Top 9 # Lịch Sử Gà Chọi Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Những Nữ Anh Hùng Kiệt Xuất Của Lịch Sử Việt Nam

Những nữ anh hùng kiệt xuất của lịch sử Việt Nam

  Mùng 8 tháng 3 hằng năm được thế giới tổ chức kỷ niệm ngày mà phụ nữ toàn thế giới đã sát cánh bên nhau đấu tranh đòi quyền tự do, bình đẳng, giải phóng phụ nữ khỏi những bất công, áp bức và ngược đãi của xã hội và cả trong gia đình, khẳng định vị thế của mình. Đây cũng là dịp Việt Nam kỷ niệm , tôn vinh công lao to lớn của phụ nữ Việt Nam với tấm lòng biết ơn vô hạn, tình cảm trân trọng đối với những người phụ nữ đã góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ, phát triển kinh tế, giữ gìn và bảo vệ Tổ Quốc, nhiều phụ nữ đã thể hiện được vai trò của mình đã và đang đảm nhận những trọng trách to lớn của đất nước cũng như đối với Thế giới.  

1. Nữ vương đầu tiên trong lịch sử

 

Danh hiệu này dành cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai người phụ nữ anh hùng, đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, vùng lên đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán, xưng vương và lập nên nền độc lập tự chủ trong vòng ba năm sau hơn 200 năm đắm chìm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. 

2. Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên

 

Nguyễn Thị Minh Khai là một nữ chiến sĩ cộng sản tiền bối trên quê hương Xô viết, người đã làm rạng danh truyền thống cách mạng của phụ nữ Việt Nam. Cô sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), năm 1927 gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng.

Năm 1929 thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng ở Trung Hoa. Năm 1935 vào học trường Đại học Phương Đông tại Liên Xô cũ, cùng với Lê Hồng Phong là đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế cộng sản. Năm 1937, cô về nước hoạt động. Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, cô bị giặc Pháp bắt năm 1940 và bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn năm 1941.

3. Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam

 

Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Bà là Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam và Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, bà đã xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật (Thái Bình). Hoạt động hiệu  quả, táo bạo dũng cảm, nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt giặc”, bà được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công.

4. Nữ đại tá tình báo giỏi nhất

 

Đinh Thị Vân là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

Với tính cách thông minh, nhanh nhẹn, kiên trung, xây dựng được mạng lưới tình báo vững chắc, bà đã cung cấp kịp thời cho Trung ương Đảng nhiều tin tức về các cuộc càn quét của Mỹ ngụy vào đầu não kháng chiến của ta ở miền Đông Nam bộ. Hệ thống tình báo của bà phục vụ đắc lực cho các kế hoạch tấn công của quân đội ta từ Tết Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975.

5. Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất

 

Chị Võ Thị Sáu (1933-1952) xứng đáng với danh hiệu này. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5.1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

6. Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ XX

 

Những người từng biết đến thiếu tướng Nguyễn Thị Định, hay còn được gọi với cái tên trìu mến là “bà ba Định” đều cho rằng, bà thật xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phó Tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta”. 

 

Các Danh Nhân Tuổi Dậu Nổi Tiếng Trong Lịch Sử Việt Nam

Năm Ất Sửu 965, Nam Tấn vương Ngô Xương Văn mất, con là Xương Xí nối nghiệp, quá suy yếu phải về đống giữ đất Bình Kiều (Hưng Yên). Ông thừa thế hưng binh đánh lớn, chỉ trong một năm dẹp yên được loạn 12 sứ quân. Ông được xưng tụng là Vạn Thắng vương.

Năm Mậu Thìn 968, ông lên ngôi vua, tôn hiệu là Đại Thắng Minh, đặt hiệu nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Ông chính là người có công lớn trong việc thống nhất đất nước.

Năm Canh Ngọ 970, ông bắt đầu đặt niên hiệu là Thái Bình. Ông cho đúc tiền đồng (là tiền tệ cổ nhất ở Việt Nam) gọi là tiền đồng Thái Bình.

3. Giang Văn Minh (Quí Dậu 1573 – Đinh Sửu 1637)

Giang Văn Minh là văn thần đời Lê Thần Tông. Ông quê làng Mông Phụ, huyện Phú Lộc, Châu Giao (nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Năm Mậu Thìn 1628, ông đã là Tự Khanh, tước hầu. Năm 1637, ông được cử làm phó sứ sang nhà Thanh dâng lễ cống. Đại thần nhà Thanh ra câu đối “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” dịch là “Cột đồng đến nay rêu đã xanh” và ông đối lại hiên ngang “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” dịch là “Sông Đằng từ xưa máu còn đó”.

Vế đối của Giang Văn Minh khiến nhà Thanh giận, giết chết ông, tẩm xác ông vào thủy ngân đưa trả về nước. Ông được truy tặng Tả thị lang Bộ Binh, tước Vinh Quận Công, đồng thời ông được ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).

4. Đoàn Thị Điểm (Ất Dậu 1705-Bính Dần 1746)

Bà có hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, con Đoàn Doãn Nghi và Võ Thị, em danh sĩ Đoàn Doãn Luân.

Bà là một nữ sĩ tài danh đầu thế kỷ XVIII sinh ra trên đất Kinh Bắc. Bà để lại nhiều bài thơ tràn trề tình cảm, da diết, u hoài và tập Truyền kỳ tân phả đầy ấn tượng. Bản dịch song thất lục bát tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của bà được đánh giá là công trình dịch thuật từ thơ chữ Hán ra thơ Nôm hoàn hảo nhất trong nền thi ca nước ta thời xưa.

5. Nguyễn Gia Thiều (Tân Dậu 1741-Mậu Ngọ 1788)

Nguyễn Gia Thiều là nhà thơ đời Lê Hiển Tông, hiệu Tân Trai, tước Ôn Như Hầu. Ông sinh ngày 6 tháng 2 năm Tân Dậu 1741 tại Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh). Ông được chúa Trịnh nuôi ăn học từ nhỏ. Lớn lên thành một trang thanh niên tuấn kiệt, văn võ toàn tài, được chúa Trịnh trọng dụng.

Năm 1759, ông được phong Hiệu uý, Quân trung mã tả đội. Năm 1763, ông được phong Chỉ huy Thiêm sự. Năm 1771, ông được làm Tổng binh xứ Hưng Hoá và được phong tước Ôn Như Hầu. Tuy vậy, Nguyễn Gia Thiều không chịu sống trong vòng cương toả, chán đường công danh trước cảnh loạn li, nên thường bỏ nhiệm sở, về Thăng Long uống rượu, làm thơ, luận đàm triết học.

Các tác phẩm nổi tiếng của ông: “Ôn Như thi tập”, “Tây Hồ thi tập”, “Từ Trai thi tập”, “Cung oán ngâm khúc”.

6. Nguyễn Huệ (Quí Dậu 1753-Nhâm Tí 1792)

Ông là Anh hùng dân tộc, có tên là Quang Bình, Văn Huệ, nhân dân Bình Định đương thời gọi ông là Ông Bình, hay Đức ông Tám. Thân phụ ông họ Hồ sau đổi thành họ Nguyễn, người gốc Hưng Nguyên, Nghệ An.

Năm Tân Mão 1771, anh em ông lập đồn trại ở Bình Định chiêu tập nghĩa quân chống lại triều đình phong kiến chúa Nguyễn do quyền thần Trương Phúc Loan tác quái. Anh em ông thường lấy của cải của người giàu chia cho người ngèo.

Năm Cảnh Hưng thứ 37, 1776, ông cầm quân vào đánh Bình Thuận, tiêu diệt đạo quân của chúa Nguyễn đang tá túc ở khu vực này. Tiếp đó cùng Nguyễn Lữ vào bình định đất Gia định.

Tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ảnh: Quốc Việt/TTXVN

Năm Nhâm Dần 1782, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc vào Nam đánh Nguyễn Ánh, Ánh thua phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc. Cuối năm 1784, Nguyễn Ánh đem quân Xiêm về đánh chiếm Sa Đéc. Ngày 18/1/1785, Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định, đánh một trận quyết liệt tiêu diệt hơn 20.000 quân Xiêm. Nguyễn Ánh cùng đồng bọn cũng chạy theo quân Xiêm sang tá túc ở ngoại thành Băng Cốc.

Năm 1786, ông cùng Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân ra Bắc diệt họ Trịnh, bình định xong đất Bắc.

Mùa Xuân năm 1789, Hoàng đế Nguyễn Huệ lấy hiệu là Quang Trung cùng 10 vạn quân thần tốc ra Bắc đánh tan quân Thanh xâm lược do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu. Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước quên cả mặc áo giáp. Thái thú Sầm Nghi Đống đóng quân ở Đống Đa quá khiếp sợ thắt cổ tự tử.

Ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu (1789), ông và nghĩa quân vào thành Thăng Long mình còn vương thuốc súng, được nhân dân đón tiếp tưng bừng. Trong những năm làm vua, ông đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục. ông là một vị anh hùng lỗi lạc, một nhà chính trị quân sự kiệt xuất của Việt Nam.

7. Nguyễn Du (Ất Dậu 1765 – Canh Thìn 1820)

Ông là đại thi hào của Việt Nam, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Ông quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An (nay là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) nhưng được sinh ra ở Thăng Long-Hà Nội.

Bức tượng đại thi hào Nguyễn Du tại Hà Tĩnh. Ảnh: chúng tôi

Năm 1802, dưới triều Gia Long, ông được bổ làm tri huyện Phù Dung, rồi làm tri phủ Thường Tín.

Năm 1805, ông được thăng hàm học sinh điện Đông các rồi làm Cần Chánh điện học sĩ, rồi làm chánh sứ nhà Thanh. Đi sứ về ông được làm Hữu tham tri bộ Lễ. Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị: Truyện Kiều, Độc tiểu Thanh ký, Văn tế thập loại chúng sinh, Thanh Hiên thi tập…

Trong đó, Truyện Kiều là một kiệt tác văn học đã chinh phục được nhiều thế hệ bạn đọc; đồng thời là tác phẩm được chuyển ngữ sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới với trên 35 bản dịch.

8. Trịnh Hoài Đức (Ất Dậu 1765 – Ất Dậu 1825)

Ông là danh sĩ thời Nguyễn sơ, tự là Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai.

Năm 1788, ông thi đỗ làm quan dưới triều chúa Nguyễn Ánh. Đến khi Gia Long lên ngôi, ông càng được trọng dụng. Nhiều lần đi sứ Phương Bắc, làm đến Thượng thư bộ Lại, kiêm bộ Hình và Phó tổng tài Quốc sử quản.

Ông nổi tếng văn chương một thời, cùng Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh đựoc người đời tặng là “Gia định tam gia”.Thơ nôm của ông còn được truyền tụng khá nhiều: “Cấn Trai thi tập”, “Bắc sự thi tập”. Ngoài ra ông còn bộ “Gia Định thành thông chí”, khảo cứu về địa lý, lịch sử một miền đất nước.

9. Nguyễn Trung Trực (Đinh Dậu 1837-Mậu Thìn 1868)

Quê ông ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định (Nay thuộc Long An).

Tên tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Sau khi đốt cháy tàu Pháp L’Espérance trên sông Nhật Tảo, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực.

Năm 1867, ông được triều đình Huế phong chức Hà Tiên thành thủ uý để trấn giữ đất Hà Tiên. Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23/6/1867, ông rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ Hòn Chồng.

Ngày 16/6/1868, ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được 5 ngày. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ chống giặc Pháp lâu dài. Đến tháng 10-1868, để đảm bảo lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt.

Ngày 27/10/1868, giặc Pháp đem ông ra hành hình ở chợ Rạch Giá, khi đó ông 31 tuổi.

10. Trương Vĩnh Ký (Đinh Dậu 1837-Mậu Tuất 1898)

Trương Vĩnh Ký là một học giả, tự là Sĩ Tải, trước tên là Chánh Kí, sau đổi là Vĩnh Kí. ông vốn theo đạo Thiên chúa, có tên thánh là Jean Baptise, hay Petrus Kí. Quê ông ở tỉnh Vĩnh Long.

Ông là người thông thạo 15 ngoại ngữ phương Tây và 11 ngoại ngữ phương Đông. Người đương thời liệt ông vào hàng 18 nhà bác học trên thế giới.

Năm 1863, ông cùng Tôn Thọ Tường làm thông dịch viên cho phái đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình chuộc 3 tỉnh miền Đông. Sau khi về nước, ông làm chủ bút tờ Gia Định báo-tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt (năm 1868).

Năm 1898 ông mất, thọ 61 tuổi và để lại hơn 100 bộ sách giá trị.

11. Phạm Ngọc Thạch (Kỷ Dậu 1909-Mậu Thân 1968)

Phạm Ngọc Thạch quê Quảng Nam. Sau cách mạng Tháng Tám, ông là Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính khu Sài Gòn-Gia Định, rồi ra Bắc, được cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của Việt Nam. Ông có nhiều cống hiến xuất sắc cho nền y tế nước nhà, đặc biệt là trong việc phòng chống bệnh sốt rét và bệnh Lao.

Phạm Ngọc Thạch hy sinh ở chiến trường miền Đông Nam Bộ năm 1968.

12. Bùi Xuân Phái (Tân Dậu 1921-Mậu Thìn 1988)

Họa sĩ Bùi Xuân Phái. Ảnh: thethaovanhoa.vn

Các bức Cánh võng, Văn Miếu, Ô Quan Chưởng, Phố cổ Hội An… đã được giới am tường nghệ thuật đánh giá cao. Đề tài ông vẽ đã trở thành một trường phái hội họa đặc trưng của Việt Nam với tên Phố Phái.

Gà Nòi Là Gì? Chiến Kê Lịch Sử Việt Nam Có Những Gà Nòi Nào

Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà nội địa của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận đá gà (chọi gà). Gà nòi là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam gồm gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng thuộc loài hoang dã và chỉ chiến đấu trong tự nhiên.

Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao với những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.

Trong nghệ thuật gà nòi, các tay chơi mới vào nghề tỏ sự kính trọng và khâm phục đến các sư kê và lớp đàn anh trong nghề lâu năm là một trong những đặc tính ‘bất di bất dịch’ trong võ thuật và truyền thống chơi gà nòi của người Việt Nam.

Qua kinh nghiệm và cách săn sóc luyện tập mỗi một con gà nòi ra trường đều mang niềm tự hào cho người chủ kê. Các tay chơi gà thường bỏ nhiều thời gian chăm sóc gà nòi và đôi khi dẫn đến sự ham mê thái quá. Khi nghe tiếng một con chiến kê tài giỏi thì dầu xa xôi đến đâu cũng tìm đến và nài mua cho bằng được.

Người chủ kê mà có một con chiến kê quý thì ngoài vấn đề tiền bạc bỏ ra, chủ kê còn dành nhiều thời gian để chăm sóc cho con gà của mình.

Đặc điểm ngoại hình gà nòi:

– Con trống có lông màu đỏ như lửa xen lẫn các vệt xanh biếc và màu xanh xám.

– Con mái có màu xám đá, vóc dáng to, chân cao, cổ cao, thịt đỏ rắn chắc.

Cách gọi vùng miền:

– Miền Bắc gà nòi được gọi là gà chọi. Chữ “chọi” theo tiếng miền Bắc có nghĩa là đánh lẫn nhau.

– Miền Trung gọi là gà đá. Chữ “đá” dùng để diễn tả cách gà nòi dùng chân để đá đối phương trong trận đấu.

– Miền Nam hầu hết mọi người đều dùng hai chữ “gà nòi”

Mặc dù dùng ba danh từ khác nhau để diễn tả. Nhưng các tay chơi gà tại các miền khác nhau trên đất nước Việt Nam đều hiểu rõ các danh từ của từng địa phương, và vui vẻ chấp nhận những danh xưng về gà nòi này một cách hài hòa.

Giống gà nòi ba miền

Qua quá trình lai tạo và chọn giống, ở Việt Nam có một số giống gà nòi nổi tiếng được những người đá gà yêu chuộng. Ở Việt Nam mỗi địa phương, vùng miền đều có giống gà nòi nổi tiếng:

Miền Bắc

– Gà trống, gà mái Thổ Hà – Bắc Giang

– Gà chọi Đồ Sơn – Hải Phòng

– Gà Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ – Hà Nội

Miền Trung

– Gà Phan Rang, gà chọi Vạn Giã Khánh Hòa

– Gà Dò Dúi – Phú Yên

– Gà Sông Vệ, Sa Huỳnh – Quảng Ngãi

– Gà nòi Bình Định

– Gà chọi Quảng Ngãi

Miền Nam

– Gà Chợ Lách – Bến Tre

– Gà Cao Lãnh – Đồng Tháp

– Gà Châu Đốc – An Giang

– Gà Bà Điểm

Thường một đám gà con giống khi lựa chọn tuyển ra cũng chỉ được một vài con gà tài. Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường, ngoài ra phải xem kỹ chân gà ( xem giò xem cẳng). Ngũ thường gồm:

– Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.

– Cổ to, dài, thẳng.

– Lưng rộng, cánh dài.

– Đùi phải to khỏe, phần đùi dài hơn phần cán chân.

– Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng – khô.

Gà nòi – chiến kê trong lịch sử Việt Nam

Những con gà nòi “danh thủ” nhất nhì Việt Nam mà chỉ cần nhắc tên gà, dân chơi sẽ biết ngay chủ nhân của nó như : Xám Messi (của anh Bình Vổ ở Thái Bình) ; Ô taxi (anh Chỉnh ở Trung Kính, Hà Nội); Tía Liên Chu (anh Thành ở phố Vọng, Hà Nội); Xám Thần (anh Thơ ở Sơn Tây); Nhạn Yến Thanh (bác Hiển ở Nhân Chính, Hà Nội); Ô Điên (người có biệt danh Cáo Chạy Kêu -Thái Nguyên);….

Chiến kê Xám Thần

Thành tích sở hữu: 23 kỳ

Xám thần với biệt tài đá nhanh như gió. Các đòn đá như sức nặng ngàn cân, khả năng tải đòn hạng nặng. Là một chiến kê không hề biết thua là gì, được coi là gà xám bất trị của giới gà chọi.

Xám Thần có biệt tài chuyên đá lưng, đá hầu. Những chiến kê nào kém không có khả năng tài đòn tốt chỉ cần 1 cú đá của Xám Thần có thể đã nằm gục rồi.

Ngoài ta, gà Xám Thần còn là một con gà chọi đẹp. Với hình ảnh gà chọi đẹp thường thấy là màu da đỏ với bộ lông màu xám tro. Cơ bắp rắn chắc và khuôn mặt hung tợn.

Chiến kê Tía King Kong

Thành tích sở hữu: 21 kỳ

Sở trường của gà đá Tía King Kong chuyên đá mu lưng. Nếu chiến kê đó đi dưới, còn chiến kê nào đi trên Tía King Kong sẽ đá vào hầu, mang tai. Đây là một lối đá khá khó chịu với các con gà chọi có kỹ thuật yếu và không nhanh nhạy. Việc đá vào hầu và mang tai có thể khiến cho đối thủ bị choáng váng nhất thời. Đây là một cơ hội để gà chọi Tía KingKong có thể giành lấy chiến thắng.

Chiến kê Xám Messi

Thành tích sở hữu: 19 kỳ

Sở trường của gà chọi Xám Messi thuộc dòng gà đá cả đòn lẫn lối. Với kỹ năng toàn diện giúp Xám Messi luôn trở thành tâm điểm mỗi lần ra trận. Các đòn đá tốc độ và vô cùng mạnh mẽ cũng tạo nên thương hiệu cho gà chọi Xám Messi trên các trường gà.

Kết luận

Khuyến mãi hấp dẫn tại Ae888

Nhanh chân đăng ký ngay để nhận những khuyến mãi hấp dẫn đến 300% khi là thành viên mới và khuyến mãi hấp dẫn đối với đá gà trực tuyến.

Chọi Gà Trong Lịch Sử Và Sinh Hoạt

Gà chọi là tên gọi chung cho loại gà nuôi dùng vào mục đích giải trí. Có 2 loại chính là gà đòn và gà cựa.

Gà đòn thường được nuôi nhiều ở miền Bắc, miền Trung, có trọng lượng chừng 2,8kg – 4,0kg. Loại gà này thường dùng đòn để đánh gà đối phương đến khi thắng.

Gà cựa thường nuôi chủ yếu ở khu vực phía Nam, gà được đá có cựa nguyên hoặc là cựa bằng kim loại (sắt) gắn vào chân khi cho đá với gà đối phương, trận đấu của gà cựa thường diễn ra nhanh hơn của gà đòn, gà cựa có trọng lượng nhỏ hơn, thường là dưới 3,0kg.

Chọi gà là một trò chơi dân gian có từ lâu đời. Trong thời gian đầu, sở thích chơi gà chọi chỉ dành cho một số bậc vua chúa quyền quí, nhưng sau đó đã lan rộng ra chốn dân thường. Không riêng ở nước ta, một số nước lân cận cũng có môn chọi gà. Chủ yếu là để giải trí vui chơi. Chọi gà mang tính đại chúng, ai có gà đều có thể chơi được cả.

Thú chọi gà truyền thống phổ biến nhất là ở vùng đất Nam Bộ. Người ta phải cất công tuyển chọn giống gà hay từ các địa phương như Cao Lãnh, Hóc Môn, Cần Đước, Trà Vinh… để có những trận gà sôi nổi, hấp dẫn. Một bãi đất trống vẽ vòng tròn là đấu trường, quanh đó úp hàng hàng bội tre, bội kẽm nhốt những chú gà oai phong, sung sức chờ so kè hạng cân. Cáp độ xong thì đưa vào sân, một “ôm” (hiệp) được tính thời gian bằng cây nhang đốt cháy, phân đoạn bằng sợi chỉ treo đồng xu, bên dưới hứng cái đĩa. Đá tới khi sợi chỉ đứt, nghe đồng xu rơi “beng” một tiếng thì hai chủ vào bắt gà ra săn sóc, đá tiếp hiệp sau cho tới lúc phân định thắng, thua. Không khí trường gà rất sôi động, người người chen chúc vòng trong vòng ngoài thích thú tặc lưỡi, trầm trồ, cổ vũ từng miếng bọc hậu, lòn cánh tránh đòn, tiến thoái bài bản… của hai “võ sĩ” nhà nghề lẫm liệt… đi Chơi gà đòn phải chọn loại gà to con, sức vóc dềnh dàng để có thể chiến đấu dai dẳng, đôi khi kéo dài hàng giờ, giở chân không lên vẫn chưa kết thúc. Cựa gà đòn trưởng thành phải cưa hoặc mài mòn dần không cho lú ra nên chẳng có cú đậm chí mạng rách toạc bầu diều hay gãy cổ cúp như gà nòi cựa. Phải tập “xử” (đá thử) thường xuyên cho gà dai sức, quen trận mạc. Nuôi thời gian khá dài, khoảng 12 tới 15 tháng tuổi mới ra đấu được với gà đông cân. Xem chọi gà đòn như xem đấu sĩ hạng nặng, chủ yếu thưởng thức đòn miếng sức lực mạnh mẽ. Ngày trước, giải thưởng cho con gà thắng là rượu trà, bánh mứt, vải lụa… tương trưng, nhưng đem lại vinh dự cho chủ nuôi và địa phương gốc của con gà thắng cuộc. Gà đòn chiến bại ít khi ngã gục bởi chúng không gây sát thương, lúc kém thể hết lực thì chạy khỏi vòng đấu chịu thua cuộc. . ( Muốn hiểu rõ hơn về truyền thống chọi gà tại Việt Nam thì cần phải hiểu thấu đáo chữ “Nòi” trong văn chương bác cổ. Chữ “Nòi” được dùng để nói về truyền thuyết xuất xứ của người Việt ngày nay. Bốn chữ “Nòi Giống Tiên Rồng” mang một ý nghĩa sâu đậm về nguồn gốc và bản sắc dân tộc. Có nhiều điểm tương đồng khi nói đến giống linh vật như rồng và gà nòi. Rồng là một linh vật có những đặc điểm nổi bật như sức mạnh vô song, dũng cảm trước kẻ thù và không chịu khuất phục. Gà nòi cũng có những đặc tính tương tự nhưng rồng chỉ xuất hiện trong truyện hay truyền thuyết của văn chương, vì vậy có thể nói gà nòi là loài vật mang nhiều đặc tính như loài linh vật nhưng lại rất gần gũi với con người. Có thể đó là một trong những lý do mà người Việt ưa thích nuôi gà nòi. . .

Những dũng tướng điều binh góp phần bảo vệ giang sơn gấm vóc được biết đến trong lịch sử Việt Nam như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Nhạc là những người am tường về cách nuôi cũng như thú chơi chọi gà. Đặc tính can đảm của gà nòi có thể nói phần nào ảnh hưởng đến cá tính và gây phấn khích trong cuộc chiến nhưng nếu gà nòi bị tuyệt chủng hay mất đi thì tinh thần chiến đấu và sự hứng thú của người trong thời thế cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Theo một số người chơi gà, có lẽ thú chơi gà chọi thịnh hành nhất là thời Nguyễn Lữ (một trong 3 anh em nhà Tây Sơn). Theo truyền thuyết, ông rất đam mê môn chọi gà, và ông đã tuyển được giống gà chọi nổi tiếng – (theo một số người chơi gà chọi ở Bình Định thì giống này còn lưu truyền lại đến ngày nay). Có lẽ từ lòng đam mê, với cách quan sát từ các thế đá của nhiều loại gà khác nhau, nên ông đã sáng tạo ra bài võ: “Hùng kê quyền” nổi tiếng xưa nay. Tức là dùng đòn thế hiểm của gà đá mà có thể lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, nhỏ con thắng người to khỏe.

Trong nghệ thuật gà nòi, các tay chơi mới . nghề rất kính trọng và khâm phục các sư kê và đàn anh trong nghề. Người chủ gà chỉ được các chơi gà biết đến nếu con gà lập được công trạng. Q. kinh nghiệm và cách săn sóc luyện tập mỗi một con gà nòi ra trường đấu đều mang niềm tự hào cho người chở kê. Các tay chơi gà thường bỏ nhiều thời gian chăm sóc gà nòi và đôi khi dẫn đến sự ham mê thái quá. Khi nghe tiếng một con chiến kê tài giỏi thì dù xa xôi đến đâu họ cũng tìm đến và nài mua cho bằng được. Có Cá Chơi và nuôi gà chọi không phân biệt sang hèn, giàu hay nghèo. Từ đặc tính văn hóa cổ truyền này, đạo kê được hình thành và ra đời. Những người trẻ tuổi chập chững bước vào thú chơi chọi gà thường “tâm thầy học đạo” trong quan hệ sự phụ và đệ tử. Đối với một sự kế thì niềm tự hào lớn nhất của họ là khi dòng gà của mình ra trường đá thắng một con gà lừng danh khác đã có tên tuổi trên đấu trường. Những trận gà “để đời” như thế được kể lại và truyền miệng, tên tuổi của họ được nhiều người nể nang và biết đến. Các sư kê thường giữ dòng gà riêng cho mình và không muốn thất thoát ra ngoài, đây là lý do tại Số gà mái gốc không được bán ra. Họ lo ngại khi dòng go lọt ra ngoài sẽ giúp cho các đối thủ khám phá ra the đá riêng của dòng gà đó và tìm cách khắc phục. Câu thành ngữ của ông bà ngày xưa “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” không những chỉ áp dụng trong binh nghiệp mà còn được áp dụng trong phép chọi gà. Các dòng gà nổi tiếng vô địch thường vô giá và không thể nào mua cho dù ngay cả từ bạn bè thân.

Ngày nay người Việt Nam vẫn tổ chức các buổi chọi gà vào những dịp Tết đầu năm để giữ tập tục cổ truyền của cha ông. Các nông gia trong làng mạc cũng thường tổ chức những buổi chọi gà để giao lưu và phát triển dòng gà của mình.

Chơi gà cựa nhọn (cựa chốt) thì tốn nhiều công sức hơn. Có người nuôi gần một năm trời mới phát hiện cặp cựa xấu đành loại ra. Trong nghề thường truyền khẩu những câu “Chó giống cha, gà giống mẹ”, “Gà bền tại mái”… là cơ bản khi chọn gà mái đổ giống, tạo bây.

Chăm sóc gà chọi tuy mất nhiều công sức nhưng thú vị chẳng kém thú chơi chó, chim, cây, cá cảnh… Nào là chọn lúa ngon cho ăn, bồi dưỡng thêm chuối, cá bống, thịt bò, trứng… tăng lực. Có vị nuôi nhiều bội, nhiều lồng, giao nhiệm vụ cho con bắt thằn lằn hàng đêm để các đấu sĩ gà thưởng thức món khoái khẩu. Rồi suốt ngày phải để mắt tới, quân sương, tỉa lông, thoa rượu nghệ, đá xổ. Ngày trước, chỉ những người cao tuổi, hưởng nhàn, dư thời giờ mới nuôi gà chọi. Tất nhiên, mỗi địa phương có cách chọn giống, chăm sóc gà khác nhau đôi chút. Gà chọi hay có “miếng nghệ đặc biệt sở trường, gặp cơ hội là tung ra dứt điểm đối thủ ngay. Những con gà này chỉ thắng hay thua, bại trận thường chịu chết trên sân đấu chí không hề bỏ chạy. Người không đủ sức nuôi nhiều thì chăm chút một con gà nòi, khuya sớm ngồi uống trà nghe tiếng gáy cứng cỏi, thanh thoát cũng cảm thấy nao nao, vui lòng.

Chọi gà đúng nghĩa là thú vui tao nhã, trò chơi dân gian từ xưa. Nhưng về sau dần bị lợi dụng thành trò đỏ đen, cá độ, gây ra biết bao cảnh tan gia bại sản, tù tội… Cuộc sát phạt không theo qui định thượng võ cũ mà cốt ăn thua nhanh bằng cựa dao thép, cá biệt có kẻ còn bôi axit đậm đặc, thuốc độc vào cựa gà đá, thật tàn độc. Là đi

Những tài liệu hướng dẫn về cách chọn lựa xem tướng gà chỉ xuất hiện gần đây vào thế kỷ thứ 17. Một trong những người tiên phong trong việc biên soạn và để lại cho hậu thế nguồn tài liệu quý giá là Tả Quân Lê Văn Duyệt (1763 – 1832), một Trung thần có công bình định và xây dựng Gia định dưới thời vua Gia Long (Nguyễn Anh).

Tục truyền Tả Quân Lê Văn Duyệt đã nuôi 5000 con chiến kê để nghiên cứu về các thể loại như Ngũ hành luận dựa trên sắc lông, phép xem tướng và phép xem vảy. Một trong những thủ bản cẩm nang về gà nòi còn được truyền tụng đến ngày nay là “Kê Kinh” mặc dù do bản sao chép lại đã “tam sao thất bản” nhưng vẫn còn nhiều giá trị và được các sư kê và các tay chơi gà gối đầu giường và dùng làm “kim chỉ nam” cho việc chọn và xem tướng gà nòi.

Một điển tích khác trong lịch sử Việt Nam vào thế kỷ thứ 13 đó là dưới thời nhà Trần, cựa gà chọi được nhắc đến trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Vào thời đó, thú chơi gà nòi đã thành một hiện tượng rất phổ thông trong dân gian. Khi hiểm hoạ của giặc Mông Cổ với một đạo quân hùng hậu dưới thời vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt tràn sang biên giới để xâm lăng nước Đại Việt vào năm 1258. Ở vào tuổi 30 “Tam thập như lập” Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã thống lĩnh quân đội để chống lại giặc Mông Thát. Để cảnh tỉnh binh sĩ và dân chúng chỉ lo mải mê với thú chơi gà chọi mà quên đi mối họa “nước mất nhà tan” ngài đã cảnh tỉnh quân lính bằng lời hiệu triệu:

“Hùng kê chi cự, bất túc dĩ xuyên lỗ giáp. Đổ bác chi thuật, bất túc dĩ thi quân mưu”. (Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh”).

Ngày xưa trường gà chọi khá đơn giản. Đào vũng đất bằng cái nong (khoảng 1,5 – 2m) sâu chừng 30 -40cm, xong đổ cát vào (để khỏi hỏng chân gà). Người xem ngồi xung quanh, vừa thưởng thức vừa làm – đá. Hò reo để khích lệ 2 chủ kê là chính. Có cá – nhưng không mang tính ăn thua sát phạt lẫn nhau. chủ yếu là tạo cao trào.

Trong xóm, làng là vậy, nhưng khi ra ngoài huyện, ngoài tỉnh phải là con gà vô địch trong tỉnh trong huyện đó – quyết tâm thẳng không để thua. Đó là danh dự cũng là trách nhiệm và lòng tự hào của người có gà hay được chọn đi thi đấu.

Cách chơi là: Sau khi 2 chủ kê (chủ gà) thoả thuận, gà được bịt mỏ, bịt cựa (để khỏi nguy hiểm chết gà) rồi thả vào vị đá. Trận đấu bắt đầu cũng là lúc cổ động viên hưởng ứng. Lực lượng cổ động viên 2 bên “bắt giá” nhau. Thường con đá hay được bắt giá trên, con đá kém hơn bắt giá dưới. Sau một vài “hồ”

Nếu chỉ cá cược mang tính vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật đó là điều đáng quý và nên phát huy, ngược lại có kẻ lợi dụng trò chơi chọi gà đế ăn thua, cờ bạc, sát phạt lẫn nhau là điều đáng lên án và phải triệt để ngăn chặn.

Kinh kê xưa nói về đặc điểm gà chọi hay:

Tuyển chọn gà kê giống đá hay Không gì bằng độc dấu đá hay Mình thuyên gối thắt lưng xuôi mái Cổ ngẩng chân cong mỏ lại ngay (thẳng) Tiếng gáy nghẹn ngào mà giọng gắt Bước đi ngón chúm ít gà tày Tự nhiên đầu lắt hay né giỏ

Cáp độ ra trường ắt thắng ngay

Nhất thời chân chúm vãi ra

Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng

Theo một số người chơi gà chọi, để tránh đá chui, cá độ thiếu lành mạnh, nên tổ chức trường gà quy mô, có sự quản lý của chính quyền địa phương, hoạt động trong phạm vi cho phép. Như vậy vừa bảo môn chọi gà trong dân gian truyền thống, vừa gió. con người vui chơi giải trí. Môn này có thể phục , cho du lich. Qua đó có thể thấy rằng thú chơi gà chọi có ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt của người dân.