Top 7 # Gà Chọi Bị Gãy Mỏ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Cách Điều Trị Gà Bị Gãy Mỏ Do Soi Bội

Chào anh em, Chắc anh em nuôi gà và chơi ai cũng từng bị trình trạng gà bị soi bội gãy mỏ, nếu bị nặng ko khéo điều trị sẻ hư con gà luôn, vì thế hôm nay mình xin chia sẻ với anh em phương pháp điều trị và chăm sóc gà khi bị gãy mỏ.

Khi phát hiện gà của mình bị gãy mỏ, các bạn dùng nước ấm pha muối và lao cho sạch phần mỏ gà, đầu gà và chân gà, chỗ nào gà bị thương và chảy máu để làm sạch phần máu bầm và loại bỏ vi khuẩn gây hại cho gà đề phòng gà bị nhiễm trùng.

Khi đã lao xong rồi, những con gà bị như vậy chúng ta không thể vỗ hen làm sạch nhớt cho gà được do mỏ chúng đã bị thương, và cách thay thế là chúng ta dùng men tiêu hóa và cho gà uốn liền ngay lúc đó, uốn liên tục một ngày 1 ống trong 3 ngày

Nhiệm vụ của men tiêu hóa là để tẩy hết nhớt và máu bầm trong đường ruột của con gà và cho ra ngoài theo đường phân, đó là phần đầu tiên nên làm sao khi gà xoi bội.

Cách sử dụng rất đơn giản, anh em chỉ việc thoa thuốc vào mặt gà, chân gà chỗ nào gà bị thương 1 ngày dùng 2 lần, công dụng của nó là làm cho gà không bj sưng do vết thương, mau lành ghẻ, nhất là ở miệng gà, mép miệng gà sẻ không bị ké, sử dụng tầm 4,5 ngày là vết thương sẻ lành hết.

Tiếp theo là bạn dùng thuốc Vimefloro để chích cho gà, liều dùng thì có ghi trên hướng dẫn sử dụng của thuốc chúng ta chích trong 3 ngày, nhiệm vụ của thuốc này là giảm đau cho gà do bị gãy mỏ, nóng sốt cho gà và giúp cho con gà chúng ta thèm ăn, vì khi gà bị gãy mỏ chúng bỏ ăn và ủ rủ, ko dùng thuốc gà bị suy và rót luôn. Còn điều trị theo cách mình chia sẻ bảo đảm với các bạn 1 tuần sau gà sẻ sung lại liền.

Mình chắc nếu không điều trị mà bỏ gà tới đâu hay tới đó gà bạn sẻ bị gót luôn, vì thế mình phải chăm sóc nó đừng để nó bị sốt, bị đau.

Soi Bội Gà Gãy Mỏ Chăm Sóc Như Thế Nào?

Đúng với tiêu đề, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với anh em cách chăm sóc soi bội cho gà bị gãy mỏ. Hy vọng rằng với những sư kê mới nuôi gà chiến thì đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn.

Khi đi trường về hay soi bội bị gãy mỏ. Đầu tiên anh em dùng khăn mềm thấm nước ấm pha muối chườm lên cánh, chân, mỏ gà,… nhất là những vết thương bị trầy xước. Nhằm rửa sạch vết thương, máu chỗ đó đi.

Nếu anh em bỏ qua bước này thì gà rất dễ bị nhiễm trùng. Cũng giống như con người khi bị trầy xước thì phải vệ sinh sạch vết thương rồi mới dùng thuốc vậy. Gà cũng giống như thế.

Sau đó cho dùng men tiêu hóa của Ý (như hình) cho uống liên tục 1 ngày/ ống. Vai trò của thuốc này là tẩy hết nhớt, máu bầm trong ruột gà.. ra bằng đường phân.

Tiếp đó dùng Donicod – Dung dịch rơ miệng cho trẻ em (có thể mua trực tiếp tại nhà thuốc) xứt lên những chỗ gà bị sưng, 1 ngày hai lần. Ưu điểm của thuốc này là giúp vết thương không bị sưng, mau lành ghẻ… nhất là ở mỏ gà.

Anh em kiên trì dùng khoảng 5 ngày thì tự động sẽ lành ngay. Phương thức này khá hiệu quả và được nhiều sư kê dày dặn kinh nghiệm áp dụng.

Đối với những gà chiến bị soi bội mà phát hiện kịp thời. Thì cách chăm sóc sẽ khác với tình trạng bị gãy mỏ. Vì thường gà soi bội, để lâu lắm mới dẫn đến gãy mỏ. Đầu tiên cũng dùng nước ấm pha muối vệ sinh vết thương. Tiếp đó xứt Donicod lên chỗ bị trầy, xước. Rồi dùng Vimefloro chích cho gà trong vòng 5 ngày. Nhiệm vụ của nó là giảm đau, giảm sốt, thèm ăn.Vì phần lớn gà bị đau sẽ biếng ăn. Nhiều sư kê không để ý, dẫn đến tình trạng gà bị suy, thậm chí là rót luôn.

Liều dùng như sau: 1cc dành cho gà từ 3 – 5kg. Dựa vào số cân hiện tại của gà bạn mà sử dụng cho phù hợp.

Gà bị soi bội gãy mỏ không có cách nào trị dứt điểm cho mau ra lại cả. Cách áp dụng trên đơn giản là giúp gà mau lành bệnh mà thôi. Nên khi chữa khỏi chiến kê cũng có “vết tì”. Trong quá trình chiến đấu không còn hùng dũng như trước. Suy cho cùng thì ngoài cựa thì mỏ chính là vũ khí của gà.

Chế độ ăn uống dành cho gà bị soi bội gãy mỏ

Như đã nói ở trên, khi gà bị soi bội gãy mỏ nó sẽ bỏ ăn. Vì đau, ăn không nổi. Nên chế độ dinh dưỡng không thể giống với bình thường được.

Áp dụng như vậy trong một tuần liền, 1 ngày cho ăn hai bữa. Chứ nếu để gà tự ăn thì hầu như là nó bỏ hết, không ăn.

Khi gà đã khỏe hơn và có thể tự ăn được thì anh em áp dụng khẩu phần ăn bình thường như lúa, thóc, gạo, bắp,… nhưng tuyệt đối trừ cám viên ra.

Vì trong cám viên nó có chất mặn. Thành phần làm cám chủ yếu từ đầu tôm, cá, tép… Cũng như con người. Khi bị thương thường hạn chế ăn tôm, nếu không sẽ bị lòi thịt. Gà cũng như vậy. Phần mỏ bị gãy sẽ lòi thịt ra, gây biến dạng. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế cho ăn rau muống. Ngoài ra nên nuôi riêng, tránh những con gà chiến khác.

Chơi Đá Gà Bị Gãy Cánh Và Cánh Chữa Trị Nhanh Lành

Trong thường chỉ có hai nguyên nhân làm cho gà gãy cánh. Nguyên nhân chính thường thấy nhát là gà đi thi đấu về chiếm gần như phần trăm cao nhất. Còn lại trong quá trình nuôi có những tai nạn và sự cố nhưng rất ít. Trong nuôi dưỡng một số trường hợp như xói bội, bị chó vồ hay bị chọi đá… Sư kê cần hết sức lưu ý để giảm thiểu tình trạng này. Để chữa trị gà bị gãy cánh trước hết phải quan sát kỹ tình trạng của chiến kê nặng hay nhẹ. Để có những phương pháp chữa trị khác nhau áp dụng cho từng trường hợp. Áp dụng phương pháp băng bó hay cho gà dùng thuốc để gà có thể nhanh hồi phục nhất.

Các sư kê nuôi gà đá truyền tai nhau về loại thuốc chuyên dụng trong chữa gà gãy cánh. Đó là thuốc Vimefloro F.D.P, Công dụng chính của thuốc này là trị sưng, giảm đau, giảm sốt. Ngoài ra còn kích thích gà ăn nhiều để nhanh lành hơn. Gà gãy cánh rất đau nên khả năng ăn uống suy giảm rất nhiều, biến ăn dẫn đến giảm ký. Các sư kê thường chỉ chăm chú vào việc làm thế nào để gà nhanh lành cánh mà không để ý tới việc gà bị sụt cân. Nên thường những chiến kê sau khi được chữa trị lành hẳn bị suy, không thể dùng thi đấu.

Tùy vào trường hợp tình trạng gãy cánh mà dùng thuốc với liều lượng khác nhau:

Đối với gà bị nhẹ thì chích trong vòng 3 ngày.

Đối với gà bị nặng thì chích trong vòng 5 ngày.

Dựa vào cân nặng của chiến kê mà có liều khác nhau. Chiến kê có cân nặng từ 2kg dùng 1cc, lấy đây làm định mức để tăng giảm liều dùng.

Vừa kết hợp chích thuốc vừa hạn chế chuyển động khoảng 7 – 10 ngày phần cánh sẽ liền lại. Tuy nhiên vẫn không nên cho tập luyện hay đi trường lại ngay. Quá trình chữa phải kéo dài ít nhất 1 tháng, tháng thứ 2 mới cho tập lại, đến tháng thứ 3 mới cho đi trường.

Về khẩu phần ăn thì nên tăng cường mồi cho chiến kê. Trong quá trình bị bệnh chúng sẽ rất biếng ăn. Bổ sung nhiều mồi sẽ giúp chúng khỏe hơn. Bên cạnh đó thì thóc, lúa và rau xanh cũng cần đảm bảo.

Sau khi gà khỏe hơn, tập luyện lại được thì giảm khẩu phần ăn xuống, tập trung tăng cơ, giảm mỡ. Đến khi thi đấu lại thì tập trung chế độ dinh dưỡng khác để tăng sức bền và sự háo chiến.

Bài viết đã chia sẽ toàn bộ kinh nghiệm chữa trị và nuôi gà bị gãy cánh. Các sư kê có thể tham khảo để có cách chăm sóc chiến kê của mình tốt hơn trong những trường hợp xấu nhất.

Cách Khớp Mỏ Gà Chọi Cực Chi Tiết

Dụng cụ cần chuẩn bị

Để thực hiện khớp mỏ gà chọi bạn cần chuẩn bị một số đồ phụ tùng như sau:

Khăn nhỏ làm nước (loại khăn rửa mặt hình vuông khoảng 25cm x 25cm hay 30cm x 30cm), nên dùng loại khăn dễ thấm nước và dễ dàng vắt khô.

Cuộn chỉ nhợ (để khớp mỏ gà), lưỡi lam, kéo nhỏ

Hộp mỏ gà (mỏ trên của gà giữ lại sau mỗi lần làm gà ăn thịt, bóc mỏ trên ra và hong gió cho mỏ khô và cất vào hộp giữ lại)

10 Lông cứng ở cánh gà

6 Lông cứng ở đuôi gà

Kem vaseline hay kem bôi mắt loại nhỏ

Cách khớp mỏ gà chọi

Lời khuyên khi bắt đầu là nên dùng loại chỉ bằng bông và sợi lớn gấp 2 hay 3 loại chỉ may quần áo để tránh sợi chỉ mong manh quá dễ bị rối. Khi khớp mỏ gà cần phải có 2 người: một người ngồi ngang với con gà và cho ngón tay trỏ (của tay trái) xỏ ngang qua miệng gà giữa hai mỏ cho gà há miệng ra, ngón tay cái giữ phía sau chấn sỏ gà để khỏi giẫy dụa, còn người khớp mỏ ngồi trực diện với con gà.

Thực hiện phương pháp khớp mỏ như sau:

1. Lấy 1 đoạn chỉ dài độ 1.2 m, để sợi chỉ vào phía sau mào gà và chia đôi cho đều, mỗi bên độ 60cm. Đánh vòng ra phía trước của mào gà và thắt hai gút lại cho khỏi sổ. Nên thắt vừa phải đừng lỏng quá dễ tụt, và đừng căng quá có thể cứa phần thịt của mào.

2. Lấy đoạn chỉ bên tay phải làm thành một gút tròn, lòn sợi chỉ bên tay trái qua gút tròn đó, xong đưa gút tròn đó vào mỏ trên của gà. Cầm 2 đầu dây kéo lên cho gút nằm sát vào phía trên nơi tiếp giáp của mỏ với vùng da gần chân mào.

3. Lấy đoạn chỉ bên tay trái làm thành gút tròn, lòn sợi chỉ bên tay phải qua gút tròn đó, xong đưa gút tròn đó vào mỏ trên của gà. Cầm 2 đầu dây kéo lên cho gút nằm sát vào cái gút mới buộc phía trên. Nên vài động tác là phải xiết 2 đoạn chỉ cầm ở tay lên cho những vòng chỉ khớp mỏ được chắc chắn và sát vào nhau

4. Tiếp tục luân phiên làm gút tròn bên tay phải nơ bên trái như đã hướng dẫn ở trên cho đến : nào phần chỉ buộc thành gút trên mỏ trên của gà – đến ngoài đầu mỏ. Khi còn cách đầu mỏ (phần mỏ 4 đầu cùng của mỏ gà) chừng 0.5cm là ngừng thắt gút khớp mỏ. Cầm hai đoạn chỉ ở hai tay kéo ngược lên trên và xiết cho các vòng chỉ khớp vào cho chặt rồi thắt chặt mối cuối bằng 2 gút cho thật chắc. Xong lấy kéo cắt bỏ đoạn chỉ còn dư cho gọn gàng. Sau đó người nài nước lấy tay nhúm 1 chút cát ướt và chà vào bên ngoài và bên trong mỏ trên, chỗ vừa được khớp cho gà quen dần với mỏ và lớp chỉ mới vừa được khớp.

Xử trí gà chọi bị thương khi giao đấu

– Rớt mỏ: Trong trường hợp gà bị rớt hay mất mỏ thì hai khó mà khớp lại vì lớp mỏ non bên trong sẽ bị bể, dập chảy máu. Trước hết nên nhổ vài lông tơ mềm (loại lông mịn và tơ như bông) trong nách gà hay gần phần đùi trên gần lông mã và đặt lên mỏ non của gà. Sau đó lấy cái mỏ đã rớt hay mở mang theo trong hộp và lắp mỏ này lại cho gà sau đó khớp mỏ gà bằng chỉ như được hướng dẫn trong phần khớp mỏ. Thường gà đã bị đá rớt mỏ thì tháp và khớp mỏ lại chỉ giúp cho gà không bị bể mỏ non và mất máu trong khi tiếp tục thi đấu. Do đó gà được khớp mỏ lại sẽ ít mổ, cắn hơn vì khi mổ gà sẽ bị thốn đau, điều này dễ hiểu cho nên chủ kê đừng kỳ vọng con gà sẽ cắn đá bình thường sau thi được tháp mỏ lại.

– Gà bị đá trúng huyệt: Tùy vào đòn đánh của đối phương nặng chân hay nhẹ chân mà có thể chữa gà nhà như sau: cho gà uống ngụm nước nhỏ, xong lấy khăn ướt trùm lên đầu gà và che 2 mắt gà để gà đứng im tỉnh dưỡng. Sau đó nài nước ngồi trực diện với con gà và làm nóng 2 bàn tay rồi xoa bóp trước ngực gà ra đến ngoài bả vai và đi sâu vào 2 bên nách non. Lý do làm động tác xoa bóp như thế để giúp cho tim hoạt động mau lẹ điều hòa bơm máu lên đầu cho óc cho gà mau hồi phục chức năng bình thường trở lại.

Sau khi làm độ chừng 5 hay 6 lần như vậy thì dở khăn ướt ra và làm nóng bằng cách ủ hai tay hay đắp khăn nóng vào vùng chấn số sau ót gà. Sau đó làm nước gà khi ra ôm bình thường như được hướng dẫn ở phần trên. Nếu gà bị đánh trúng huyệt ở lườn thì sẽ ngã và nằm “xuôi cò” tại trường. Gà trúng đòn nghiệt này rất khó chữa vì gà chỉ còn nằm chứ không đứng được. Thường thì chủ kê sẽ xin vớt đó. Tuy nhiên phương pháp chữa gà sau giúp cho gà hồi phục phần nào. Trước hết dựng cho gà trong tư thế đứng và đưa cho 1 người ngồi ôm lấy gà từ phía sau, đắp khăn nóng phủ dài dọc theo xương sống lưng giữ cho gà ấm. Nài nước làm nóng 2 bàn tay và xoa bóp cho gà từ phần ngực sang hai bả vai, chà nóng cho gà bên hai nách, hai bên hông và xuống hai bên đùi. Làm độ 5 hay 6 lần cho gà ấm phần trên. Cho gà đứng vào giữa 2 đùi của người giữ gà, luồn khăn nóng xuống dưới lườn và bụng, nhớ phủ khăn nóng dài xuống hậu môn gà. Cho gà uống vài ngụm nước nhỏ xong bắt đầu chuyến xuống làm nóng phần dưới của gà, xoa bóp lần này từ ngực xuống dưới lườn, sang 2 bên đùi gà và chạy dài xuống 2 quản gà. Nên nhớ cho hai bàn chân gà đứng bằng phẳng vững chãi trên mặt đất. Không nên nhấc chân gà lên để bẻ cong, co giãn các ngón chân vì gà đang bị co giật và bị rút gân ở đùi và chân.

Khi gà đã tỉnh lại và đi đứng được chỉ nên phun sương từ sau ót gà phun tới. Lấy khăn hơi ấm để lai gà qua loa, tránh làm ướt và mát quá mức vì gà cần sức ấm. Cho gà đi lại trong góc của đội nhà để gà thư giãn. Nên cho gà uống nước bằng nhiều ngụm nhỏ nhiều lần.

– Gà bị đá quáng chạy: Thường thì gà bị đá quáng (Miền Bắc gọi là trúng đòn cáo), vụt bỏ chạy ra khỏi bồ là do gà bị trúng đòn vào màng tang ngang lỗ tai . Nhiều con gà dữ khi trúng đòn này chỉ chạy vụt – khỏi bồ trong tích tắc và quay trở lại bồ đá tiếp chứ không cần sự can thiệp của nài nước. Chỉ ngoại trừ gà trúng đòn quáng quá nặng, mặt mày ngơ ngác. Trong trường hợp này gà cần phải dăm ba phút sau mới hồi tỉnh. Đây là lúc cần bàn tay săn sóc của nài nước nhanh chóng vì chưa phải là cuối ôm ra làm nước nên không chần chờ và có đủ thời gian. Cho gà uống ngụm nước nhỏ và phun sương từ phía sau gà tới từ mào xuống chấn sỏ và tiếp tục từ gáy xuống giây chằng. Cho gà uống thêm một ngụm nước nhỏ nữa trước khi thả gà. Nên chú ý là khi gà bị đá quáng hay bị đá trúng huyệt ngặt nghèo không nên cho uống nước ngụm lớn dễ ngộp mà nên cho uống nhiều ngụm nhỏ để cho gà nuốt từ từ. Động tác nuốt nước Xuống diều sẽ giúp cho gà mau trở lại quân bình hơn.

– Gà bị nhem mắt:

Thứ nhất tránh không lây khăn nước lau la mắt vì làm như vậy làm cho gà xót do vết thương gây ra. Sau khi chậm nước ở mặt gà cho khô, lấy pho-mát bôi trơn lên viền mí mắt gà, quanh hốc mắt để tránh cho huyết thanh chảy vào viện mắt

Thứ hai, ngồi đưa miệng sát vào bên mắt bị nhem và tiếp tục hà hơi ấm vào mắt gà. Sau khi hà hơi ấm vào mắt gà đá / gà chọi 3 lần (mỗi lần chừng 1/2 phút) cho gà uống nước và đi lại trong sân của đội nhà. Lấy khăn nước đập nhẹ vào đuôi gà, thúc gà đi lại và cho nhìn thấy đối phương, làm gà sung lên và tỉnh táo. Trong trường hợp gà bị nhem nặng thì có một số này nước dùng kim may và chỉ để kéo mí mắt gà mở ra giúp gà tiếp tục nhìn thấy mà ra đòn. Tuy nhiên nếu gặp đối phương là gà mổ cắn thì lớp chỉ buộc mí m sẽ bị giật đứt làm rách mí mắt gà. Lúc này dùng pho-mát bôi lên viền mí rất hiệu nghiệm giúp cho gà bớt xót ở vết thương trên mắt và giúp cho hai mí mắt gà không kéo màng dính lại.

– Gà bị trúng cựa/móng – ra máu: Thường thì gà đòn ít khi và dùng đến cựa vì hầu hết cựa gà nòi đòn lù như hạt ngô, nếu cựa dài và nhọn thì nài nước phải bịt cựa lại bằng giẻ (vải) và A để tránh gà dùng cựa đâm gà đối phương. Nhiều con gà đòn rất hay và có thể sử dụng móng thới để đâm. Thường những vết thương này không sâu nhưng vẫn gây cho gà bị chảy máu ở vết bị đâm. Những vết thương do móng thới gây ra thường không rộng miệng nên may lại rất khó. Khi ra nước để chữa vết thương nài nước giặt cọng lông tơ mềm ở trong nách hay gần bên hông đùi đế rịt vào vết thương. Có nài nước sử dụng thêm chút thuốc rễ và ấn vào chỗ vết thương, sau đó lấy tay đè chặt vào miệng vết thương và giữ lại trong khoảng 2 hay 3 phút sẽ giúp cho vết thương cầm máu. Một cách khác là nài nước dùng đất sét trắng (làm gốm) mang theo trong hộp nhỏ, cho chút nước vào nhào hơi mềm, sau khi đắp lông non vào vết thương, lấy một miếng đất sét và trét, rịt vào vết thương. Lấy ngón tay bịt vào vết thương khi phun nước, tránh cho vết thương bị ướt làm đất sét rơi ra. Theo luật của trường gà thì nếu đang trong hiệp giao tranh dù gà có bị ra máu từ vết thương cũng không được phép chữa gà.

Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về cách khớp mỏ gà chọi cũng như một số biện pháp sơ cứu cho gà khi bị thương. Một lần nữa, chúng tôi rất cảm ơn các bạn.