Top 10 # Thức Ăn Cho Gà Tre Kiểng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ruybangxanh.org

Gà Tre Ăn Gì? Thức Ăn Cho Gà Tre. Cách Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Gà Tre

Thức ăn cho gà tre không quá khác biệt với các loại gà khác nhưng cần chuẩn bị và cho ăn một cách cẩn thận. Gà tre thường nhạy cảm thức ăn hơn nên chế độ dinh dưỡng sẽ phải cầu kỳ hơn. Đối với gà tre thương phẩm và gà tre cảnh, gà tre đá chọi lại có chế độ chăm sóc tương đối khác nhau để phù hợp với đặc điểm của nó.

Đặc điểm của gà tre là có thân hình và trọng lượng khá nhỏ. Con lớn nhất cũng chỉ khoảng 1kg, còn lại chỉ khoảng 5,6 lạng. Chính vì vậy, khẩu phần của gà tre không cần quá nhiều như gà thương phẩm làm thịt khác. Tuy nhiên, thịt gà tre cũng rất ngon, đặc biệt là loại gà tre cảnh thì lại có bộ lông và màu sắc vô cùng tuyệt đẹp, nhất là phần lông đuôi dài cong vút của nó. Gà tre để chọi thì khỏe khắn, có thiện chiến, lông mà sắc vô cùng nổi bật, ấn tượng.

Để đảm bảo cho gà tre sống khỏe mạnh, có bộ lông đẹp thì cần cho ăn khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Các loại thức ăn chủ yếu cho gà tre bao gồm:

1. Thóc lúa

Thóc lúa là thành phần chủ yếu của gà tre cũng như các loại gà khác. Trong thóc lúa sẽ có các thành phần giúp thịt gà săn chắc, các cơ khỏe mạnh giúp gà tăng sức đề kháng, có thể chịu được đòn khi đá chọi. Đối với gà đẻ thì nó không thể thiếu để tạo nên lớp vỏ trứng cứng cáp.

Để thóc lúa có nhiều dưỡng chất nhất thì nên cho gà ăn lúa ngâm thành mộng. Lúa ngâm bà con rửa sạch ngâm 1 lần qua nước khoảng 30 phút để gà có thể hấp thụ tốt hơn. Nếu muốn cho gà ăn lúa ngâm thường xuyên thì ngâm nhiều và đem phơi khô cho dễ bảo quản.

Cách thức hai là ngâm và ủ cho hạt thóc mọc mầm. Những mầm xanh nhỏ cao lên 3 đến 4cm có rất nhiều chất dinh dưỡng cho gà tre. Lưu ý nếu thóc mới nhú mầm nhỏ tí ra thì không nên cho gà ăn vì có thể chứa độc tố gây hại cho gà tre, nhất là gây chứng khó tiêu.

2. Rau xanh

Thành phần rau xanh cung cấp chất xơ tất nhiên đồng thời có cả vitamin K giúp gà thanh nhiệt, giải độc nhanh chóng trong ngày hè nắng nóng. Rau xanh có thể cho gà ăn trực tiếp hoặc thái nhỏ trộn với thức ăn để gà ăn được nhiều hơn.

Các loại rau xanh gà tre thích ăn như rau muống, xà lách, giá đỗ.

3. Mồi

Các loại mồi sẽ cung cấp cho gà tre chất đạm, protein giúp cho gà hồi phục sức khỏe. Chính vì vậy, khi nuôi bất kỳ loại gà nào thì đều không thể thiếu thành phần này. Đối với gà chọi thì càng phải cho ăn nhiều hơn vì nó không bị thiếu chất, luôn có sự hưng phấn và hiếu chiến trên võ đài.

Các loại mồi danh cho gà tre chọi gồm có:

Sâu superworm: Những con sâu ngon lành này kích thích gà hưng phấn, thay lông nhanh hơn.

Lươn, trạch nhỏ bổ sung máu cho gà.

Thịt bò: giúp phát triển cơ bắp, phù hợp với gà bị ốm hoặc mới ốm dậy.

Dế: Vào mùa đông nếu kiếm được dế cho gà tre ăn thì tuyệt vời nó nó có tính nhiệt cao, giúp gà giữ ấm cơ thể.

Đối với gà chọi thì không nên cho ăn ếch nhái vì nó có nhiều đạm làm gà giảm lượng thịt, tăng mỡ không có sự săn chắc, khỏe khoắn.

Đối với những hộ kinh doanh nuôi gà tre thương phẩm thì nên cho gà ăn cám công nghiệp, ngô xay hoặc tấm. Những loại thức ăn chế biến sẵn này chứa nhiều chất dinh dưỡng tổng hợp giúp gà lớn nhanh. Mau chóng đạt kích thước mong muốn.

5. Canxi

Bổ sung canxi cho gà tre là điều đương nhiên. Bộ máy tiêu hóa của gà rất khỏe. Bà con và người nuôi chơi có thể cho ăn vỏ trứng vỏ sò, ốc và cả sạn sỏi nhỏ hoặc xay mịn để cho chúng ăn, cung cấp nguồn canxi rất tốt.

6. Nước

Nước là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của gà tre. Gà cần cung cấp đầy đủ nước vào buổi sáng, buổi chiều thì cho uống ít nước hơn.

Các loại thức ăn phụ gia cho gà tre

Bên cạnh các loại thức ăn cơ bản giành cho gà thì đối với những chú gà chọi cần bổ sung các loại phụ gia là thảo dược để chúng có thể chinh chiến được. Các loại phụ gia như :

1. Tỏi: Tỏi sẽ giúp gà tre phòng tránh được các bệnh khó tiêu, trúng gió, cảm cúm. Cho gà ăn tỏi băm nhỏ trộn với thức ăn hoặc pha với nước và ăn vào buổi chiều là thích hợp nhất.

2. Gừng: Gừng giúp gà làm ấm cơ thể vào mùa đông. Cho gà uống nước gừng còn tránh được muỗi và giúp gà ngủ ngon hơn.

Những chú gà chọi thì còn phụ gia để xoa bóp như rượu và trà. Rượu có tác dụng làm ấm cơ thể, da gà đỏ đẹp và dày hơn giúp nó có thể chịu được lực đánh khỏe hơn. Trà tránh nấm mốc, vảy bọng xấu xí. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sẽ làm gà bị nóng, bỏng.

Nuôi gà tre muốn có bộ lông đẹp, cơ thể săn chắc thì phải cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học. Không nên cho gà tre ăn quá nhiều vì kích thước của nó không lớn.

Gà Tre Ăn Gì? Các Loại Thức Ăn Tốt Nhất Cho Gà Tre

Thức ăn cho gà tre không quá khác biệt với các loại gà khác nhưng cần chuẩn bị và cho ăn một cách cẩn thận. Gà tre thường nhạy cảm thức ăn hơn nên chế độ dinh dưỡng sẽ phải cầu kỳ hơn. Đối với gà tre thương phẩm và gà tre cảnh, gà tre đá chọi lại có chế độ chăm sóc tương đối khác nhau để phù hợp với đặc điểm của nó.

Đặc điểm của gà tre là có thân hình và trọng lượng khá nhỏ. Con lớn nhất cũng chỉ khoảng 1kg, còn lại chỉ khoảng 5,6 lạng. Chính vì vậy, khẩu phần của gà tre không cần quá nhiều như gà thương phẩm làm thịt khác. Tuy nhiên, thịt gà tre cũng rất ngon, đặc biệt là loại gà tre cảnh thì lại có bộ lông và màu sắc vô cùng tuyệt đẹp, nhất là phần lông đuôi dài cong vút của nó. Gà tre để chọi thì khỏe khắn, có thiện chiến, lông mà sắc vô cùng nổi bật, ấn tượng. Để đảm bảo cho gà tre sống khỏe mạnh, có bộ lông đẹp thì cần cho ăn khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Các loại thức ăn chủ yếu cho gà tre bao gồm:

1. Thóc lúa

Thóc lúa là thành phần chủ yếu của gà tre cũng như các loại gà khác. Trong thóc lúa sẽ có các thành phần giúp thịt gà săn chắc, các cơ khỏe mạnh giúp gà tăng sức đề kháng, có thể chịu được đòn khi đá chọi. Đối với gà đẻ thì nó không thể thiếu để tạo nên lớp vỏ trứng cứng cáp. Để thóc lúa có nhiều dưỡng chất nhất thì nên cho gà ăn lúa ngâm thành mộng. Lúa ngâm bà con rửa sạch ngâm 1 lần qua nước khoảng 30 phút để gà có thể hấp thụ tốt hơn. Nếu muốn cho gà ăn lúa ngâm thường xuyên thì ngâm nhiều và đem phơi khô cho dễ bảo quản. Cách thức hai là ngâm và ủ cho hạt thóc mọc mầm. Những mầm xanh nhỏ cao lên 3 đến 4cm có rất nhiều chất dinh dưỡng cho gà tre. Lưu ý nếu thóc mới nhú mầm nhỏ tí ra thì không nên cho gà ăn vì có thể chứa độc tố gây hại cho gà tre, nhất là gây chứng khó tiêu.

2. Rau xanh

Thành phần rau xanh cung cấp chất xơ tất nhiên đồng thời có cả vitamin K giúp gà thanh nhiệt, giải độc nhanh chóng trong ngày hè nắng nóng. Rau xanh có thể cho gà ăn trực tiếp hoặc thái nhỏ trộn với thức ăn để gà ăn được nhiều hơn. Các loại rau xanh gà tre thích ăn như rau muống, xà lách, giá đỗ.

3. Mồi

Các loại mồi sẽ cung cấp cho gà tre chất đạm, protein giúp cho gà hồi phục sức khỏe. Chính vì vậy, khi nuôi bất kỳ loại gà nào thì đều không thể thiếu thành phần này. Đối với gà chọi thì càng phải cho ăn nhiều hơn vì nó không bị thiếu chất, luôn có sự hưng phấn và hiếu chiến trên võ đài. Các loại mồi danh cho gà tre chọi gồm có:

Sâu superworm: Những con sâu ngon lành này kích thích gà hưng phấn, thay lông nhanh hơn.

Lươn, trạch nhỏ bổ sung máu cho gà.

Thịt bò: giúp phát triển cơ bắp, phù hợp với gà bị ốm hoặc mới ốm dậy.

Dế: Vào mùa đông nếu kiếm được dế cho gà tre ăn thì tuyệt vời nó nó có tính nhiệt cao, giúp gà giữ ấm cơ thể.

Đối với gà chọi thì không nên cho ăn ếch nhái vì nó có nhiều đạm làm gà giảm lượng thịt, tăng mỡ không có sự săn chắc, khỏe khoắn.

Đối với những hộ kinh doanh nuôi gà tre thương phẩm thì nên cho gà ăn cám công nghiệp, ngô xay hoặc tấm. Những loại thức ăn chế biến sẵn này chứa nhiều chất dinh dưỡng tổng hợp giúp gà lớn nhanh. Mau chóng đạt kích thước mong muốn.

5. Canxi

Bổ sung canxi cho gà tre là điều đương nhiên. Bộ máy tiêu hóa của gà rất khỏe. Bà con và người nuôi chơi có thể cho ăn vỏ trứng vỏ sò, ốc và cả sạn sỏi nhỏ hoặc xay mịn để cho chúng ăn, cung cấp nguồn canxi rất tốt.

6. Nước

Nước là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của gà tre. Gà cần cung cấp đầy đủ nước vào buổi sáng, buổi chiều thì cho uống ít nước hơn.

Các loại thức ăn phụ gia cho gà tre

Bên cạnh các loại thức ăn cơ bản giành cho gà thì đối với những chú gà chọi cần bổ sung các loại phụ gia là thảo dược để chúng có thể chinh chiến được. Các loại phụ gia như:1. Tỏi: Tỏi sẽ giúp gà tre phòng tránh được các bệnh khó tiêu, trúng gió, cảm cúm. Cho gà ăn tỏi băm nhỏ trộn với thức ăn hoặc pha với nước và ăn vào buổi chiều là thích hợp nhất.2. Gừng: Gừng giúp gà làm ấm cơ thể vào mùa đông. Cho gà uống nước gừng còn tránh được muỗi và giúp gà ngủ ngon hơn. Những chú gà chọi thì còn phụ gia để xoa bóp như rượu và trà. Rượu có tác dụng làm ấm cơ thể, da gà đỏ đẹp và dày hơn giúp nó có thể chịu được lực đánh khỏe hơn. Trà tránh nấm mốc, vảy bọng xấu xí. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sẽ làm gà bị nóng, bỏng. Nuôi gà tre muốn có bộ lông đẹp, cơ thể săn chắc thì phải cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học. Không nên cho gà tre ăn quá nhiều vì kích thước của nó không lớn.

Theo chúng tôi

Cách Nuôi Gà Tre Thịt. Cách Nuôi Gà Tre Mái Đẻ. Thức Ăn Cho Gà Tre

Gà tre là giống vật nuôi đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu đời và có giá trị kinh tế rất cao. Đến nay, dù đã có rất nhiều giống gà (cả cũ cả mới được lai tạo và phát triển) nhưng các sản phẩm từ gà tre vẫn có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Một quả trứng gà tre có thể được xuất bán ở mức 2,5 – 4 ngàn đồng, thịt gà tre thương phẩm có thể lên đến 150 – 180 ngàn đồng/ kg. Rất nhiều người đã dành thời gian tìm hiểu cách nuôi gà tre. Do đó, bài viết sẽ gửi đến bà con một vài hướng dẫn về kỹ thuật nuôi gà tre thịt và gà tre đẻ trứng.

Khối lượng 15 – 18g/con

Bộ lông màu vàng bông và sợi lông mịn đều, không loang lổ

Nhanh nhẹn, mỏ khép kín, chân láng bóng và mạnh khỏe, bụng thon, rốn kín.

Không có bất kì dị tật nào

Mắt sáng, lanh lẹ

Nếu chọn trứng cho ấp, bà con chọn trứng của những con gà mái khỏe mạnh, không bị dị tật, nhanh nhẹn, linh hoạt, có lịch sử đẻ trứng đều và liên tục trong thời gian dài. Nếu nuôi gà mái chỉ để đẻ trứng mà không ấp thành con thì bà con không cần nuôi cùng gà trống và ngược lại.

Chuồng nuôi gà tre phải ưu tiên chọn vị trí khô ráo, thoáng mát. Hướng chuồng tốt nhất là hướng đông (đón nắng sớm buổi sáng, tránh nắng gắng buổi chiều). Tiếp đến là hướng nam và đông nam.

Mật độ chuồng gà tre

Mật độ nuôi gà là yếu tố tiếp theo bà con cần cân nhắc để từ đó biết được diện tích chuồng trại của mình xây dựng nên sẽ nuôi được đàn gà như thế nào thì hợp lý:

Mật độ nuôi nhốt hoàn toàn: 8 – 10 con/m2

Mật độ nuôi theo mô hình bán tự nhiên: 1 – 1.2 con/m2(bao gồm cả diện tích thả vườn)

Vật liệu làm chuồng

Vật liệu làm chuồng gà rất đa dạng, bà con có thể tận dụng các nguồn vật liệu có sẵn của gia đình và vật liệu dễ tiếp cận ở địa phương. Tuy nhiên, nếu hướng đến tiêu chí sử dụng lâu dài và muốn thuận tiện trong quá trình vệ sinh, chuồng làm bằng khung sắt bọc lưới thép hiện vẫn có ưu thế hơn cả.

Chuồng nuôi nên có chân cao 0.4 – 0.5m để vừa thoáng mát vừa hạn chế ảnh hưởng của các loài động vật gây hại như rắn, chuột…

Gà con cần có lồng úm do lúc mới sinh chúng không thể tự duy trì thân nhiệt ổn định. Kích thước lồng úm là dài x rộng x cao = 2 x 1 x 0.5 m/ 100 gà con, xung quanh được bao bằng bạt hoặc vải, giữa lồng có thiết bị sưởi.

Máng thức ăn và máng nước cho gà tre

Kích thước máng tương ứng với kích thước chuồng nuôi và mật độ nuôi gà. Kích thước tham khảo là 40x5x5cm đối với gà lớn và 30x3x3cm đối với gà con. Nên đặt máng ăn uống ở vị trí mà tất cả các gà đều có thể tiếp cận. Bề mặt máng nên bọc lưới ô vuông để tránh gà bới làm rơi vãi, lãng phí thức ăn.

Ngoài ra, bà con trang bị cho gà bể tắm cát có hỗn hợp cát mịn, diêm sinh và tro bếp.

Đối với gà tre đẻ, tốt nhất là để chúng có môi trường sống thật thoải mái, sạch sẽ, gà tre mẹ được đi lại, chạy loanh quanh trong vườn. Nếu nuôi gà tre ở trong chuồng trại, bạn cần bố trí không gian đủ rộng để gà tre đi lại không bị gò bó.

Gà nuôi tự nhiên thì bà con cần chuẩn bị sẵn sàng một cái ổ ở vị trí tốt nhất phù hợp với gà, hàng ngày để một quả trứng trong ổ cho gà nhớ chỗ (tránh lưu trữ nhiều trứng trong ổ sẽ bị con vật khác ăn mất hoặc bị hỏng do nhiệt độ môi trường hoặc tác động xấu khác). Còn với gà tre nuôi trong chuồng thì có thể không cần chuẩn bị ổ đẻ hoặc nếu có thì ổ cần tránh xa máng nước.

Bà con cần thay thức ăn hàng ngày cho đàn gà do gà tre nhạy cảm với thức ăn mốc, ôi thiu. Trong chăn nuôi thương phẩm, thức ăn thường dùng cho gà tre gồm: Cám công nghiệp; Ngô xay; Tấm; Các phế phẩm công nghiệp; Rau; Giun đất; Sạn sỏi nhỏ có kích thước dưới 0.5cm.

Gà mái đẻ cần được tăng cường chế độ dinh dưỡng để kích thích năng suất đẻ. Công thức trộn thức ăn tham khảo là: 12% lúa – 21% tấm – 16% cám – 33% ngô – 4% đậu nành – 8% bột xương + cá – 3% bột rau củ – khoáng Premix

Quan trọng trong cách nuôi gà tre đẻ là không nên bổ sung quá nhiều lượng chất béo, bởi như vậy lớp mỡ sẽ lấn át mất buồng trứng làm cho gà đẻ ít hơn. Đến giai đoạn gà nghỉ đẻ cũng rất cần sự chăm sóc bổ sung đủ dinh dưỡng để gà nghỉ ngơi, chuẩn bị cho lứa đẻ sau.

Cách phòng tránh tốt nhất cho đàn gà tre là cho ăn, uống sạch, bố trí chỗ ở sạch sẽ. Song song với đó, bà con tiến hành tiêm chủng vacxin và dùng các loại kháng sinh (Newcastle, Gumboro, đậu gà, cúm, tụ huyết trùng, cầu trùng, thương hàn…) với liều lượng hợp lý cho gà.

Đối với gà đẻ, bà con chú ý tiêm phòng trước thời gian gà đẻ trứng để không ảnh hưởng đến chất lượng trứng hoặc gà con.

Mong rằng, những kiến thức mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích cho bà con trong việc bắt tay vào nuôi gà tre theo hướng thương phẩm; còn những bà con đã và đang nuôi thì sẽ mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi để đạt được lợi nhuận cao hơn nữa.

Gà Tre Kiểng Tân Châu

Đánh giá: 1 người đã đánh giá bài báo này.

Chú gà chuối khét có dáng khá chuẩn được giới chơi gà Long Xuyên giới thiệu tại một buổi offline.

Xuất phát từ việc lai giống giữa con gà tre nhà và giống gà rừng quý hiếm, những nghệ nhân của mảnh đất đầu nguồn Tân Châu đã tạo ra một trong những giống gà kiểng có hình dáng rất đặc biệt so với gà tre các vùng, miền khác ở Việt Nam. Chúng sở hữu một dáng hình cân đối, bộ lông mềm mại như lụa, đuôi dài thướt tha… đặc biệt giống gà này rất hiền hòa, không hiếu chiến. Đó là những con gà tre Tân Châu đầu tiên trên đất Việt.

Chưa có một tài liệu chính thống nào ghi nhận quá trình phát triển, hình thành của giống gà tre Tân Châu ngày nay. Tuy nhiên, từ những tài liệu tích cóp cũng như qua lời kể của những cụ cao niên từng chơi gà ở khu vực Tây Nam Bộ, nhiều giả thuyết về nguồn gốc gà tre Tân Châu đã được đặt ra. Hai giả thuyết sau được cho là có nhiều cơ sở nhất: Theo đó, thuở miền đất miền TâyNam bộ còn hoang sơ, đất rừng rậm rạp, vùng đất An Giang với Thất Sơn hùng vĩ, gà rừng sinh sống rất nhiều. Gà rừng miền Thất Sơn có đặc điểm bộ mã khá đẹp, lại nhanh nhẹn, nên cư dân bản địa rất yêu thích. Cũng thuở ấy, khu vực Cảng Hội An (Quảng Nam) đang rất phồn thịnh đã thu hút nhiều tàu buôn từ các nơi đến, trong đó có rất nhiều thương lái, giới quý tộc từ các nước Đông Á, trong đó có người Nhật Bản, xứ sở của những chú gà tre kiểng rất quý phái (trong đó có giống Japaness Bantam), đây là giống gà tre có nguồn gốc cổ, được nhiều thế hệ quý tộc, vua chúa Nhật Bản ưu chuộng, nuôi làm vật cảnh. Và trong công cuộc nam tiến, Tân Châu Đạo được xem là thương cảng sầm uất nhất vùng với nhiều thương buôn, giới giàu có sinh sống, thú chơi bonsai, gà kiểng cũng theo đó để phát triển. Một điểm đáng chú ý khác, chính Tân Châu Đạo là nơi giao thoa bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc Kinh – Hoa – Chăm và người Khơ-me đất Cao Miên. Có lẽ do đặc điểm ấy, những nghệ nhân đầu tiên người Tân Châu đã cho lai tạo giữa giống gà tre du nhập với giống gà rừng bản địa tạo thành giống gà tre Tân Châu kiểng độc đáo với vẻ đẹp lưu truyền cho đến ngày nay. Một giả thuyết khác cho rằng vùng đất Tân Châu Đạo xưa với vị trí địa lý và quá trình phát triển kinh tế, văn hóa hưng thịnh sớm nhất khu vực đã thu hút rất nhiều thương gia giàu có sinh sống, trong đó bà con người Hoa là những người rất thích chơi chim, hoa kiểng. Có lẽ chính họ là những nghệ nhân đầu tiên đã lai tạo, thuần dưỡng những con gà tre rừng miền đất Thất Sơn thành con vật nuôi làm cảnh trong nhà làm kiểng và tên gọi gà tre Tân Châu hình thành từ dạo ấy.

Tuy nhiên thú chơi gà tre Tân Châu ở Tân Châu và vùng phụ cận ngày ấy chỉ mang tính nhỏ lẻ, anh em có chung đam mê nuôi làm kiểng, chia sẻ cùng nhau, họ cũng tự đổ gà (cho gà trống – mái giao hợp, sinh sản) một cách tự nhiên hoặc hữu ý tạo ra nhiều chủng loại gà như ngày nay. Theo anh Đỗ Thanh Cao, một trong những người đã cố công tìm hiểu về giống gà tre Tân Châu nhiều năm qua nhìn nhận, do thú chơi và việc lai tạo giống gà tre Tân Châu rất lâu đời đã giúp những nghệ nhân tìm ra được những chú gà có dáng chuẩn nhất, những tính năng trội, đẹp và nguồn gen gà tre Tân Châu đã khá thuần.

Những chú gà tre Tân Châu đẹp nhất thường được giới chơi gà kiểng mang đến những buổi offline để cùng chiêm ngưỡng. Ảnh : Thanh Hùng.

Song theo thời gian cùng sự thay đổi của đời sống, thú chơi gà kiểng cũng mai một dần. Đến năm 2000, ở huyện Tân Châu (nay là thị xã Tân Châu) phong trào nuôi gà tre kiểng mới gầy dựng lại. Sau đó, phong trào lan mạnh ra các vùng lân cận như: Châu Đốc, Thoại Sơn, Long Xuyên, Phú Tân… sang cả các tỉnh phụ cận như Đồng Tháp, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và gà tre Tân Châu lúc này đã ra cả miền Bắc. Phong trào đang nhen nhóm trở lại thì đại dịch cúm gia cầm bùng phát… gà tre kiểng cũng như những loại gia cầm, chim chóc khác phần lớn mắc cúm, lệnh cấm nuôi động vật lông vũ được ban ra nhiều nơi, từ đó đã đẩy giống gà tre Tân Châu tới bờ vực tuyệt chủng.

Mãi đến năm 2005 – 2006, một nhóm 2 bạn trẻ đam mê gà tre kiểng Tân Châu (Nguyễn Tuấn Huy và Đỗ Thanh Cao, thành viên sáng lập Câu lạc bộ bảo tồn giống gà tre Tân Châu, sau này đổi tên thành “CLB bảo tồn gà tre kiểng Tân Châu – An Giang”) tình cờ phát hiện ra một con gà tre Tân Châu kiểng tại nhà một người dân ở Long Xuyên. Một nhóm bạn khoảng 5 thành viên được hình thành, lên kế hoạch và âm thầm nuôi dưỡng gầy giống khoảng hơn chục con gà tre kiểng Tân Châu… làm nguồn gà giống. Và cũng từ đó, một kế hoạch phục hưng thú chơi gà kiểng và bảo tồn giống gà tre quý Tân Châu được vạch ra.

BẢO TRỊ

Nguồn tin: Báo An Giang

Chia sẻ bài báo này với bạn bè.