn để làm quà biếu và cúng dịp Tết. Loại gà này nuôi công nghiệp khoảng 4 – 5 tháng là cho thịt, nhưng gà gà đông tảo chạy bộ ăn thóc, ngô phải 6 – 7 tháng mới cho thịt ngon. “Thịt gà chín cựa có giá 200.000 đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với gà Đông Tảo và gà Quý Phi. Tuy nhiên, nếu biết cách nuôi lấy thịt cho ăn đậu, ngô, rau, thả vườn thì thịt bao giờ cũng rắn, da mỏng và ngon gấp bội”, chị Tuyết chia sẻ.

Chính thời gian nuôi dài nên mới thời điểm này, nhiều người đã đổ xô mua gà con chín cựa về nuôi thịt Tết. Chị Kiều Thị Loan (Sen Chiều, Phúc Thọ, Hà Nội), một trong những người chuộng loại gà này cho biết, đã dặn mua 30 con gà con từ 4 tháng trước, nhưng đến lấy thì trại kêu khan hàng nên chỉ để lại 15 con nhỏ. Hỏi thêm 1 trại khác chị cũng không mua được. Mọi năm, cứ khoảng tháng 6 âm lịch chị Loan lại bắt đầu mua giống gà con chín cựa về nuôi, đến dịp Tết đem biếu bố mẹ chồng và sếp. “Loại gà có 9 cựa thịt dai ngon, mã đẹp, thưởng thức ngày Tết không chê vào đâu được”, chị hồ hởi.

Theo Ngọc Lan (zing.vn)

Theo Wikipedia:

Gà chín cựa hay gà nhiều cựa là tên gọi chỉ về một giống gà tại Việt Nam với đặc trưng là có nhiều cựa. Loại gà này được nuôi xã Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn và vùng Thanh Sơn, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn của Phú Thọ. Gà chín cựa được nhắc đến trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh như là một sính lễ mà Vua Hùng đòi hỏi để cầu hôn nàng Mỵ Nương cùng với voi chín ngà và ngựa chín hồng mao. Việc nuôi loại gà này cho hiệu quả kinh tế cao.

Giống gà chín cựa có kích cỡ nhỏ và nặng thông thường không quá 1,5kg. Mào gà đỏ tươi như máu, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh. Giống gà này còn có đôi mắt sáng quắc và không tỏ ra hoảng hốt ngay cả khi bị giữ chặt, chúng cũng có đặc điểm hiếu chiến và hung dữ. Gà khi đủ lông đủ cánh, chúng bay như chim, bởi chân ngắn và sải cánh rất rộng, gà trưởng thành có thân hình rắn chắc có năm màu ngũ hành đỏ son của mào, vàng rơm của chân, đen trắng xen xanh cánh trả của lông. Giống gà này có khả năng kháng bệnh rất tốt, chúng cũng rất khôn, có thể trông nhà thay chó gà chín cựa thông minh tới mức có thể trông nhà khi chủ đi vắng, gà chín cựa cũng chỉ ăn ngô, ăn thóc như giống gà khác.

Về nguồn gốc, nhìn chung chưa có thông tin chính thức về xuất xứ của giống gà này, có ý kiến cho rằng đây là giống gà rừng nhưng thông minh và thích gần gũi với con người nên về sống với con người từ xa xưa. Có ý kiến cho rằng giống gà này là gà nhà, được người Dao ở Xuân Sơn nuôi dưỡng như gia cầm, và là gà lai rừng thì nuôi bán tự nhiên. Vì sức vóc cũng như sự tinh anh đã khiến nó rất được coi trọng. Bản Cõi chính là nơi xuất hiện giống gà đầu tiên. Người ta thấy một con gà rừng khá lạ. Lông nó màu trắng toát, tiếng gáy gần giống gà nhà và bay như chim. Đặc biệt, chân giống gà này có 9 ngón, chen chúc trên khẩu chân ngắn và rất nhỏ. Sau đó chúng đạp mái với cánh gà nhà sau vườn và gà nhà ấp trứng nở ra giống gà có tám cựa, tuy chúng ăn khỏe nhưng lớn rất chậm, con nào con nấy chỉ đến khoảng 1,5 kg là dừng lại.

Điểm đặc trưng của giống gà này là chúng có đặc điểm chân to, chắc và mọc đều 3, 4 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Đặc biệt, cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn rừng. Gà có đầy đủ chín cựa thì khá hiếm và rất quý, chủ yếu là gà bảy, tám cựa. Gà chín cựa từ khi còn nhỏ đã có thể nhận thấy rõ các cựa ở khuỷu chân, mỗi bên có thể mọc từ 3-4 cựa tùy vào thời gian gà trưởng thành. Trong cùng một lứa gà, không phải lúc nào cũng có thể nhân được giống gà chín cựa, có con chỉ có bảy hoặc tám cựa, có con không có cựa nào. Gà nhiều cựa có hai dòng, mỗi chân có ba cựa hình tam giác gọi là lục đinh còn mỗi chân có năm cựa nhưng một cựa lép chính là giống chín cựa. Loại này cựa hình tròn chứ không phải tam giác.

Sản Phẩm Gà Chín Cựa Thịt

Mô tả

Không phải ngẫu nhiên mà nằm trong danh sách những giống gà tiến vua và được mệnh danh là Vua gà. Gà chí cựa nhiều thịt nâu. Thịt dai, giòn, thơm có vị ngọt thanh. Nếu so sánh chất lượng thịt gà chín cựa thơm thịt như gà rừng, nhưng ngọt thịt hơn gà Đông Tảo mà lại không dai như Gà chọi.

Sơ lược về cách chế biến thịt gà chín cựa

Thịt gà chín cựa chỉ cần chế biến theo cách thông thường thôi cũng đủ để cảm nhận được sự khác biệt đến ngỡ ngàng trong hương vị. Nhưng để có thể cảm nhận được chất lượng thịt gà chín cựa thuần khiết. Phải luộc kèm Gà với 1 vài thứ hạt rừng. Đặt trên mẹt lót lá chuối, chấm với muối chanh ớt và thưởng thức cùng rượu Quốc nội là điều lý tưởng nhất. Còn tuyệt vời hơn là khi cùng những người tri kỉ anh em bằng hữu quây quần vừa thưởng thức, vừa chia sẻ cho nhau những điều tốt đẹp hay những khó khăn trong cuộc sống. Lúc đó mới thấy được một không gian yên bình, tĩnh lặng mà đậm tình người.

Tác dụng của thịt gà chín cựa

Ý nghĩa là vậy nhưng thịt gà chín cựa còn mang lại nhiều tác dụng. Gà chín cựa tần lá rừng có khả năng chữa các bệnh gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường.

Ý nghĩa tâm linh của thịt gà chín cựa

Vào những giờ khác quan trọng và thiêng liêng nhất đặc biệt là trong những dịp trọng đại người ta thường dùng t hịt gà chín cựa để bày tỏ lòng thành kính của mình.

Đêm giao thừa đặt một chú gà chín cựa lên bàn thờ thì thật là ý nghĩa biết bao, nó không chỉ thể hiện sự thành kính, hiếu thảo của người còn sống với người đã khuất mà còn là mong muốn về hoàn hảo là sợi dây kết nối giữa các thể hệ.

Hay những sự kiện trọng đại khác như ma chay, hiếu hỉ, mừng thọ trên mâm cỗ có sự góp mặt của thit gà chín cựa cũng góp phần làm nổi bật sự sang trọng ý nghĩa chắc chắn người được mời đến sẽ cảm thấy hấp dẫn và hài lòng lắm.

Sản phẩm gà chín cựa thịt là một trong những sản phẩm trọng tâm mà Trang trại gà chín cựa Xuân Sơn – Phú Thọ phát triển. Quý khách có nhu cầu mua gà chín cựa thịt làm quà tặng, quà biếu hãy liên lạc cho chúng tôi. Nếu số lượng đặt hàng lớn chúng tôi có giá cả hợp lý nhất cho khách hàng.

Thông tin liên hệ: Trang trại gà chín cựa Xuân Sơn – Phú Thọ Địa Chỉ: Bản Cỏi – Xuân Sơn- Phú Thọ Hotline: 0968 628 572 Email: trangtraigachincua@gmail.com

Gà Chín Cựa Và Gà Đông Tảo

Giống gà 9 cựa từng được nêu trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh xuất hiện ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Gà có đầy đủ 9 cựa thì rất hiếm, phần nhiều gà chỉ có 7-8 cựa. Gà mái đẻ một lứa hơn chục trứng, ấp nở chi có sáu bảy con là gà 7 hoặc 8 cựa, còn lại là gà 1 cựa, con nặng nhất không quá 1,5 kg. Điểm đặc trưng của giống gà là chân to, chắc và mọc đều 3-4 cựa mỗi bên. Gà được nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, chủ yếu thả lên đồi cho chúng tự đào bới tìm giun, dế, sâu bọ. Vì thế, tuy chậm lớn nhưng chất lượng thịt rất ngon. Giống gà này đã được nuôi ở xã Xuân Sơn từ rất lâu, nhưng do cuộc sống quá biệt lập nên người dân không hề biết đó là gà quý. Mãi đến khoảng năm 2000, khi con đường được mở vào xã, thông tin phủ sóng thì mọi người mới biết. Trên một số trang mua bán online, giá gà 9 cựa đang được rao gần 300.000 đồng/kg bố mẹ, gà con khoảng 250.000 đồng một con. Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số người có kinh nghiệm, gà 9 cựa thuần chủng giá không thấp như vậy. Tại hội chợ Xuân 2016, gà 7-8 cựa từ Tân Sơn đã được bán với giá 450.000 đồng/kg. Riêng gà có đủ 9 cựa giá lên tới 30 triệu đồng một con. Tân Sơn cũng là địa danh xuất hiện trong danh sách 62 huyện nghèo nhất nước.

Gà Đông Tảo, mang tên xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nơi sản sinh ra chúng. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là đôi chân to và thô vững chãi, bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, thân hình bệ vệ, gà trống mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, da đỏ, có hai mãn lông cơ bản gồm mãn mận màu tím pha đen và màu của trái mận chín. Gà mái có ba mãn cơ bản gồm: mãn nõn chuối – vàng nhạt, mãn thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mãn ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ. Lúc trưởng thành, con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai. Người dân trước đây thường dùng gà Đông Tảo để cúng tế-hội hè, hay tiến vua. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.

Về Thanh Sơn Ăn “Gà Chín Cựa”

Chú gà trống trong ảnh là gà giống chín cựa (nhưng thực ra đếm kỹ nó chỉ có 7 cựa). Những con gà có đủ 9 cựa rất hãn hữu mới xuất hiện

Chú gà trống trong ảnh là gà giống chín cựa (nhưng thực ra đếm kỹ nó chỉ có 7 cựa). Những con gà có đủ 9 cựa rất hãn hữu mới xuất hiện

Tiếng là nuôi gà chín cựa, nhưng trại gà tại gia đình anh Hải ở gần thị trấn Thanh Sơn, một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, chỉ còn vài con gà chín cựa, số còn lại đã theo người mua rời Thanh Sơn về Hà Nội làm… quà biếu hết từ trước tết. Theo anh Hải, giá bán một kg gà chín cựa ngay tại Thanh Sơn là 300.000đ/kg, còn nếu mua ở vườn quốc gia Xuân Sơn, cách Thanh Sơn 40 km, nơi nổi tiếng bởi đặc sản gà chín cựa, thì giá một kg gà chín cựa lên đến 400-500 ngàn đồng/kg, gấp 4-5 lần so với một kg gà ri ngon!

Ngắm chú gà trống chín cựa đang đi lại trong vườn nhà anh hải, chúng tôi cứ thầm nghĩ không biết điều gì khiến chú gà này lại “nổi” đến thế? Và không biết nó quả thật có tới “chín cựa” hay không? Theo anh Hải, anh đã bắt đầu nuôi giống gà chín cựa từ 2007.

Từ đó đến nay, ngoài lần đầu tiên ấp nở mẻ trứng mua từ Vườn quốc gia Xuân Sơn cho 100% gà giống chín cựa, những mẻ ấp sau này đều chỉ đạt 30-40% giống gà chín cựa, số còn lại là gà lai với giống thông thường. Lật chân cặp gà 50 ngày tuổi, anh Hải giải thích thông thường gà có bốn chân, trông đó có một chân mọc tách riêng để giữ thăng bằng khi gà đứng và bước đi, thì giống gà chín cựa sẽ có thêm 2-3 chân bên cạnh chân giữ thăng bằng này. Và với những chú gà trống, khi lớn lên chú có thêm một “cựa” cạnh đó nữa, như vậy tính cả cựa tổng số chú đã có đến tám “chân”. Cá biệt, có chú có đến bốn chân bên cạnh chân giữ thăng bằng, cộng với bốn chân như những chú gà bình thường và cựa gà trống. Đó chính là những chú gà chín cựa thật sự.

Ở Hà Nội, tết này gà chín cựa là một trong những loại sản vật quý hiếm được những người sành đặt mua làm quà biếu. Theo chị NguyễnThị Ngọc, một chủ quán ăn có nhận đặt giống gà chín cựa ở Thanh Sơn, Phú Thọ, so với gà ri thì miếng thịt gà chín cựa có phần giòn hơn, nhất là ở miếng da gà. Nhưng người ta quý là quý ở cái tiếng. “Tết mà trong nhà có gà chín cựa ăn tết thì quý nào bằng”- chị Ngọc tâm sự.

Tuy nhiên theo anh Hải, giá gà chín cựa cao một phần bởi nó đang là “mốt”, cùng với các loại chim lạ, thú lạ, món ăn lạ khác. Một phần nữa bởi đây là giống gà khá hiếm, không dễ nhân vì nếu nuôi ở các vùng khác, gà giống chín cựa dễ bị lai với các giống gà thường.

Nguồn : Sưu Tầm